BỘT GIẤY - NGHIỀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN BẰNG MÁY NGHIỀN PFI
Pulps - Laboratory beating - Part 2: PFI mill method
Lời nói đầu
TCVN 9574-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5264-2:2011.
TCVN 9574-2:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9574 (ISO 5264), Bột giấy - Nghiền trong phòng thí nghiệm, gồm các phần sau:
- TCVN 9574-1:2013 (ISO 5264-1:1979), Phần 1: Phương pháp nghiền bằng máy nghiền Hà Lan;
- TCVN 9574-2:2013 (ISO 5264-2:2011), Phần 2: Phương pháp nghiền bằng máy nghiền PFI.
BỘT GIẤY - NGHIỀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM -PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN BẰNG MÁY NGHIỀN PFI
Pulps - Laboratory beating - Part 2: PFI mill method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sử dụng máy nghiền PFI để nghiền bột giấy trong phòng thí nghiệm. Sự mô tả được giới hạn trong phạm vi của quá trình lấy mẫu, chuẩn bị và nghiền bột giấy và thiết bị nghiền.
CHÚ THÍCH: Quá trình nghiền là bước đầu tiên trong phép thử các tính chất vật lý của bột giấy.
Về nguyên tắc, phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại bột giấy hóa học, bột giấy bán hóa. Trong thực tế, phương pháp này không cho kết quả phù hợp với các loại bột giấy có xơ sợi quá dài.
Các tài liệu viện dẫn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4360 (ISO 7213), Bột giấy - Lấy mẫu để thử.
TCVN 4407 (ISO 638), Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô - Phương pháp sấy khô.
TCVN 8202-1 (ISO 5267-1), Bột giấy - Xác định độ thoát nước - Phần 1: Phương pháp Schopper- Riegler.
TCVN 8202-2 (ISO 5267-2), Bột giấy - Xác định độ thoát nước - Phần 2: Phương pháp độ nghiền "Canadian Standard".
TCVN 8847 (ISO 14487), Bột giấy-Nước tiêu chuẩn sử dụng trong các phép thử vật lý.
TCVN 9573-1 (ISO 5263-1), Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học.
ISO 4119, Pulps - Determination of stock concentration (Bột giấy - Xác định nồng độ của huyền phù bột giấy).
Một lượng bột giấy nhất định có nồng độ huyền phù xác định được nghiền giữa lỗ nghiền có các thanh và vỏ nhẵn của cối nghiền, cả hai quay theo cùng một chiều nhưng có tốc độ ngoại vi khác nhau.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu phụ trợ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và:
4.1. Máy nghiền PFI, như mô tả trong Phụ lục A.
Xem Phụ lục B và C.
4.2. Máy đánh tơi, như quy định trong TCVN 9573-1 (ISO 5263-1).
4.3. Cân, có khả năng cân mẫu với độ chính xác ít nhất là ± 0,2 g.
4.4. Nước tiêu chuẩn, loại tinh khiết có độ dẫn điện ≤ 0,25 mS/m ở 25 °C, như quy định trong TCVN 8847 (ISO 14487).
4.5. Bột giấy chuẩn, như mô tả trong Phụ lục C, dùng để kiểm tra quá trình nghiền và được bảo quản trong khoảng thời gian thích hợp để ổn định các tính chất vật lýcủa bột giấy. Bột giấy chuẩn nếu có thể nên cùng loại với loại bột giấy thường được nghiền trong thiết bị nghiền được đề cập. Vì có một số loại bột giấy không ổn định nên có thể cần phải chọn loại bột giấy khác.
Để hạn chế sự thay đổi của bột giấy theo thời gian, bột giấy chuẩn phải được để ở nhiệt độ phòng với độ ẩm tương đối trong khoảng từ 40 % đến 60% trong chỗ tối và không có bụi.
CHÚ THÍCH: Nếu được bảo quản trong điều kiện khuyến cáo, hầu hết các trường hợp, bột giấy chuẩn có thểổn định trong khoảng 10 năm. Sự thay đổi độ bền kéo và độ bền xé sẽ chỉ ra cho thấy bột giấy chuẩn sẽ không ổn định được lâu hơn. Tính ổn định có thể được kiểm tra bằng cách đo độ nhớt của bột giấy chuẩn, ví dụ một năm hai lần.
