ISO GUIDE 33:2015
MẪU CHUẨN - THỰC HÀNH TỐT TRONG SỬ DỤNG MẪU CHUẨN
Reference materials - Good practice in using reference materials
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Ký hiệu
5 Quy ước
6 RM và vai trò của RM trong đo lường
6.1 Ứng dụng chung của RM
6.2 Giá trị tính chất
6.3 Công bố độ không đảm bảo
6.4 Công bố liên kết chuẩn
7 XửlýRMvàCRM
8 Đánh giá độ chụm
8.1 Quy định chung
8.2 Số các phép đo lặp lại
8.3 Yêu cầu đối với RM
8.4 Phép đo
8.5 Xử lý dữ liệu
8.6 Tính và đánh giá độ chụm
9 Đánh giá độ chệch
9.1 Quy định chung
9.2 Cách tiếp cận kiểm tra độ chệch
9.3 Sử dụng dữ liệu độ chệch
10 Hiệu chuẩn
10.1 Quy định chung
10.2 Thiết lập liên kết chuẩn đo lường
10.3 Mô hình hiệu chuẩn
11Ấn định giá trị cho các vật liệu khác
11.1 Quy định chung
11.2 Vật liệu tinh khiết
11.3 Phép đo trọng lượng và thể tích
12 Thang đo quy ước
12.1 Quy định chung
12.2 Thang đo pH
12.3 Sốoctan
13 Lựa chọnCRMvà RM
13.1 Quy định chung
13.2 Lựa chọn CRM
13.3 Lực chọn RM
13.4 Sự liên quan tới hệ thống đo
Phụ lục A (tham khảo) Các đặc trưng chính của mẫu chuẩn với các ứng dụng thông thường
Phụ lục B (tham khảo) Mô hình hiệu chuẩn và mô hình độ không đảm bảo kèm theo
Phụ lục C (tham khảo) Sai lầm quyết định
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 8891:2017 thay thế TCVN 8056:2008 (ISO Guide 33:2000) và TCVN 8891:2011 (ISO Guide 32:1997).
TCVN 8891:2017 hoàn toàn tương đương với ISO Guide 33:2015.
TCVN 8891:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/M1 Mẫu chuẩn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra những khuyến nghị chung về việc sử dụng các RM. Các khuyến nghị này được minh họa bằng các ví dụ thực tế trên thế giới, ở một chừng mực nào đó chúng cũng phản ảnh mức độ phức tạp gắn với các RM. Mức độ chi tiết này được coi là hữu ích đối với bất kỳ ai có trách nhiệm về quản lý chất lượng trong phòng thí nghiệm, như người soạn thảo, người xem xét, người quản lý và người đánh giá các quy trình, hướng dẫn công việc, quy trình vận hành tiêu chuẩn và tương tự.
Các ứng dụng chính của mẫu chuẩn là việc hiệu chuẩn, thiết lập liên kết chuẩn, xác nhận phương pháp, ấn định giá trị cho các vật liệu khác và kiểm soát chất lượng.
MẪU CHUẨN - THỰC HÀNH TỐT TRONG SỬ DỤNG MẪU CHUẨN
Reference materials - Good practice in using reference materials
1.1 Tiêu chuẩn này mô tả thực hành tốt trong sử dụng mẫu chuẩn (RM) và mẫu chuẩn được chứng nhận (CRM) đặc biệt trong các quá trình đo. Những ứng dụng này bao gồm việc đánh giá độ chụm và độ đúng của các phương pháp đo, kiểm soát chất lượng, ấn định giá trị cho vật liệu, hiệu chuẩn và thiết lập thang đo quy ước. Tiêu chuẩn này cũng liên hệ các đặc trưng chính của các loại RM khác với các ứng dụng khác nhau.
1.2 Đối với CRM, liên kết chuẩn đo lường của các giá trị tính chất tới thang đo quốc tế hoặc các chuẩn đo lường khác đã được thiết lập. Đối với RM không phải là CRM, loại liên kết chuẩn này của các giá trị tính chất thường chưa được thiết lập. Tuy nhiên, các RM này có thể vẫn được sử dụng để đánh giá các phần của quy trình đo, bao gồm cả đánh giá các mức độ chụm khác nhau.
1.3 Ứng dụng chính của RM bao gồm việc kiểm soát độ chụm (Điều 8), đánh giá độ chệch (Điều 9), hiệu chuẩn (Điều 10), chuẩn bị hiệu chuẩn RM (Điều 11) và duy trì thang đo quy ước (Điều 12).
CHÚ THÍCH: Không phải tất cả các loại RM đều có thể được sử dụng cho tất cả các mục đích chỉ ra.
1.4Việc chuẩn bị RM cho hiệu chuẩn cũng là một phần phạm vi áp dụng của TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2]. Việc xử lý trong tiêu chuẩn này được giới hạn ở các nguyên tắc cơ bản về chuẩn bị RM quy mô nhỏ và ấn định giá trị, như được sử dụng bởi phòng thí nghiệm để hiệu chuẩn thiết bị. Việc sản xuất các RM quy mô lớn, với mục đích phân phối không nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Loại hoạt động này được đề cập trong TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2].
1.5 Việc xây dựng chuẩn công tác, ví dụ như sử dụng trong phân tích khí tự nhiên, hóa học lâm sàng và ngành công nghiệp dược phẩm không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Loại hoạt động này được đề cập trong TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2].
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bảnmới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
TCVN 8890 (ISO Guide 30), Mẫu chuẩn - Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng cho mẫu chuẩn
TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM: 1995)
TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM).
CHÚ THÍCH: "Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo" được gọi là "GUM", trong khi "Từ vựng quốc tế về thuật ngữ cơ bản và chung trong đo lường" được gọi là "VIM".
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) và TCVN 8890 (ISO guide 30) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1
Mẫu chuẩn (reference material)
RM
Vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định đối với một hay nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến trong quá trình đo.
CHÚ THÍCH 1: RM là một thuật ngữ chung.
CHÚ THÍCH 2: Các tính chất có thể là định lượng hoặc định tính, ví dụ: nhận biết về chất hoặc loại.
CHÚ THÍCH 3: Việc sử dụng có thể gồm hiệu chuẩn hệ thống đo, đánh giá quy trình đo, ấn định giá trị cho các vật liệu khác và kiểm soát chất lượng.
CHÚ THÍCH 4: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)[1] có định nghĩa tương tự (5.13), nhưng giới hạn thuật ngữ "phép đo" để áp dụng cho giá trị định lượng. Tuy nhiên, Chú thích 3 của TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 5.13 (VIM), nêu cụ thể cả các tính chất định tính, được gọi là"tính chất danh nghĩa".
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.1.1]
3.2
Mẫu chuẩn được chứng nhận (certified reference material)
CRM
Mẫu chuẩn (RM) đặc trưng bằng quy trình có hiệu lực đo lường đối với một hoặc nhiều tính chất quy định, cùng với giấy chứng nhận RM cung cấp giá trị của tính chất quy định, độ không đảm bảo kèm theo và công bố về liên kết chuẩn đo lường.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm giá trị bao gồm tính chất danh nghĩa hoặc thuộc tính định tính như nhận dạng hoặctrình tự. Độ không đảm bảo đối với các thuộc tính như vậy có thể được biểu thị bằng xác suất hoặc mức tin cậy.
CHÚ THÍCH 2: Quy trình có hiệu lực đo lường đối với việc sản xuất và chứng nhận RM được cho trong TCVN 7366 (ISO Guide 34) và TCVN 8245 (ISO Guide 35).
CHÚ THÍCH 3: TCVN 7962 (ISO Guide 31)[7]đưa ra hướng dẫn về nội dung của giấy chứng nhận RM.
CHÚ THÍCH 4: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007) có định nghĩa tương tự (5.14).
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.1.2]
3.3
Giá trị tính chất (property value)
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.2.1]
3.4
Giá trị được chứng nhận (certified value)
Giá trị, ấn định cho tính chất của mẫu chuẩn (RM) đi kèm với công bố về độ không đảm bảo và công bố về liên kết chuẩn đo lường, được xác định như trong giấy chứng nhận RM.
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.2.3]
3.5
Giá trị biểu thị (indicative value)
Giá trị thông tin
Giá trị tham khảo
Giá trị của đại lượng hoặc tính chất của mẫu chuẩn được cung cấp chỉ để tham khảo.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị biểu thị không thể sử dụng làm mốc quy chiếu trong chuỗi liên kết chuẩn đo lường.
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.2.4]
3.6
Chất hiệu chuẩn (calibrant)
Mẫu chuẩn được sử dụng cho việc hiệu chuẩn thiết bị đo hoặc quy trình đo.
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30), 2.1.21]
3.7
Vật liệu kiểm soát chất lượng (quality control material)
Mẫu chuẩn được sử dụng cho việc kiểm soát chất lượng phép đo.
[NGUỒN: TCVN 8890 (ISO Guide 30)]
α | rủi ro sai lỗi loại một (sai lầm loại I) |
β | rủi ro sai lỗi loại hai (sai lầm loại II) |
c2 | Khi bình phương |
d | độ chệch đo |
k | hệ số phủ |
sw | độ lệch chuẩn được tính từ các quan trắc lặp lại |
σwo | độ lệch chuẩn yêu cầu trong phòng thí nghiệm |
u[] | độ không đảm bảo chuẩn của tham số trong dấu ngoặc đơn |
U[] | độ không đảm bảo mở rộng của tham số trong dấu ngoặc đơn |
uCRM | độ không đảm bảo chuẩn gắn với giá trị tính chất của CRM |
uđo | độ không đảm bảo chuẩn gắn với giá trị thu được bằng cách đo CRM |
uchuẩnbị | độ không đảm bảo gắn với giá trị thu được từ chuẩn bị chất hiệu chuẩn |
xCRM | giá trị tính chất quy định của CRM |
xđo | giá trị thu được bằng cách đo CRM |
xchuẩn bị | giá trị thu được từ chuẩn bị chất hiệu chuẩn |
trung bình của các quan trắc lặp lại |
Trong tiêu chuẩn này, các quy ước dưới đây được sử dụng.
5.1 Đại lượng đo được quy định theo cách ở đó có sự tồn tại một'giá trị thực' duy nhất nhưng không thể biết được.
5.2Tất cả các phương pháp thống kê sử dụng trong tiêu chuẩn này đều dựa trên các giả định dưới đây.
a) Giá trị được chứng nhận là ước lượng tốt nhất về giá trị thực tính chất của CRM.
b) Mọi sự biến động gắn với vật liệu (nghĩa là tính đồng nhất) hoặc quá trình đo là ngẫu nhiên và theo phân bố xác suất chuẩn. Các giá trị của xác suất đã nêu trong tiêu chuẩn này giả định là có tính chuẩn. Xác suất có thể khác nhau nếu có sai lệch so với tính chuẩn.
5.3 Khái niệm "mẫu chuẩn được chứng nhận" (CRM) như được sử dụng trong tiêu chuẩn này cũng bao gồm các RM có giá trị tính chất kèm theo công bố về liên kết chuẩn đo lường hay độ không đảm bảo đo. Các giá trị tính chất này giả định là nhận được thông qua việc mô tả đặc trưng như đề cậptrong TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2].
5.4 Khi thuật ngữ RM được sử dụng trong tiêu chuẩn này nghĩa là có thể sử dụng bất kỳ RM nào cho mục đích mô tả. Việc sử dụng CRM là một lựa chọn, nhưng thường không phải là lựa chọn kinh tế nhất. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp RM sẽ được sử dụng không có công bố về các giá trị tính chất, độ không đảm bảo và liên kết chuẩn.
