VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN A01: QUY ĐỊNH CHUNG
Textiles - Tests for colour fastness Part A01: General principles of testing
Lời nói đầu
TCVN 4536: 2002 thay thế cho TCVN 4536-88.
TCVN 4536: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-A01: 1994.
TCVN 4536: 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 105 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 38 Hàng dệt, Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn SC 1, Phương pháp xác định độ bền màu biên soạn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 1985, bộ tiêu chuẩn ISO 105 đã được xuất bản thành 13 phần, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái (ví dụ "phần A"). Mỗi phần là một tiêu chuẩn gồm nhiều chương, trong đó mỗi chương được ký hiệu bằng chữ cái thể hiện phần tương ứng và số hiệu gồm hai chữ số (ví dụ "phần A01"). Hiện nay các chương trình này được tái bản thành những tiêu chuẩn riêng biệt được gọi là các "phần" và giữ nguyên cách ký hiệu trước đây của chúng.
Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về phương pháp xác định độ bền màu được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn các tiêu chuẩn tương ứng của Bộ tiêu chuẩn ISO 105 và có tên chung "Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu".
Các tiêu chuẩn hiện hành thuộc Bộ tiêu chuẩn ISO 105 và hiện trạng chấp nhận chúng thành TCVN được nêu trong danh mục dưới đây:
Qui định chung
- TCVN 4536: 2002 (ISO 105 - A01) Phần A01 - Qui định chung
- TCVN 5466: 2002 (ISO 105 - A02) Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
- TCVN 5467: 2002 (ISO 105 - A03) Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
- ISO 105 - A04: Method for the instrumental assessment of the degree of staining of adjacent fabrics (Phương pháp đánh giá sự dây màu của vải thử kèm bằng thiết bị)
- ISO 105 - A05: Method for the instrumental assessment of the chung in colour of a test specimen (Phương pháp đánh giá bằng thiết bị sự thay đổi màu của mẫu thử)
- ISO 105 - A06: Instrumental determination of standard depth (Xác định cường độ màu chuẩn bằng thiết bị)
Độ bền màu với ánh sáng và thời tiết:
- ISO 105 - B01: Colour fastness to light: Daylight (Độ bền màu với ánh sáng ban ngày)
- TSO 105 - B02: Colour fastness to artificial light: Xenon arc fading lamp test (Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo : Thử bằng đèn Xenon)
- TCVN 5468: 1991 (ISO 105 - B03) Độ bền màu với thời tiết: Phơi ngoài trời
- TCVN 5469 1991 (ISO 105 - B04) Độ bền màu với thời tiết nhân tạo: Thử bằng đèn Xenon
- ISO 105 - B05: Detection and assessment of photochromism (Phát hiện và đánh giá sự biến màu do ánh sáng)
- ISO 105 - B06: Colour fastness to artificial light at high temperatures: Xenon arc fading lamp test (Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao: Thử bằng đèn Xenon)
- ISO 105 - B07: Quality control of light fastness reference materials (Kiểm tra chất lượng thang chuẩn màu ánh sáng)
Độ bền màu với giặt và tẩy:
- TCVN 4537 - 1: 2002 (ISO 105 - C01) Độ bền màu với giặt - Phép thử 1
- TCVN 4537 - 2: 2002 (ISO 105 - C02) Độ bền màu với giặt - Phép thử 2
- TCVN 4537 - 3: 2002 (ISO 105 - C03) Độ bền màu với giặt - Phép thử 3
- TCVN 4537 - 4: 2002 (ISO 105 - C04) Độ bền màu với giặt - Phép thử 4
- TCVN 4537 - 5: 2002 (ISO 105 - C05) Độ bền màu với giặt - Phép thử 5
- ISO 105 - C06: Colour fastness to domestic and commercial laundering (Độ bền màu với tẩy gia đình và tẩy thương mại)
Độ bền màu với giặt khô:
- TCVN 5232: 2002 (ISO 105 - D01) Độ bền màu với giặt khô
- ISO 105 - D02: Colour fastness to rubbing: Organic solvents (Độ bền màu với ma sát: Dung môi hữu cơ)
Độ bền màu với các chất dạng nước:
- TCVN 5074: 2002 (ISO 105 - E01) Độ bền màu với nước
- TCVN 5233: 1990 (ISO 105 - E02) Độ bền màu với nước biển
- TCVN 5234: 1990 (ISO 105 - E03) Độ bền màu với nước clo (nước bể bơi)
- TCVN 5235: 2002 (ISO 105 - E04) Độ bền màu với mồ hôi
- ISO 105 - E05: Colour fastness to spotting: Acid (Độ bền màu với khử bẩn: Axit)
- ISO 105 - E06: Colour fastness to spotting: Alkali (Độ bền màu với khử bẩn: Kiềm)
- ISO 105 - E07: Colour fastness to spotting: Water (Độ bền màu với khử bẩn: Nước)
- ISO 105 - E08: Colour fastness to hot water (Độ bền màu với nước nóng)
- ISO 105 - E09: Colour fastness to potting (Độ bền màu với hấp)
- ISO 105 - E10: Colour fastness to decatizing (Độ bền màu với chưng hấp)
- ISO 105 - E11: Colour fastness to steaming (Độ bền màu với sự hấp bằng hơi)
- ISO 105 - E12: Colour fastness to milling: Alkaline milling (Độ bền màu với cán: cán kiềm)
- ISO 105 - E13: Colour fastness to acid-felting: Severe (Độ bền màu với xử lý tạo nỉ trong môi trường axit: mạnh)
- ISO 105 - E14: Colour fastness to acid-felting: Mild (Độ bền màu với xử lý tạo nỉ trong môi trường axit: yếu)
Vải thử kèm:
- ISO 105 - F: Standard adjacent fabrics (Vải thử kèm chuẩn)
