ISO 5395:1990/AMD 1:1992
Power lawn-mowers, lawn tractors, lawn and graden tractors, professional mowers, and lawn and graden tractors with mowing attachments - Definitions, safety requimen and procedures
Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1 Tổng quát
1.1 Phạm vi áp dụng
1.2Tài liệu viện dẫn
1.3 Định nghĩa
Phần 2 Yêu cầu cơ bản
2.1 Áp dụng
2.2 Bảo vệ an toàn
Phần 3 Yêu cầu đối với máy cắt dao quay
3.1 Áp dụng
3.2 Kết cấu chung
3.3 Quy trình thử
3.4 Yêu cầu bổ sung cho máy do người đi bộ điều khiển
3.5 Máy do người ngồi điều khiển: Yêu cầu bổ sung
3.6 Các bộ phận kéo: Yêu cầu
3.7 Máy cắt chuyên dùng và thiết bị chăm sóc cỏ: Trang bị bổ sung
Phần 4 Yêu cầu đối với máy cắt trống quay
4.1 Phạm vi
4.2 Kết cấu chung: Bảo vệ và che chắn
4.3 Cỏ văng bắn, vật văng bắn, an toàn người vận hành
4.4 Máy do người đi bộ điều khiển: Yêu cầu
4.5 Máy do người ngồi điều khiển: Yêu cầu
4.6 Các bộ phận kéo: Yêu cầu;
4.7 Máy cắt chuyên dùng và thiết bị chăm sóc cỏ: Yêu cầu bổ sung
Phụlục A (Quy định) Nguyên tắc che chắn
A.1 Khoảng cách an toàn từ các bộ phận nguy hiểm
A.2 Tầm với theo vòng tròn
A.3 Tầm với vào và qua các khe lỗ dài có các cạnh song song
A.4 Tầm với vào và qua lỗ tròn hoặc vuông
A. 5 Khe hở hình dạng bất kỳ
Phụ lục B (Quy định) Hàng rào chắn thử
B.1 Mặt Nền
B.2 Kết cấu tấm chắn
Phụ lục C (Quy định) Thử độ xuyên qua tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng đối với máy cắt dao quay: Tấm chắn thử
C.1 Mục đích
C.2 Thiết bị thử
C.3 Mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa
C.4 Quy trình thử
C. 5 Chuẩn chấp nhận khuyến cáo
Phụ lục D (Quy định) Báo cáo mẫu thử văng bắn
D.1 Phân vùng diện tích tấm chắn
D.2 Bảng số liệu
D.3 Điều kiện nghiệm thu (tiêu chuẩn đạt/không đạt)
Phụ lục E (Quy định) Chỉ dẫn an toàn đối với máy cắt dao quay, máy cắt trống quay do người đi bộ điều khiển
E.1 Biện pháp an toàn đối với máy cắt dao quay do người đi bộ điều khiển
E.2 Vận hành an toàn đối với máy cắt dao quay do người ngồi điều khiển
E.3 Vận hành an toàn máy cắt trống quay do người đi bộ điều khiển
E.4 Vận hành an toàn đối máy cắt trống quay do người ngồi điều khiển
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 8743:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 5395:1990 và sửa đổi 1:1992.
TCVN 8743:2011 do Trung tâm Giám định máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY CẮT CỎ CÓ ĐỘNG CƠ, MÁY KÉO LÀM CỎ, MÁY KÉO LÀM CỎ VÀ LÀM VƯỜN, MÁY CẮT CHUYÊN DÙNG MÁY KÉO LÀM CỎ VÀ LÀM VƯỜN CÓ BỘ PHẬN CẮT LIÊN HỢP - ĐỊNH NGHĨA, YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Power lawn-mowers, lawn tractors, lawn and graden tractors, professional mowers, and lawn and graden tractors with mowing attachments - Definitions, safety requimen and procedures
Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa các thuật ngữ và quy định yêu cầu an toàn và phương pháp thử, áp dụng cho máy cắt dao quay và máy cắt trống quay có động cơ, bao gồm loại do người ngồi điều khiển và người đi bộ điều khiển, máy kéo làm cỏ người ngồi điều khiển, máy kéo làm cỏ và làm vườn, máy kéo làm cỏ và làm vườn cỏ bộ phận cắt liên hợp được thiết kế với mục đích chính để làm vườn xung quanh nhà.
Những yêu cầu bổ sung đối với các máy cắt chuyên dùng (thương mại) và các thiết bị chăm sóc cỏ cũng được đưa ra trong 3.7 và 4.7.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại dao, kéo cắt tỉa cỏ, máy cắt dao xoay, máy cắt thanh dao, máy cắt dùng trong sản xuất nông nghiệp và các bộ phận điện của máy được dẫn động bằng nguồn điện lưới.