Nếu quá trình nghiền được thực hiện để đánh giá lô bột giấy thì mẫu sẽ được lấy theo TCVN 4360 (ISO 7213).
Nếu quá trình nghiền được thực hiện với mẫu ở dạng khác thì báo cáo nguồn gốc của mẫu và nếu có thể mô tả quy trình lấy mẫu được sử dụng.
Chọn phần mẫu thử sao cho đại diện cho toàn bộ mẫu nhận được.
Đối với bột giấy ướt hoặc khô gió, hàm lượng chất khô được xác định theo TCVN 4407 (ISO 638). Nếu bột giấy ở dạng huyền phù, xác định hàm lượng chất khô theo ISO 4119.
Lấy phần mẫu thử tương đương với khối lượng (30,0 ± 0,5) g bột khô. Không cắt các tờ bột giấy và tránh sử dụng các mép cắt. Nếu mẫu ở dạng tờ được sấy khô bằng máy hoặc dạng mảnh được sấy khô bằng đèn, thì ngâm bột giấy trong 0,5 L nước tiêu chuẩn (4.4) ở nhiệt độ phòng với thời gian ít nhất là 4 h. Sau khi ngâm, xé bột giấy thành các miếng có kích thướckhoảng 25 mm x 25 mm.Cần thiết phải làm mềm hoàn toàn mẫu bột giấy bằng cách ngâm để đảm bảo quá trình đánh tơi sơ bộ sẽ ảnh hưởng ít nhất đến quá trình nghiền. Bột giấy ướt có thể đánh tơi ngay mà không cần phải ngâm.
Đối với mỗi mẫu thử (mỗi mức độ nghiền) tiến hành quy trình như mô tả từ 7.1 đến 7.3.
7.1. Đánh tơi
Đánh tơi phần mẫu thử ướt ban đầu hoặc phần mẫu thử đã được ngâm nước như mô tả trong TCVN 9573-1 (ISO 5263-1). Sử dụng nước tiêu chuẩn (4.4) ở nhiệt độ (20 ± 5) °C để có được thể tích tổng cộng (2000 ± 25) ml. Phần khối lượng của bột giấy trong máy đánh tơi (4.2) khoảng 1,5 %.
Bột giấy có hàm lượng chất khô ban đầu lớn hơn hoặc bằng 20 % phải được đánh tơi với số vòng quay của cánh khuấy là 30000 vòng, bột giấy có hàm lượng chất khô ban đầu nhỏ hơn 20 % sẽ đánh tơi với số vòng quay của cánh khuấy là 10000 vòng.
Sau khi đánh tơi, kiểm tra bằng mắt xem bột giấy đã được đánh tơi hoàn toàn chưa. Nếu chưa, tiếp tục đánh tơi cho đến khi các xơ sợi hoàn toàn tách khỏi nhau.
CHÚ THÍCH: Vì lý do khí hậu, có thể sử dụng nhiệt độ khác nhiệt độ (20 ± 5) °C, nhưng phải ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
7.2. Cô đặc
Sau khi đánh tơi, cô đặc bột giấy bằng cách lọc qua phễu lọc sứ (Buchner) hoặc một dụng cụ thích hợp đến khi đạt nồng độ trong khoảng từ 11 % đến 20 %. Để tránh thất thoát xơ sợi, lọc lại phần nước lọc qua lớp xơ sợi một vài lần, nếu cần thiết.
Pha loãng bột giấy đã cô đặc bằng nước tiêu chuẩn (4.4) đến tổng khối lượng là (300 ± 5) g tương ứng với phần khối lượng là 10 % huyền phù.
7.3. Nghiền
7.3.1. Điều kiện nghiền
Kiểm tra để đảm bảo điều kiện nghiền chính xác (xem A.2).
Lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao nghiền là (33,3 ±0,10) N/mm, coi như tại một thời điểm chỉ một dao tiếp xúc với cối nghiền. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì vít điều chỉnh khoảng cách được nhả ra trong quá trình nghiền, có nghĩa là không sử dụng khe hở cố định.