- ISO 105 - F10: Specification for standard adjacent fabrics: Multifibre (Yêu cầu đối với vải thử kèm chuẩn: đa xơ)
Bền màu với các chất làm bẩn không khí:
- TCVN 5470: 1991 (ISO 105 - G01) Độ bền màu với các oxit ni tơ
- TCVN 5471: 1991 (ISO 105 - G02) Độ bền màu với khói của khí thải
- TCVN 5472: 1991 (ISO 105 - G03) Độ bền màu với ozon trong không khí
- ISO 105 - G04: Colour fastness to oxides of nitrogen in the atmosphere at high humidities (Độ bền màu với oxit của nitơ trong không khí với độ ẩm cao
Đo màu và sự sai lệch màu:
- ISO 105 - J01: Measurement of colour and colour differences (Đo màu và sự sai lệch màu)
- TCVN 5236: 1990 (ISO 105 - J02) Phương pháp đánh giá độ trắng bằng thiết bị
- ISO 105 - J03: Calculation of colour differences (Tính sự sai lệch màu)
Độ bền màu với các chất tẩy trắng:
- TCVN 5473: 1991 (ISO 105 - N01) Độ bền màu với tẩy trắng: Hypoclorit
- TCVN 5474: 1991 (ISO 105 - N02) Độ bền màu với tẩy trắng: Peoxit
- TCVN 5475: 1991 (ISO 105 - N03) Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (yếu)
- TCVN 5476: 1991 (ISO 105 - N04) Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (mạnh)
- ISO 105 - N05: Colour fastness to stoving (Độ bền màu với xơ động vật)
Độ bền màu với xử lý nhiệt:
- TCVN 5478: 1991 (ISO 105 - P01) Độ bền màu với xử lý bằng nhiệt khô (không kể là)
- TCVN 5479: 1991 (ISO 105 - P02) Độ bền màu với hấp nếp nhăn
Độ bền màu với lưu hóa:
- TCVN 5480: 1991 (ISO 105 - S01) Độ bền màu với lưu hóa: Trong không khí nóng
- TCVN 5481: 1991 (ISO 105 - S02) Độ bền màu với lưu hóa: Sunfua monoclorua
- TCVN 5482: 1991 (ISO 105 - S03) Độ bền màu với lưu hóa: Bay hơi ngoài trời
Các phép thử khác:
- ISO 105 - X01: Colour fastness to carbonizing: Aluminium chloride (Độ bền màu với cacbon hóa: Nhôm clorua)
- ISO 105 - X02: Colour fastness to carbonizing: Sulfuric acid (Độ bền màu với cacbon hóa: Axit sulfuric)
- ISO 105 - X04: Colour fastness to mercerizing (Độ bền màu với xử lý kiềm bóng)
- ISO 105 - X05: Colour fastness to organic solvents (Độ bền màu với dung môi hữu cơ)
- ISO 105 - X06: Colour fastness to soda boiling (Độ bền màu khi nấu với soda)
- ISO 105 - X07: Colour fastness to cross-dyeing: Wool (Độ bền màu với nhuộm hai thành phần: Len)
- ISO 105 - X08: Colour fastness to degumming (Độ bền màu với khử keo)
- ISO 105 - X09: Colour fastness to formaldehyde (Độ bền màu với formaldehyt)
- ISO 105 - X10: Assessment of migration of textiles colours in to polyvinyl chloride coatings (Đánh giá sự di chuyển màu từ vải đến lớp phủ polyvinyl clorua)
- ISO 105 - X11: Colour fastness to hót pressing (Độ bền màu với là nóng)
- TCVN 4538: 2002 (ISO 105 - Xi2) Độ bền mày với ma sát
- ISO 105 - X13: Colour fastness to wool dues to processes using chemical means for creasing, pleating and setting (Độ bền màu của thuốc nhuộm lên đến quá trình sử dụng hóa chất để tạo nếp nhăn, nếp gấp và định hình)
- ISO 105 - X14: Colour fastness to acid cblorination of wool: Sodium dichloroisocyanurate (Độ bền màu với sự clo hóa axit của len: Dicloisoxyanurat na tri)
- ISO 105 - X15: Colour fastness to hot-water extraction cleaning of textile floor coverings (Độ bền màu với chất làm sạch được chiết bằng nước nóng của thảm trải sàn)
Đặc tính của thuốc nhuộm:
- ISO 105 - Z01: Colour fastness to metals in the due-bath: Chromium salts (Độ bền màu với kim loại trong dung dịch nhuộm: Muối crom)
- ISO 105 - Z02: Colour fastness to metals in the dye-bath: tron and copper (Độ bền màu với kim loại trong dung dịch nhuộm: Sắt và Nhôm)
- ISO 105 - Z03: Inter-compatibility of basic dyes for acrylic fibres (Tính tương thích của thuốc nhuộm bazơ với xơ acrylic)
- ISO 105 - Z04: Dispersibility of disperse dyes (Khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm phân tán)
- ISO 105 - Z07: Determination of application solubility and solution stability of water-soluble dyes (Xác định khả năng hòa tan trực tiếp và ổn định dung dịch của thuốc nhuộm hòa tan trong nước)
- ISO 105 - Z08: Determination of the electrolyte stability of reactive dyes (Xác định độ ổn định của dung dịch điện phân của thuốc nhuộm hoạt tính)
- ISO 105 - Z09: Determination of cold water solubility of water-soluble dyes (Xác định tính hòa tan trong nước lạnh của thuốc nhuộm hòa tan trong nước)
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN A01: QUY ĐỊNH CHUNG
Textiles - Tests for colour fastness Part A01: General principles of testing
1.1 Tiêu chuẩn này giới thiệu những thông tin chung về phương pháp xác định độ bền màu của vật liệu dệt để hướng dẫn cho người sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng trình bày cách sử dụng và giới hạn sử dụng của các phương pháp, định nghĩa một số thuật ngữ, đưa ra nguyên tắc chung của các phương pháp và giải thích nội dung các mục của phương pháp, Qui trình chung của các phương pháp được phân tích ngắn gọn.
