TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4636-88
VẬT LIỆU GIẢ DA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG 1M2 VÀ ĐỘ DÀY
Artificial Leather - Determination of mass 1m2 and thickness
A. Phương pháp xác định khối lượng 1 m2
1. Lấy mẫu
Từ các cuộn lô cắt ra 5 mẫu, mỗi mẫu có kích thước 100 x 100 mm. Cắt 3 mẫu ở cách biên ít nhất 50 mm và 2 mẫu ở giữa tấm.
Chuẩn bị và thần hóa mẫu theo TCVN 4635 - 88
2. Dụng cụ
Cân có độ chính xác đến 0,01 g.
3. Tiến hành thử
Sau khi đã thuần hóa đủ thời gian, lần lượt lấy ra từng mẫu một, cân chính xác đến 0,01 g.
4. Tính kết quả
Khối lượng 1 m2 (X) của vật liệu giả da, tính bằng g theo công thức:
x =
trong đó:
m - khối lượng mẫu thử, g;
a, b - hai cạnh của mẫu, mm,
Kết quả là trung bình cộng các phép xác định song song tính chính xác đến 0,01 g và làm tròn đến 1 g.
B. Xác định độ dày
1. Lấy mẫu, chuẩn bị mẫu theo điều 1 phần A.
Cho phép xác định khối lượng 1 m2 và độ dày trên cùng một mẫu thử. Khi kết hợp đo độ dày cùng với các chỉ tiêu khác thì cho phép cắt mẫu khác với kích thước quy định ở điều 1 phần A nhưng phải bảo đảm đo được ở vị trí theo quy định.
2. Thiết bị thử
Máy đo độ dày phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Đường kính của đầu đo là 10 mm, áp suất đầu đo nén lên mẫu nằm trong khoảng 0,5 - 1,5 N/cm2.
Đồng hồ đo độ dày có độ chính xác 0,01 mm.
3. Tiến hành thử
Đối với vật liệu giả da thường, đặt áp suất của đầu đo nén lên mẫu là 0,5 - 1,5 N/cm2, còn đối với vật liệu giả da xốp là 0,5 - 1,0 N/cm2.
Đặt mẫu thử lên mặt phẳng thiết bị đo, từ từ hạ đầu đo lên mẫu. Đọc giá trị độ dày trên đồng hồ đo, tính bằng mm. Trên mỗi mẫu thử đo ở 5 vị trí theo sơ đồ sau:
4. Tính kết quả
Tính giá trị độ dày trung bình từ 5 kết quả đo của từng mẫu thử và các phép xác định song song, làm tròn đến 0,01 mm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.