Kinh nghiệm cho thấy, đối với một số loại bột giấy, để đánh giá chính xác các tính chất vật lý của bột giấy cần sử dụng lực nghiền trên đơn vị chiều dài của dao nghiền nhỏ hơn. Trong các trường hợp này, lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao nghiền sử dụng là (1,77 ± 0,10) N/mm. Sai khác này phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.
7.3.2. Tiến hành nghiền
Sử dụng các bộ phận nghiền của máy nghiền PFI (4.1) và mẫu thử bột giấy đã cô đặc được chuẩn bị theo 7.1 và 7.2 đến nhiệt độ (20 ± 5) °C (xem Chú thích 7.1). Chuyển phần mẫu bột giấy vào cối nghiền và trát đều lên vách của cối nghiền. Lớp bột giấy được trát đồng đều trên vách cối nghiền sẽ đảm bảo cho thiết bị chạy êm, làm giảm các rung động không cần thiết và đạt được quátrình nghiền ổn định. Bảo đảm không có xơ sợi rơi xuống đáy của cối nghiền trong khoảng diện tích tương ứng với mặt cắt ngang của lô nghiền. Cho lô nghiền vào trong cối nghiền và ép nắp đậy vào đúng vị trí trong cối nghiền.
CẢNH BÁO - Khi nghiền với số vòng quay lớn, nhiệt độ của các bộ phận nghiền trong thiết bị nghiền có thể tăng. Nếu cần thiết, phải làm nguội bằng nước để nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép trước khi tiến hành mẻ nghiền tiếp theo. Nhiệt độ có thể đo bằng nhiệt kế hồng ngoại (IR) hoặc dụng cụ tương tự.
Đặt cối nghiền ở chế độ quay sao cho bột giấy bị bắn ngược vào thành cối và khởi động mô tơ của lô nghiền. Khi cả hai bộ phận nghiền đạt được tốc độ, đặt lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao nghiền như quy định. Tác dụng tải trọng nghiền tại tốc độ không đổi trong khoảng 2 s. Khi tác dụng được toàn bộ tải trọng, thả cánh tay đòn của máy đếm vòng để bắt đầu đếm.
Khi lô nghiền đã đạt được số vòng quay quy định, dừng nghiền bằng cách giải phóng áp lực nghiền. Tắt mô tơ và để cho lô nghiền và cối nghiền tự dừng lại. Nâng nắp lên và để lô nghiền về vị trí bắt đầu.
Chuyển huyền phù bột giấy vào ống đong hoặc cốc đong có thể tích tối thiểu là 2 L. Rửa máy nghiền bằng nước tiêu chuẩn (4.4) và đổ nước rửa đó vào ống đong hoặc cốc đong. Bảo đảm tất cả phần mẫu thử được lấy ra khỏi máy nghiền.
Pha loãng huyền phù bột giấy bằng nước tiêu chuẩn (4.4) đến thể tích (2 000 ± 25) ml và đánh tơi 10 000 vòng trong máy đánh tơi (4.2). Tiến hành quy trình và/hoặc thử nghiệm bột giấy đã được nghiền theo các tiêu chuẩn liên quan. Nếu đo độ thoát nước thì tiến hành trong khoảng thời gian 30 min kể từ lúc nghiền xong. Thực hiện theo quy trình được nêu trong TCVN 8202-1 (ISO 5267-1) hoặcTCVN 8202-2 (5267-2).
