THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT ISOPROTHIOLANE - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Pesticides containing isoprothiolane - Technical requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 8749:2011 do Cục Bảo vệ thực vật soát xét, sửa đổi. bổ sung từ tiêu chuẩn ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT ISOPROTHIOLANE - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Pesticides containing isoprothiolane - Technical requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với isoprothiolane kỹ thuật và các dạng thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất isoprothiolane (xem Phụ lục A)
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 2741, Thuốc trừ sâu - Basudin 10 % dạng hạt;
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
TCVN 8050 : 2009, Nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật - Phương pháp thử tính chất lý hóa;
TCVN 8143 : 2009,Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất cypermethrin;
TCVN 8382 : 2010 Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất dimethoate - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
3.1. Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu về cảm quan của isoprothiolane kỹ thuật và các dạng sản phẩm được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Dạng sản phẩm | Màu sắc | Trạng thái |
Isoprothiolane kỹ thuật (TC) | Màu vàng | Sản phẩm dạng tinh thể kết tinh không chứa tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường |
Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột thấm nước có chứa isoprothiolane (WP) | Đặc trưng của từng sản phẩm | Sản phẩm dạng bột mịn đồng nhất |
Thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu có chứa isoprothiolane (EC) | Đặc trưng của từng sản phẩm | Sản phẩm dạng lỏng đồng nhất, bền vững, không lắng cặn, tạo nhũ tương khi hòa vào nước |
Thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ tương -huyền phù có chứa isoprothiolane (SE) | Đặc trưng của từng sản phẩm | Sản phẩm dạng lỏng không đồng nhất, bao gồm một hệ phân tán ổn định của hoạt chất và những giọt nhũ nhỏ trong pha nước |
3.2. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất
3.2.1. Thuốc kỹ thuật
Hàm lượng isoprothiolane phải được công bố và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn hàm lượng tối thiểu đã công bố.
3.2.2. Thuốc thành phẩm
Hàm lượng isoprothiolane (tính theo %, g/kg hoặc g/l ở 20 oC ± 2 oC) trong các sản phẩm phải được công bố và phù hợp với mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Hàm lượng isoprothiolane trong các dạng sản phẩm
Hàm lượng hoạt chất công bố (ở 20 oC ± 2 oC) | Mức sai lệch cho phép | |
% | g/kg (g/l) | |
Đến 2,5 | Đến 25 | ± 15 % của hàm lượng công bố đối với dạng đồng nhất (EC, SE…) ± 25 % đối với dạng không đồng nhất (WP…) |
Từ trên 2,5 đến 10 | Từ trên 25 đến 100 | ± 10 % của hàm lượng công bố |
Từ trên 10 đến 25 | Từ trên 100 đến 250 | ± 6 % của hàm lượng công bố |
Từ trên 25 đến 50 | Từ trên 250 đến 500 | ± 5 % của hàm lượng công bố |
Lớn hơn 50 | - | ± 2,5 % |
- | Lớn hơn 500 | ± 25 g/kg (g/l) |
3.3. Yêu cầu về tính chất lý - hóa
3.3.1. Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột thấm nước có chứa isoprothiolane
3.3.1.1. Tỷ suất lơ lửng
Sau khi tạo huyền phù của sản phẩm trong nước cứng chuẩn 30 oC ± 2 oC trong 30 min, hàm lượng isoprothiolane trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60 %.
3.3.1.2. Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %
3.3.1.3. Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.3.1.4. Độ thấm ướt
Sản phẩm được thấm ướt hoàn toàn trong 1 min mà không cần khuấy trộn.