1.2 Độ bền màu là khả năng bền vững màu của vật liệu với các tác nhân khác nhau mà vật liệu dệt có thể phải chịu tác động trong quá trình sản xuất và sử dụng sau này. Cấp bền màu được đánh giá bằng các cấp màu qua sự thay đổi màu và sự dây màu lên vải thử kèm chưa nhuộm. Các thay đổi khác có thể thấy được của vật liệu dệt sau thử nghiệm, ví dụ như ảnh hưởng bề mặt, thay đổi độ bóng hoặc độ co, có thể coi như là các chỉ tiêu riêng biệt và được ghi lại đầy đủ. Bất kỳ xơ tự do nào từ mẫu dính vào vải thử kèm sẽ được bỏ đi trước khi đánh giá sự dây màu.
1.3 Các phương pháp thử này có thể được sử dụng không chỉ để đánh giá độ bền màu của vật liệu dệt mà còn dùng để đánh giá độ bền màu của thuốc nhuộm. Khi một phương pháp được sử dụng như vậy, thuốc nhuộm được đưa vào vật liệu dệt theo các cường độ màu qui định bởi các qui định cho trước và sau đó vật liệu được thử theo cách thông thường.
1.4 Hầu hết các trường hợp, mỗi phương pháp thử liên quan tới độ bền màu với một tác nhân. Trường hợp thử với nhiều tác nhân theo mục đích riêng, trong từng trường hợp riêng, thì phương pháp và thứ tự áp dụng sẽ thay đổi tương ứng. Với kinh nghiệm và quá trình phát triển trong thực tiễn, sau này sẽ thiết lập được các qui trình trong đó có hai hoặc nhiều tác nhân kết hợp.
1.5 Điều kiện thử được lựa chọn để tương ứng với quá trình xử lý thường được sử dụng trong sản xuất và các điều kiện sử dụng thông thường. Tại cùng thời điểm, chúng được duy trì một cách đơn giản và lặp lại tới mức có thể. Vì không hy vọng rằng các phép thử sẽ có các điều kiện giống với các điều kiện mà ở đó vật liệu dệt được xử lý hoặc sử dụng, độ bền màu nên được hiểu theo yêu cầu riêng của mỗi người sử dụng. Tuy nhiên, chúng cũng cung cấp một cơ sở chung để thử và báo cáo về độ bền màu.
TCVN 5466: 2002 (ISO105-A02:1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
TCVN 5467: 2002 (ISO105-A03:1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.
ISO 105-A04: 1989, Textiles - Tests for colour fastness - Part A04: Method for the instrumental assessment of the degree of staining of adjacent fabrics. (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A04: Phương pháp đánh giá sự dây màu của vải thử kèm bằng thiết bị).
ISO 105-A05: 1996, Textiles - Tests for colour fastness - Part A05: Method for the instrumental assessment of the change in colour of a test specimen. (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A05: Phương pháp đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử bằng thiết bị).
ISO105-B01: 1994 Textiles -Test for colour fastness - Part B01: Colour fastness to light: Daylight (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B01: Độ bền màu với ánh sáng: Ánh sáng ban ngày).
ISO105-B02: 1994 Textiles - Test for colour fastness - Part B02: Colour fastness to artificial light: Xenon arc fading lamp test. (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Thử bằng đèn Xenon).
TCVN 5468:1991 (ISO105 - B03: 1988) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B03: Độ bền màu đối với thời tiết: Phơi ngoài trời.
TCVN 5469:1991 (ISO105 - B04:1988) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B04: Độ bền màu đối với thời tiết: Đèn Xenon.
ISO105-B06:1992 Textiles - Tests for colour fastness - Part B06: Colour fastness to artificial light at high temperature: Xenon arc fading lamp test. (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B06: Độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao: Thử bằng đèn Xenon).
TCVN 1748: 1991 (ISO139: 1973) Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Mẫu thử, có gắn vải thử kèm nều cần đánh giá sự dây màu, phải chịu tác động của các tác nhân theo yêu cầu. Mức độ của bất kỳ sự thay đổi màu nào của mẫu thử và của bất kỳ sự dây màu nào của vật thử kèm được đánh giá và biểu thị bằng số của cấp bền màu.