Tiêu chuẩn này không yêu cầu đối với máy cắt dao quay có bộ phận cắt là một hoặc nhiều sợi dây phi kim loại, hoặc bộ phận cắt phi kim loại đặt trên vòng tròn phần truyền động trung tâm, ở đó bộ phận cắt nhờ vào lực ly tâm và có năng lượng động lực học cho mối bộ phận nhỏ hơn 10 j. Trong phần bổ sung đối với loại máy này, bộ phận cắt sẽ không được thay thế bởi vật liệu kim loại hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương do nhà chế tạo cung cấp.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung.
TCVN 8411-1: 2010 (ISO 3767-1), Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 1: Ký hiệu chung;
TCVN 8411-2: 2010 (ISO 3767-2: 2008), Máy kéo, máy dùng trong nông làm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 2: Ký hiệu cho máy kéo và máy nông nghiệp;
TCVN 8411-3: 2010 (ISO 3767-3: 1995 (E)), Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 3: Ký hiệu cho thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ;
TCVN 5699-1: 2004 (IEC 60335-1: 2001), Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự-An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung;
ISO 500-1:2004, Agricultural tractors - Rear-mounted power take-off types 1, 2 and 3 - Part 1: General specifications, safety requirements, dimensions for master shield and clearance zone (Máy kéo nông nghiệp - Trục trích công suất loại 1, 2 và 3 lắp phía sau - Phần 1: Đặc tính kỹ thuật chung, yêu cầu an toàn, kích thước tấm chắn bảo vệ tổng thể và khe hở);
ISO 500-2:2004, Agricultural tractors - Rear-mounted power take-off types 1, 2 and 3 - Part 2: Narrow- track tractors, dimensions for master shield and clearance zone (Máy kéo nông nghiệp - Trục trích công suất loại 1,2 và 3 lắp phía sau - Phần 2: Máy kéo vết bánh hẹp, kích thước tấm chắn bảo vệ tổng thể và khe hở);
ISO 500-3:2004, Agricultural tractors - Rear-mounted power take-off types 1, 2 and 3 - Part 3: Main PTO dimensions and spline dimensions, location of PTO (Kích thước PTO chính và kích thước chốt, vị trí của PTO);
ISO 2758:2001, Paper- Determination of bursting strength (Giấy-Xác định độ bền chịu áp lực);
ISO 3304: 1985, Plain end seamless precision steel tubes - Technical conditions for delivery (Độ phẳng của mép đúc ống thép - Điều kiện kỹ thuật để cung cấp);
ISO 3305: 1985, Plain end as-welded precision steel tubes - Technical conditions for delivery (Độ phẳng của mép hàn ống thép cuốn - Điều kiện kỹ thuật để cung cấp);
ISO 3306: 1985, Plain end as-welded and sized precision steel tubes - Technical conditions for delivery (Độ phẳng mép hàn và kích cỡ của ống thép cuốn - Điều kiện kỹ thuật);
ISO 3411: 2007, Earth-moving machinery - Physical dimensions of operators and minimum operator space envelope (Máy san ủi đất - Kích thước cơ thể người lái và khoảng trống điều khiển tối thiểu);
ISO 3416:1986, Textile floor coverings - Determination of thickness loss after prolonged, heavy static loading (Thảm trải sàn - Xác định độ giảm bề dày sau khi kéo, đặt lực ép tĩnh học);
ISO 3600:1996, Tractors, machinery for agriculture and forestry, powered lawn and garden equipment - Operator's manuals - Content and presentation (Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, máy cắt cỏ và máy làm vườn có động cơ- Sổ tay người vận hành - Nội dung và cách trình bày);
ISO 15077: 2008, Tractors and self-propelled machinery for agriculture and forestry - Operator controls - Actuating forces, displacement, location and method of operation (Máy kéo, máy tự hành dùng trong nông nghiệp - Cơ cấu điều khiển cho người vận hành - Lực tác động, dịch chuyển, vị trí và phương pháp vận hành);
ISO/TS 15079: 2001, Powered lawn, garden and horticultural equipment - Operator controls - Guidance on actuating forces, displacement, location and methods of operation (Thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Các bộ phận điều khiển - Hướng dẫn lực tác động, độ dịch chuyển, vị trí và phương pháp vận hành);
ISO 4200:1991, Plain end steel tubes, welded and seamless - General tables of dimensions and masses per unit length (Ống thép mặt đầu phẳng, hàn và không hàn - Bảng tổng hợp kích thước và khối lượng một đơn vị chiều dài);
ISO 6682:1986, Earth-moving machinery - Zones of comfort and reach for controls (Máy san ủi đất - Vùng tiện lợi và tầm với đối với điều khiển);
ISO 9193: 1990, Law and garden ride-on (riding) tractors - Power take-off (Máy kéo làm cỏ và làm vườn do người ngồi điều khiển - Trục trích công suất).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
1.3.1
Dao cắt (blade): (xem 1.3.6).