Sau mỗi lần nghiền các bộ phận nghiền phải được rửa sạch bằng nước và nếu cần rửa bằng dung môi có khả năng hòa tan nhựa và sau đó rửa lại bằng nước.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử;
c) Thời gian và địa điểm nghiền;
d) Nhiệt độ của nước và nhiệt độ ban đầu của cối nghiền, nếu một trong hai hoặc cả hai nằm ngoàigiới hạn quy định;
e) Số vòng quay sử dụng cho quá trình đánh tơi sơ bộ;
f) Số vòng quay của lô nghiền;
g) Lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao, nếu khác giá trị (3,33 ±0,10) N/mm;
h) Vật liệu làm các bộ phận nghiền, nếu được làm bằng đồng thau;
i) Kết quả nhận được từ phép đo độ thoát nước, nếu có tiến hành;
j) Các điều bất thường quan sát được trong khi tiến hành;
k) Bất kỳ các thao tác không theo quy định của tiêu chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn viện dẫn đếntiêu chuẩn này, hoặc cách đánh giá có thểảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
(quy định)
A.1. Mô tả máy nghiền PFI
A.1.1. Quy định chung
Máy nghiền PFI gồm có lô nghiền, cối nghiền có nắp và bộ phận tải trọng để tạo áp lực nghiền (lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao (xem Hình A.1)). Các bộ phận nghiền được làm bằng thép không gỉ. Lô và cối nghiền quay theo trục thẳng đứng. Khe hở giữa các dao phải được v tròn đến bán kính 5 mm và phải nhẵn.
CHÚ THÍCH: Máy nghiền PFI sản xuất trước đây có các bộ phậnnghiền được làm bằng đồng thau. Các bộ phận nghiền được làm bằng thép không gỉ và các bộ phận nghiền được làm bằng đồng thau sẽ không nhất thiết cho cùng một kết quả nghiền.
Nếu các bộ phận nghiền được làm bằng đồng thau, phải ghi vào báo cáo thử nghiệm.
A.1.2. Lô nghiền
Lô nghiền có 33 dao, mỗi dao dài (50,0 ± 0,1) mm và rộng (5,0 ± 0,2) mm, Các dao được lắp xuyên tâm và song song với trục của lô. Đường kính của lô nghiền khi đo qua các dao sẽ nằm trong khoảng từ 199,5 mm đến 202,0 mm (thường là 201,0 mm), độ sâu khe hở giữa các dao nằm trong khoảng từ 28,0 mm đến 31,0 mm (thường là 30,0 mm). Lô nghiền được truyền động bởi mô tơ có công suất xấp xỉ 1 kW. Tần số quay củalô nghiền, khi không đặt tải trọng là (24,3 ± 0,5) s-1.Số vòng quay được chỉ ra bởi máy đếm. Lô nghiền được truyền động theo chiều ngược kim đồng hồ bởi đai điều chỉnh hoặc đai truyền động.
A.1.3. Cối nghiền
Cối nghiền có đường kính trong (250,0 ± 0,5) mm và chiều cao bên trong là (52,1 ± 0,1) mm. Cối nghiền được truyền động bởi mô tơ có công suất xấp xỉ 0,4 kW. Khi tải trọng bằng “0” và tần số quay của lô nghiền là (24,3 ± 0,5) s-1 thì sai khác giữa vận tốc ngoại vi của cối nghiền và lô nghiền là (6,0 ± 0,2) m/s. Tần số quay của cối nghiền sẽ bằng khoảng một nửa tần số quay của lô nghiền và được cài đặt đúng theo các quy định. Tại tần số quay danh nghĩa của lô nghiền (24,3 ± 0,5) s-1, tần số quay của cối nghiền là (11,8 ± 0,3) s-1. Cối nghiền được truyền động theo chiều ngược kim đồng hồ bằng đai điều chỉnh hoặc đai truyền động.
A.1.4.Cơ cấu tạo tải trọng
Cơ cấu tạo tải trọng có khả năng tạo ra lực nghiền trên đơn vị chiều dài dao xác định và làm việc theo một trong các nguyên tắc sau:
- sử dụng tải trọng tác dụng bởi đòn bẩy ép lô nghiền áp vào vách của cối nghiền;
- sử dụng xy lanh khí nén ép lô nghiền áp vào vách của cối nghiền.
A.1.5. Cơ cấu điều chỉnh khe hở
Cơ cấu để điều chỉnh khe hở, nghĩa là khoảng cách giữa lô nghiền và cối nghiền, bao gồm một vít điều chỉnh khoảng cách khi nghiền và ổn định máy nghiền.