4. Các đề mục chung của các phương pháp thử
Tiêu đề các điều chính của các phương pháp thử riêng như sau:
- Lời giới thiệu
- Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn viện dẫn
- Nguyên tắc
- Thiết bị và thuốc thử (hoặc vật liệu chuẩn và thiết bị)
- Mẫu thử
- Cách tiến hành
- Báo cáo thử nghiệm
5.1 Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp, cho biết ý định sử dụng phương pháp thử, giới hạn của phương pháp thử và các định nghĩa của bất kỳ thuật ngữ nào có thể còn chưa rõ ràng.
5.2 Những chi tiết về các xơ tự nhiên và nhân tạo chính được nêu trong mỗi phép thử. Danh mục này không giới hạn, do vậy bất kỳ vật liệu nào đã nhuộm hoặc in hoa không được nêu trong phương pháp, (nếu nó được làm từ một loại xơ hoặc hỗn hợp của nhiều loại xơ) đều có thể đem thử. Trong những trường hợp như vậy điều cần thiết là phải kiểm tra lại và lưu ý xem quá trình thử có gây ra bất kỳ sự biến đổi nào của nguyên liệu. Điều này áp dụng đặc biệt cho tất cả các loại xơ nhân tạo (acrylic nguyên chất hoặc đồng trùng hợp; polyvinyl nguyên chất hoặc đồng trùng hợp; polyester, vv …) hiện nay đang được phát triển và danh mục các loại xơ này luôn đang được bổ sung.
Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp đều đưa ra danh mục hoàn chỉnh các tài liệu khác cần thiết cho việc áp dụng của phương pháp.
Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp đều đưa ra nguyên tắc một cách ngắn gọn để người dụng sử dụng quyết định được phương pháp nào là phương pháp đang cần tìm kiếm.
8. Điều "Thiết bị và thuốc thử" (hoặc "Vật liệu chuẩn và thiết bị")
Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp miêu tả thiết bị, vậy liệu và thuốc thử được yêu cầu trong quá trình thử.
CHÚ THÍCH 1 - Để có thông tin về nguồn cung cấp thiết bị và vật liệu chuẩn sử dụng trong các phần khác nhau của tiêu chuẩn này, có thể liên hệ với cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia.
8.1 Dung dịch thử
Phải sử dụng nước loại 3, phù hợp với TCVN 4851- 89 để chuẩn bị dung dịch thử. Nồng độ của dung dịch tính theo mililit trên lít (ml/l) hoặc gam trên lít (g/l). Chất lượng của các hóa chất sử dụng được qui định riêng cho mỗi phương pháp. Đối với các chất ở dạng kết tinh, phải nêu lượng nước kết tinh và đới với dung dịch phải nêu tỷ trọng tương đối ở 20 OC.
8.2 Vải thử kèm
Vải thử kèm là một miếng vải nhỏ không nhuộm của một hoặc nhiều loại xơ chính được sử dụng trong phép thử để đánh giá độ dây màu.
8.2.1 Vải thử kèm một loại xơ (một thành phần ) - còn gọi là vải thử kèm đơn xơ- nếu không có qui định khác nên dệt vân điểm, có khối lượng trung bình và không còn hóa chất dư có thể phân hủy xơ, không chứa chất xử lý hoàn tất, không chứa thuốc nhuộm hoặc chất tăng trắng quang học.
8.2.2 Các tính chất và sự chuẩn bị vải thử kèm đơn xơ được nêu khác nhau tùy theo các đặc tính kỹ thuật của loại vải thử kèm.
8.2.3 Vải thử kèm đa xơ (đa thành phần) được dệt từ nhiều loại xơ chính khác nhau, mỗi loại là một sọc rộng ít nhất 1,5 cm và duy trì độ dày đồng đều của vải đa xơ. Tính chất dây màu của xơ chính được sử dụng trong vải thử kèm đơn xơ và vải thử kèm đa xơ là tương đương. Có hai loại vải thử kèm đa xơ đã được tiêu chuẩn hóa, sự khác nhau của chúng là:
a) Loại DW : axetat, bông đã tẩy trắng, polyamit, polyester, acrylic, len (xem ISO 105-F10)
b) Loại TV: triaxetat, bông đã tẩy trắng, polyamit, polyester, acrylic, vitcô (xem ISO 105 - F10).
8.3 Chuẩn phai màu
Chuẩn phai màu là một mẫu vải nhuộm có bề ngoài giống mẫu kiểm chứng (xem 9.1.3), và chỉ ra màu mà mẫu kiểm chứng sẽ phai trong quá trình thử. Mẫu kiểm chứng do cơ quan có thẩm quyền sản xuất và cung cấp.
8.4 Lựa chọn và sử dụng vải thử kèm
Có hai qui trình lựa chọn loại vải thử kèm, chi tiết về loại vải thử kèm đã sử dụng phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm, kể cả kích thước, vì có thể có sự khác nhau về kết quả nếu dùng vải thử kèm đa xơ thay vì dùng vải thử kèm đơn xơ.
8.4.1 Các loại vải thử kèm
Có thể sử dụng một trong hai qui trình sau:
a) Hai miếng vải thử kèm đơn xơ. Miếng vải thử kèm thứ nhất phải làm từ loại xơ giống như mẫu thử hoặc loại xơ có thành phần chiếm ưu thế trong trường hợp pha trộn. Miếng vải thử kèm thứ hai là loại được qui định riêng trong mỗi phép thử hoặc theo qui định khác.
b) Một miếng vải thử kèm đa xơ. Trong trường hợp này không được có mặt thêm loại vải thử kèm khác vì nó có thể làm ảnh hưởng đến độ dây màu của vải thử kèm đa xơ.
