Rubber insulated cables - Rated voltages up to and including 450/750 V - Part 8: Cords for applications requiring high flexibility
Lời nói đầu
TCVN 9615-8:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60245-8:2012;
TCVN 9615-8:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bộ TCVN 9615 gồm các phần sau đây:
1) TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung
2) TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 2: Phương pháp thử
3) TCVN 9615-3:2013 (IEC 60245-3:1994, amendment 1:1997, amendment 2:2011), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 3: Cáp cách điện bằng Silicon chịu nhiệt
4) TCVN 9615-4:2013 (IEC 60245-4:2011), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 4: Dây mềm và cáp mềm
5) TCVN 9615-5:2013 (IEC 60245-5:1994, amendment 1:2003), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 5: Cáp dùng cho thang máy
6) TCVN 9615-6:2013 (IEC 60245-6:1994, amendment 1:1997, amendment 2:2003), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 6: Cáp hàn hồ quang
7) TCVN 9615-7:2013 (IEC 60245-7:1994, amendment 1:1997), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 7: Cáp cách điện bằng cao su etylen vinyl axetat chịu nhiệt
8) TCVN 9615-8:2013 (IEC 60245-8:2012), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 8: Dây mềm dùng cho các ứng dụng đòi hỏi độ mềm dẻo cao
Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7 và Phần 8 quy định cho các loại cáp cụ thể cần được áp dụng cùng với Phần 1 và Phần 2.
CÁP CÁCH ĐIỆN BẰNG CAO SU -ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH ĐẾN VÀ BẰNG 450/750 V - PHẦN 8: DÂY MỀM DÙNG CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐÒI HỎI ĐỘ MỀM DẺO CAO
Rubber insulated cables - Rated voltages up to and including 450/750 V - Part 8: Cords for applications requiring high flexibility
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với dây mềm cách điện bằng cao su và có bọc lưới đan bằng vật liệu dệt ở điện áp danh định bằng 300/300 V dùng cho các ứng dụng đòi hỏi độ mềm dẻo cao, ví dụ như dây bàn là.
Cáp này cần phù hợp với các yêu cầu tương ứng được nêu trong TCVN 9615-1 (IEC 60245-1) và các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này.
1.2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6612 (IEC 60228), Ruột dẫn của cáp cách điện
TCVN 6614-1-1:2008 (IEC 60811-1-1:2001), Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vật liệu làm vỏ bọc của cáp điện và cáp quang - Phần 1-1: Phương pháp áp dụng chung - Đo chiều dày và kích thước ngoài - Thử nghiệm xác định đặc tính cơ
TCVN 6614-1-2:2008 (IEC 60811-1-2:1985, amendment 1:1989, amendment 2: 2000), Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vật liệu làm vỏ bọc của cáp điện và cáp quang - Phần 1-2: Phương pháp áp dụng chung - Phương pháp lão hóa nhiệt
TCVN 6614-2-1:2008 (IEC 60811-2-1:2001), Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vật liệu làm vỏ bọc của cáp điện và cáp quang - Phần 2-1: Phương pháp quy định cho hợp chất đànhồi - Thử nghiệm tính kháng ôzôn, thử nghiệm kéo dẫn trong lò nhiệt và thử nghiệm ngâm trong dầu khoáng
TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), Cáp cách điện bằng cao su - Điện áp danh định đến và bằng 450/750 V- Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998), Cáp cách điện bằng cao su - Điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
IEC 60719, Calculation of the lower and upper limits for the average outer dimemsions of cables with circular copper conductors and of rated voltages up to and including 450/750 V (Tính toán các giới hạn dưới và giới hạn trên đối với các kích thước ngoài trung bình của cáp có ruột dẫn tròn bằng đồng và có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V)
5. Dây mềm có lưới đan và được cách điện bằng EPR dùng cho các ứng dụng đòi hỏi độ mềm dẻo cao
5.1. Ký hiệu mã
9615 TCVN 89 hoặc 60245 IEC 89.
5.2. Điện áp danh định
300/300 V.
5.3. Kết cấu
5.3.1. Ruột dẫn
Số lượng ruột dẫn: 2 hoặc 3.
Ruột dẫn phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong Bảng 4 của TCVN 6612 (IEC 60228) đối với ruột dẫn cấp 6, ngoại trừ điện trở lớn nhất của ruột dẫn ở 20 °Cphải tăng thêm 3 %. Các sợi dây có thể là đồng không phủ hoặc có phủ thiếc.
5.3.2. Lớp phân cách
Lớp phân cách bằng vật liệu thích hợp có thể được bọc quanh từng ruột dẫn.
5.3.3. Cách điện
Cách điện phải là hợp chất EPR loại IE4 được bọc quanh từng ruột dẫn.
Cách điện phải được bọc bằng phương pháp đùn.