5.5Các giá trị được đưa ra như "biểu thị", "tham khảo", "thông tin" hoặc được xác định khác khi không bao gồm công bố về liên kết chuẩn đo lường hay độ không đảm bảo đo, được coi là không phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng đo lường đòi hỏi giá trị được gán cho đại lượng đo, ví dụ như hiệu chuẩn hoặc ấn định giá trị cho các vật liệu khác. Tuy nhiên những giá trị này hữu ích để xác nhận xem RM có phù hợp cho việc kiểm soát độ chụm hoặc cho các ứng dụng khác không yêu cầu giá trị tính chất hay không.
5.6 Trong toàn bộ tiêu chuẩn này, luật lan truyền độ không đảm bảo được sử dụng. Các phương pháp khác về lan truyền độ không đảm bảo cũng có thể được áp dụng và trong một số trường hợp các phương pháp khác đó được yêu cầu theo từng trường hợp ứng dụng. Hướng dẫn thêm về những vấn đề này được nêu trong GUM và các phần bổ sung.
6 RM và vai trò của RM trong đo lường
6.1.1Các RM và đặc biệt là CRM được sử dụng rộng rãi cho các mục đích sau đây:
- Hiệu chuẩn thiết bị hoặc quy trình đo (Điều 10):
- Thiết lập liên kết chuẩn đo lường (Điều 9, Điều 10 và Điều 11):
- Xác nhận phương pháp (Điều 8 và Điều 9);
- Ấn định giá trị cho các vật liệu khác (Điều 11);
- Kiểm soát chất lượng phép đo hoặc quy trình đo (Điều 8 và Điều 9);
- Duy trì thang đo quy ước (Điều 12).
Hình 1 đưa ra phác thảo về phép đo, bao gồm cả lấy mẫu và chuẩn bị mẫu. Vai trò có thể có của các CRM được chỉ ra.
Hình 1 - Lược đồ của một phép đo và vai trò của CRM trong đó
6.1.2 Các tài liệu tiêu chuẩn cho hệ thống chất lượng của phòng thí nghiệm, ví dụ TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025)[4] và TCVN 7782 (ISO 15189)[5], yêu cầu các kết quả đo có liên kết chuẩn đo lường và thiết bị đo được hiệu chuẩn. Liên kết chuẩn đo lường là điều kiện tiên quyết để đạt được các kết quả đo lường có thể so sánh và phù hợp.
VÍ DỤ: Rượu vang có tỷ lệ thể tích 12% cồn có thể được so sánh hữu ích với rượu vang khác có tỷ lệ thể tích 13,5 % cồn.
6.1.3 Công chúng nói chung thường cho rằng các kết quả đo được thể hiện bằng các đơn vị thích hợp là có thể so sánh. Để đáp ứng kỳ vọng tiềm ẩn này của dữ liệu đo, phòng thí nghiệm cần đảm bảo tất cả các thiết bị được hiệu chuẩn đúng, bằng cách sử dụng các chuẩn đo lường đã được liên kết chuẩn đo lường tới sự thể hiện của đơn vị liên quan. Trong nhiều trường hợp, đơn vị này là một phần của SI, Hệ đơn vị quốc tế.
6.1.4 Danh sách tóm tắt các đặc trưng chính của RM, quy chiếu chéo đến các ứng dụng phổ biến của RM được đưa ra trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
6.2.1 Quy định chung
6.2.1.1Các CRM đặc trưng cho một hoặc nhiều tính chất. Các giá trị tính chất này đi kèm với
a) quy định kỹ thuật rõ ràng về tính chất liên quan,
b) công bố về độ không đảm bảo,
c) công bố về liên kết chuẩn đo lường,
d) thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận.
Người sử dụng cần xác nhận rằng tất cả thông tin này là có sẵn dưới hình thức rõ ràng.
6.2.1.2 Không nên sử dụng giá trị biểu thị cho bất kỳ việc sử dụng CRM nào được mô tả trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ sử dụng trong thực tế đối với các giá trị biểu thị không phải luôn nhất quán với tiêu chuẩn này.
6.2.2 Quy định kỹ thuật về tính chất
6.2.2.1 Quy định kỹ thuật rõ ràng về tính chất liên quan hỗ trợ rất lớn trong việc quyết định xem CRM có thích hợp với ứng dụng dự kiến hay không. Người sử dụng CRM có trách nhiệm đánh giá tính phù hợp của vật liệu đối với mục đích dự kiến.
VÍ DỤ: Đối với các nguyên tố vết trong đất, điều quan trọng là xác định xem đó là hàm lượng tổng, hàm lượng thu được bằng sự phá hủy không hoàn toàn (ví dụ: nước cường toan), hàm lượng có thể lọc lấy nước hoặc là một loại cụ thể có chứa nguyên tố vết.
6.2.2.2 Giá trị tính chất cần được đưa ra theo đơn vị thích hợp, tốt nhất là đơn vị SI. Giá trị tính chất cần được đưa ra với số các chữ số thích hợp, tránh làm mất độ chính xác một cách không cần thiết và đưa ra ấn tượng sai lầm về độ chính xác.
CHÚ THÍCH: Điều 7 GUM [TCVN 9595-3-2:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2006)] đưa ra hướng dẫn về làm tròn kết quả đo và độ không đảm bảo kèm theo.
6.3.1Công bố độ không đảm bảo cần được hiểu rõ ràng, trong số các cân nhắc khác có yêu cầu có sẵn tất cả thông tin cần thiết để chuyển đổi độ không đảm bảo được công bố thành độ không đảm bảo chuẩn. Nếu độ không đảm bảo mở rộng được cho, thì hệ số phủ thích hợp thường là đủ cho sự chuyển đổi này.
VÍ DỤ: Giấy chứng nhận hiệu chuẩn cho trạng thái hỗn hợp khi đối với tỷ lệ lượng chất của cacbon mônôxit như sau:
xco = (41 122 ± 28) µmol/mol (k = 2)
Độ không đảm bảo mở rộng là 28 µmol/mol. Độ không đảm bảo chuẩn thu được bằng cách sử dụng
µmol mol-1 = 14 µmol mol-1
6.3.2 Nếu khoảng phủ được cho, thì hàm mật độ xác suất (giả định) của giá trị tính chất cần được quy định, bao gồm cả xác suất phủ (ví dụ 95 %) của khoảng công bố. Khoảng đó có thể là không đối xứng. Đôi khi, có thể cần đưa ra các giả định bổ sung liên quan, ví dụ, hệ số phủ thích hợp. Trong các trường hợp đó, cần tuân theo hướng dẫn của GUM [6.3, TCVN 9595-3-2:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2006)].
VÍ DỤ: Hàm lượng cácbon trong than khí được quy định là 760,1 mg/g và độ không đảm bảo được công bố là 2,1 mg/g. Chú thích dưới đây bổ sung cho công bố độ không đảm bảo: "Độ không đảm bảo được biểu thị là khoảng tin cậy 95 %. Nó có thể áp dụng khi mẫu chuẩn được sử dụng cho mục đích hiệu chuẩn".
Từ báo cáo chứng nhận, rõ ràng là các giá trị được chứng nhận đã thu được từ thử nghiệm liên phòng và do đó sẽ hợp lý khi giả định là phân bố chuẩn. Nửa độ rộng của khoảng tin cậy 95 % bằng 1,96 lần độ lệch chuẩn. Tuy nhiên không có sự khác biệt thực tế với việc sử dụng hệ số (phủ) là 2, tương ứng với phân bố chuẩn ở mức tin cậy 95,45 %.
Độ không đảm bảo chuẩn thu được bằng mg/g = 1,05 mg/g
6.3.3 Độ không đảm bảo công bố cần được đưa ra theo cùng đơn vị với giá trị tính chất, hoặc cách khác, được thể hiện như là một phần của giá trị tính chất (nghĩa là như độ không đảm bảo mở rộng tương đối). Nếu các phân số như vậy được sử dụng, thì cần xác định xem việc chuyển đổi thành độ không đảm bảo chuẩn tuyệt đối có thể được thực hiện một cách rõ ràng hay không.
CHÚ THÍCH: Mặc dù các phân số đó bao gồm phần trăm, phần nghìn và phần triệu (ppm), nhưng không có phân số nào trong các phân số này được khuyến nghị cho mục đích này, do sự không rõ ràng của chúng.
6.3.4 CRM được kèm theo giấy chứng nhận công bố trong số các thông tin khác, tính chất được chứng nhận, giá trị của chúng và độ không đảm bảo kèm theo (xem 6.2.1.1). Trong phạm vi của tiêu chuẩn này không mô tả cách thiết lập độ không đảm bảo gắn với các giá trị tính chất, nhưng điều quan trọng là hiểu được những thành phần đóng góp chính tiềm ẩn.
CHÚ THÍCH: Chi tiết liên quan đến việc thiết lập bảng thành phần độ không đảm bảo đối với các giá trị tính chất được đưa ra trong TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2].
Những đóng góp chính vào độ không đảm bảo gắn với các giá trị tính chất của CRM bao gồm:[2]
- độ không đảm bảo từ mô tả đặc trưng;
- độ không đảm bảo do độ ổn định dài hạn;
- độ không đảm bảo do độ ổn định ngắn hạn (độ ổn định của vật liệu ở các điều kiện vận chuyển);
- độ không đảm bảo do độ biến động giữa các đơn vị bao gói.
6.3.5 Trong một số trường hợp, hiểu biết chi tiết về các phần khác nhau của bảng thành phần độ không đảm bảo có thể là hữu ích, đặc biệt nếu thành phần như vậy là lớn nhất. Thông tin này có thể có sẵn từ nhà sản xuất CRM.
6.3.6 Không phải tất cả công bố độ không đảm bảo kèm theo các giá trị tính chất trong giấy chứng nhận CRM được tạo ra trước những năm cuối 1990 đều bao gồm các ảnh hưởng về tính không đồng nhất và độ không ổn định của mẻ. Độ không đảm bảo nêu trong giấy chứng nhận cần bao gồm tất cả các yếu tố có thểảnh hưởng đến sự phân tán của các giá trị tính chất trong mẻ và theo thời gian. Cuối cùng, độ không đảm bảo công bố cần áp dụng được với gói đơn lẻ để sử dụng trong quá trình đo[2].
CHÚ THÍCH: Nếu độ không đảm bảo công bố quá nhỏ, thì độ không đảm bảo mở rộng có mức phủ thấp hơn mức công bố.
6.3.7 RM không đi kèm với các giá trị tính chất, cần có thông tin liên quan đến tính đồng nhất (giữa các đơn vị bao gói) và độ ổn định dài hạn của các tính chất mà RM có thể được sử dụng. Người sử dụng cần xác nhận xem thông tin này được cung cấp theo hình thức có thể sử dụng để đánh giá sự phù hợp của RM hay không. Đánh giá như vậy có thể bao gồm việc sử dụng thông tin liên quan đến tính đồng nhất và độ ổn định trong các phép tính độ không đảm bảo tiếp theo.
6.4.1 Liên kết chuẩn đo lường là một tính chất của kết quả đo. Vì giá trị thu được trong mô tả đặc trưng của RM (giá trị tính chất) là kết quả đo, nên nó cũng có thể có thuộc tính này. Đặc trưng chính của các giá trị tính chất của CRM là liên kết chuẩn đo lường của chúng được thiết lập rõ.