8.4.2 Kích thước và cách sử dụng vải thử kèm
8.4.2.1 Miếng vải thử kèm đơn xơ phải có cùng một kích thước như kích thước của mẫu thử (thường là 40 mm x 100 mm). Theo nguyên tắc chung, mỗi mặt của mẫu được bao phủ hoàn toàn bằng một miếng vải thử kèm. Các yêu cầu đặc biệt được nêu rõ trong 9.3.
8.4.2.2 Miếng vải thử kèm đa xơ phải có cùng kích thước như kích thước của mẫu thử (thường là 40 mm x 100 mm). Theo nguyên tắc chung, vải thử kèm chỉ bao phủ mặt phải của mẫu. Các yêu cầu đặc biệt được nêu rõ trong 9.3.
9.1 Tổng quát
Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp có những yêu cầu riêng biệt đối với mẫu được dùng để thử nghiệm.
Định nghĩa của các thuật ngữ sau được trình bày ở dưới:
- "mẫu"
- "mẫu ghép"
- "mẫu kiểm chứng"
Những chỉ dẫn chung đối với việc chuẩn bị những mẫu trên được nêu dưới đây;
9.1.1. "Mẫu" là một phần nhỏ của vật liệu dệt được sử dụng trong phép thử, nó thường được lấy từ mẫu ban đầu có kích thước lớn hơn và đại diện cho lô hàng đã được nhuộm hoặc in hoa.
9.1.2 "Mẫu ghép" là mẫu thử được ghép cùng với một hoặc hai loại vải thử kèm được qui định để đánh giá sự dây màu.
9.1.3 "Mẫu kiểm chứng" là mẫu có cấp thay đổi màu và/ hoặc cấp dây màu đã biết, được sử dụng trong quá trình thử để đảm bảo rằng phép thử được tiến hành chính xác. Chi tiết về chuẩn bị các loại mẫu kiểm chứng được trình bày theo cách thích hợp trong mỗi phương pháp thử riêng. Các mẫu kiểm chứng được xử lý song song với mẫu thử trong cùng điều kiện qui định trong các phương pháp thử riêng.
9.2 Chuẩn bị mẫu
9.2.1 Vải
Các mẫu theo kích thước qui định được cắt từ vải dệt và vải dệt kim, nỉ và sản phẩm đơn chiếc. Vải không được có nếp nhăn, để việc xử lý có thể tác động một cách đồng đều trên toàn bộ diện tích vải.
9.2.2 Sợi
Sợi để thử vải có thể được dệt thành vải, từ đó lấy mẫu để thử nghiệm. Chúng cũng có thể được cuộn song song, ví dụ như cuộn trên một khung dây hình chữ U. Để xử lý khô, nên cuộn khít sợi lên một tấm bìa cứng. Trường hợp xử lý ướt mà không yêu cầu kèm với vải thử kèm có thể chuẩn bị những con sợi đã buộc chặt cả hai đầu. Phương pháp chuẩn bị mẫu phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
9.2.3 Xơ rời
Xơ rời có thể được thử nghiệm sau khi chải và ép thành tấm.
9.2.4 Vật liệu len bị tẩm dầu
Do dầu được tẩm trên vật liệu len có khả năng nhiễm thuốc nhuộm, phải tiến hành làm sạch mẫu sao cho hàm lượng dầu còn lại trên mẫu nhỏ hơn 0,5 % trước khi tiến hành thử độ bền màu của mẫu, sử dụng phương pháp dưới đây:
Giặt mẫu bằng tay trong một dung dịch chứa 5m/l chất tẩy rửa dạng không ion, với tỷ lệ dung dịch 50:1 ở nhiệt độ khoảng 40 OC đến 45 OC trong 1 phút. Xả thật sạch bằng nước loại 3 ở nhiệt độ trong khoảng 40 OC đến 45 OC. Nếu kết thúc chu trình xả vẫn còn nhìn thấy màu trong dung dịch thì lặp lại quá trình giũ cho đến khi dung dịch xả cuối cùng hoàn toàn trong.
9.3 Chuẩn bị mẫu ghép
9.3.1 Phải dùng loại chỉ khâu không có chất tăng trắng quang học
9.3.2 Trường hợp sử dụng hai vải thử kèm đơn xơ để chuẩn bị mẫu ghép;
9.3.2.1 Nếu mẫu là vải, đặt mẫu giữa hai loại vải thử kèm và khâu dọc theo một cạnh ngắn. Tuy nhiên đối với một số phương pháp nhất định mẫu ghép được khâu đính theo cả bốn cạnh.
9.3.2.2 Khi thử vải pha trong đó có một loại xơ có thành phần chiếm ưu thế ở một mặt và xơ khác ở mặt kia, phải đặt mẫu giữa hai miếng vải thử kèm sao cho mặt có xơ có thành phần chiếm ưu thế tiếp xúc với vải thử kèm có cùng loại xơ chính trên mặt mẫu vải.
9.3.2.3 Nếu mẫu là vải đã được in, mẫu ghép được chuẩn bị sao cho mặt phải của mẫu tiếp xúc với mỗi nửa của hai miếng vải thử kèm: phụ thuộc vào mẫu hoa in, có thể dùng hơn một mẫu ghép nếu được yêu cầu.