3.3.1.5. Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Hàm lượng hoạt chất xác định trong 4.2 sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 oC ± 2 oC trong 14 ngày không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và sản phẩm phải phù hợp với 3.3.1.1; 3.3.1.2 và 3.3.1.4
3.3.2. Thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu có chứa isoprothiolane
3.3.2.1. Độ bền nhũ tương
Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn ở 30 oC ± 2 oC, phù hợp với quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Độ bền nhũ tương của thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu có chứa isoprothiolane
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
Độ tự nhũ ban đầu | Hoàn toàn |
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0,5 h, thể tích lớp kem, không lớn hơn | 2 ml |
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h: - thể tích lớp kem, không lớn hơn | 4 ml
|
Độ tái nhũ sau khi pha mẫu 24 h a) | Hoàn toàn |
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 24,5 h a) - thể tích lớp kem, không lớn hơn | 4 ml |
a) Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h. |
3.3.2.2. Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.3.2.3. Độ bền bảo quản
3.3.2.3.1. Độ bền ở 0 oC
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0 oC ± 2 oC trong 7 ngày, có thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.
3.3.2.3.2. Độ bền ở nhiệt độ cao
Hàm lượng hoạt chất xác định được theo 4.2 sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 oC ± 2 oC trong 14 ngày không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.3.2.1 và 3.3.2.2.
3.3.3. Thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ tương-huyền phù đậm đặc có chứa isoprothiolane
3.3.3.1. Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %
3.3.3.2. Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.3.3.3. Độ bền bảo quản
3.3.3.3.1. Độ bền ở 0 oC
Sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0 oC ± 2 oC trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.
3.3.2.3.2. Độ bền ở nhiệt độ cao
Hàm lượng hoạt chất xác định được theo 4.2 sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 oC ± 2 oC trong 14 ngày không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và sản phẩm phải phù hợp với 3.3.3.1.
4.1. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo Phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 8143:2009 .
4.2. Xác định hàm lượng hoạt chất
4.2.1. Xác định hàm lượng hoạt chất isoprothiolane bằng phương pháp sắc ký khí
4.2.1.1. Nguyên tắc
Hàm lượng isoprothiolane được xác định bằng phương pháp sắc ký khí, với detector ion hóa ngọn lửa (FID). Dùng dibutyl phthalat (TPP) làm chất nội chuẩn.
4.2.1.2. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.
4.2.1.2.1. Chất chuẩn isoprothiolane, đã biết hàm lượng
4.2.1.2.2. Chất nội chuẩn (TPP), 99 %
4.2.1.2.3. Axeton, dùng cho sắc ký khí.
4.2.1.2.4. Khí nitơ, có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,9 %.
4.2.1.2.5. Khí hydro, có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,9 %.
4.2.1.2.6. Không khí nén, dùng cho máy sắc ký khí.
4.2.1.2.7. Dung dịch nội chuẩn, nồng độ 8,8 mg/ml.
Dùng cân phân tích (4.2.1.3.7) cân khoảng 0,88 g chất nội chuẩn TPP (4.2.1.2.2) chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml (4.2.1.3.1), hòa tan và định mức tới vạch bằng axeton (4.2.1.2.3).
4.2.1.2.8. Dung dịch chuẩn làm việc
Dùng cân phân tích (4.2.1.3.4) cân khoảng 0,1 g chất chuẩn isoprothiolane (4.2.1.2.1) chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml (4.2.1.3.1), dùng pipet (4.2.1.3.2) thêm chính xác 10 ml dung dịch nội chuẩn (4.2.1.2.7), hòa tan và định mức đến vạch bằng axeton (4.2.1.2.3).
CHÚ THÍCH: Chất chuẩn bảo quản trong tủ lạnh phải được đưa về nhiệt độ phòng trước khi cân.