6.4.2 Người sử dụng CRM cần xác nhận các giá trị tính chất đi kèm với công bố liên quan đến liên kết chuẩn đo lường của các giá trị này. Công bố này cần thông báo cho người sử dụng về thang đo mà các giá trị này quy chiếu, để có thể xác nhận xem CRM có thích hợp với việc sử dụng dự kiến hay không.
CHÚ THÍCH: Trong hầu hết các trường hợp, thang đo là đơn vị SI.
6.4.3 Để cho phép giải thích các công bố về liên kết chuẩn đo lường, các nội dung dưới đâylà cần thiết, và cần được nêu trong giấy chứng nhận hay tài liệu khác đi kèm CRM:
a) quy định kỹ thuật về đại lượng đo;
b) đơn vị mà giá trị tính chất có thể quy về;
c) phương pháp sử dụng để xử lý/biến đổi mẫu và quy trình/kỹ thuật đo được sử dụng trong mô tả đặc trưng;
d) cách tiếp cận mô tả đặc trưng (ví dụ: một phương pháp, hai phương pháp, nhiều phòng thí nghiệm, v.v...).
CHÚ THÍCH: Tài liệu đi kèm CRM có thể được đưa ra bằng các cách khác nhau, như trang tin điện tử, thư điện tử hay xuất bản trong tài liệu mở.
6.4.4 Bên cung cấp kết quả đo chịu trách nhiệm hỗ trợ công bố liên kết chuẩn đo lường đối với kết quả hay giá trị đó. Trong trường hợp CRM, nhà sản xuất RM phải chịu trách nhiệm này. Trách nhiệm của người sử dụng là xem xét sự phù hợp của liên kết chuẩn đo lường đối với mục đích dự kiến của mình.
6.4.5 Để đánh giá công bố liên kết chuẩn đo lường, người sử dụng có thể yêu cầu nhiều thông tin hơn thông tin được cung cấp trong giấy chứng nhận. Công bố liên kết chuẩn đo lường thường được hỗ trợ bằng các mục đề cập trong 6.4.3.
Người sử dụng RM cần xem xét kỹ lưỡng thông tin này và đánh giá sự phù hợp đối với mục đích của RM cụ thể cho việc sử dụng dự kiến. Người sử dụng RM cần kiểm tra tính sẵn có của thông tin quy định trong điều này để hỗ trợ việc đánh giá. Nếu các phần thiết yếu của thông tin này không có sẵn, RM có thể không phù hợp đối với ứng dụng.
7.1Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn bảo quản, vì chúng là một phần của các điều kiện trong đó giá trị tính chất và độ không đảm bảo kèm theo có hiệu lực. Sử dụng RM và CRM không thích hợp có thể gây bất lợi cho hiệu năng của quy trình đo và cần luôn tránh.
7.2 Ngày hết hiệu lực trong giấy chứng nhận cần được lưu ý. Không nên sử dụng CRM quá thời hạn này.
7.3 Đặc biệt đối với các CRM cho phép sử dụng nhiều lần, điều quan trọng là phải đảm bảo thùng chứa giữ CRM được đóng kín thích hợp và được bảo quản một cách phù hợp. Trong một số trường hợp, có thể cần đóng gói lại phần vật liệu còn lại. Nếu không, các giá trị tính chất công bố có thể trở nên mất giá trị và CRM không sử dụng được hoặc không đáng tin cậy. Người sử dụng cần tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất về khía cạnh này.
7.4 Cần lưu ý cỡ mẫu con nhỏ nhất. Mẫu con nhỏ hơn có thể không đại diện.
7.5 Lấy mẫu con các CRM cần được thực hiện theo cách mà mẫu con được lấy để sử dụng phản ánh các tính chất của gói hoàn chỉnh. Mặt khác, theo thời gian, vật liệu còn lại của CRM có thể không còn đại diện cho mẻ đã được sản xuất và chứng nhận nữa, và do đó các giá trị và độ không đảm bảo nêu trong giấy chứng nhận không còn giá trị nữa.
CHÚ THÍCH 1: Thường cần đồng nhất hóa lại các CRM, trước khi có thể thực hiện lấy mẫu con. Hướng dẫn đó thường được đưa ra trong tài liệu đi kèm CRM.
CHÚ THÍCH 2: Cái gọi là CRM "dùng một lần" được thiết kế để sử dụng như là một phần đơn lẻ. Thông thường, một đơn vị chỉ chứa mẫu đủ cho một hoặc hai phép đo. Tuy nhiên, khi vật liệu dùng một lần được thiết kế để sử dụng như một phần đơn, thì không nên chia nhỏ.
8.1.1 Việc kiểm tra độ chụm của quy trình đo khi được phòng thí nghiệm áp dụng liên quan đến việc so sánh độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm ở các điều kiện lặp lại (hoặc các điều kiện quy định khác) và giá trị yêu cầu của độ lệch chuẩn đó.
CHÚ THÍCH: Thước đo độ chụm là độ lệch chuẩn ở các điều kiện lặp lại hoặc tái lập.
8.1.2 Đánh giá độ chụm có thể là một phần của hoạt động phòng thí nghiệm thực hiện khi xây dựng hay xác nhận giá trị phương pháp. Các thực nghiệm đó tốt nhất nên được thực hiện trên các RM bao trùm phạm vi của phương pháp về chất nền (hoặc những biến động trong chất nền) và các mức giá trị tính chất[6]. Việc đánh giá cũng có thể bao gồm nhiều phòng thí nghiệm. Hướng dẫn thêm về đánh giá độ chụm trong nghiên cứu phòng thí nghiệm được đưa ra trong TCVN 6910 (ISO 5725) [7] [12].
8.1.3 Các kết quả kiểm tra định kỳ quy trình đo có thể được ghi trên biểu đồ kiểm soát chất lượng. Biểu đồ kiểm soát độ rộng có thể được sử dụng cho mục đích này [13].
8.2.1 Để đánh giá xác thực độ chụm trong khoảng tin cậy yêu cầu, số phép đo lặp cần thiết có thể được ước lượng bằng kiểm nghiệm c2. Số phép đo lặp n yêu cầu phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị αvà β và đối giả thuyết được chọn cho đánh giá độ chụm. Thảo luận về xác suất α và β, đi kèm với rủi ro loại I và II trong kiểm nghiệm giả thuyết thống kê được cho trong Phụ lục C.
8.2.2 Bảng 1 thể hiện quan hệ giữa bậc tự do n (trong trường hợp này n = n -1) và tỷ số giữa độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm của quá trình đo và giá trị yêu cầu của độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm σwođối với các giá trị β khác nhau tại α = 0,05.
VÍ DỤ: Với n = 10 xác suất để phương sai của kết quả đo sẽ vượt qua kiểm nghiệm c2 thích hợp (xem 8.6) tại α = 0,05 là không quá 1 % khi độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm σwcủa quá trình đo bằng hoặc lớn hơn 2,85 lần giá trị σwo yêu cầu.
Bảng 1 - Tỷ số giữa độ lệch chuẩn của quá trình đo với giá trị yêu cầu đối với các giá trị β vàbậc tự do n khác nhau tại α = 0,05
n | α = 0,05 | |||
β =0,01 | β =0,05 | β =0,1 | β = 0,5 | |
1 | 159,5 | 31,3 | 15,6 | 2,73 |
2 | 17,3 | 7,64 | 5,33 | 2,08 |
3 | 6,25 | 4,71 | 3,66 | 1,82 |
4 | 5,65 | 3,65 | 2,99 | 1,68 |
5 | 4,47 | 3,11 | 2,62 | 1,59 |
6 | 3,80 | 2,77 | 2,39 | 1,53 |
7 | 3,37 | 2,55 | 2,23 | 1,49 |
8 | 3,07 | 2,38 | 2,11 | 1,45 |
9 | 2,85 | 2,26 | 2,01 | 1,42 |
10 | 2,67 | 2,15 | 1,94 | 1,40 |
12 | 2,43 | 2,01 | 1,83 | 1,36 |
15 | 2,19 | 1,85 | 1,71 | 1,32 |
20 | 1,95 | 1,70 | 1,59 | 1,27 |
24 | 1,83 | 1,62 | 1,52 | 1,25 |
30 | 1,71 | 1,54 | 1,46 | 1,22 |
40 | 1,59 | 1,45 | 1,38 | 1,19 |
60 | 1,45 | 1,35 | 1,30 | 1,15 |
120 | 1,30 | 1,24 | 1,21 | 1,11 |
8.3.1 Để đánh giá độ chụm phép đo, RM cần có đủ độ đồng nhất và ổn định. Độ ổn định của RM đối với tất cả các tính chất quan tâm ít nhất cần đủ cho khoảng thời gian thực hiện các phép đo kiểm tra độ chụm. Nếu cần, cần có biện pháp phòng ngừa cụ thể để theo dõi độ ổn định của RM được sử dụng. Biện pháp phòng ngừa đó có thể bao gồm việc chứng minh độ ổn định của quá trình đo đang nghiên cứu bằng phương tiện khác, như sử dụng CRM, hoặc bằng cách sử dụng quá trình đo khác có độ ổn định đã được chứng minh.
8.3.2 Khi sử dụng RM cho việc lập biểu đồ kiểm soát, kết quả chênh lệch có thể do các vấn đề về độ ổn định của RM gây ra, chứ không phải là các vấn đề về hệ thống đo. Những người sử dụng RM cần nhận thức về khả năng này và tính đến khi phân tích nguyên nhân gốc rễ.
8.3.3 Mặc dù RM được sử dụng để đánh giá việc khai thác độ chụm không nhất thiết cần biết trước, các giá trị tính chất có thể liên kết chuẩn đo lường đối với các tính chất quan tâm, thước đo độ chụm có thể phụ thuộc vào giá trị danh nghĩa của đại lượng đo, vì vậy sự hiểu biết về các giá trị danh nghĩa của tham số quan tâm thường được yêu cầu để đánh giá tính thích hợp của RM được lựa chọn để kiểm tra.
8.3.4 Hướng dẫn chung hơn về các khía cạnh xem xét liên quan đến sự phù hợp của RM có thể thấy trong Điều 13.
8.4.1Người sử dụng cần thực hiện các phép đo lặp lại độc lập. "Độc lập", theo nghĩa thực tế nghĩa là kết quả lặp lại không bị ảnh hưởng bởi các phép đo trước đó. Thực hiện các phép đo lặp lại nghĩa là lặp lại toàn bộ qui trình. Ví dụ, trong phân tích hóa học vật liệu rắn, cần lặp lại qui trình từ việc cân phần chia thử nghiệm tới việc đọc hoặc tính toán kết quả cuối cùng.
VÍ DỤ: Nếu phép đo chì trong RM đất trồng bao gồm cả lấy mẫu con, phá hủy các phần thử nghiệm, sau đó là đo các phần ước, thì các kết quả là độc lập chừng nào việc lấy mẫu con, phá hủy và đo còn liên quan. Ngược lại, nếu một phần ước được đo nhiều lần, thì độ lệch chuẩn thu được chỉ bao gồm những ảnh hưởng lặp lại của việc đo một phần ước.
Trước khi bắt đầu công việc thực nghiệm, điều rất quan trọng là kiểm tra phần nào của quá trình được mô tả bằng độ lệch chuẩn σwo. Trong nhiều tài liệu tiêu chuẩn thử nghiệm, độ lặp lại đã nêu đề cập đến toàn bộ phương pháp thử tiêu chuẩn. Do đó phép đo để đánh giá độ lặp lại của phương pháp thử đó cần được thực hiện cho phù hợp, tức là lặp lại phương pháp thử đối với mỗi mẫu (con) và mọi mẫu (con) hoàn chỉnh.