9.3.2.4 Nếu mẫu thử là sợi hoặc xơ, lấy một lượng mẫu xấp xỉ bằng nửa khối lượng của các vải thử kèm rồi trải phẳng trên một vải thử kèm, phủ miếng vải thử kèm thứ hai lên mẫu và khâu quanh bốn cạnh với chiều dài mũi khâu khoảng 10 mm. Trường hợp mẫu sợi, mũi khâu này sẽ tạo thành góc 90O với hướng của sợi.
9.3.3 Trường hợp sử dụng một vải thử kèm đa xơ để chuẩn bị mẫu ghép:
9.3.3.1 Nếu mẫu thử là vải, đặt mặt phải của mẫu tiếp xúc với vải thử kèm đa xơ rồi khâu đính mẫu ghép theo một cạnh ngắn.
9.3.3.2 Khi thử vải pha mà trong đó một loại xơ chiếm ưu thế ở một mặt và một loại xơ khác ở mặt kia, tiến hành hai phép thử riêng biệt với hai mẫu ghép để mỗi mặt của mẫu được tiếp xúc với vải thử kèm đa xơ.
9.3.3.3 Trường hợp vải được nhuộm nhiều màu hoặc in hoa, tất cả các màu sắc khác nhau của mẫu phải được tiếp xúc với tất cả sáu thành phần của vải thử kèm đa xơ. Nếu cần thiết có thể thực hiện nhiều hơn một phép thử.
9.3.3.4 Nếu mẫu là sợi hoặc xơ rời, lấy một lượng xấp xỉ bằng khối lượng của vải thử kèm đa xơ rồi trải đều trên mặt vải thử kèm đa xơ, sợi được đặt vuông góc với từng dải riêng. Sau đó được bao lại bằng một mảnh vải polypropylen có khối lượng nhẹ, không bị dây màu, có kích thước bằng kích thước của vải thử kèm, may dọc theo cả bốn cạnh, và may thêm vào giữa mỗi cặp của dải liền kề có chứa vải thử kèm đa xơ.
10.1 Việc điều hòa đặc biệt mẫu thử và vải thử kèm với chúng không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng chúng không được quá ẩm hay quá khô.
10.2 Đối với những phép thử mà trong đó sự khác nhau về độ ẩm của mẫu thử và vải thử kèm làm ảnh hưởng đến kết quả, thì toàn bộ phải được để ở trong điều kiện tiêu chuẩn, có nghĩa là trong trạng thái cân bằng độ ẩm với nhiệt độ không khí 20 OC ± 2 OC và độ ẩm tương đối (RH) là 65% ± 2% (xem TCVN1748 - 91).
Chú thích 2 - Ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, vật liệu có thể được coi như ở điều kiện tiêu chuẩn khi ở trạng thái cân bằng độ ẩm với nhiệt độ không khí 27OC ± 2OC và độ ẩm tương đối (RH) là 65% ± 2% (xem TCVN 1748-91).
11.1 Dưới tiêu đề này trong mỗi phương pháp miêu tả trình tự một loạt các thao tác được tiến hành để thử mẫu kể cả việc đánh giá sự thay đổi màu sắc và sự dây màu lên vải thử kèm. Việc sử dụng các mẫu kiểm chứng được qui định rõ trong một số phương pháp để đảm bảo rằng các phép thử đã được tiến hành chính xác.
11.2 Dung sai được cân nhắc đối với các giá trị bằng số của kích thước, nhiệt độ và thời gian tới hạn. Nếu không đưa ra dung sai, độ chính xác của phép đo cần thiết chỉ là sự mong đợi khi sử dụng các thiết bị thông thường và sự bảo dưỡng hợp lý. Độ chính xác được biểu thị rõ hơn nhờ số của những con số có nghĩa trong giá trị đo được đưa ra.
11.3Tỷ lệ dung dịch có nghĩa là tỷ lệ của thể tích dung dịch được sử dụng trong quá trình xử lý, được biểu thị bằng mililít (ml), so với khối lượng của mẫu hoặc mẫu ghép (mẫu cộng với vải thử kèm). được biểu thị bằng gam (g).
11.4 Làm thấm ướt. Khi làm ướt các mẫu, phải đặc biệt chú ý để đảm bảm rằng chúng đã được bão hoà một cách đồng đều. Đặc biệt, khi thấm ướt len hoặc những loại vật liệu có chứa len, cần thiết phải ngâm chúng trong nước loại 3 theo TCVN 4859-89 và hoặc trộn kỹ bằng tay hoặc bằng thiết cơ học, ví dụ như đũa thuỷ tinh phẳng đầu.
11.5Tạo đốm. Đối với những phép thử mà vật liệu được tạo đốm bằng nước hoặc hoá chất và bề mặt được chà xát với đũa thủy tinh để đảm bảo độ thấm, phải chú ý để không làm rộp bề mặt của vật liệu, nếu không sẽ có sự thay đổi về phản xạ ánh sáng và do vậy làm thay đổi ngoại quan.
11.6Làm ướt để tăng 100% khối lượng. Khi cần thấm ướt vật liệu đến mức chứa một khối lượng dung dịch bằng chính khối lượng của nó, có thể bão hòa dung dịch rồi cán ép mẫu giữa hai trục cao su hoặc ép bằng một trục cao su trên một tấm thủy tinh, hoặc vắt ly tâm. Việc vắt bằng tay làm sự thấm ướt không đồng đều.