A.2. Điều kiện vận hành
A.2.1. Để bảo đảm độ tái lập của quátrình nghiền thì các điều kiện dưới đây phải được thỏa mãn.
A.2.2. Máy nghiền phải được đặt cân bằng trên một bệ cứng vững, không rung. Sau khi lô nghiền được nhấc lên và quay tới vị trí khóa, thiết lập trạng thái cân bằng bằng cách đặt một ống nivo đi qua đỉnh của tấm đế và điều chỉnh mức thăng bằng.
A.2.3. Lô nghiền và cối nghiền phải chạy đúng tốc độ.
A.2.4. Các đai phải không bị trượt khỏi vị trí. Khi tác dụng lực nghiền, tần số quay của lô nghiền thông thường phải giảm trong khoảng từ 0,3 s-1 đến 0,6 s-1, nhưng ngược lại tần số quay của cối nghiền phải tăng nhẹ.
CHÚ THÍCH: Nếu sử dụng đai điều chỉnh sẽ không xảy ra hiện tượng trượt.
A.2.5. Tải trọng nghiền áp dụng phải chính xác.
A.2.6. Tất cả các phần phải chuyển động tự do, sao cho toàn bộ tải trọng áp dụng phải được chuyển thành áp lực nghiền.
A.2.7. Vít điều chỉnh khoảng cách phải được nới lỏng trong quá trình nghiền.
A.2.8. Lô nghiền và cối nghiền phải sạch và không có các chất bẩn bám vào. Các chất nhựa phải được loại bằng dung môi không ăn mòn.
A.2.9. Phải kiểm tra các điều kiện nghiền chung bằng cách nghiền bột giấy chuẩn (4.5). Nghiền bột giấy chuẩn với số vòng nghiền tiêu chuẩn mà trước đó đã đạt được giá trị độ thoát nước khoảng 50 đơn vị độ nghiền Schopper-Riegler [xem TCVN 8202-1 (ISO 5267-1)] hoặc 200 đơn vị độ nghiền “Canadian Standard” tính bằng mililit [xem TCVN 8202-2 (ISO 5267-2)]. Giá trị độ thoát nước đạt được phải nằm trong khoảng ± 5 % giá trị đã được thiết lập ban đầu.
Kích thước tính bằng milimét
Hình A.1 - Kích thước lô nghiền và cối nghiền của máy nghiền PFl
(quy định)
Kiểm tra và bảo dưỡng máy nghiền PFI
B.1. Quy định chung
Để kiểm tra hiệu quả nghiền của máy nghiền PFI, phải sử dụng bột giấy chuẩn (4.5) để nghiền. Tần suất kiểm tra máy nghiền phụ thuộc vào việc sử dụng máy nghiền và do kinh nghiệm của người vận hành. Ở điều kiện thông thường, hiệu quả của quá trình nghiền sẽ được duy trì trong một thời gian dài.
Nếu hiệu quả nghiền bị giảm có nghĩa là máy sẽ nghiền chậm hơn thông thường, hoặc nếu bề mặt nghiền bị hư hại thì phục hồi lại hiệu quả nghiền theo phương pháp được mô tả trong B.2 và B.3. Thường bắt đầu quy trình với phương pháp mài tinh được mô tả trong B.3.Nếu chưa đạt, sử dụng quy trình mài thô như mô tả trong B.2, sau đó là quy trình mài tinh như mô tả trong B.3.
Nếu hiệu quả của quá trình nghiền tăng, có nghĩa là máy nghiền nhanh hơn thông thường thì phục hồi lại hiệu quả nghiền bằng việc sử dụng quy trìnhổn định như mô tả trong B.4.
B.2. Quy trình mài thô
Đảo ngược hướng quay của mô tơ quay cối nghiền. Cối nghiền sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Xác định vị tri “0”của vít điều chỉnh theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất máy nghiền PFI.