1.3.2
Vòng tròn đỉnh dao (blade tip circle)
Đường tròn được vẽ bởi điểm xa nhất của bộ phận cắt khi quay xung quanh trục của nó.
1.2.3
Quảng đường phanh (braking distance)
Khoảng cách di chuyển được từ điểm bắt đầu tác động phanh đến điểm máy dừng lại.
1.3.4
Hệ thống phanh (braking system)
Liên hợp của một hay nhiều phanh và các thiết bị liên quan để tác động và điều khiển việc dừng máy.
1.3.5
Cơ cấu điều khiển (control)
Thiết bị hoặc bộ phận để điều khiển hoạt động của máy cắt hoặc bất kỳ chức năng vận hành đặc trưng của nó.
1.3.6
Bộ phận cắt (cutting means)
Cơ cấu được sử dụng để thực hiện công việc cắt của máy cắt cỏ có động cơ.
1.3.7
Bao che bộ phận cắt(vỏ bọc) [cutting means enclosure (housing)]
Phần lắp đặt xung quanh bộ phận cắt nhằm mục đích bảo vệ.
1.3.8
Vị trí cắt (cutting position)
Thiết lập chiều cao của bộ phận cắt do nhà chế tạo chỉ định để cắt cỏ.
1.3.9
Bề rộng cắt (cutting width)
Kích thước của bộ phận cắt theo hướng vuông góc với chiều tiến của máy và được tính từ kích thước của bộ phận cắt hoặc đường kính vòng tròn đỉnh dao cắt.
1.3.10
Máy cắt trống quay [cylinder (reel) mower]
Máy cắt cỏ có một hoặc nhiều dao quay quanh trục nằm ngang để tạo ra tác động cắt với thanh cắt hoặc dao cố định.
1.3.11
Máng xả (discharge chute)
Phần kéo dài của bao che bộ phận cắt từ cửa xả, thường được sử dụng để xả nguyên liệu từ bộ phận cắt.
1.3.12
Cửa xả (discharge opening)
Lỗ hoặc khe hở trên bao che bộ phận cắt để cỏ được xả ra.
1.3.13
Nhãn hiệu bền (durable label)
Nhãn hiệu gần như không bị mờ theo thời gian.
1.3.14
Máy cắt mép (edger)
Máy thích hợp đối với cắt đất và cỏ, thường theo mặt phẳng thẳng đứng.
1.3.15
Hệ thống xả (exhaust system)
Thiết bị chuyển khí xả từ cửa xả của động cơ ra khí quyển.
1.3.16
Máy cắt dao xoay (flail mower)
Máy có nhiều dao cắt lắc tự do và quay quanh trục song song với mặt phẳng cắt và được cắt bởi xung lực.
1.3.17
Bộ phận gom cỏ (grass catcher)
Một hoặc liên hợp nhiều bộ phận tạo ra bộ phận thu gom thân hoặc những mẩu cỏ bị cắt ra.
1.3.18
Bảo vệ, che chắn (guard; shield)
Bộ phận của máy hoặc sự kết hợp của các bộ phận cấu thành để bảo vệ người vận hành và/hoặc người đứng ngoài.
1.3.19
Va đập (hít)
Vật thử văng bắn qua tất cả các lớp vật liệu của tấm bia chắn thử.
1.3.20
Dao gập (jackknifing)
Chuyển động của phần có khớp nối cho các kết quả;
a) Ngăn cản tốt hơn tác động theo chiều ngược lại; hoặc
b) Sự khó khăn cho người vận hành, hoặc
c) Sự hất ra khỏi chỗ của người vận hành có khả năng mất sự điều khiển.
1.3.21
Máy xén mép cỏ (lawn edge trimmer)
Máy cắt cỏ dùng để xén mép cỏ thường theo mặt phẳng thẳng đứng.
1.3.22
Máy xén cỏ (lawn trimmer)
Máy cắt cỏ mặt phẳng hoạt động của bộ phận cắt và chiều cao cắt do người vận hành xác định và điều chỉnh khi cắt, có thể có sự hỗ trợ của bánh xe hoặc tấm trượt.