8.4.2 Có thể có các phép đo lặp lại độc lập theo nhiều cách tùy thuộc vào bản chất của quá trình. Tuy nhiên, không nên lặp lại song song vì sai số mắc phải ở một bước bất kỳ của quy trình có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các lần lặp lại. Ngoài ra, các bước như hiệu chuẩn thiết bị đo cũng có thể cần có trong quá trình lặp lại.
VÍ DỤ: Trong trường hợp phân tích quặng sắt, tiến hành lặp lại qui trình phân tích ở các thời điểm khác nhau và bao gồm việc hiệu chuẩn thích hợp. Trong trường hợp này, độ lệch chuẩn được tính từ các phép lặp lại cũng bao gồm những đóng góp từ tính biến động hằng ngày và hiệu chuẩn.
8.5.1 Dữ liệu thu được trước tiên cần phải được xem xét kỹ lưỡng đối với mọi bất thường. Dữ liệu được xác định là không có giá trị về mặt kỹ thuật cần phải loại bỏ, bất kể chúng có phù hợp với phân bố xác suất (giả định) của bộ dữ liệu đầy đủ hay không. Các kết quả không có giá trị về mặt kỹ thuật thường là do những bất thường trong xử lý và/hoặc đo mẫu.
8.5.2 Loại bất thường thứ hai bao gồm những quan trắc có các giá trị dường như cách xa từ các quan trắc khác trong bộ dữ liệu. Thường xuyên, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy lý do kỹ thuật và khi đó cần loại bỏ các dữ liệu này. Nếu không có giải thích kỹ thuật, thì dữ liệu có thể được xem xét kỹ đối với các giá trị bất thường có thể có bằng cách sử dụng các phương pháp được mô tả trong TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)[8] hoặc TCVN 8006-4 (ISO 16269-4)[14]. Các giá trị bất thường cần được loại bỏ hoặc trong các trường hợp hiếm (ví dụ: lỗi tính toán) được thay thế bằng dữ liệu đã hiệu chính. Bất cứ khi nào có thể, các giá trị bất thường chỉ được loại bỏ trên cơ sở kết quả của nhiều hơn một kiểm nghiệm giá trị bất thường. Như một quy tắc, cần giữ các giá trị lộn xộn trong bộ dữ liệu.
CHÚ THÍCH 1: Quá nhiều giá trị bất thường nghi ngờ cho thấy có vấn đề trong quá trình đo.
CHÚ THÍCH 2: Việc loại bỏ các giá trị bất thường và đặc biệt là loại bỏ các giá trị lộn xộn sẽ làm giảm độ phân tán trong bộ dữ liệu và do đó có thể làm cho giá trị của độ lệch chuẩn của quá trình đo nghiên cứu là quá nhỏ.
CHÚ THÍCH 3: Việc sử dụng hầu hết các kiểm nghiệm giá trị bất thường yêu cầu giả định liên quan đến hình dạng (dự kiến) của hàm mật độ xác suất của dữ liệu. Nếu giả định đó không phù hợp với bản chất dữ liệu, thì không thể áp dụng kiểm nghiệm giá trị bất thường như vậy.
8.6.1 Độ chụm của quá trình đo được đánh giá bằng cách so sánh độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm ở các điều kiện lặp lại với giá trị yêu cầu về độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm, σwo.
Tính giá trị trung bình, , và độ lệch chuẩn, sw:
(1) | |
(2) |
trong đó
xi là kết quả riêng lẻ:
n là số kết quả không bao gồm các giátrị bất thường.
8.6.2 Tính tỷ số sau:
(3) |
trong đó σwolà giá trị yêu cầu của độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm.
(4) |
là phân vị mức 0,95 của phân bố c2ở bậc tự do (n - 1) chia cho bậc tự do (n - 1)
Giải thích về c2:
Không có bằng chứng là quá trình đo không chụm như yêu cầu.
Có bằng chứng là quá trình đo không chụm như yêu cầu.
CHÚ THÍCH: Giá trị đối với c2 có thể được lấy từ bảng hoặc tính bằng phần mềm. Có thể thấy chúng ở nhiều tài liệu bao gồm cả Tài liệu tham khảo (15).
9.1 Quy định chung
9.1.1Kiểm tra độ chệch là ứng dụng chính trong phòng thí nghiệm. Nó có thể được thực hiện như một phần của việc đảm bảo chất lượng của các kết quả đo, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp hoặc cả hai. Đối với kiểm tra độ chệch, điều cần thiết là chuẩn quy chiếu dựa vào đó độ chệch được kiểm tra là đáng tin cậy và có liên kết chuẩn đo lường.
9.1.2 CRM được sử dụng cho đánh giá độ chệch làphù hợp nếu loại vật liệu và các tính chất quan tâm phù hợp với việc sử dụng dự kiến. Người sử dụng cần xác nhận sự phù hợp của CRM trước khi đánh giá độ chệch.
9.1.3 Có thể sử dụng vật liệu kiểm soát chất lượng (QCM) và RM không được đặc trưng khác để đánh giá độ chụm (xem Điều 8), nhưng do thiếu giá trị tính chất có liên kết chuẩn đo lường, nên không thể sử dụng để đánh giá độ chệch đo.
CHÚ THÍCH: Việc chuẩn bị vật liệu kiểm soát chất lượng được đề cập trong TCVN 11461 (ISO Guide 80)[3].
9.1.4 Trong điều này, đưa ra hướng dẫn về đánh giá độ chệch. Xác định độ chụm được đề cập trong Điều 8 của tiêu chuẩn này.
9.2 Cách tiếp cận kiểm tra độ chệch
9.2.1Việc sử dụng CRM cho mục đích kiểm tra độ chệch góp phần vào nền tảng đo lường của kết quả đo. Đây là hoạt động cần thiết trong việc xác nhận hiệu lực quy trình đo. Nếu kết quả đo sử dụng cùng một CRM, hướng đến cùng một đại lượng đo có liên kết chuẩn đo lường, thì các kết quả này không có độ chệch đáng kể. Trong trường hợp này, quy trình đo tạo ra các kết quả có thể liên kết tới cùng một mốc quy chiếu.
9.2.2Chênh lệch quan trắc được giữa giá trị đo được và giá trị tính chất nêu trong giấy chứng nhận cần nhỏ hơn độ không đảm bảo chuẩn kèm theo chênh lệch đó, nghĩa là.
(5) |
CHÚ THÍCH: Lựa chọn hệ số phủ yêu cầu hàm mật độ xác suất (giả định) và mức phủ. Thường 95 % được sử dụng là mức phủ, nhưng sự lựa chọn này có thể phụ thuộc vào ứng dụng.
9.2.3 Nếu điều kiện (5) có thể áp dụng, thì giá trị đo được và giá trị tính chất phù hợp với nhau trong độ không đảm bảo tương ứng của chúng. Vì giá trị tính chất của CRM có thể liên kết chuẩn đo lường tới một vài mốc quy chiếu nhất định, lý tưởng là SI, theo điều kiện này thì kết quả thu được đối với CRM xác nhận liên kết chuẩn đo lường của các kết quả thu được từ quy trình đo.
9.2.4Người sử dụng cần hiệu chuẩn thiết bị độc lập với CRM được sử dụng cho kiểm tra độ chệch. Sau đó phòng thí nghiệm đánh giá tính chính xác trong việc thực hiện tất cả các bước trong quy trình đo bằng cách so sánh kết quả với giá trị tính chất đã công bố. Nếu phòng thí nghiệm có thể sử dụngcùng một quy trình đo đối với các mẫu thường xuyên, thì có thể chứng minh liên kết chuẩn đo lường của kết quả tới mốc quy chiếu công bố đối với giá trị tính chất của CRM.
CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, có thể cần sửa đổi một số phần của quy trình đo khi áp dụng cho CRM. Những sửa đổi trong quy trình đo thường xuyên cần thiết để đo CRM có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của việc đánh giá. Các sửa đổi cần thiết càng nhiều (hay khắt khe), thì đánh giá càng trở nên kém hữu ích.
CHÚ THÍCH 2: Trong các trường hợp khi quy trình đo xác định đại lượng đo, ví dụ: đo lường enzim, thay đổi trong quy trình đo sẽ thay đổi việc xác định đại lượng đo.
9.2.5 Đánh giá độ chệch phương pháp như được đề cập trong điều này không giới hạn ở việc sử dụng một CRM đơn lẻ. Trong thực tế, nếu có sẵn nhiều CRM, thì khuyến nghị sử dụng nhiều hơn một CRM để kiểm tra phương pháp trong dãy các giá trị của đại lượng đo liên quan đến phạm vi của phương pháp.
9.3 Sử dụng dữ liệu độ chệch
9.3.1 Có thể sử dụng trực tiếp các ước lượng độ chệch thu được từ các CRM sử dụng trong hiệu chuẩn để đưa ra các hiệu chính. Sự hiệu chính đó có thể là cộng vào, nhân lên hoặc kết hợp chúng. Hiểu biết về mô hình hiệu chuẩn và đặc thù của nó là cần thiết để quyết định cách áp dụng hiệu chính.
9.3.2 Trong thử nghiệm, hiệu chính độ chệch thậm chí còn phức tạp hơn, vì biểu hiện của các CRM có thể không phản ánh hoàn toàn biểu hiện của mẫu thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, khuyến nghị cải tiến phương pháp để loại bỏ độ chệch, hơn là cố gắng điều chỉnh nó. Một số phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đưa ra tiêu chí đối với độ chệch chấp nhận được.
CHÚ THÍCH: Nếu biểu hiện của CRM không thích hợp và quy trình đo không thể cải thiện thì CRM không phù hợp để sử dụng cho đánh giá độ chệch đối với quy trình đo đang nghiên cứu.
9.3.3 Biểu thức đối với độ chệch được cho bằng
d = xđo-xCRM | (6) |
và độ không đảm bảo chuẩn kèm theo được đánh giá bằng cách sử dụng
(7) |
9.3.4 Nếu độ chệch lớn, nghĩa là |d| > U(d), thường cần tìm ra nguyên nhân gây độ chệch và làm giảm hoặc loại bỏ nó.
CHÚ THÍCH: U(d) = k ∙ u (d), trong đó k là hệ số phủ được lựa chọn thích hợp.
9.3.5 Nếu không thể giảm đủ hay loại bỏ hoàn toàn độ chệch, thì kết quả đo cần được hiệu chính đối với độ chệch và độ không đảm bảo gắn với độ chệch cần phải tính đến trong đánh giá độ không đảm bảo. Hiệu chính có thể là cộng vào hoặc nhân lên, phụ thuộc vào việc chúng có phụ thuộc vào giá trị của đại lượng cần hiệu chính hay không.
9.3.6 Nếu độ chệch quan trắc không được hiệu chính và là đáng kể thì cần tính đến nó trong bảngthành phần độ không đảm bảo. Xấp xỉ thô để cộng bình phương của độ chệch (nghĩa là: d2) vào bảng thành phần độ không đảm bảo để giải thích cho độ chệch lớn, không hiệu chính.