Chiều dày cách điện phải phù hợp với giá trị quy định ở cột 2 của Bảng 8.
5.3.4. Chất độn
Chất độn phải là vật liệu dệt.
5.3.5. Cụm lõi và chất độn
Lõi và chất độn bằng vật liệu dệt phải được xoắn với nhau.
Bước xoắn tối đa không được vượt quá 7,5 lần đường kínhcủa cụm lõi. Chiều xoắn phải giống nhauđối với ruột dẫn và lõi.
Có thể sử dụng chất độn ở giữa.
5.3.6. Lưới đan bằng vật liệu dệt bên ngoài
Cụm lõi và chất độn phải được bọc bằng một lưới đan bằng vật liệu dệt:
- số sợi bện nhỏ nhất là: 60;
- số điểm giao nhỏ nhất trên một mét là: 700;
- số ống mang nhỏ nhất: 24.
5.3.7. Đường kính ngoài
Đường kính ngoài trung bình phải nằm trong các giới hạn nêu ở cột 3 và cột 4 của Bảng 8.
5.4. Thử nghiệm
Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu của 5.3 bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm cho ở Bảng 9.
5.4.1. Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu về kết cấu
Đối với 5.3.5, chiều dài bước xoắn phải được xác định bằng cách đo chiều dài của 10 bước xoắn của một mẫu và chia chiều dài này cho 10. Kết quả là chiều dài bước xoắn của lõi đã bố trí.
5.4.2. Thử nghiệm độ mềm dẻo dùng thiết bị có ba ròng rọc
Thử nghiệm này phải được thực hiện theo 3.5 của TCVN 9615-2 (IEC 60245-2).
Số chu kỳ yêu cầu là 2 000 chu kỳ, tức là 4 000 di chuyển đơn và điện áp thử nghiệm phải như quy định trong Bảng 2.
5.4.3. Thử nghiệm xoắn dây
Thử nghiệm này phải được thực hiện theo 3.6 của IEC 60245-2.
5.4.3.1. Mẫu
Để ngăn ngừa vật nặng dùng để kéo lên đến đỉnh của dẫn hướng và đập vào đầu chặn hoặc ra khỏidẫn hướng, phải chuẩn bị mẫu như sau:
a) Phải xoắn mẫu ba lần và buộc chặt tạm thời chỗ xoắn bằng băng dính trước khi đưa mẫu vào thiết bị.
b) Các đầu của mẫu phải được định vị trong các kẹp cố định rồi tháo băng dính ra.
c) Các kẹp cố định phải di chuyển chậm cách xa nhau để đảm bảo rằng mẫu được kéo thẳng khi cáckẹp được kéo ra hoàn toàn với vật nặng dùng để kéo vẫn ở trong dẫn hướng và đạt được độ nângbằng 50 mm quy định ở 3.6.4 của TCVN 9615-2 (IEC 60245-2). Khi đạt được vị tríkéo dãn hoàntoàn, vật nặng dùng để kéo không được tiếp xúc với đầu chặn của dẫn hướng.
d) Nếu hướng kéo thẳng không đạt được thì phải thực hiện đến 30 chu kỳ thử nghiệm chậm trong thời gian đó mẫu phải được thao tác sao cho các chỗ xoắn được phân bố đều hơn trên cả chiều dài mẫu và sao cho không có các nút thắt ở giai đoạn bắt đầu qui trình thử nghiệm.
5.4.3.2. Yêu cầu
Tổng số chu kỳ là 1 500 chu kỳ.
Bảng 7 - Dòng điện thử nghiệm và lực kéo do vật nặng tác dụng vào
Tiết diện danh nghĩa của ruột dẫn | Dòng điện thử nghiệm | Lực kéo tác dụng bởi vật nặng lên dây mềm | |
mm2 |
A | 2 lõi N | 3 lõi N |
0,75 1,0 1,5 | 6 10 16 | 15 20 25 | 20 25 30 |
5.5. Hướng dẫn sử dụng (tham khảo)
Nhiệt độ lớn nhất của ruột dẫn trong sử dụng bình thường: 60 °C.
CHÚ THÍCH: Những hướng dẫn khác còn đang xem xét.