1.3.23
Tốc độ cực đại của động cơ (mô tơ) [maximum operating engine (motor) speed]
Tốc độ động cơ (mô tơ) lớn nhất đạt được khi điều chỉnh theo đặc điểm kỹ thuật của nhà chế tạo máy cắt và/hoặc chỉ dẫn cho bộ phận cắt được gắn vào, có tính đến tất cả các dung sai.
1.3.24
Bộ phận cắt liên hợp (mowing attachment)
Bộ phận cắt được thiết kế để dễ tháo rời khỏi máy, thông thường cho phép máy sử dụng đối với mục đích khác.
1.3.25
Máy cắt có vỏ bảo vệ che kín (mulching mower)
Máy cắt dao quay không có cứa xả ở vỏ bọc máy.
1.3.26
Hoạt động bình thường (normal operation)
Mọi việc sử dụng máy có thể dự báo trước là hợp lý, theo nhận xét của người sử dụng bình thường, và phù hợp với các công việc như cắt cỏ, khởi động, dừng, cung cấp nhiên liệu, hoặc kết nối với (hoặc ngắt kết nối khỏi) nguồn động lực, hoặc lắp và tháo khỏi máy do người ngồi điều khiển.
1.3.27
Sử dụng thông thường (normal use)
Vận hành, bảo dưỡng định kỳ, bảo quản, làm sạch, vận chuyển, tháo hoặc lắp các phụ kiện và điều chỉnh thông thường như đã được xác định theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
1.3.28
Cơ cấu điều khiển (operator control)
Cơ cấu điều khiển đòi hỏi người vận hành tác động vào để thực hiện chức năng cụ thể.
1.3.29
Vị trí cơ cấu điều khiển (operator control position)
Vùng hoặc phạm vi không gian mà tất cả các cơ cấu điều khiển được điều khiển từ vị trí của người vận hành được xác định. Xem ISO 6682.
1.3.30
Cơ cấu điều khiển hiện diện (operator presence control)
Cơ cấu điều khiển được thiết kế để tự động ngắt truyền động khi không có lực tác động của người vận hành.
1.3.31
Vùng che chắn người vận hành (operator target area)
Vùng che chắn người vận hành đối với máy do người đi bộ điều khiển được chỉ rõ trong 3.3.1.4.
1.3.32
Vùng thao tác của người vận hành - đi bộ điều khiển (operator zone - pedestrian)
Khu vực thao tác cho người vận hành đối với máy do người đi bộ điều khiển như thể hiện trên Hình 2.
1.3.33
Vùng thao tác của người vận hành - ngồi điều khiển (operator zone - ride-on)
Khu vực thao tác cho người vận hành đối với máy do người ngồi lái như mô tả trong ISO 6682.
1.3.34
Phanh đỗ (parking brake)
Thiết bị để ngăn cản chuyển động của máy khi đỗ.
1.3.35
Máy cắt do người đi bộ điều khiển; máy cắt đi bộ phía sau (pedestrian-controlled mower; walk- behind mower)
Máy cắt cỏ do người đẩy hoặc tự hành, thông thường do người vận hành đi bộ phía sau điều khiển.
1.3.36
Máy kéo do người đi bộ điều khiển; máy kéo đi bộ phía sau (pedestrian-controlled tractor; walk- behind tractor)
Máy thông thường do người vận hành đi bộ phía sau điều khiển, được thiết kế có đóng cơ để đẩy cóc bộ phận liên hợp với máy.
1.3.37
Máy cắt cỏ [power (lawn-) mower]
Máy cắt cỏ sử dụng động cơ hoặc mô tơ điện, trong đó bộ phận cắt hoạt động trong mặt phẳng nằm ngang song song với mặt nền và sử dụng mặt nền để xác định chiều cao cắt bằng bánh xe, nệm hơi hoặc tám trượt v.v.
1.3.38
Nguồn động lực (power source)
Động cơ hoặc mô tơ cung cấp năng lượng cơ học cho chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay.
1.3.39
Máy chuyên dùng (thương mại) [professional (commercial) mower]
Máy được thiết kế để sử dụng làm dịch vụ, tức là người vận hành máy được trả tiền.
1.3.40
Máy do người ngồi lái; máy kéo, máy kéo làm cỏ và làm vườn [ride-on (riding) machine; lawn and garden tractor]
Máy tự hành do người ngồi trên máy điều khiển được thiết kế để cắt cỏ và làm vườn. Bộ phận cắt cỏ có thể là một phần không thể thiếu của máy hoặc được lắp với máy.
1.3.41
Máy cắt dao quay (rotary mower)
Máy cắt cỏ động cơ, trong đó một hoặc nhiều dao cắt quay quanh trục trực giao với mặt phẳng cắt và quá trình cắt được thực hiện bởi lực va chạm.