9.3.7 Nếu độ chệch được đánh giá qua một dãy giá trị đối với đại lượng đo, thì có thể tính độ chệch trung bình với độ không đảm bảo kèm theo. Cách tiếp cận chung được đưa ra trong GUM [TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2006), F.2.4.5]
10.1 Quy định chung
10.1.1 CRM rất cần thiết đối với hiệu chuẩn. Các CRM cần phù hợp để hiệu chuẩn thiết bị liên quan tới
a) dạng vật lý,
b) sự thích hợp của tính chất (các tính chất) được chứng nhận,
c) dãy giá trị và sự thích hợp của chúng đối với phạm vi đo,
d) sự thích hợp trong phản ánh của nó về biểu hiện của mẫu thường xuyên (tính chuyển đổi).
10.1.2 Có thể cần sử dụng một tập hợp các CRM cho hiệu chuẩn phương tiện đo, đặc biệt nếu có thể có sai lệch của tính năng tỷ lệ của số đọc phương tiện đối với giá trị tính chất.
10.1.3Độ không đảm bảo gắn với giá trị tính chất cần được sử dụng trong đánh giá độ không đảm bảo đo do hiệu chuẩn. Với mục đích này, có thể sử dụng luật lan truyền độ không đảm bảo của GUM, hoặc bất kỳ cơ chế nào khác đối với lan truyền phân bố xác suất hay độ không đảm bảo.
10.2 Thiết lập liên kết chuẩn đo lường
10.2.1Sử dụng CRM cho hiệu chuẩn thiết bị là cách thích hợp để thiết lập liên kết chuẩn đo lường đối với chức năng hiệu chuẩn có được từ thiết bị này. Thông thường các giá trị tính chất của CRM được sử dụng trong mô hình hiệu chuẩn.
10.2.2 Trong một số trường hợp CRM thích hợp chỉ có sẵn dưới dạng chất tinh khiết, trong khi phương pháp hiệu chuẩn yêu cầu một dạng vật lý khác. Nếu là trường hợp này thì giá trị thu được trong chuẩn bị chất hiệu chuẩn và độ không đảm bảo kèm theo cần được sử dụng trong quá trình đo.
10.2.3 Mức độ đảm bảo chất lượng nhất định cần được áp dụng khi hiệu chuẩn thiết bị với các CRM. Ít nhất là, cần kiểm tra việc hiệu chuẩn với QCM thích hợp, chất hiệu chuẩn được sử dụng trước đây hoặc bằng một số phương tiện khác cho thấy lần hiệu chuẩn cuối cùng thống nhất với các lần hiệu chuẩn trước đây.
CHÚ THÍCH: Kiểm tra tính nhất quán của hiệu chuẩn có thể kết hợp với các phương tiện đảm bảo chất lượng khác đảm bảo tính hiệu lực của kết quả đo.
10.3 Mô hình hiệu chuẩn
10.3.1 Việc sử dụng các CRM cho mục đích hiệu chuẩn từ quan điểm thiết lập liên kết chuẩn đo lường và đánh giá độ không đảm bảo đo khá đơn giản. Giá trị ấn định cho tính chất quan tâm được đưa vào tính toán giá trị ấn định cho (các) mẫu được đo. Phụ lục B của tiêu chuẩn này mô tả ba trường hợp được sử dụng phổ biến cách giá trị của CRM đưa vào tính toán, cụ thể là
- hiệu chuẩn một điểm,
- hiệu chuẩn kẹp,
- hiệu chuẩn nhiều điểm.
10.3.2 Hiệu chuẩn một điểm là phương pháp đơn giản nhất; một chất hiệu chuẩn (trong bối cảnh này là CRM) được sử dụng để hiệu chuẩn phương tiện đo, sau đó được sử dụng để ấn định giá trị cho mẫu được đo.
10.3.3 Hiệu chuẩn kẹp yêu cầu hai chất hiệu chuẩn, một có giá trị tính chất lớn hơn giá trị của mẫu và một có giá trị tính chất nhỏ hơn các giá trị của mẫu. Bằng các phương pháp nội suy tuyến tính giữa hai chất hiệu chuẩn, các giá trị được ấn định cho các mẫu khác.
10.3.4 Hiệu chuẩn nhiều điểm được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong hóa phân tích để thực hiện hiệu chuẩn thiết bị đo. Bộ chất hiệu chuẩn được đo và dựa trên đáp ứng đo được, hồi quy phi tuyến thường được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa đáp ứng đo được và đại lượng đo cần đo.
CHÚ THÍCH: Dạng đơn giản của mối quan hệ phi tuyến là một đường thẳng.
10.3.5 Các biểu thức đối với ấn định giá trị trên cơ sở ba cách tiếp cận chính này và đánh giá độ không đảm bảo kèm theo được đưa ra trong Phụ lục B.
11 Ấn định giá trị cho các vật liệu khác
11.1 Quy định chung
11.1.1Đặc biệt trong hiệu chuẩn thiết bị, CRM thường được sử dụng để chuẩn bị các RM khác bằng phương pháp trộn, pha loãng hoặc phương pháp khác. Giá trị tính chất đối với RM chuẩn bị mới một phần dựa trên giá trị tính chất của CRM dùng để chuẩn bị. Các ứng dụng này được bao hàm trong tiêu đề chung "ấn định giá trị cho các vật liệu khác". Các phương pháp chuẩn bị bao gồm phép đo trọng lượng và thể tích.
11.1.2 Ứng dụng này của CRM được sử dụng rất thường xuyên. Trong thực tế, hầu hết các hiệu chuẩn thực hiện trong hóa phân tích được dựa trên vai trò này của CRM. Vật liệu tinh khiết thường được sử dụng để chuẩn bị hỗn hợp hoặc dung dịch để sau đó chúng được sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị. Đôi khi các hỗn hợp hay dung dịch này được pha loãng thêm trước khi sử dụng. Nồng độ, lượng chất hoặc phép đo thành phần nhất định khác có thể được tính trên cơ sở dữ liệu sạch và dữ liệu chuẩn bị.
Nếu thiết bị sử dụng trong quá trình chuẩn bị được hiệu chuẩn thích hợp và các điều kiện môi trường được theo dõi phù hợp thì có thể thu được các giá trị tính chất có liên kết chuẩn đo lường với SI.
CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện môi trường có thể đóng vai trò chủ yếu trong tính chính xác của phép đo trọng lượng. Đặc biệt khi việc cân các đồ vật nặng, như bình ga, xylanh khí, có thể đóng vai trò quan trọng. Nhu cầu kiểm soát các điều kiện môi trường phụ thuộc vào sự nghiêm ngặt trong việc đánh giá độ không đảm bảo và mức độ chính xác mong muốn.
CHÚ THÍCH 2: Phép đo hàm lượng, trong số các phép đo khác, phụ thuộc vào nhiệt độ. Các ảnh hưởng này có thể nhỏ đối với các thành phần độ không đảm bảo khác trong phòng thí nghiệm thực địa, nhưng chúng không nhỏ đối với các nguồn khác của độ không đảm bảo trong quá trình đo thể tích.
11.1.3 Kiểm tra tính nhất quán của các giá trị ấn định cho những chất hiệu chuẩn này được khuyến nghị. Có thể thực hiện kiểm tra
- bằng cách so sánh chất hiệu chuẩn mới với chất hiệu chuẩn cũ, đã được xác nhận giá trị sử dụng,
- bằng cách đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng chất hiệu chuẩn mới như một phần của kiểm soát chất lượng, ví dụ: bằng cách đo QCM.
11.1.4 So sánh chất hiệu chuẩn mới với chất hiệu chuẩn cũ, đã được xác nhận giá trị sử dụng là cần thiết nếu việc hiệu chuẩn có tác động quan trọng đến toàn bộ hiệu năng của quy trình đo. Cần so sánh giá trị được tính từ việc chuẩn bị chất hiệu chuẩn mới (xchuẩn bị) với giá trị sử dụng chất hiệu chuẩn cũ (xđo). Chất hiệu chuẩn cũ, đã được xác nhận giá trị sử dụng được sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị dùng để so sánh. Chất hiệu chuẩn mới được xác nhận nếu
trong đó k ký hiệu cho hệ số phủ được lựa chọn phù hợp ở mức phủ 95 %. Trong hầu hết các trường hợp, k = 2 là lựa chọn thích hợp [xem TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2006), Điều 7 đối với hướng dẫn thêm về lựa chọn hệ số phủ].
Thay vì áp dụng tiêu chí ở trên, chất hiệu chuẩn mới cũng có thể được coi là có hiệu lực nếu hiệu quan trắc (xchuẩn bị - xđo) nhỏ so với độ không đảm bảo được yêu cầu bởi phương pháp đo hoặc thử nghiệm.
11.2 Vật liệu tinh khiết
11.2.1 Vật liệu tinh khiết đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập liên kết chuẩn đo lường trong nhiều lĩnh vực đo, đặc biệt nhưng không giới hạn trong hóa học.
CHÚ THÍCH:"Tinh khiết" là một khái niệm lý tưởng hóa, như là tính đồng nhất hay độ ổn định. Trong thực tế, không có vật liệu nào tinh khiết tuyệt đối.
11.2.2 Đối với phép đo thành phần, vật liệu tinh khiết thường tạo nên nền tảng của cái được gọi là "chuỗi liên kết chuẩn", nghĩa là nó là liên kết đầu tiên giữa vật liệu tinh khiết và phép đo thành phần của chất quan tâm. Mọi vật liệu sử dụng cho mục đích này cần được định rõđặc điểm về các tạp chất và các vật liệu này cần được xác định và định lượng là phù hợp với việc sử dụng dự kiến.
VÍ DỤ 1: Nitơ (cấp 6.0) thường bao gồm một vài nmol/mol benzen. Tạp chất này rất không thích hợp khi tạo ra hỗn hợp khí tự nhiên tổng hợp (khi tỷ lệ lượng chất nitơ thường là từ 0,5 cmol/mol đến 20 cmol/mol và của benzen, dù chỉ một chút, trong phạm vi 1 µmol/mol đến 10 µmol/mol), nhưng nó rất thích hợp khi đưa ra tiêu chuẩn chất lượng không khí (trong đó tỷ lệ lượng benzen mục tiêu là 5 nmol/mol đến 50 nmol/mol).
VÍ DỤ 2: Sự có mặt của các tạp chất trong vật liệu được sử dụng cho các điểm cố định trên thang đo nhiệt độ dẫn đến những sai lệch do, ví dụ: hạ nhiệt độ đóng băng.
11.2.3 Nhiều hóa chất và vật liệu tinh khiết khác đi kèm với dữ liệu liên quan đến tạp chất. Thông tin này chỉ hữu ích trong bối cảnh đo lường nếu nó quy định
- đơn vị đo (ví dụ mol/mol nếu được thể hiện bằng tỷ lệ lượng chất),
- độ không đảm bảo gắn với các giá trị được ấn định.
VÍ DỤ 1: Đối với phòng thử nghiệm phân tích chất gây ô nhiễm dạng vết trong đất, một chất hiệu chuẩn được chuẩn bị với hóa chất tinh khiết mới dựa vào chất hiệu chuẩn cũ thường đủ để so sánh, từ đó vết đãđược thiết lập mà không bị chệch đáng kể. Sự thiết lập đó có thể có được từ, ví dụ phân tích lặp lại QCM, PTM (vật liệu thử nghiệm thành thạo), hoặc sử dụng CRM.
VÍDỤ 2: Nhà sản xuất tạo ra chất hiệu chuẩn cho phòng thử nghiệm cần cung cấp dữ liệu thành phần có liên kết chuẩn đo lường và do đó thực hiện một sự nhận biết và định lượng đầy đủ về các tạp chất của vật liệu tinh khiết (bao gồm cả chất nền).