Đặt vít điều chỉnh khoảng cách để có được khe hở giữa các bộ phận nghiền xấp xỉ 2,0 mm. Đặt số vòng quay yêu cầu của lô nghiền (5000 đến 6000) và kiểm tralực nghiền trên đơn vị chiều dài dao (3,33 N/mm). Cho vào cối nghiền 15 g bột silic cacbua (loại lọt qua lưới 90 mm) và 50 ml dầu hòa tan được pha loãng với 50 ml nước. Đảm bảo bột silic cacbua, dầu vànước được trộn đều trước khi cối nghiền được đặt ở trạng thái chuyển động.
CẢNH BÁO - Nếu các thành phần không được trộn đều, bột silic cacbua sẽ có xu hướng bị giữ ở đáy của cối nghiền và sẽ nằm ở cạnh đáy của các dao.
CẢNH BÁO - Để thu được hỗn hợp đồng nhất, việc kiểm soát nhiệt độ là rất quan trọng. Xem phần khuyến cáo trong sổ tay máy nghiền PFI. Khi hỗn hợp không đồng nhất, sẽ có nguy cơ tạo thành các giọt dầu và nước và chúng sẽảnh hưởng tới quá trình nghiền.
Đặt cối nghiền ở trạng thái chuyển động sao cho huyền phù bột văng vào cối nghiền. Dừng cối nghiền. Bảo đảm nắp nằm đúng vị trí trong giá đỡ, lồng lô nghiền vào cối nghiền và ép nắp vào vị trí.
Ngay lập tức khởi động cả hai bộ phận nghiền, tác dụng tải trọng, và cẩn thận giảm khe hở giữa các bộ phận bằng vít điều chỉnh khoảng cách cho tới khi có thể nghe được tiếng mài. Khi tiếng mài đã giảm rõ rệt, tiếp tục giảm khe hở thêm nữa. Khe hở không được nhỏ hơn 0,03 mm tại bất kỳ thời điểm nào.Tiếp tục quá trình giảm khe hở và sau đó mài cho tới khi sự hư hại đã được sửa chữa.
Cuối cùng rửa các bộ phận nghiền và nắp bằng xà phòng và nước. Bảo đảm không còn dầu hoặc bột nghiền còn lại.
B.3. Quy trình mài tinh
Khi quy trình mài thô hoàn thành, tiến hành quy trình mài tinh một hoặc hai lần, sử dụng bột silic cacbua (loại lọt qua lưới 45 mm). Thực hiện quy trình như mô tả trong B.2, sử dụng bột silic cacbua loại khác.
Sử dụng đá mài mịn và sau đó là đá mài bóng, loại bỏ các mép gồ ghề xuất hiện ở cạnh sau của các dao. Rửa toàn bộ lô nghiền.
Quay ngược chiều quay của mô tơ chuyển động của cối nghiền.Cối nghiền sẽ chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ.
B.4. Quy trình ổn định
Sau khi mài theo mô tả trong B2 và/hoặc B3, bề mặt nghiền thường rất thô nhám. Chúng phải được làm nhẵn đến hiệu quả nghiền quy định (giá trị SR/CSF) tại số vòng quy định của lô nghiền bằng cách nghiền hỗn hợp bột giấy và bột silic cacbua (loại lọt qua lưới 45 mm) sử dụng phương pháp “trial-and-error” (sai đâu sửa đấy).
Đặt khe hở giữa các bộ phận nghiền xấp xỉ 2 mm và đặt số vòng quay của lô nghiền (số vòng quay sẽ phụ thuộc vào mức độ thô nhám của máy nghiền). Số vòng quay thích hợp có thể là 10000 vòng.
Cho vào cối nghiền hỗn hợp của 30 g bột giấy và 15 g bột mài silic cacbua (loại lọt qua lưới 45 mm). Nghiền hỗn hợp theo quy trình thông thường (xem 7.3).
Sau khi nghiền, rửa kỹ các bộ phận nghiền bằng xà phòng và nước. Không được để bột và dầu còn lại trên lô nghiền và cối nghiền.
Tháo vít điều chỉnh khoảng cách.
Loại bỏ phần còn lại của bột mài bằng cách nghiền bột giấy trong khoảng thời gian tương ứng với 10000 vòng quay.