Bảng 8 - Các kích thước đối với kiểu 9615 TCVN 89 hoặc 60245 IEC 89
1 | 2 | 3 | 4 |
Số lượng và tiết diệndanh nghĩa của ruột dẫn | Chiều dày cách điện,giá trị qui định | Đường kính ngoài trung bình | |
Giới hạn trên | Giới hạn dưới | ||
mm2 | mm | mm | mm |
2x0,75 | 0,8 | 5,5 | 7,2 |
2x1 | 0,8 | 5,7 | 7,6 |
2x1,5 | 0,8 | 6,2 | 8,2 |
3 x 0,75 | 0,8 | 5,9 | 7,7 |
3x1 | 0,8 | 6,2 | 8,1 |
3x 1,5 | 0,8 | 6,7 | 8,8 |
Bảng 9 - Các thử nghiệm đối với kiểu 9615 TCVN 89 hoặc 60245 IEC 89
1 | 2 | 3 | 4 | |
STT | Thử nghiệm | Loại thửnghiệm | Phương pháp thử nghiệm được nêu trong | |
|
| Tiêu chuẩn | Điều | |
1 | Thử nghiệm điện |
|
|
|
1.1 | Điện trở ruột dẫn | T, S | TCVN 9615-2 | 2.1 |
1.2 | Thử nghiệm điện áp trên cáp hoàn chỉnhở 2 000 V | T, S | TCVN 9615-2 | 2.2 |
1.3 | Thử nghiệm điện áp trên lõi ở 2 000 V | R | TCVN 9615-2 | 2.2 |
2 | Các yêu cầu đề cập đến đặc tính kết cấu và kích thước |
| TCVN 9615-1 (IEC 60245-1) |
|
2.1 | Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu về kết cấu | T, S | TCVN 9615-1 | xem xét và thử nghiệm bằng tay |
2.2 | Đo chiều dày của cách điện | T, S | TCVN 9615-2 | 1.9 |
2.3 | Lớp bọc bằng lưới đan bằng vật liệu dệt | T, S | TCVN 9615-8 | Phụ lục B |
2.4 | Đo đường kính ngoài |
|
|
|
2.4.1 | Giá trị trung bình | T, S | TCVN 9615-2 | 1.11 |
2.4.2 | Độ ôvan | T, S | TCVN 9615-2 | 1.11 |
2.5 | Thử nghiệm khả năng bám thiếc (ruột dẫn bằng đồng không phủ thiếc) | T | TCVN 9615-2 | 1.12 |
3 | Tính chất cơ học của cách điện |
|
|
|
3.1 | Thử nghiệm kéo trước lão hóa | T | TCVN 6614-1-1 | 9.1 |
3.2 | Thử nghiệm kéo sau lão hóa trong lò không khí | T | TCVN 9615-2 | Điều 4 |
3.3 | Thử nghiệm kéo sau lão hóa trong bình không khí có áp suất | T | TCVN 6614-1-2 | 8.2 |
3.4 | Thử nghiệm kéo dãn trong lò nhiệt | T | TCVN 6614-2-1 | Điều 9 |
4 | Đặc tính cơ của cáp hoàn chỉnh |
|
|
|
4.1 | Thử nghiệm xé | T | TCVN 9615-2 | 3.3 |
4.2 | Thử nghiệm độ mềm dẻo dùng thiết bị có ba ròng rọc | T | TCVN 9615-2 | 3.5 |
4.3 | Thử nghiệm xoắn dây | T | TCVN 9615-2 | 3.6 |
5 | Khả năng chịu nhiệt của lưới đan bằng vật liệu dệt | T | TCVN 9615-2 | 6 |
6 | Thử nghiệm khả năng chịu ôzôn |
|
|
|
| Phương pháp A | T | TCVN 6614-2-1 | 8 |
(qui định)
Phương pháp đo lớp bọc dạng lưới đan bằng vật liệu dệt
B.1 Định nghĩa
B.1.1
Sợi (thread)
Vật liệu dệt đơn chiếc, khi kết hợp với nhau tạo thành lưới đan của cáp.
B.1.2
Ống mang (carrier)
Phần tử để quấn các sợi. Mỗi ống mang có thể có một vài sợi.
B.1.3
Điểm giao (crossing)
Sắp xếp tất cả các sợi của các ống mang để tạo thành lớp bọc bằng lưới đan của cáp.
B.2 Phương pháp thử nghiệm
B.2.1 Số lượng sợi
Số sợi phải được tính bằng cách cộng các số lượng sợi trong từng ống mang.
B.2.2 Các điểm giao trên một mét
Mẫu cáp cần thử nghiệm phải được bố trí theo chiều dọc và được đánh dấu hai điểm chuẩn cách nhau20 mm.
Số điểm giao (xem Hình B.1) phải được đo và ghi lại.
Phải thực hiện ba lần đánh giá. Trung bình của ba lần đánh giá (mỗi lần qui về 1 000 mm) là giá trị của số điểm giao trên mét.
Hình B.1 - Lưới đan bằng vật liệu dệt
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Yêu cầu chung
1.1. Phạm vi áp dụng
1.2. Tài liệu viện dẫn
2. Để trống
3. Để trống
4. Để trống
5. Dây mềm có lưới đan và được cách điện bằng EPR dùng cho các ứng dụng đòi hỏi độmềm dẻo cao
Phụ lục A - Để trống
Phụ lục B (qui định) - Phương pháp đo lớp bọc dạng lưới đan bằng vật liệu dệt
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.