11.2.4 Phân tích tính tinh khiết không giới hạn với các vật liệu tinh khiết được hòa tan, pha loãng hay làm cách khác phù hợp cho phép đo thành phần hóa học. Dung môi, chất khí nền, v.v... cũng cần trải qua phân tích tính tinh khiết, vì nó cũng có thể bao gồm các đại lượng tạp chất phát hiện được có thể có ảnh hưởng đến kết quả đo.
Trong đo lường và thử nghiệm, phân tích tính tinh khiết có thể được tiến hành như kiểm tra thuốc thử trắng, nghĩa là kiểm tra xem mức độ tạp chất có đủ nhỏ để bỏ qua trong các bước tiếp theo của quy trình đo hay không.
11.3 Phép đo trọng lượng và thể tích
11.3.1Phép đo trọng lượng và thể tích được sử dụng rộng rãi như là kỹ thuật để chuẩn bị chất hiệu chuẩn.
11.3.2 Giá trị tính chất của chất hiệu chuẩn được tính dựa trên quy trình sử dụng để chuẩn bị chúng.
11.3.3 Độ không đảm bảo gắn với các giá trị tính chất có thể thu được bằng cách sử dụng luật lan truyền về độ không đảm bảo và mô hình được chỉ ra trong 10.3.1.
11.3.4 Nhiều chất hiệu chuẩn không ổn định theo thời gian đối với một hay nhiều tính chất. Để có được các kết quả có hiệu lực trong hiệu chuẩn thiết bị, các giá trị tính chất ấn định trước đó cho chất hiệu chuẩn vẫn cần có hiệu lực trong phạm vi độ không đảm bảo tương ứng của chúng. Có thể cần thực hiện một loại kiểm tra độ ổn định nhất định.
11.3.5 Kiểm tra độ ổn định của chất hiệu chuẩn có thể được thực hiện theo nhiều cách. Một số phương pháp là
a) bằng cách tiến hành thử nghiệm độ ổn định;
b) bằng cách so sánh các kết quả đo thu được nhờ sử dụng chất hiệu chuẩn mới và cũ trên cùng một mẫu, PTM hoặc QCM;
c) bằng cách hiệu chuẩn thiết bị với chất hiệu chuẩn cũ và đo chất hiệu chuẩn mới, tiếp theo là so sánh giá trị đo được với giá trị được ấn định cho chất hiệu chuẩn;
d) kiểm tra toàn bộ quy trình đo với CRM độc lập.
Thử nghiệm độ ổn định có thể khó khăn, nhưng có thể là cần thiết nếu có các lựa chọn. Thử nghiệm độ ổn định được đề cập trong TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2].
11.3.6Các giá trị được ấn định cho chất hiệu chuẩn cần có hiệu lực đối với toàn bộ thời hạn sử dụng của chúng. Các phòng thí nghiệm cần đặt ra thời hạn sử dụng đó cho chất hiệu chuẩn để thực hiện kiểm tra cụ thể sự không cần thiết và dựa vào việc kiểm soát chất lượng tin cậy đề phát hiện các vấn đề của chất hiệu chuẩn.
Nếu thời hạn sử dụng cần được xác định, chất lượng của chất hiệu chuẩn cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo liên kết chuẩn đo lường của các kết quả thu được, đặc biệt nếu chúng được sử dụng trong khoảng thời gian dài.
12.1 Quy định chung
12.1.1Nhiều thang đo đã được sử dụng từ những nền văn minh đầu tiên. Hầu hết chúng đều có nguồn gốc là qui ước, độc lập và không chính xác. Tiến bộ khoa học và kỹ thuật cũng như thương mại quốc tế kéo theo nhu cầu và khả năng có một hệ đơn vị quốc tế duy nhất, hợp lý, nhất quán, SI, đã được chấp nhận chính thức trên toàn cầu. Tuy nhiên, một số loại phép đo nhất định không thể áp dụng được SI, cần phải thiết lập, duy trì vàsử dụng các đơn vị qui ước nhất định không thuộc phạm vi của SI. Trong các trường hợp khác, đơn vị liên quan đến đại lượng cần đo nằm trong khuôn khổ của SI nhưng việc tái tạo đơn vị đó theo định nghĩa về kỹ thuật là khó khăn và tốn kém. Do đó sẽ thuận lợi hơn nếu thực hiện phép đo trên thang đo thực tế của các giá trị qui chiếu ấn định cho tính chất vật liệu. Mặc dù thang giá trị qui chiếu và thang đo qui ước về lý thuyết là khác nhau nhưng chúng tương tự về mặt sử dụng mẫu chuẩn và do đó chúng cùng được coi là thang đo qui ước.
12.1.2 Thang đo qui ước dựa trên các giá trị ấn định cho mẫu chuẩn. Giá trị ấn định được nêu trong qui định kỹ thuật tiêu chuẩn, các khuyến nghị quốc tế hoặc các tài liệu tham khảo khác; do đó, mẫu chuẩn tạo ra một điểm mốc trên thang đo qui ước cần có chất lượng như nhau trên toàn thế giới. Các CRM thuộc loại này được chứng nhận đối với các giá trị tính chất, nghĩa là chúng được đo bằng thiết bị tiêu chuẩn với phép đo quy chiếu.
12.1.3 Bằng chứng cho thấy các CRM chỉ đảm bảo các điểm mốc của một thang đo. Phép đo trên một thang đo đòi hỏi một điểm mốc và một hàm toán học đi qua nó, hoặc hai hoặc nhiều điểm mốc với phương tiện nội suy cho trước giữa chúng.
CHÚ THÍCH: Có một số thang đo gián đoạn đặc biệt, ví dụ như thang đo Mohs' để đo độ cứng trong phép thử địa chất. Thang đo này dựa trên mười khoáng chất được ấn định mười cấp độ cứng: mỗi khoáng chất cứng hơn lại xóa đi loại ít cứng hơn.
12.1.4Thang đo qui ước có hai thành phần cơ bản: mẫu chuẩn được chứng nhận, cung cấp (các) điểm mốc, và quy định kỹ thuật tiêu chuẩn (hoặc tài liệu tương tự), cung cấp phương pháp đo. Cả hai thành phần cần được xác định nghiêm ngặt để đảm bảo tính tương thích của phép đo trên thang đo qui ước.
Quy định kỹ thuật tiêu chuẩn cung cấp thông tin chi tiết cần thiết để thiết lập và sử dụng thang đo dựa trên các giá trị ấn định; hoặc có thể đưa ra các giao thức đối với các qui trình thực nghiệm và tính toán được sử dụng trong các phép đo tùy thuộc vào các giả định. Nên qui định các yêu cầu của mẫu chuẩn được chứng nhận trong cùng một quy định kỹ thuật tiêu chuẩn trong đó mô tả phương pháp đo. Bằng các CRM cần thiết và quy định kỹ thuật tiêu chuẩn liên quan, người sử dụng có thể tạo lập thang đo và với sự trợ giúp của thang đo này, người sử dụng có thể do mẫu hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo.
12.1.5 Để ước lượng độ không đảm bảo của phép đo trên thang đo, người sử dụng cần xem xét độ không đảm bảo khi tạo ra thang đo và độ không đảm bảo kèm theo việc xác định các điểm mốc của nó bằng CRM. Đôi khi, người sử dụng đòi hỏi mức độ không đảm bảo trong sử dụng cuối thấp hơn độ không đảm bảo của điểm mốc được xác định bởi CRM (ví dụ trong phép đo pH của máu). Người sử dụng cần nhận thức rằng độ không đảm bảo của phép đo trên thang đo nhất thiết phải cao hơn độ không đảm bảo của điểm mốc. Các phép đo được lặp lại của CRM và việc thiết lập thang đo (chọn các điểm phù hợp, các đặc trưng và độ lặp lại của phương tiện nội suy, v.v...) cũng đóng góp vào độ không đảm bảo tổng thể.
12.1.6Việc chọn CRM để xác định các điểm mốc của thang đo cần được định hướng bằng độ không đảm bảo mà việc sử dụng cuối yêu cầu. Để giảm thiểu độ không đảm bảo của giá trị đo được trên thang đo, người sử dụng cần sử dụng các CRM đã được chứng nhận theo các đơn vị của thang đo. Rõ ràng là người sử dụng cần phải quen với tất cả các thông tin liên quan về phương pháp thiết lập thang đo và các hướng dẫn để sử dụng đúng CRM.
Trong những trường hợp nhất định, người dùng có thể sử dụng các hợp chất hóa học tinh khiết để xác định các điểm mốc, nếu các CRM được chứng nhận theo các đơn vị thang đo không có sẵn hay tốn kém, hoặc nếu việc sử dụng của chúng không nhất thiết ở mức độ không đảm bảo của phép đo. Nếu quy trình này được chọn, người sử dụng cần nhận thức được sự tương quan giữa độ tinh khiết của vật liệu và tính chất là cơ sở của thang đo. Độ không đảm bảo của phép đo chỉ có thể được đánh giá sơ bộ.
Có rất nhiều loại thang đo và các phương pháp áp dụng của CRM để xác định thang đo rất khác nhau. Hai ví dụ được đưa ra trong 12.2 và 12.3 thể hiện một số tính năng của thang đo quy ước.
12.2 Thang đo pH
12.2.1 Vì hoạt tính ion đơn tuyệt đối không thể đo được bằng thực nghiệm nên thừa nhận rằng giá trị pH là đại lượng vật lý không chính xác. Để xử lý pH đo được với càng nhiều ý nghĩa càng tốt, thang đo pH quy ước đã được chấp nhận nó được xác định bằng các dung dịch chuẩn với các giá trị pH được ấn định. Các giá trị này đã được xác định bằng cách đo sức điện động (e.m.f) của điện cực hydro bạc/bạc clorid không chuyển đổi và bằng phương pháp tính xác định dựa trên quy ước.
12.2.2 Các quy định kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia khác nhau mô tả phương pháp chuẩn bị và ấn định giá trị pH cho các dung dịch quy chiếu. Độ không đảm bảo của giá trị được chứng nhận của các dung dịch quy chiếu này được giới hạn tới vài phần nghìn đơn vị pH.
12.3 Trị số octan
12.3.1 Thang trị số octan được xác định bằng các quy định kỹ thuật tiêu chuẩn chung ASTM-IP. Tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn quốc gia đề cập đến những tài liệu này. ASTM D 2699-95a/IP 237 và ASTM D 2700-95a/IP 236 mô tả tương ứng phương pháp thử đối với các đặc tính gõ của nhiên liệu động cơ bằng phương pháp nghiên cứu và bằng phương pháp động cơ. Trong cả hai tiêu chuẩn, trị số octan của nhiên liệu được xác định bằng cách so sánh xu hướng gõ của nó với xu hướng đối với các hỗn hợp của nhiên liệu quy chiếu ASTM có trị số octan đã biết trong các điều kiện hoạt động tiêu chuẩn. Mẫu chuẩn và thiết bị trộn được cho trong các phụ lục của cả hai tiêu chuẩn.