11.7 Nhiệt độ được sử dụng là độ Celsius (OC), thường với dung sai ± 2OC. Để nhận được các kết quả đáng tin cậy, khống chế nhiệt độ liên tục là cần thiết.
12. Độ bền màu của thuốc nhuộm
12.1 Vì độ bền màu của thuốc nhuộm phụ thuộc vào độ đậm của màu nhuộm, cần thiết phải nêu qui định các độ đậm tiêu chuẩn được dùng bởi các nhà sản xuất thuốc nhuộm. Thang chính của các độ đậm tiêu chuẩn, được coi là 1/1 độ đậm tiêu chuẩn, được thể hiện trong 18 ánh màu và được dùng bất cứ khi nào có thể.
12.2 Những thang bổ sung gấp đôi độ đậm (được xem là 2/1 các độ đậm chuẩn), và nhạt hơn (được xem là 1/3, 1/6, 1/12 và 1/25 các độ đậm chuẩn) cũng được đề nghị và thường được sử dụng khi có yêu cầu bổ sung số liệu đậm màu.
12.3 Đối với màu xanh nước biển và đen, chỉ ra hai độ đậm tiêu chuẩn được đề nghị, đó là:
Màu xanh nước biển / sáng Màu đen / sáng
Navy blue / light (N/L) Black / light (B/L)
Màu xanh nước biển / tối Màu đen / tối
Navy blue / dark (N/DK) Black / dark (B/DK)
Độ bền màu ở cả hai độ đậm màu sẽ được cung cấp trên tấm mẫu màu của nhà sản xuất thuốc nhuộm, khi có thể.
12.4 Các độ đậm tiêu chuẩn được chuẩn bị trên vật liệu mờ (vải gabadin len hoặc bìa mẫu có mặt rập nhẵn). Bộ mẫu gốc về độ đậm tiêu chuẩn được gửi cho một số nước để tham khảo.
12.5 Các độ đậm tiêu chuẩn này không phải chịu bất cứ một phép thử độ bền nào, mà đơn giản là chỉ ra cấp độ bền màu bất kể là của thuốc nhuộm hay là của xơ, đã đạt được tại độ đậm nào của nhà sản xuất thuốc nhuộm.
13.1 Các điều kiện chung
Độ bền màu được đánh giá riêng đối với sự thay đổi màu sắc của mẫu được thử và đối với sự dây màu của vải thử kèm. Các mẫu thử và vải thử kèm phải được làm nguội sau khi sấy khô và phải được cân bằng về độ ẩm bình thường của chúng trước khi đánh giá, trừ khi được chỉ định khác.
13.2 Độ bền màu xét từ phương diện thay đổi màu sắc
Sự thay đổi xuất hiện sau phép thử có thể là sự thay đổi về độ tươi sáng, độ đậm màu hay ánh màu, hoặc bất cứ sự kết hợp nào giữa chúng.
Không tính đến bản chất của sự thay đổi đã nêu, sự đánh giá được dựa trên độ lệch tương phản quan sát được giữa mẫu sau khi thử với nguyên mẫu. Sự tương phản giữa mẫu sau khi thử và nguyên mẫu được so sánh với sự tương phản của mỗi cặp ô màu (hoặc cặp vải màu) của thang màu xám 5 cấp hoặc 9 cấp, trong đó cấp 5 được coi là không có sự tương phản, tới cấp 1 được coi là sự tương phản lớn. Các thang màu xám này được qui định trong TCVN 5466:2002 (ISO 105 - A02). Trong trường hợp sử dụng thang màu xám 9 cấp, độ bền màu của mẫu chính là số của cấp thang màu xám có sự tương phản tương đương với sự tương phản giữa mẫu sau khi thử và nguyên mẫu. Trường hợp sử dụng thang màu xám 5 cấp, do không tồn tại mức nửa cấp trên thang màu xám, mức nửa cấp thích hợp sẽ được chấp nhận cho kết quả đánh giá, không cho phép đánh giá tới mức ít hơn nửa cấp. Cấp 5 được chấp nhận chỉ khi không có một sự khác nhau nào giữa các mẫu đã được thử với nguyên mẫu.
Khi đánh giá kết quả của các phép thử độ bền màu với ánh sáng, các mẫu đã thử được so sánh với thang chuẩn 8 cấp bằng vải len màu xanh đã được chiếu sáng đồng thời cùng với mẫu. Ngoài ra, thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu thường được dùng như là một phương tiện để xác định mức độ phai màu trong quá trình thử (xem ISO105 - từ B01 tới B04).
Trong một số phép thử, các thay đổi xuất hiện ở bề mặt ngoài của mẫu (ví dụ như chiều của lông tuyết, cấu trúc, độ bóng, vv…) làm tăng thêm sự thay đổi màu. Trường hợp như vậy phải phục hồi lại tình trạng ban đầu của bề mặt mẫu bằng cách chải, cào … nếu có thể. Nếu việc khôi phục là không thể, thì kết quả thực sự nhận được không chỉ là sự thay đổi màu mà còn thay đổi toàn bộ bề ngoài và sẽ được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
Đối với một số loại sản phẩm dệt nhất định, việc nhúng ướt đơn thuần có thể tạo nên sự khác nhau về màu sắc khi so sánh với vải chưa được nhúng ướt, và đây không phải là sự thay đổi màu thật sự. Sự khác nhau về màu sắc này chính là sự biến thể của bề mặt vải hoặc sự chuyển dịch của chất hoàn tất.
