TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4840:1989
ĐƯỜNG - ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN DÀI HẠN
Sugar – prolonged storage conditions
Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng
Cơ quan trình duyệt và đề nghị ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 702/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989
ĐƯỜNG - ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN DÀI HẠN
Sugar – prolonged storage conditions
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường cát trắng và đường viên và qui định các điều kiện để bảo quản thời hạn trên 1 năm.
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 5222 – 85.
1. YÊU CẦU CHUNG.
1.1. Đường cát trắng và đường viên bao gói trong bao bì thương phẩm hoặc không bao gói đều có thể đem bảo quản dài hạn.
1.2. Thời hạn bảo quản của đường bao gói quy định như sau:
a) Đối với đường cát trắng
- Trong kho điều hòa, đến 8 năm;
- Trong kho kín không điều hòa, từ 1,5 đến 4 năm; tùy theo điều kiện khí hậu và loại bao bì;
b) Đối với đường viên
- Trong kho điều hòa, đến 8 năm;
- Trong kho kín không điều hòa, đến 5 năm;
c) Đối với đường cát trắng và đường tinh luyện chứa trong kho bảo quản rời thì được quá 2 năm.
1.3. Nhiệt độ của đường dùng để bảo quản dài hạn không được quá 250C.
Mùa hè, khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao cho phép bảo quản dài hạn trong kho, đường có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của môi trường.
2. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
2.1. Đường được bảo quản trong kho ở dạng bao gói hoặc không bao gói.
Không cho phép bảo quản chung đường với các sản phẩm khác mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường.
2.2. Đường cát trắng và đường tinh luyện phải được bao gói trong bao vải, bao đay mới hay bao vải, bao đay có màng lót PE, trong bao bì từ vật liệu liên hợp hay bao giấy nhiều lớp.
Đường viên phải được đóng gói trong hòm gỗ hay hòm cáctông lượn sóng.
Cho phép bao gói các đơn vị bao gói sản phẩm thành kiện trong màng PE.
2.3. Cần dùng kho có điều hòa, kho kín để bảo quản dài hạn đường bao gói, và kho bảo quản rời để bảo quản đường không bao gói.
2.4. Kho bảo quản đường cần phải đúng kỹ thuật, khô, sạch và đạt yêu cầu vệ sinh. Cần rửa sạch, thông gió và làm khô kho trước khi cho đường vào.
2.5. Kho cần được trang bị:
1) Bục kê, giá đỡ, vật liệu lót và khi cần thiết, cả thang;
2) Thiết bị cơ giới đảm bảo việc bốc dỡ đường;
3) Phương tiện cứu hỏa và hệ thống phòng hỏa.
Kho bảo quản rời cần được trang bị hệ thống thông hút khí.
2.6. Mặt trong của kho bảo quản rời cần được sơn màu, sơn dầu hay phủ bằng màng tổng hợp. Sơn và màng tổng hợp phải là loại không gây độc hại khi tiếp xúc với sản phẩm và thực phẩm và không có mùi vị có khả năng gây ảnh hưởng đến mùi vị của đường.
2.7. Để tránh sự ngưng tụ hơi nước ở mặt trong kho bảo quản rời và sự làm ẩm đường, mặt ngoài của kho cần được cách nhiệt.
2.8. Để tạo ra và giữ được chế độ tối ưu của không khí trong kho bảo quản rời, cần sử dụng không khí đã được điều hòa.
2.9. Độ ẩm tương đối của không khí dãy bao và hòm đường dưới cùng không được quá 70%.
Độ ẩm tương đối của không khí trong kho bảo quản rời phải từ 55 đến 65%.
Nhiệt độ không khí trong kho có điều hoà dùng để bảo quản đường bao gói không được nhỏ hơn 12oC. Nhiệt độ không khí trong kho bảo quản rời phải từ 20 đến 22oC.
2.10. Nồng độ giới hạn bụi đường trong không khí ở trong kho bảo quản rời không được vượt quá 17,5g/m3.
2.11. Việc kiểm tra chế độ nhiệt độ, độ ẩm khi bảo quản đường và quá trình xử lý, chuẩn bị không khí trong trạm điều hòa phải thực hiện bằng các dụng cụ; thiết bị đo chuyên dùng.
2.12. Trong kho có điều hòa, cần đặt các bao đường, hòm đường trên các bục kê khô, sạch có chiều cao 14,4 cm.
Trong kho kín không có điều hòa, cần đặt đường trên các bục kê có chiều cao tương ứng tùy theo điều kiện khí hậu, nhưng không được vượt quá 30 cm.
2.13. Đường cát trắng và đường tinh luyện có thể xếp thành chống trong kho để tận dụng tối đa chiều cao kho, nhưng không được vượt quá mức chịu tải trọng trên 1m2 theo thiết kế của sàn.
Đối với đường viên đóng gói trong hòm gỗ dán, xếp chồng cao đến 5m, còn đóng gói trong hòm cáctông thì đến 2m.
2.14. Xếp chồng phải bao gồm các bao đường cùng chất lượng, cùng loại bao bì và có khối lượng như nhau.
Bao đường cần được xếp quay miệng vào trong, còn hòm thì xếp mặt có nhãn về phía lối đi.
2.15. Trên mỗi chồng bao cần có nhãn với nội dung:
1) Tên loại đường;
2) Tên người giao hàng;
3) Dạng bao bì;
4) Số lượng bao;
5) Khối lượng tịnh;
6) Ngày tháng sản xuất;
7) Tên gọi và ký hiệu theo TCVN 1695-87;
8) Số hiệu của giấy chứng nhận chất lượng;
9) Các chỉ tiêu chất lượng chính.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.