12.3.2 Các tiêu chuẩn ASTM đề cập đến NIST SRM số 1816a (iso-octan, độ tinh khiết 99,987 %) và SRM số 1815a (n-heptan, độ tinh khiết 99,987 %). Các vật liệu này chủ yếu được sử dụng trong chứng nhận Nhiên liệu quy chiếu thử nghiệm độ gõ của ASTM sản xuất bán sẵn. Quy định kỹ thuật đối với các nhiên liệu quy chiếu này được đưa ra trong tiêu chuẩn, trong đó các nhà cung ứng cũng được liệt kê. Trách nhiệm đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với mẫu chuẩn là của nhà cung ứng. Chứng nhận ASTM dựa vào các tính chất vật lý của mẫu. Các nhà cung ứng được yêu cầu thử nghiệm mẫu của mẫu chuẩn cần chứng nhận và thử nghiệm cùng lúc SRM tương ứng để cung cấp liên kết chuẩn của sản xuất tới một mẫu chuẩn được chấp nhận. Giấy chứng nhận do ASTM cấp cho các nhà cung ứng, cho phép họ đảm bảo rằng vật liệu được vận chuyển đã được thử nghiệm phù hợp và đưa ra các kết quả thử nghiệm.
13.1 Quy định chung
13.1.1Mẫu chuẩn và đặc biệt là mẫu chuẩn được chứng nhận có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong quá trình đo. Những mục đích này bao gồm:
- Hiệu chuẩn;
- Thiết lập liên kết chuẩn đo lường;
- Xác nhận phương pháp;
- Ấn định giá trị cho các tính chất của vật liệu khác.
- Kiểm soát chất lượng.
13.1.2Đặc biệt khuyến nghị sử dụng các RM và CRM được sản xuất (và đối với CRM được chứng nhận) theo TCVN 7366 (ISO Guide 34)[1] và TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2]. Lý tưởng là sự phù hợp như thế được công bố trong tài liệu kèm theo. Người sử dụng cần kiểm tra trường hợp này và nếu không được công bố, thì yêu cầu nhà sản xuất RM.
13.1.3 Không phải mọi RM đều có thể được sử dụng cho mọi mục đích. Ngoài ra, một RM xác định chỉ có thể sử dụng cho một mục đích duy nhất trong phép đo cụ thể.
VÍ DỤ: Hỗn hợp khí tự nhiên tổng hợp được chứng nhận về hàm lượng metan, etan, propan, iso-butan, n-butan, nitơ và cacbon đioxit có thể được sử dụng để hiệu chuẩn sắc ký khí (GC). Trong cùng một phép đo, nó không thể được sử dụng đồng thời để kiểm tra độ đúng của GC. Tuy nhiên cùng một CRM có thể được sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác của hiệu năng như thời gian lưu giữ, tách đỉnh và độ chụm.
13.1.4 Mẫu chuẩn có thể có nhiều dạng khác nhau[16]. Một số dạng phổ biến bao gồm:
a) chất tinh khiết đặc trưng cho độ tinh khiết hóa học và các tính chất khác như điểm nóng chảy, độ nhớt, entanpi cháy;
b) dung dịch và hỗn hợp khí tiêu chuẩn, thường được chuẩn bị về trọng lượng từ các chất tinh khiết;
c) mẫu chuẩn nền, đặc trưng cho thành phần của các tính chất được chọn như hàm lượng các thành phần hóa học quy định. Các vật liệu đó có thể được chuẩn bị từ các vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp;
d) mẫu chuẩn hóa-lý đặc trưng cho các tính chất như điểm nóng chảy, độ nhớt, trị số octan, độ cứng điểm chớp sáng và độ hấp thụ;
e) các vật thể hoặc vật mẫu quy chiếu đặc trưng cho các tính chất chức năng như vị, mùi, v.v.... Loại này cũng bao gồm các mẫu đặc trưng cho các tính chất từ loại sợi đến các mẫu vi sinh.
Việc chọn CRM hay một loại RM nào khác cho mục đích cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả ứng dụng cụ thể và sự sẵn có.
13.1.5 Mẫu chuẩn có thể được tìm trong các kho dữ liệu khác trên internet, bao gồm COMAR, kho dữ liệu so sánh chính (Key comparison database - KCDB) của Viện đo lường quốc gia và trang web của nhà sản xuất mẫu chuẩn.
13.2 Lựa chọn CRM
13.2.1Với mục đích của tiêu chuẩn này, mọi CRM tối thiểu kèm theo các tài liệu sau đây:[17]
- đặc điểm chung của nhà sản xuất hay tổ chức chứng nhận nhận có trách nhiệm đối với giấy chứng nhận;
- mô tả vật liệu, bao gồm bản công bố rõ ràng về loại được sử dụng cho vật liệu có nguồn gốc động vật hay thực vật;
- việc sử dụng dự kiến của CRM;
- đối với mỗi tính chất, giá trị và độ không đảm bảo kèm theo (mở rộng) của nó;
- ngày hết hạn (thời hạn hiệu lực) của giấy chứng nhận;
- hướng dẫn sử dụng, bao gồm bất kỳ giới hạn nào;
- các điều kiện bảo quản thích hợp.
CHÚ THÍCH: Đối với các CRM dành cho đo lường định tính, các tính chất có thể được thể hiện bằng giá trị đếm (như màu sắc) và độ không đảm bảo có thể được thể hiện bằng xác suất.
13.2.2 Việc sử dụng dự kiến của CRM nêu rõ các mục đích có thể sử dụng CRM trong quá trình đo.
13.2.3 Các phòng thí nghiệm cần giải thích và chứng minh được cơ sở lựa chọn các CRM và mọi quyết định không sử dụng CRM. Đánh giá tính thích hợp chính thức nên do người sử dụng thực hiện, trừ khi thấy rằng việc lựa chọn RM sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả đo. Quá trình đánh giá tính phù hợp của CRM được mô tả trên trong Hình 2. Các khía cạnh khác nhau được đưa vào đánh giá được nêu trong 13.3.
Hình 2 - Đánh giá sự phù hợp của CRM (lấy từ[16] có sửa đổi)
13.3 Lựa chọn RM
13.3.1Để thảo luận về việc lựa chọn RM (không phải là CRM), có hai trường hợp cần xem xét:
a) các RM được đặc trưng;
b) các RM không được đặc trưng, đó là RM không có giá trị tính chất kèm theo.
Các RM có giá trị tính chất nêu rõ cần đáp ứng các yêu cầu của TCVN 8245 (ISO Guide 35) và do đó các giá trị tính chất này cần có liên kết chuẩn đo lường (ưu tiên là tới SI). Để đáp ứng mục đích của chúng, các RM này cần kèm theo gói tài liệu ít nhất có chứa thông tin tương tự như được nêu rõ trong giấy chứng nhận RM.[17] Đối với các RM này, những xem xét tương tự áp dụng như đối với lựa chọn các CRM (xem 13.2).
13.3.2 Nhiều RM không có cá giá trị tính chất kèm theo. Đối với hầu hết các ứng dụng, cần biết các giá trị danh nghĩa hay phạm vi trong đó (các) giá trị tính chất được coi là hợp lệ. Các RM này thường được sử dụng cho các loại kiểm soát độ chụm khác nhau, như trong kiểm soát chất lượng hàng ngày phòng thí nghiệm. Ngoài ra, để cóích, các RM này cần được kiểm tra về tính đồng nhất và độ ổn định như được mô tả trong TCVN 8245 (ISO Guide 35)[2.].
CHÚ THÍCH: Có những tình huống, khi các RM, ví dụ, không có dữ liệu về độ ổn định vẫn có thể được sử dụng hữu ích trong các quá trình đo. Những tình huống này được giới hạn với các trường hợp, khi độ ổn định của RM có thể được chứng minh gián tiếp bằng một mẫu chuẩn khác, như đưa vào quá trình đo một RM (hay CRM) khác có độ ổn định đã được thiết lập.
13.4 Sự liên quan tới hệ thống đo
Người sử dụng CRM cần quyết định tính chất nào của CRM liên quan đến qui trình đo, có tính đến cách tiếp cận với chứng nhận, công bố về việc sử dụng dự kiến và hướng dẫn sử dụng đúng CRM trên giấy chứng nhận.
a) Mức. CRM cần có các tính chất ở mức độ tương ứng với mức độ tại đó quá trình đo dự kiến sử dụng, ví dụ nồng độ.
b) Chất nền. CRM cần có chất nền càng gần càng tốt với chất nền của vật liệu cần trải qua quá trình đo, ví dụ cacbon trong thép hợp kim thấp hoặc cacbon trong thép không gỉ.
c) Dạng. Nó có thể là một mẫu thử nghiệm hoặc vật phẩm được sản xuất hoặc dạng bột. Có thể cần có sự chuẩn bị. CRM phải được sử dụng ở dạng tương tự (ví dụ: chất rắn, khí, v.v...) với mẫu cần đo.
d) Lượng mẫu tối thiểu. Bất cứ khi nào giấy chứng nhận CRM có quy định lượng tối thiểu cần được lấy để có mẫu con đại diện cho lượng lớn hơn, thì cần tuân thủ quy định này.
e) Số lượng. Lượng CRM cần đủ cho toàn bộ chương trình thực nghiệm, bao gồm một lượng dự phòng nhất định nếu thấy cần. Tránh việc có thêm các đơn vị CRM mới sau này trong một quá trình đo đã cho, trừ khi CRM được cung cấp như là những đơn vị sử dụng một lần.
f) Độ ổn định. Bất cứ khi nào có thể, CRM cần có các tính chất ổn định trong suốt quá trình thí nghiệm. Có ba trường hợp:
1) các tính chất ổn định và không cần biện pháp dự phòng nào;
2) giá trị của tính chất được chứng nhận có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện bảo quản, trong trường hợp đó cần lưu giữ bình chứa, cả trước và sau khi mở, theo cách thức mô tả trong giấy chứng nhận;
3) các tính chất (thay đổi theo tỷ lệ cho trước) ở những thời điểm cụ thể được xác định trong giấy chứng nhận kèm theo CRM. Người sử dụng cần tuân theo các hướng dẫn sử dụng như được cung cấp trong giấy chứng nhận hay các tài liệu kèm theo. Các giá trị tính chất và độ không đảm bảo công bố chỉ có giá trị trong các điều kiện này.
g) Độ không đảm bảo được chấp nhận của giá trị chứng nhận. Độ không đảm bảo của giá trị chứng nhận cần tương thích với yêu cầu về độ đúng và độ chụm nêu trong 6.2.
h) Tính chuyển đổi. Khi thích hợp, người sử dụng cần đánh giá xem CRM có thể chuyển đổi việc sử dụng dự kiến hay không.[18][19] Dữ liệu từ đánh giá của nhà sản xuất CRM có thể có sẵn để giúp người sử dụng đánh giá tính chuyển đổi của CRM.
Trong trường hợp này, các ảnh hưởng của chất nền và các ảnh hưởng do chuẩn bị mẫu cần được đánh giá.
(tham khảo)
Các đặc trưng chính của mẫu chuẩn đối với các ứng dụng thông thường
Xem Bảng A.1.