Trong trường hợp này, việc đánh giá sẽ được thực hiện bởi sự so sánh với nguyên mẫu đã được nhúng ướt thay vì so sánh với nguyên mẫu không nhúng ướt. Vải nguyên mẫu được đặt nằm ngang, được làm ướt bề mặt một cách đồng đều bằng cách phun nước cất, tránh tạo thành giọt và để cho tới khô. Nếu thực hiện thủ tục này phải ghi chi tiết trong báo cáo thử nghiệm.
Trường hợp có tranh chấp, thực hiện việc đánh giá bằng thiết bị theo ISO105 - A05.
13.3 Độ bền màu xét từ phương tiện dây màu
Mức độ dây màu của vải thử kèm, hoặc do hấp thụ thuốc nhuộm từ dung dịch hoặc do sự chuyển màu trực tiếp từ mẫu, được đánh giá bằng sự kiểm tra bằng mắt thường mặt tiếp xúc với mẫu của vải thử kèm; không cần chú ý đến màu sắc của dung dịch nhuộm nếu không được chỉ định (ví dụ trong thí nghiệm giặt khô).
Đối với việc đánh giá sự dây màu, sử dụng thang màu xám 5 hoặc 9 cấp được qui định trong TCVN 5467:2002 (ISO 105 - A03) theo ý nghĩa tương tự đã miêu tả ở phần đánh giá sự thay đổi màu trong điều 13.2. Sự dây màu được đánh giá cho mỗi loại vải thử kèm trong phép thử, sự dây màu ở đường may được bỏ qua. Nếu vải thử kèm có bất kỳ một thay đổi nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trải qua quá trình thử nghiệm mà không có mẫu, thì một mẫu vải thử kèm đã được xử lý theo cách này sẽ được dùng như một mẫu chuẩn để đánh giá độ dây màu.
Trường hợp có tranh chấp, thực hiện việc đánh giá bằng thiết bị theo ISO105-A04.
13.4 Ảnh hưởng tiền xử lý và sau xử lý
Độ bền màu nhuộm với một loại thuốc nhuộm phụ thuộc vào lượng thuốc nhuộm, vật liệu và các quá trình xử lý được dùng cho vật liệu dệt trước, trong và sau khi nhuộm. Theo đó độ bền màu không phải là đặc tính của bản thân thuốc nhuộm, mà là của quá trình nhuộm đã thực hiện.
13.5 Những kiểm tra đơn giản đối với độ bền màu
Sự tồn tại của phương pháp kiểm tra đơn giản về độ bền màu của các vật liệu đã nhuộm bằng việc tham khảo một quá trình nhuộm chuẩn là cách tốt nhất đối với các chuyên gia nhận hàng hóa với số lượng lớn, khi muốn xác định xem chúng có khả năng so sánh được với mẫu đã được chấp thuận.
Khi không cần thiết xác định chính xác cấp bền màu thì chỉ cần so sánh vật liệu đang được nghiên cứu với một quá trình nhuộm chuẩn. Phương pháp này được dùng khi cần khảo sát độ bền màu của mẫu đối với một tác nhân đặc biệt là tốt hơn, bằng hoặc kém hơn so với độ bền màu của mẫu được thực hiện bởi quá trình nhuộm chuẩn.
14. Điều kiện quan sát và chiếu sáng trong quá trình đánh giá độ bền màu
Trong quá trình đánh giá độ bền màu, một miếng nguyên mẫu và mẫu đã thử (hoặc vải thử kèm nguyên mẫu và vải thử đã dây màu) được sắp xếp cạnh nhau cùng một mặt phẳng và hướng cùng chiều.
Thường dùng hai lớp hoặc nhiều hơn khi cần tránh những ảnh hưởng của lớp nền tới việc đánh giá. Thang đo màu xám thích hợp được đặt bên cạnh trên cùng một mặt phẳng. Để đạt độ chính xác cao, các vùng tương phản để đem so sánh phải tương đối giống nhau về kích thước và hình dạng. Nếu cần, điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng một tấm che màu xám trung tính xấp xỉ ở giữa khoảng cấp 1 và cấp 2 của thang đo màu xám dùng để đánh giá thay đổi màu (xấp xỉ Minsel N5) và kích thước bằng kích thước của các cấp của thang đo màu xám. Vùng bao quanh là cùng một màu xám đồng nhất. Bề mặt để so sánh được chiếu sáng bởi ánh sáng trời hướng bắc ở vùng bắc bán cầu, ánh sáng trời hướng nam ở vùng nam bán cầu, hoặc nguồn chiếu sáng tương đương hoặc hơn 600lux. Ánh sáng ngẫu nhiên chiếu trên bề mặt mẫu với góc xấp xỉ 450 và hướng quan sát hầu như vuông góc với mặt phẳng đặt mẫu.
Tiêu đề này trong mỗi phương pháp đưa ra những thông tin được cung cấp trong báo cáo thử nghiệm. Ngoài các cấp của độ bền màu, thông tin được yêu cầu đưa ra là về vải thử kèm đã dùng và bất kỳ sự sai lệch nào của quá trình thử nghiệm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.