TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2305:1978
CHẤT CHỈ THỊ-METYL DA CAM
(natri para-dimetylaminoazobenzensunfonat)
Idicators Metyl orange( sodium paradimethylaminoazobenzenesulphate
Metyl da cam là một chất bột tinh thể màu da cam, không tan trong dung môi hữu cơ, khó tan trong nước nguội, nhưng dễ tan trong nước nóng.
Công thức phân tử: C14H14N3O3. S. Na
Công thức cấu tạo;
Khối lượng phân tử ( theo khối lượng nguyên tử quốc tế năm 1961)- 327,34
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1. Metyl da cam phải tương ứng với các yêu cầu, mức nêu trong bảng 1.
Bảng 1
Các chỉ tiêu | Mức |
1.Cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch 0,0005 %, tính bằng mmk 2.Mật độ quang của dung dịch 0,0005 % tại cực đại hấp thụ ánh sáng, không nhỏ hơn. 3.Khoảng pH chuyển từ màu đỏ sang vàng 4 Chất không tan trong nước (%) không lớn hơn 5. Phần còn lại sau khi nung (%) trong khoảng 6. Độ nhậy khi thay đổi pH | 505±5 0,65 3,0-4,4 0,15 19-22 Theo đúng điều 7 |
2.PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Khối lượng tổng cộng của mẫu trung bình không được nhỏ hơn 5 g.
2.2 Xác định cực đại của đường cong hấp thụ ánh sáng và mật độ quang của dung dịch
2.2.1 Thuốc thử, dung dịch và dụng cụ
Nước cất
Axit clohidric, dung dịch 1 N
Cuvet có chiều dày lớp hấp thụ ánh sáng 10 mm.
Máy so màu đơn sắc
2.2.2 Tiến hành thử
Cân 0,1 g chất pha chế với độ chính xác đến 0,001 g, cho vào bình định mức dung tích 100 ml, hoà tan vào 80 ml nứoc, định mức và lắc đềuđược dung dịch 1. Lấy 1 ml dung dịch 1 với độ chính xác đến 0,01 ml, cho vào bình định mức dung tích 200 ml, thêm dung dịch axit clohdric đến vạch mức, lắc đều:được dung dịch 2.
Đem so màu dung dịch 2 so với nước trong khảng độ dài sóng 450-560 mmk và qua 5 mmk lại xác định một giá trị.
Chất chỉ thị được xem là đạt tiêu chuẩn nếu đường cong hấp thụ ánh sáng của dung dịch có cực đại taị độ dài sóng 505 65 mmk và mật độ quang tại cực đại hấp thụ ánh sáng không nhỏ hơn0,65.
2.3.Xác định khoảng chuyển pH chuyển màu
2.3.1 Thuốc thử và dung dịch
Nước cất không chứa cacbon dioxit
Axit xitric loại tinh khiết hoá học, dung dịch 0,1 M chuẩn bị như sau: hoà tan 21,01 g axit xitric vào nước và thêm nước đến vạch mức 1 lit.
Dinatri hidrophotphat ngậm hai phân tử nước, dung dịch 0,2 M chuẩn bị như sau: kết tinh lại hai lần 150 g thuốc thử Na2HPO4.2 H2O từ 150 ml nước nóng và đun nóng chất pha chế vừa được kết tinh lại trong chén sứ trên bình cách thuỷ. Lúc đun phải trộn đều cho đến lúc khô hoàn toàn. Sấy muối thu được có thành phần Na2HPO4.2 H2O trên canxi clorua nóng chảy đến khối lượng không đổi,( thời gian sấy không ít hơn ba tuần). Hoà tan 35,82 g thuốc thử ngậm hai phân tử nước vào nước và thêm nước đến 1 lit.
Hỗn hợp đệm có pH bằng 2,6; 2,8 ; 3,0; 4,4; 4,6; 4,8 chuẩn bị như sau: trộn những dung dịch có thể tích như đã cho trong bảng 2 của dinatri hidrophotphat và axit xitric
Bảng 2
pH | Thể tích dung dịch dinatri hydrophotphat 0,1 M (ml) | Thể tích dung dịch axit xitric 0,1 M(ml) |
2,6 2,8 3,0 4,4 4,6 4,8 | 10,9 15,85 20,55 44,1 46,75 49,3 | 89,1 84,15 79,45 55,9 53,25 50,7 |
2.2.1 Tiến hành thử
Cho vào sáu ống nghiệm làm từ thuỷ tinh không màu đã rửa và sấy khô( có đường kính đồng nhất) mỗi ống 5 ml hỗn hợp đệm có pH tương ứng với 2,6 ; 2,8; 3,0 ; 4,4; 4,6; và 4,8 và 0,05 ml dung dịch metyl da cam- dung dịch 1( xem điều 2.2)
Lắc đều lượng chứa trong ống nghiệm và quan sát màu sắc của các dung dịch trong ánh sáng thường trên nền thuỷ tinh sữa.
Chỉ thị được xem là đạt tiêu chuẩn nếu:
hỗn hợp đệm có pH bằng 2,6 và 2,8 sẽ cùng nhuốm thành màu đỏ;
hỗn hợp đệm có pH bằng 3,0 bắt đầu có sự thay đổi màu theo hướng màu đỏ;
hỗn hợp đệm có pH bằng 4,4 bắt đầu có sự biến đổi màu theo hướng màu vàng
hỗn hợp đệm có pH bằng 4,6 và 4,8 sẽ cùng nhuốm thành màu vàng;
2.4. Xác định hàm lượng các chất không tan trong nước
Cân 0,5 g chất pha chế với độc hính xác đến 0,001 g, cho vào cốc dung tích 500 ml và hoà tan vào 100 ml nước nóng( 70-800C). Sau đó, thêm 400 ml nước, dùng kính đồng hồ đậy lại, đun sôi trên bình cách thuỷ 1 giờ. Lọc dung dịch qua chén lọc đã sấy đến khối lượng không đổi và cân với đọ chính xác đến 0,0002 g( giữ lấy dịch lọc để xác định theo điều 2.6). Dùng nước rửa phần còn lại trên giấy lọc đến lúc nước rửa mất màu và sấy ở nhiệt độ 105-1100C đến khối lượng không đổi.
Hàm lượng các chất không tan trong nước ( X1) tính bằng phần trăm theo công thức:
trong đó:
G-lượng cân chất pha chế, tính bằng g
G1-khối lượng phần còn lại sau khi sấy, tính bằng g.
2.5. Xác định phần còn lại sau khi nung
Cân gần 0,5 g chất pha chế với độ chính xác đến 0,01 g, cho vào chén sứ đã nung đến khối lượng không đổi và cân với độ chính xác đến 0,0002 g, đun nóng trên bình cách cát, sau đó nung trên lưới amian đun trên lưới amian đến hết hơi axit sunfuric. Nung phần còn lại trong lò mup ở nhiệt độ 600-7000 C đến khối lượng không đổi.
Phần còn lại sau khi nung ( X2) tính bằng phần trăm theo công thức:
trong đó:
G-lượng cân chất chỉ thị, tính bằng g;
G1-khối lượng phần còn lại sau khi nung, tính bằng g.
2.6 Xác định độ nhậy khi pH thay đổi
Thêm 0,1 ml dịch lọc( đã giữ lại ở điều 2.4) vào 100 ml nước đã đun sôi và làm nguội. Thêm vào dung dịch màu vàng thu được 0,2 ml dung dịch axit clohidric 0,1 N. Lúc đó sẽ phải thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.