Bảng A1 - Các đặc trưng chính của mẫu chuẩn và sự liên quan của chúng trong các ứng dụngthông thường
| Kiểm soát độ chụm | Kiểm soát độ chệch | Hiệu chuẩn/ thang đo quy ước | Ấn định giá trị cho các vật liệu khác |
Quy định kỹ thuật về tính chất quan tâm | Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
Giá trị tính chất |
| Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
Độ không đảm bảo công bố |
| Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
Mức đồng nhất quy định | Yêu cầu | a | a | a |
Mức ổn định quy định | Yêu cầu | a | a | a |
Công bố về liên kết chuẩn đo lường |
| Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
Hướng dẫn sử dụng | Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
Ngày hết hạn của giấy chứng nhận |
| Yêu cầu | Yêu cầu | Yêu cầu |
a Sự đóng góp độ không đảm bảo vào độ không đảm bảo công bố gắn với giá trị tính chất. |
(tham khảo)
Mô hình hiệu chuẩn và mô hình độ không đảm bảo kèm theo
B.1 Hiệu chuẩn một điểm
B.1.1Biến đáp ứng đã cho yCRM và ymẫu thu được từ việc đo CRM và mẫu tương ứng, và giá trị tính chất xCRM của CRM, kết quả của mẫu có thể được tính bằng cách sử dụng
(B.1) |
Độ không đảm bảo gắn với xmẫu có thể được tính từ
(B.2) |
Độ không đảm bảo u(xmẫu) chỉ bao gồm các ảnh hưởng từ độ lặp lại của phép đo và độ không đảm bảo gắn với giá trị tính chất của CRM; bảng thành phần độ không đảm bảo này thường cần được bổ sung với những đóng góp độ không đảm bảo từ, ví dụ: lấy mẫu, lấy mẫu con và chuyển đổi mẫu.
B.1.2 Việc sử dụng mô hình này và đánh giá độ không đảm bảo kèm theo được giới hạn ở các tình huống, trong đó mối quan hệ giữa các biến x và y có thể được mô phỏng một cách chính xác trong phạm vi quan tâm bằng cách sử dụng quan hệ
y = a1x
trong đó a1 ký hiệu cho độ dốc. Nếu có độ lệch điểm "không" đáng kể hay tính phi tuyến tính được xem xét, thì mô hình hiệu chuẩn một điểm có thể không có hiệu lực, hoặc cần phải đưa các số hạng khác vào biểu thức của độ không đảm bảo chuẩn.
B.2 Hiệu chuẩn kẹp
B.2.1 Hiệu chuẩn kẹp yêu cầu hai CRM, một ở giá trị cao hơn giá trị của mẫu chưa biết và một thấp hơn giá trị này. Kết quả của hai CRM được sử dụng để nội suy tuyến tính. Do đó, khoảng được chọn cần đủ nhỏ sao cho độ phi tuyến của đầu dò (nếu có) không dẫn đến độ chệch trong giá trị ấn định cho mẫu chưa biết. Vì vậy, cỡ lớn nhất của khoảng phụ thuộc vào độ phi tuyến của hệ thống đo sử dụng.
B.2.2 Mô hình về hiệu chuẩn kẹp hiểu như dưới đây
(B.3) |
trong đó y ký hiệu cho biến đáp ứng và x là đại lượng được đo (ví dụ: nồng độ). Giá trị của các CRM được ký hiệu là x1 và x2, các biến đáp ứng tương ứng được ký hiệu là y1 và y2, đáp ứng của mẫu được ký hiệu làymẫu và giá trị của mẫu được ký hiệu là xmẫu. Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp gắn với xmẫu có thể được thể hiện dưới dạng độ không đảm bảo của các biến ở vế phải bằng cách sử dụng luật lan truyền về độ không đảm bảo.
Biểu thức đối với độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp gắn với xmẫu được tính như dưới đây
(B.4)
trong đó hệ số nhạy có thể thu được từ phép đạo hàm giải tích của biểu thức đối với xmẫu. Biểu thức của hệ sốnhạy như sau
Độ không đảm bảo u(xmẫu) chỉ bao gồm các ảnh hưởng từ độ lặp lại của phép đo và độ không đảm bảo gắn với giá trị tính chất của các CRM; bảng thành phần độ không đảm bảo này thường cần được bổ sung với những đóng góp độ không đảm bảo từ, ví dụ: lấy mẫu, lấy mẫu con và chuyển đổi mẫu.
B.3 Hiệu chuẩn nhiều điểm
B.3.1 Hiệu chuẩn nhiều điểm được sử dụng rộng rãi như một kỹ thuật hiệu chuẩn. Nó không yêu cầu các giả định như không có độ lệch không (hiệu chuẩn một điểm), tính tuyến tính của mối quan hệ giữa đáp ứng thiết bị y và giá trị tính chất x (hiệu chuẩn kẹp và hiệu chuẩn một điểm).
B.3.2 Dữ liệu từ hiệu chuẩn nhiều điểm thường yêu cầu một số loại làm khớp và một mô hình thích hợp để có được giá trị của mẫu chưa biết, biến đáp ứng đo được của mẫu này đã cho. Trong hầu hếtcác trường hợp, cần sử dụng quy trình bình phương tối thiểu để có được các tham số của mô hình hiệu chuẩn.
B.3.3 Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để vẽ đường cong khớp. Để lan truyền độ không đảm bảo gắn với x và y, cần sử dụng phương pháp làm giảm chênh lệch bình phương theo cả hai hướng, có tính đến độ không đảm bảo tương ứng. Trong phân tích khí, phương pháp này được lập thành tiêu chuẩn ISO[20].
B.3.4 Lựa chọn tốt nhất tiếp theo là làm khớp theo bình phương tối thiểu, và có thể sử dụng bình phương tối thiểu truyền thống thông thường. Ví dụ được đưa ra trong Tài liệu tham khảo [23].
B.4 Phương pháp thêm chuẩn
Loại hiệu chuẩn nhiều điểm cụ thể được biết đến trong tài liệu hóa học phân tích là phương pháp thêm chuẩn. Thay vì sử dụng chất hiệu chuẩn riêng rẽ, chuẩn hiệu chuẩn được thêm vào mẫu (biến đổi). Bằng phương pháp ngoại suy, giá trị của đại lượng đo được xác định.
(tham khảo)
Việc đánh giá quá trình đo trên cơ sở độ đúng và độ chụm luôn phải chịu một kết luận không chính xác do
a) độ không đảm bảo của kết quả đo, và
b) số lượng giới hạn các kết quả lặp lại thường được thực hiện.
Sự gia tăng số phép đo có xu hướng làm giảm khả năng kết luận không chính xác nhưng, trong nhiều trường hợp, rủi ro đưa ra kết luận sai phải được cân đối về mặt kinh tế dựa trên chi phí khi tăng số phép đo. Theo đó, tính chặt chẽ của các tiêu chí được thiết lập để đánh giá quá trình đo phải tính đến mức độ đúng và độ chụm yêu cầu cho sử dụng cuối.
Với mục đích của tiêu chuẩn này, sử dụng thuật ngữ "giả thuyết không".
Trong trường hợp này, giả thuyết không là quá trình đo có độ chệch không lớn hơn giới hạn mà người thực nghiệm chọn và phương sai không lớn hơn giá trị được xác định trước; đối giả thuyết là giả thuyết đối lập với giả thuyết không [xem thêm TCVN 8244-1 (ISO 3534-1)[24]].
Có hai loại sai lầm có thể có khi chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết không:
a) Sai lầm loại I: Sai lầm phạm phải khi bác bỏ giả thuyết không trong khi trên thực tế giả thuyết không là đúng.
1) Rủi ro loại I: Xác suất phạm sai lầm loại I. Giá trị của nó thay đổi theo tình huống thực tế.
2) Mức ý nghĩa: Giá trị cho trước, thường được ký hiệu là α, giới hạn khả năng phạm sai lầm loại I.
b) Sai lầm loại II: Sai lầm phạm phải khi không bác bỏ giả thuyết không trong khi trên thực tế đối giả thuyết là đúng.
1) Rủi ro loại II: Xác suất, thường được ký hiệu là β, phạm sai lầm loại II. Giá trị của nó phụ thuộc vào tình huống thực tế và chỉ có thể tính được nếu đối giả thuyết được qui định thích hợp.
2) Hiệu lực của phép kiểm nghiệm: Xác suất không phạm sai lầm loại II, thường ký hiệu là (1 - β). Đây là xác suất bác bỏ giả thuyết không trong khi trên thực tế đối giả thuyết là đúng.
Việc chọn các giá trị của α và β thường dựa trên các xem xét về kinh tế quyết định bởi tầm quan trọng của các kết quả của quyết định. Các giá trị này, cũng như đối giả thuyết, cần được chọn trước khi bắt đầu quá trình đo.
[1] TCVN 7366:2011 (ISO Guide 34:2009), Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn
[2] TCVN 8245 (ISO Guide 35), Mẫu chuẩn - Nguyên tắc chung và nguyên tắc thống kê trong chứngnhận
[3] TCVN 11461 (ISO Guide 80), Hướng dẫn việc chuẩn bị nội bộ vật liệu kiểm soát chất lượng (QCM)
[4] TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệuchuẩn
[5] TCVN 15189 (ISO 15189), (Phòng thí nghiệm y tế - Yêu cầu về chất lượng và năng lực)
[6] NEN 7779:2008, Environment - Measurement Uncertainty (Môi trường - Độ không đảm bảo đo)
[7] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
[8] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
[9] TCVN 6910-3 (ISO 5725-3), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
[10] TCVN 6910-4 (ISO 5725-4), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn
[11] TCVN 6910-5 (ISO 5725-5), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: Các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
[12] TCVN 6910-6 (ISO 5725-6), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng giá trị độ chính xác trong thực tế
[13] TCVN 9945-5 (ISO 7870-5), Biểu đồ kiểm soát - Phần 5: Biểu đồ kiểm soát chuyên dụng
[14] TCVN 8006-4 (ISO 16269-4), Giải thích dữ liệu thống kê - Phần 4: Phát hiện và xử lý các giá trị bất thường
[15] Snedecor G.W., & Cochran W.G. W.G. Statistical methods (8th edition). Ames, Iowa. Blackwell Publishing Professional (Các phương pháp thống kê)
[16] International Laboratory Accreditation Cooperation. ILAC G9: 2005, Guidelines for the Selection and Use of Reference Materials, http://www.ilac.org (Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng mẫu chuẩn)
[17] TCVN 7962 (ISO Guide 31), Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận, nhãn và tài liệu kèm theo
[18] ISO 15194, In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in samples of biological origin - Requirements for certified reference materials and the content of supporting documentation (Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm - Đo lường đại lượng trong các mẫu có nguồn gốc sinh học - Yêu cầu đối với mẫu chuẩn được chứng nhận và nội dung tài liệu hỗ trợ)
[19] Vesper H.W., Miller W.G., Myers G.L. Reference Materials and Commutability. Clin. Biochem. Rev. 2007, 28(4), pp. 139-147 (Mẫu chuẩn và tính chuyển đổi)
[20] ISO 6143, Gas analysis - Comparison methods for determining and checking the composition of calibration gas mixtures (Phân tích khí - Các phương pháp so sánh để xác định và kiểm tra thành phần của hỗn hợp khí hiệu chuẩn)
[21] Analytical Methods Committee (AMC) Technical brief No. 10. Fitting a linear functional relationship to data with error on both variables. Royal Society of Chemistry 2002, UK (Làm phù hợp mối quan hệ phụ thuộc tuyến tính với dữ liệu có sai số ở cả hai biến)
[22] Ripley B.D., & Thompson M. Regression techniques for analytical bias. Analyst (Lond.). 1987, 112 pp. 377-383 (Kỹ thuật hồi quy đối với độ chệch phân tích)
[23] Ellison S.L.R., Rosslein M., Williams A. eds. Eurachem/Citac Guide - Quantifying uncertainty in analytical measurement. LGC, London, Third Edition, 2012 (Hướng dẫn Eurachem/Citac - Định lượng độ không đảm bảo trong đo lường phân tích)
[24] TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.