4.2.1.3. Dụng cụ, thiết bị
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.2.1.3.1. Bình định mức, dung tích 10 ml, 50 ml và 100 ml
4.2.1.3.2. Pipet, dung tích 1 ml và 10 ml.
4.2.1.3.3. Xyranh bơm mẫu, dung tích 10 μl và 50 μl, chia vạch đến 1 μl.
4.2.1.3.4. Cân phân tích (*), có độ chính xác đến 0,0001 g.
4.2.1.3.5. Màng lọc, có kích thước lỗ 0,45 μm.
4.2.1.3.6. Máy lắc siêu âm
4.2.1.3.7. Thiết bị sắc ký khí, được trang bị như sau:
- detector ion hóa ngọn lửa (FID);
- injector chia dòng và không chia dòng;
- cột mao quản HP-5, có chiều dài 30 m, đường kính trong 0,32 mm, chiều dày pha tĩnh 0,25 μm hoặc loại tương đương;
- bộ bơm mẫu tự động hoặc bơm mẫu bằng tay;
- máy vi tính hoặc máy tích phân.
4.2.1.4. Cách tiến hành
4.2.1.4.1. Chuẩn bị mẫu thử nghiệm
Mẫu được đồng hóa nhất trước khi cân: đối với mẫu dạng lỏng phải lắc đều, nếu bị đông đặc do nhiệt độ tan chảy thấp cần được làm tan chảy ở nhiệt độ thích hợp; đối với mẫu dạng bột, hạt phải được trộn đều.
4.2.1.4.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Dùng cân phân tích (4.2.1.3.4) cân mẫu thử có chứa khoảng 0,1 g hoạt chất isoprothiolane, chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml (4.2.1.3.1), dùng pipet (4.2.1.3.2) thêm chính xác 10 ml dung dịch nội chuẩn (4.2.1.2.7), hòa tan và định mức đến vạch bằng axeton (4.2.1.2.3). Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 μm (4.2.1.3.5) trước khi bơm vào máy, nếu cần.
4.2.1.4.3. Điều kiện phân tích
- Nhiệt độ cột: 220 oC
- Nhiệt độ buồng bơm mẫu: 250o C
- nhiệt độ detector: 270 oC
- khí mang nitơ: 1,5 ml/min
- khí hydro: 35 ml/min
- khí nén: 280 ml/min
- khí nitơ bổ trợ cho detector: 40 ml/min
- thể tích bơm mẫu: 1 μl
- tỷ lệ chia dòng: 50 : 1.
4.2.1.4.4. Xác định
Dùng xyranh (4.2.1.3.3) bơm dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỉ số của số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và píc nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 %. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch chuẩn làm việc (4.2.1.2.8) và dung dịch mẫu thử (4.2.1.4.2), lặp lại 2 lần (tỷ số của số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 % so với giá trị ban đầu).
4.2.1.4.5. Tính kết quả
Hàm lượng hoạt chất isoprothiolane trong mẫu, X, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
trong đó:
Fm là giá trị trung bình của tỉ số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn;
Fc là giá trị trung bình của tỉ số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn;
mc là khối lượng mẫu chuẩn, tính bằng gam (g);
mm là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%).
4.2.2. Xác định hàm lượng hoạt chất isoprothiolane bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
4.2.2.1. Nguyên tắc
Hàm lượng isoprothiolane được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với detector tử ngoại (UV).
4.2.2.2. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.
4.2.2.2.1. Metanol, dùng cho HPLC.
4.2.2.2.2. Dung dịch chuẩn làm việc
Dùng cân phân tích (4.2.1.3.4) cân 0,1 g chất chuẩn isoprothiolane (4.2.1.2.1) chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml (4.2.1.3.1), hòa tan và định mức đến vạch bằng metanol (4.2.2.2.1)
CHÚ THÍCH: Chất chuẩn bảo quản trong tủ lạnh phải được đưa về nhiệt độ phòng trước khi cân.
4.2.2.3. Dụng cụ, thiết bị
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao, được trang bị như sau:
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector tử ngoại (UV)
- Máy tích phân hoặc máy vi tính
- Cột RP 18, dài 150 mm, đường kính 4,6 mm, cỡ hạt pha tĩnh 5 μm hoặc loại tương đương
- Bộ bơm mẫu tự động hoặc bơm mẫu bằng tay.