1.3.42
Hệ thống phanh dừng (service brake system)
Các bộ phận chính được thiết kế để giảm tốc độ và dừng máy từ tốc độ di chuyển của nó.
1.3.43
Máy cắt thanh dao (sickle bar mower)
Máy cắt cỏ dùng nguồn động lực tạo ra chuyển động qua lại cho một hay nhiều dao để tạo tác động cắt với thanh cắt cố định hoặc dao chuyển động.
1.3.44
Người thử tiêu chuẩn khi vận hành (standard test operator)
Khối lượng người vận hành 75 kg ± 5 kg và cao 1,75 m ± 0,05 m
1.3.45
Thời gian dừng (stopping time)
Thời gian trôi qua giữa thời điểm cơ cấu dừng được tác động và thời điểm máy hoặc bộ phận máy ở trạng thái dừng.
1.3.46
Đường văng bắn(của máy cắt trống quay) [throw line (of cylinder mowers)]
Đường dốc nhất ở mặt chiếu đứng tiếp tuyến với đường tròn của trống cắt theo chiều quay, không cắt bộ phận che của máy. Xem Hình 18.
1.3.47
Mối nguy hiểm vật văng bắn (thrown object hazard)
Khả năng gây tổn thương bởi vật văng bắn do bộ phận cắt chuyển động.
1.3.48
Bộ phận kéo theo (towed unit)
Công cụ được kéo bằng thanh kéo của máy và thường được trang bị có bánh xe để vận chuyển.
1.3.49
Truyền lực kéo (traction drive)
Thiết bị hoặc hệ thống được sử dụng để truyền nguồn động lực đến hệ thống di động.
1.3.50
Ghế kéo; ghế có hai bánh xe (trailing seat; sulky)
Máy cắt hoặc máy kéo tự hành do người đi bộ điều khiển có bộ phận đuôi được thiết kế một chỗ ngồi để người vận hành ngồi sau điều khiển, có thể tháo rời khỏi máy.
1.3.51
Cụm ghế kéo; cụm ghế có hai bánh xe (trailing seat unit; sulky unit)
Máy cắt cỏ có động cơ hoặc máy kéo do người đi bộ điều khiển có ghế kéo (ghế có bánh xe) tùy chọn kèm theo.
1.3.52
Tư thế vận chuyển (transport position)
Trạng thái của bộ phận cắt của máy cắt cỏ khi di chuyển.
Phần 2 quy định những yêu cầu cơ bản đối với máy cắt dao quay và máy trống cắt quay có động cơ, bao gồm các loại do người ngồi lái và người đi bộ điều khiển, máy kéo làm cỏ người ngồi lái, máy kéo làm cỏ và làm vườn, máy cắt cỏ chuyên dùng và máy kéo làm cỏ và làm vườn có bộ phận cắt liên hợp.
2.2.1 Bộ phận truyền động
2.2.1.1 Hộp số, xích, bánh răng, đai, các bộ phận truyền động ma sát, puly, cánh quạt và các bộ phận chuyển động khác, có thể tạo ra điểm kẹp có khả năng gây ra tai nạn trong khi vận hành máy bình thường phải được đánh dấu và che chắn bằng các tấm chắn hoặc phụ kiện tương tự để ngăn cản tai nạn do tiếp xúc với các bộ phận này.
Các bộ truyền động đai, xích có đầu nối có thể gây tai nạn trong khi vận hành máy bình thường phải được che chắn toàn bộ chiều dài của nó. Các bộ truyền động đai, xích khác phải được che chắn ít nhất ở các điểm tiếp xúc giữa xích với đĩa xích hoặc đai với puly. Trục truyền động phải được che chắn hoàn toàn.
Hệ thống che chắn phải đảm bảo trên cơ sở tập hợp các nguyên tắc trong Phụ lục A.
Các bao che bộ phận quay hoặc đĩa phải có bề mặt trơn nhẵn. Máy cắt không được trang bị cơ cấu khởi động bằng dây giật.
Các che chắn phải được cung cấp để ngăn ngừa tai nạn do tiếp xúc với điểm nguy hiểm khi bảo dưỡng máy theo giới thiệu của nhà chế tạo.
Che chắn được thiết kế để mở hoặc tháo rời và ở chỗ nguy hiểm phải có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm được bố trí trên bộ phận che chắn hoặc liền kề chỗ nguy hiểm.
Che chắn có thể được sử dụng như bậc lên xuống, nó phải chịu được lực là 1 200 N.