B.5. Nghiền để kiểm tra
Sau khi mài hoặc ổn định, tiến hành quy trình nghiền để kiểm tra bằng bột giấy chuẩn (4.5) để kiểm tra giá trị độ nghiền Schopper-Riegler hoặc “Canadian Standard’ (SR/CSF).
Nếu giá trị SR quá cao (giá trị CSF quá thấp) thì lặp lại quy trình ổn định như mô tả trong B.4. Mặt khác nếu giá trị SR quá thấp (giá trị CSF quá cao), lặp lại quy trình mài như mô tả trong B.2 và B.3.
(tham khảo)
Kiểm tra tính ổn định của máy nghiền PFI
C.1. Quy định chung
Khuyến cáo kiểm tra định kỳ tính năng của máy nghiền. Có một số quy trình để kiểm tra tính năng của máy nghiền PFI. Các quy trình được mô tả dưới đây là cách thường được sử dụng. Khuyến cáo các phòng thí nghiệm nên chọn quy trình thích hợp nhất để áp dụng.
C.2. Vật liệu bột giấy chuẩn để nghiền kiểm tra trong nội bộ phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm có thể kiểm tra độ lặp lại của quá trình nghiền của máy nghiền PFI theo một khoảng thời gian nhất định (ví dụ hàng tháng) bằng cách tiến hành quy trình nghiền kiểm tra nội bộ, sử dụng bột giấy chuẩn cùng loại với mẫu bột giấy thường được sử dụng với máy nghiền. Chọn bột giấy chuẩn có các tính chất vật lý ổn định.
Bột giấy chuẩn (gỗ cứng hoặc gỗ mềm) có sẵn của Viện nghiên cứu Giấy và bột giấy Nauy (PFI, biết giá trị hiệu chỉnh và dung sai đối với các tính chất vật lý sau khi nghiền trên máy nghiền PFI).
Bột giấy chuẩn (gỗ cứng và gỗ mềm) có sẵn của FPInnovation1) có giá trị hiệu chỉnh và dung sai đối với các tính chất vật lý sau khi nghiền trên máy nghiền PFI. Có các chỉ dẫn đối với điều kiện nghiền của bột giấy chuẩn của FPInnovation, tuy nhiên tiêu chuẩn PAPTAC C.7[5] quy định quá trình nghiền được thực hiện với lượng bột là 24 g và khe hở khi nghiền là 0,2 mm, và không theo như hướng dẫn của tiêu chuẩn này.
C.3. Thử nghiệm so sánh liên phòng
Bên cạnh việc kiểm tra quá trình nghiền trong nội bộ phòng thí nghiệm, các phòng thí nghiệm nên kiểm tra độ tái lập của quá trình nghiền trên máy nghiền PFI bằng các thử nghiệm liên phòng, trong đó tính năng của máy nghiền được kiểm tra bằng cách so sánh với các phòng thử nghiệm khác.
CHÚ THÍCH: Cả hai quy trình trên có thể được thực hiện trên bột giấy gỗ cứng và gỗ mềm. Một số phòng thí nghiệm còn định rõ máy nghiền PFI cho riêng bột giấy gỗ cứng và cho riêng bột giấy gỗ mềm vì sự khác nhau của hai loạt bột này có thể có các ảnh hưởng khác nhau tới tốc độ của máy nghiền PFI.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1 ] TCVN 8845-1 (ISO 5269-1), Bột giấy - Xeo tờ mẫu trong phòng thí nghiệm để thử tính chất vật lý - Phần 1: Phương pháp thông thường.
[2] TCVN 8845-2 (ISO 5269-2), Bột giấy - Xeo tờ mẫu trong phòng thí nghiệm để thử tính chất vật lý- Phần 2: Phương pháp Rapid-Köthen.
[3] TCVN 8845-3 (ISO 5269-3), Bột giấy - Xeo tờ mẫu trong phòng thí nghiệm để thử tính chất vật lý - Phần 3: Phương pháp thông thường và phương pháp Rapid-Köthensử dụng hệ thống nước khép kín.
[4] ISO 5270, Pulp-Laboratory sheets-Determination of physical properties.
[5] PAPTAC Standard C.7, Laboratory Processing of Pulp (PFI mill).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.