SẢN PHẨM THỦY SẢN BAO BỘT ĐÔNG LẠNH - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THỦY SẢN
Frozen coated fish products - Determination of fish flesh content
Lời nói đầu
TCVN 9216:2012 được xây dựng dựa trên cơ sở AOAC 996.15 Fish Flesh Content (FFC) in Frozen Coated Fish Products;
TCVN 9216:2012 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM THỦY SẢN BAO BỘT ĐÔNG LẠNH - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THỦY SẢN
Frozen coated fish products - Determination of fish flesh content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng thủy sản có trong sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh.
Mẫu sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh được ngâm trong nồi cách thủy ở nhiệt độ và thời gian quy định để tách bỏ lớp bột bao. Cân khối lượng phần thủy sản đã tách lớp bột bao sau khi thấm khô nước.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
3.1. Nồi cách thủy, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 17 oC đến 49 oC.
3.2. Nồi cách thủy, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 17oC đến 30oC.
3.3. Nhiệt kế, loại nhúng, có thể đo chính xác đến ± 1 oC.
3.4. Giá đỡ nhiệt kế, có các kẹp để giữ.
3.5. Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
3.6. Đồng hồ bấm giờ, đọc được đến giây.
3.7. Khăn giấy.
3.8. Dao, có phần lưỡi dài khoảng 10 cm, có đầu tròn.
3.9. Kẹp nhọn.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5276 Thủy sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu[1].
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.
5.1. Chuẩn bị mẫu thử
Duy trì tính toàn vẹn của mẫu thử bằng cách bảo quản trong tủ lạnh đông cho đến khi sẵn sàng để tách lớp bột bao. Khi cân mẫu, cần tính đến khối lượng lớp vỏ.
5.2. Phương pháp xác định
Chuẩn bị nồi cách thủy thứ nhất duy trì ở nhiệt độ từ 17 oC đến 49 oC (3.1) và nồi cách thủy thứ hai ở nhiệt độ từ 17 oC đển 30 oC (3.2).
Dùng cân (3.5) để cân từng phần mẫu thử, chính xác đến 0,1 g và ghi lại khối lượng khi mẫu ở trạng thái đông lạnh. Ngâm và giữ phần mẫu thử trong nồi cách thủy thứ nhất (3.1) cho đến khi lớp bột bao mềm ra và dễ dàng tách ra khỏi phần thủy sản vẫn đang đông lạnh. Lấy phần mẫu thử ra khỏi nồi cách thủy và dùng khăn giấy để thấm hết nước trong vòng 7 s, dùng đồng hồ bấm giờ (3.6). Dùng dao (3.8) cạo và lấy hết lớp bột bao ra khỏi sản phẩm thủy sản.
CẢNH BÁO Sử dụng găng tay bảo vệ để nhúng và giữ mẫu thử trong nồi cách thủy khi nhiệt độ được cài đặt lớn hơn 43 oC.
Nếu phần bột bao khó tách khỏi sản phẩm thủy sản thì nhúng và giữ mẫu đã tách một phần lớp vỏ trong nồi cách thủy thứ hai (3.2) cho đến khi lớp bột bao mềm và có thể dễ dàng tách hết ra khỏi sản phẩm thủy sản vẫn còn đông lạnh. Lấy phần mẫu thử ra khỏi nồi cách thủy thứ hai và dùng khăn giấy (3.7) để thấm hết nước trong vòng 7 s. Dùng dao (3.8) cạo và lấy hết lớp bột bao ra khỏi sản phẩm thủy sản.
Lặp lại quy trình ngâm nhúng, nếu cần và dùng kẹp (3.9) để lấy lớp bột bao ra khỏi những phần khuyết (lỗ, khoảng trống hoặc chỗ lõm) cho đến khi tất cả lớp bột bao được loại hoàn toàn ra khỏi sản phẩm thủy sản vẫn còn đông lạnh. Cân và ghi khối lượng của mẫu đã tách lớp bột bao.
CHÚ THÍCH: Có thể cần thực hiện trước vài lần để xác định nhiệt độ tối ưu của nồi cách thủy, thời gian và số lần ngâm nhúng cần thiết cho mẫu thử. Thời gian ngâm nhúng là thời gian tối thiểu ngâm mẫu trong nồi cách thủy khi có thể tách bỏ lớp bột bao dễ dàng mà sản phẩm thủy sản vẫn trong trạng thái đông lạnh.
Thông thường, chỉ ngâm nhúng mẫu một lần với thời gian tối đa 2,5 min trong nồi cách thủy thứ nhất và ngâm nhúng hai lần, mỗi lần tối đa 30 s trong nồi cách thủy thứ hai.
Tính hàm lượng thủy sản của phần mẫu thử, X, bằng phần trăm khối lượng (%), theo công thức sau đây:
X =
Trong đó:
m0 là khối lượng của phần mẫu thử ban đầu, tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng của phần mẫu thử đã bỏ lớp bột bao, tính bằng gam (g).
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã dùng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã dùng (viện dẫn tiêu chuẩn này);
d) tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc túy ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thu được.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 5276 Thủy sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.