2.2.1.2 Yêu cầu theo 2.2.1.1 không áp dụng cho:
a) Bộ phận cắt; và
b) Bộ phận hoạt động tiếp xúc với đất.
2.2.2 Gá lắp Che chắn
Tất cả các che chắn phải được lắp cố định trên máy và không thể tháo rời, nếu không sử dụng dụng cụ. Chỉ được mở hoặc tháo không dùng dụng cụ đối với những trường hợp các che chắn có khớp gài không dùng để bảo vệ bộ phận chuyển động, như mở che chắn có bản lề đối với máng xả và tấm ngăn cách động cơ.
2.2.3 Bảo vệ nhiệt
2.2.3.1 Yêu cầu
Phải có tấm che hoặc lưới chắn bảo vệ để ngăn ngừa tai nạn do tiếp xúc với phần dẫn khí xả của động cơ hở ra lớn hơn 10 cm2 và nhiệt độ bề mặt nóng lớn hơn 80 °C ở nhiệt độ môi trường 20 °C ± 3 °C khi vận hành máy bình thường.
2.2.3.2 Thiết bị thử
Thiết bị đo có độ chính xác ± 3 °C.
2.2.3.3 Phương pháp thử
Phép thử sẽ được thực hiện trong bóng râm. Cho động cơ hoạt động ở tốc độ chạy không tải lớn nhất cho đến khi nhiệt độ bè mặt thửổn định. Nhiệt độ được xác định bằng cách so sánh nhiệt độ quan sát khác nhau giữa nhiệt độ môi trường danh nghĩa và nhiệt độ môi trường thử. Bề mặt thử là bề mặt ở trên hệ thống xả của động cơ. Nếu khoảng cách từ bề mặt thử đến tấm che gần nhất lớn hơn 100 mm thì dùng đầu thử hình côn A, như thể hiện trên Hình 1; nếu khoảng cách từ bề mặt thử đến tấm che gần nhất nhỏ hơn 100 mm thì dùng đầu thử hình côn B, như thể hiện trên Hình 1.
Di chuyển đầu thử hình côn với mũi côn luôn hướng xuống về phía bề mặt nóng, sao cho ở vị trí bất kỳ, trục của nó luôn tạo thành góc nằm giữa 0° và 180° so với mặt phẳng theo phương nằm ngang. Đầu côn không được dịch chuyển lên phía trên. Trong khi di chuyển đầu côn, quan sát xác định đỉnh hoặc mặt côn tiếp xúc với bề mặt nóng.
Kích thước tính bằng milimét
Đầu thử hình côn A
Đầu thử hình côn B
Hình 1 - Các đầu thử hình côn
2.2.3.4 Điều kiện nghiệm thu
Đỉnh hoặc mặt côn của đầu thử hình côn A hoặc B không tiếp xúc với bề mặt nóng của hệ thống xả.
2.2.4 Bảo vệ tránh khí thải
Khí thải của động cơ phải không được hướng về phía người vận hành.
Trên máy phải trang bị bộ phận che chắn cho người vận hành để khí thải của động cơ không được hướng về phía bộ phận che chắn hoặc đường không khí vào của bộ phận che chắn.
2.2.5 Các bộ phận chuyển động
Tất cả các bộ phận chuyển động phải không được gây tổn thương, hoặc di chuyển không thăng bằng của người vận hành trong khi thao tác bình thường.
2.2.6 Các bộ phận áp lực
Các ống, vòi áp lực phải được bố trí hoặc che chắn sao cho khi xảy ra sự cố vỡ đường ống, chất lỏng dễ cháy không bắn vào người khi đang ở vị trí vận hành.
2.2.7 Thùng đựng chất lỏng
Khi chứa đầy theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, thùng chứa chất lỏng, bình ắc quy, hệ thống nhiên liệu, thùng dầu và hệ thống nước làm mát phải có kết cấu để ngăn chặn trào ra trong thời gian 1 min khi máy bị nghiêng như chỉ rõ trong phép thử độ bền. Rò rỉ ở các lỗ thông hơi không xem là trào chất lỏng.
2.2.8 Ghế ngồi và giá đỡ chân
Máy do người ngồi điều khiển phải có ghế ngồi và giá đỡ chân đảm bảo độ bền thích hợp, có lối lên xuống an toàn. Ghế ngồi của người vận hành phải có thành ôm mông cao tối thiểu 115 mm tính từ bề mặt ghế. Trừ loại ghế có kết cấu dạng yên ngựa.
