TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4717:1989
THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHE CHẮN AN TOÀN
YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Cơ quan biên soạn:
Viện nghiên cứu KHKT - Bảo hộ lao động
Thủ trưởng cơ quan biên soạn: PTS Nguyễn An Lương
Cán bộ biên soạn: KS Ngô Trọng Nghĩa
Cơ quan đề nghị ban hành:
Viện nghiên cứu KHKT
Bảo hộ lao động Tổng Công đoàn Việt Nam
Thủ trưởng cơ quan: PTS Nguyễn An Lương
Cơ quan trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo Lường - Chất lượng
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Thủ trưởng cơ quan: Hoàng Mạnh Tuấn
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Phó Chủ nhiệm: Phó Tiến Sĩ Đoàn Phương
Quyết định ban hành số: 308/QĐ ngày 9 tháng 6 năm 1989
THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHE CHẮN AN TOÀN
YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Occupational safety Standards system Industrial equipment
Safety protectors General safety requirements
1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các che chắn an toàn cơ khí để bảo vệ người làm việc tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra, do các bộ phận chuyển động của các thiết bị sản xuất, do các phần của vật liệu, dung dịch bôi trơn làm nguội văng ra; yêu cầu chung về kết cấu và sử dụng các che chắn an toàn.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các che chắn an toàn của các phương tiện vận chuyển đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 2696-80.
2. Che chắn an toàn phải được bố trí và liên kết chặt chẽ với thiết bị sản xuất thành một thể thống nhất, và phải đảm bảo được các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp.
3. Che chắn an toàn không được làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị.
4. Che chắn an toàn phải đảm bảo được chức năng bảo vệ, và không được trở thành nguồn có thể gây ra sự mất an toàn hoặc nguy hiểm mới.
5. Che chắn an toàn kiểu bản lề, hoặc xếp vào mở ra được, hoặc tháo lắp được, tại vị trí bảo vệ phải được cố định vững chắc và không thể tự dịch chuyển. Che chắn an toàn kiểu mở hướng lên phía trên, phải bảo đảm định vị vững chắc tại vị trí mở.
6. Ưu tiên sử dụng các che chắn an toàn dạng kín bằng vật liệu là tấm liền.
Nếu che chắn an toàn dạng có lỗ, lưới, thì kết cấu của chúng phải có đủ độ bền chắc và cứng vững phù hợp. Mối quan hệ giữa kích thước lỗ, mắt lưới với khoảng cách từ che chắn đến phần có thể gây tai nạn của vật cần che chắn phải được quy định trong những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị cụ thể.
7. Kết cấu của che chắn an toàn phải phù hợp với chức năng của che chắn, cấu tạo của thiết bị, và với điều kiện trong đó thiết bị phải vận hành.
8. Kết cấu và kẹp chặt che chắn an toàn phải loại trừ được khả năng tiếp xúc ngẫu nhiên của người và của che chắn với các bộ phận được che chắn.
Định vị và kẹp chặt các che chắn an toàn bằng mối ghép ren phải được đảm bảo vững chắc và không thể tự nới lỏng.
9. Độ bền cơ học của che chắn an toàn phải được quy định theo tải trọng tác động do người và do các bộ phận của thiết bị bị phá hủy văng ra tác động lên che chắn.
10. Chức năng bảo vệ của che chắn an toàn không được suy giảm khi chịu tác động bởi các yếu tố sản xuất (ví dụ, rung, nhiệt độ…);
11. Che chắn an toàn phải được bố trí và có kết cấu sao cho khi thiết bị làm việc che chắn không dịch chuyển khỏi vị trí bảo vệ. Nếu che chắn dịch chuyển thì các bộ phận được che chắn phải ngừng hoạt động.
12. Những che chắn an toàn để ngăn cản sự tiếp xúc của người với các bộ phận của thiết bị đòi hỏi đặc biệt chú ý hoặc có quy ước riêng phải có khóa liên động, đảm bảo thiết bị chỉ làm việc được khi che chắn ở vị trí bảo vệ.
13. Các cơ cấu liên động không được dùng để mở tự động các bộ phận hoặc các chu trình làm việc của thiết bị.
Khóa liên động phải được mở bởi một cơ cấu mở riêng biệt, cơ cấu này phải có khóa và được khóa lại trong những trường hợp đã xác định.
Các yêu cầu của điều mục này phải được thể hiện thành những qui định cụ thể trong những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị sản xuất.
14. Che chắn an toàn có cửa quan sát thì cửa quan sát không được làm giảm chức năng bảo vệ của che chắn.
15. Che chắn an toàn phải được chế tạo và lắp đặt chính xác, không cong vênh hoặc sai lệch so với vị trí quy định, đảm bảo được yêu cầu của chức năng bảo vệ
16. Những che chắn an toàn dùng tay để mở, tháo, dịch chuyển, hoặc tháo ra lắp vào nhiều lần trong một ca, phải có kết cấu phù hợp với yêu cầu sử dụng: dễ dàng, nhẹ nhàng, nhanh chóng, thuận tiện khi thao tác (thí dụ: tay nắm, quai cầm,…), đồng thời vẫn đảm bảo được cố định vững chắc khi ở vị trí bảo vệ.
17. Che chắn an toàn thường xuyên đóng mở bằng tay thì mặt ngoài phải có dấu hiệu phòng ngừa và mặt trong sơn mẫu - Dấu hiệu phòng ngừa ở mặt ngoài và màu sắc sơn ở mặt trong của che chắn, phải phù hợp với những quy định hiện hành về mầu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.