TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3140:1986
HÀNH TÂY XUẤT KHẨU
Oni on for export
Cơ quan biên soạn: Cục Kiểm nghiệm hàng hóa – Bộ Ngoại thương
Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Ngoại thương
Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số: 1046/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1986.
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3140-79, áp dụng cho hành tây (Allium Cepa L.) dùng để xuất khẩu.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1. Yêu cầu chung
1.1.1. Củ hành phát triển đầy đủ, có hình dạng tự nhiên.
1.1.2. Vỏ ngoài khô, có màu sắc đặc trưng (màu cánh dán hoặc nâu sáng).
1.1.3. Cuống (dọc) phải khô cả trong và ngoài, được cắt gọn và không dài quá 30 mm.
1.1.4. Rễ cắt sạch, không phạm vào đế củ.
1.1.5. Không nhiễm mùi lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng.
1.1.6. Tạp chất không quá 1% khối lượng.
1.1.7. Sâu bệnh: cho phép theo hợp đồng đối ngoại.
1.2. Hành tây được phân thành 3 hạng chất lượng: hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2. Ngoài yêu cầu chung, các hạng phải phù hợp với kích thước củ và mức khuyết tật được quy định trong bảng 1.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Lấy mẫu
2.1.1. Lô hàng thuần nhất là lượng hành tây cùng hạng chất lượng, đựng trong cùng loại bao bì, cùng một ký mã hiệu, được giao nhận một lần, số lượng không quá 500 kiện.
2.1.2. Mẫu để xác định chất lượng lô hàng là toàn bộ lượng mẫu lấy từ những kiện được chỉ định lấy mẫu ở các vị trí khác nhau trong lô hàng (trên, dưới, giữa, trong, ngoài).
2.1.3. Số lượng kiện được chỉ định lấy mẫu theo quy định trong bảng 2.
Bảng 1
Tên chỉ tiêu | Mức | ||
Hạng đặc biệt | Hạng 1 | Hạng 2 | |
1. Kích thước củ theo đường kính mặt cắt ngang lớn nhất, tính bằng mm, không nhỏ hơn… | 70 | 55 | 30 |
2. Các loại khuyết tật: |
|
|
|
2.1. Củ hành khác màu, tính bằng % khối lượng không lớn hơn… | 3 | 5 | 10 |
2.2. Củ hành phát triển không đầy đủ, tách đôi (còn chung vỏ), bị lấm bẩn, vỏ xơ tướp, rễ cuống cắt không đúng quy định, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn… | 4 | 7 | 10 |
2.3. Củ hành mọc mầm, thối, dập, xước , cuống còn tươi, ướt, tính theo % khối lượng không lớn hơn... | 0 | 0 | 2 |
Chú thích: Cho phép hạng đặc biệt được lẫn không quá 5% khối lượng củ có kích thước hạng 1 và hạng 1 được lẫn không quá 10% khối lượng củ có kích thước hạng 2.
Bảng 2
Số lượng kiện của lô hàng | Số lượng kiện lấy mẫu |
Dưới 5 5 đến 100 101 đến 250 251 đến 500 | 100% 5 7 9 |
2.1.4. Cách lấy mẫu.
Tập trung các kiện được chỉ định lấy mẫu ở vị trí thuận tiện (đủ ánh sáng, nền gạch) lấy ngẫu nhiên mỗi kiện khoảng 25% khối lượng củ hành ở các vị trí khác nhau, để riêng rồi xác định các chỉ tiêu chất lượng.
Kết quả trung bình theo từng chỉ tiêu của các mẫu trên là kết quả chung cho cả lô hàng.
2.2. Xác định các chỉ tiêu chất lượng
2.2.1. Xác định dạng bên ngoài và khuyết tật
2.2.1.1. Dụng cụ:
- Thước đo chiều dài;
- Dao nhỏ;
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g;
- Kính lúp.
2.2.1.2. Tiến hành thử:
Dàn mỏng lượng mẫu lấy theo điều 2.1.4 quan sát dạng bên ngoài bằng mắt thường và kính lúp, dùng tay bóp nhẹ thân và cuống xem đã khô cả trong và ngoài chưa, dùng thước đo chiều dài của cuống hành.
Chọn và để riêng những củ hành có khuyết tật theo từng loại đã ghi trong bảng 1 rồi đem cân.
2.2.1.3. Tính kết quả:
Tỷ lệ từng loại khuyết tật (X1) được tính bằng % khối lượng theo công thức:
.100
Trong đó:
a1 – Khối lượng củ có khuyết tật (g);
b1 – Khối lượng mẫu kiểm tra (g).
2.2.2. Xác định kích thước củ:
2.2.2.1. Dụng cụ:
Thước kẹp;
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1g.
2.2.2.2. Tiến hành thử:
Từ lượng mẫu lấy theo điều 2.1.4, dùng thước kẹp đo ở chỗ lớn nhất của chiều ngang củ, để riêng những củ không đạt kích thước quy định rồi đem cân.
2.2.2.3. Tính kết quả
Những củ hành không đạt kích thước (X2) được tính bằng % khối lượng theo công thức:
.100
Trong đó:
a2 – Khối lượng củ hành không đạt kích thước (g);
b2 – Khối lượng mẫu kiểm tra (g).
2.2.3. Xác định tạp chất
Từ lượng mẫu lấy theo điều 2.1.4, nhặt riêng các loại tạp chất (vỏ, lá, rễ, cuống, gạch, đất…) rồi đem cân và tính kết quả.
Tạp chất (X3) tính bằng % khối lượng theo công thức:
.100
Trong đó:
a3 – Khối lượng tạp chất (g);
b3 – Khối lượng mẫu kiểm tra (g).
3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
3.1. Ghi nhãn:
Các kiện hàng phải được ghi nhãn rõ ràng, bằng mực không phai, bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài với những nội dung sau:
- Tên người bán hàng
- Tên người mua hàng
- Tên hàng
- Hạng chất lượng
- Khối lượng tịnh và cả bì
- Ngày đóng gói
- Số tiêu chuẩn hoặc hợp đồng
3.2. Bao gói
Hành tây được đóng trong bao bì khô, sạch, không có mùi lạ, không bị mốc mọt, chắc chắn, đảm bảo vận chuyển đường xa.
Khối lượng tịnh: cho phép theo hợp đồng đối ngoại.
3.3. Vận chuyển và bảo quản:
Bốc xếp, vận chuyển hành phải nhẹ nhàng, phương tiện vận chuyển phải khô sạch, không có mùi lạ, có mui, có bạt che mưa nắng.
Hành được bảo quản trong kho khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, không bị mưa dột, nắng chiếu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.