2.2.9 Cơ cấu điều khiển
2.2.9.1 Tất cả các loại máy
Các cơ cấu điều khiển phải thỏa mãn các yêu cầu như quy định trong ISO 3789-1 và ISO 3789-3. Các cơ cấu điều khiển cũng phải phù hợp cho nhóm từ 5 % đến 95 % người vận hành như quy định trong ISO 3411.
Trừ các điều khiển sau:
- Đặt chiều cao cắt;
- Lắp dao cắt hoặc điều chỉnh trên máy cắt trống quay;
- Khởi động động cơ;
- Lắp ráp bộ phận gom xả cỏ.
2.2.9.1.1 Máy do người đi bộ điều khiển
Vị trí và phạm vi dịch chuyển của các cơ cấu điều khiển phải đảm bảo thuận tiện cho người vận hành và phải nằm trong phạm vi kích thước nhân trắc học như thế hiện trên Hình 2 đối với máy do người bộ điều khiển. Phạm vi vận hành các cơ cấu điều khiển không thường xuyên có thể mở rộng để phù hợp với người vận hành. Ví dụ, điều chỉnh độ nghiêng càng lái.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH:
1) Vùng thao tác của người vận hành là vùng mà 95 % nam giới có thểvới tay tới điểm xa nhất từ vị trí vận hành bình thường;
2) Vùng phía trước thấp hơn là vùng mà 5 % nam giới hoặc 50 % nữ có thể với tay khi tỳ vào tay cầm. Vùng này 95 % nam giới có thể với tay về phía trước khi tỳ vào tay cầm;
3) Tất cả các rào chắn trong vùng vận hành có thể giảm bớt khoảng trống sử dụng và được bảo vệ bằng rào chắn;
4) Vòng thao tác của người vận hành kể cả phạm vi lớn nhất gồm tất cả các cơ cầu điều khiển sử dụng thường xuyên, nhưng không dùng để đại diện các vị trí điều khiển ưu tiên.
Hình 2 - Vùng thao tác của người vận hành - Phía sau máy do người đi bộ điều khiển
Các cơ cấu điều khiển khởi động động cơ có thểở ngoài phạm vi này nếu:
a) Khởi động chỉ thực hiện được khi đã cắt truyền động cho dao cắt; hoặc
b) Vỏ bao che máy cắt đạt được điều kiện chấp nhận khi thử bằng đầu dò bàn chân trong 3.3.5 với đầu dò được đặt tại vị trí khởi động của máy cắt.
Chức năng hồi vị của cơ cấu điều khiển truyền lực kéo phải đòi hỏi tác động liên tục theo hướng truyền động, và phải tự động trở về vị trí trung gian khi thôi tác động.
Trên máy cắt tự hành phải thực hiện được gài hoặc ngắt truyền động di động khi bộ phận cắt đang hoạt động.
2.2.9.1.2 Máy do người ngồi lái
Ví trí và phạm vi dịch chuyển các cơ cấu điều khiển phải đảm bảo thuận tiện cho người vận hành và phải nằm trong phạm vi khu vực vận hành của tầm với như quy định trong ISO 6682. Phạm vi điều chỉnh các cơ cấu điều khiển không thường xuyên có thể điều chỉnh để phù hợp với người vận hành. Ví dụ, điều chỉnh độ nghiêng vô lăng lái.
2.2.9.2 Nhận biết các cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển, ngoài các nhiệm vụ rõ ràng, nếu còn có chức năng khác, phải có chỉ dẫn và/hoặc phương pháp vận hành rõ ràng được nhận biết bằng dấu hoặc nhãn hiệu.
Chỉ dẫn về vận hành các cơ cấu điều khiển phải chi tiết, dễ hiểu, được ghi trong sổ tay hướng dẫn vận hành.
2.2.9.3 Ký hiệu điều khiển
Ký hiệu các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với TCVN 8411-1: 2010 (ISO 3767-1: 1998/Amd.1: 2008 (E)), TCVN 8411-2:2010 (ISO 3767-2: 2008) và TCVN 8411-3: 2010 (ISO 3767-3: 1995 (E)).
2.2.10 Nhận biết máy
2.2.10.1 Quy đỊnh chung
Từng máy và bộ phận cắt liên hợp phải có số máy và/hoặc số loạt sản xuất đảm bảo không bị mờ theo thời gian mà nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp cho biết để nhận biết máy.
2.2.10.2 Nhãn hiệu
Nhãn hiệu được cung cấp để nhận biết và các thông tin điều khiển hoặc cảnh báo phải có độ bền hợp lý với tuổi thọ của máy đối với môi trường máy làm việc đã xác định và thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Nhãn hiệu phải liên kết bền với bề mặt vật liệu nền;
b) Nhãn hiệu phải chịu được thời tiết và khi làm sạch bình thường không bị phai màu, rạn, nứt hoặc rộp và vẫn còn dễ đọc;
c) Nhãn hiệu không được cuộn lại ở các cạnh và dễ đọc, không bị hư hỏng do xăng hay dầu tràn ra;
d) Nhãn hiệu phải chịu được nước lanh có áp lực cao khi vệ sinh.