4.2.2.4. Cách tiến hành
4.2.2.4.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu được đồng hóa trước khi cân: đối với mẫu dạng lỏng phải lắc đều, nếu bị đông đặc do nhiệt độ lạnh cần được làm tan chảy ở nhiệt độ thích hợp.
4.2.2.4.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Dùng cân phân tích (4.2.1.3.4) cân mẫu thử có chứa khoảng 0,1 g hoạt chất isoprothiolane, chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml (4.2.1.3.1), hòa tan và định mức đến vạch bằng metanol (4.2.2.1). Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 μm (4.2.1.3.5) trước khi bơm vào máy, nếu cần.
4.2.2.4.3. Điều kiện phân tích
- Pha động: H2O: MeOH = 30 : 70 (theo thể tích)
- Bước sóng: 230 nm
- Tốc độ dòng: 1 ml/min
- Thể tích vòng bơm: 20 μl
4.2.2.4.4. Xác định
Dùng xyranh 50 μl (4.2.1.3.3) bơm dung dịch chuẩn làm việc (4.2.2.2.2) cho đến khi số đo diện tích của pic mẫu chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 %. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch chuẩn làm việc và dung dịch mẫu thử (4.2.2.4.2), lặp lại 2 lần (số đo diện tích của pic mẫu chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 % so với giá trị ban đầu).
4.2.2.4.5. Tính kết quả
Hàm lượng hoạt chất isoprothiolane trong mẫu, X, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
trong đó:
Sm là số đo diện tích của pic mẫu thử;
Sc là số đo diện tích của pic mẫu chuẩn;
mc là khối lượng mẫu chuẩn, tính bằng gam (g);
mm là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%).
4.3. Xác định tỷ suất lơ lửng
Xác định tỷ suất lơ lửng theo TCVN 8050 : 2009 , trong đó khối lượng hoạt chất (q) trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong được xác định bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
4.3.1. Phương pháp sắc ký khí
Xác định theo (4.2.1) trong tiêu chuẩn này và bổ sung như sau:
4.3.1.1. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Sau khi hút 225 ml dung dịch phía trên, chuyển định lượng toàn bộ dung dịch còn lại vào một đĩa bay hơi. Cho bay hơi ở nhiệt độ 54 oC ± 2 oC trong tủ sấy chân không đến trọng lượng không đổi. Chuyển toàn bộ lượng mẫu đã sấy vào một bình định mức có dung tích 10 ml (4.2.1.3.1), dùng pipet (4.2.1.3.2) thêm 1 ml dung dịch nội chuẩn (4.2.1.2.7), hòa tan và định mức đến vạch bằng axeton (4.2.1.2.3). Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 μm (4.2.1.3.5) trước khi bơm vào máy.
4.3.1.2. Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc
Tùy theo nồng độ hoạt chất sử dụng ghi trên nhãn của từng sản phẩm để chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ tương ứng với nồng độ dung dịch mẫu thử (4.3.1.1).
4.3.1.3. Tính kết quả
Tỷ suất lơ lửng,Y, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
Trong đó:
1,11 là hệ số tỷ lệ của thể tích toàn cột chất lỏng (250 ml) với thể tích dung dịch phía trên được hút ra (225 ml);
c là khối lượng hoạt chất isoprothiolane trong toàn ống đong; tính bằng gam (g)
a là hàm lượng của isoprothiolane trong sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm (%)
b là khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam (g);
q là khối lượng hoạt chất isoprothiolane trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong, tính bằng gam (g)
Fm là giá trị trung bình của tỷ số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn;
Fc là giá trị trung bình của tỷ số số đo diện tích pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn;
Nc là nồng độ của dung dịch chuẩn, tính bằng gam trên mililít (g/ml);
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%);
10 là thể tích hòa tan lượng mẫu sau khi sấy khô, tính bằng mililít (ml).
4.3.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Xác định theo (4.2.2) của tiêu chuẩn này và bổ sung như sau:
4.3.2.1. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Sau khi hút 225 ml dung dịch trên của cột chất lỏng, lắc đều và chuyển định lượng toàn bộ 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong vào bình định mức 50 ml (4.2.1.3.1), định mức đến vạch bằng metanol (4.2.2.2.1), đặt vào máy lắc siêu âm (4.2.1.3.6) trong 10 min để hòa tan mẫu. Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 μm (4.2.1.3.5) trước khi bơm vào máy.
4.3.2.2. Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc
Tùy theo nồng độ hoạt chất sử dụng ghi trên nhãn của từng sản phẩm để chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ tương đương với nồng độ dung dịch mẫu thử (4.3.2.1).
4.3.2.3. Tính kết quả
Tỷ suất lơ lửng,Y, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
Trong đó:
1,11 là hệ số tỷ lệ của thể tích toàn cột chất lỏng (250 ml) với thể tích dung dịch phía trên được hút ra (225 ml);
c là khối lượng hoạt chất isoprothiolane trong toàn ống đong; tính bằng gam (g)
a là hàm lượng của isoprothiolane trong sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm (%)
b là khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam (g);
q là khối lượng hoạt chất isoprothiolane trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong, tính bằng gam (g)
Sm là số đo diện tích của pic mẫu thử;
Sc là số đo diện tích của pic mẫu chuẩn;
Nc là nồng độ của dung dịch chuẩn, tính bằng gam trên mililít (g/ml);
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%);
50 là thể tích pha loãng 25 ml dung dịch dưới đáy ống đong, tính bằng mililít (ml).
4.4. Xác định độ mịn
Xác định độ mịn theo TCVN 8050:2009 .
4.5. Xác định độ bọt
Xác định độ bọt theo TCVN 8050:2009 .
4.6. Xác định độ thấm ướt
Xác định độ thấm ướt theo TCVN 8050:2009 .
4.7. Xác định độ bền nhũ tương
Xác định độ bền nhũ tương theo TCVN 8382:2010 .
4.8. Xác định độ bền bảo quản
4.8.1. Xác định độ bền ở 0 oC
Xác định độ bền ở 0 oC theo TCVN 8382:2010 .
4.8.2. Độ bền ở nhiệt độ cao
Xác định độ bền ở nhiệt độ cao theo TCVN 2741.
(Tham khảo)
GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT ISOPROTHIOLANE
A.1. Công thức cấu tạo
A.2. Tên hoạt chất: Isoprothiolane
A.3. Tên hóa học: IUPAC: diisopropyl 1,3-dithiolan-2-ylidenemalonate
A.4. Công thức phân tử: C12H18O4S2
A.5. Khối lượng phân tử: 290,4
A.6. Nhiệt độ nóng chảy: 54.5 oC đến 55 oC
A.7. Nhiệt độ sôi: 167 oC đến 169 oC / 0,5 mmHg
A.8. Độ hòa tan (ở 25 oC, g/l) trong:
Nước: 0,054
n-Hexan 10
Etanol 760
Metanol: 1510
Benzen 2770
Axeton: 4060
Cloroform 4130
A.9. Dạng bên ngoài: Tinh thể màu trắng
A.9. Độ bền: Bền trong môi trường axít, bazơ, nhiệt độ và ánh sáng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 10TCN 209-95 Thuốc trừ bệnh Fuji-one 40 % dạng nhũ dầu - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
[2] TC 32:2005/CTN Thuốc trừ bệnh Đạo ôn linh 40 EC, 2005
[3] CDS Tomlin, The Pesticide Manual, Thirteenth edition, 2003
[4] Collaborative International Pesticide analytical Council Limited, Analysis of Technical and Formulated Pesticides, CIPAC HANDBOOK, Volume E, 1993
[5] Manual on the development and use of FAO and WHO specification for pesticides, First Edition 2006.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.