Nhãn hiệu (dấu hiệu nguy hiểm) đưa ra thông tin cảnh báo phải gắn gần chỗ liên quan đến mối nguy hiểm. Dấu hiệu nguy hiểm hoặc cảnh báo phải được ghi bằng ngôn ngữ của nước mua máy, hoặc sử dụng thông tin thích hợp bằng hình ảnh.
2.2.11 Yêu cầu vận hành và bảo dưỡng
Từng máy phải được cung cấp sổ tay hướng dẫn vận hành, bảo quản và bảo dưỡng, như quy định trong ISO 3600. Tài liệu hướng dẫn bao gồm các thao tác thông thường do người vận hành thực hiện.
Các tài liệu hướng dẫn bao gồm:
a) Chỉ dẫn lắp ráp máy đúng để sử dụng, nếu máy không được cung cấp ở dạng lắp ráp hoàn chỉnh;
b) Chỉ dẫn điều chỉnh máy đúng, bao gồm cảnh báo nguy hiểm của dao quay, ví dụ "Cẩn thận - không sở vào dao quay";
c) Chỉ dẫn vận hành máy và có các mục thích hợp như:
- Chỉ dẫn đối với thiết bị tích trữ năng lượng như lò xo, hệ thống làm mát động cơ và hệ thống thủy lực, kể cả ắc quy thủy lực;
- Thông tin về chất lỏng thủy lực bị rò rỉ dưới áp suất cao có khả năng thấm vào da và làm tổn thương nghiêm trọng, và nếu chất lỏng đã thấm vào da, nó phải được phẫu thuật loại bỏ trong một vài giờ do bác sĩ quen thuộc với loại thương tích này hay chứng hoại tử có thể xảy ra.
2.2.12 Yêu cầu về điện
2.2.12.1 Quy định chung
Các yêu cầu về điện này chỉ áp dụng với mạch điện ắc quy nhỏ hơn 42 vôn và được đưa ra để hướng dẫn. Đối với các yêu cầu điện cho máy dẫn động bằng điện lưới, tài liệu tham khảo cần được thực hiện như quy định trong TCVN 5699-1: 2004 (IEC 60335-1:2001).
2.2.12.2Ắc quy điện áp thấp (không bao gồm mạch nối đất manhêtô)
2.2.12.2.1 Dây cáp điện
Cáp điện phải được bảo vệ, nếu đặt ở nơi có khả năng tiếp xúc với bề mặt kim loại bị mòn.
Nếu có thể thực hiện được thìhệ thống dây cáp điện nên nhóm lại với nhau, gá lắp hợp lý và được bố trí sao cho không được tiếp xúc với bộ chế hòa khí, ống nhiên liệu kim loại, hệ thống xả, bộ phận chuyển động hoặc cạnh sắc. Bất kỳ các cạnh nào của chi tiết kim loại có khả năng tiếp xúc với dây cáp phải được làm tròn hoặc bảo vệ để ngăn chặn dây cáp hư hỏng do bị cắt hoặc mài mòn.
2.2.12.2.2 Lắp đặt ắc quy
Đối với ắc quy có lỗ thông hơi, ngăn đựng ắc quy phải có lỗ thông hơi và thoát nước. Khi ắc quy làm việc, axit không được rò rỉ lên trên các bộ phận gây hư hỏng đến mức độ gây nguy hiểm do ăn mòn.
2.2.12.2.3Bảo vệ quá tải
Tất cả các mạch điện, trừ mô tơ khởi động và mạch đánh lửa điện áp cao, phải có thiết bị bảo vệ quá tải ở dây không nối đất gần cầu nối ắc quy hoặc dây cáp bộ khởi động. Thiết bị bảo vệ quá tải lắp ở một trong hai dây của hệ thống.
Yêu cầu này không áp dụng cho máy trang bị điện ắc quy đã đạt yêu cầu thử dưới đây.
Kết nối mô tơ với ắc quy đã nạp đầy và giữ ở trạng thái đó đến khi ắc quy phóng hết điện hoặc có sự cố hỏng hóc của các bộ phận nào đó. Máy không phát ra lửa cháy hoặc nóng chảy vật liệu. Nổ bên trong phải được ngăn cản đến mức không để vật liệu bị bắn ra từ máy.
2.2.12.2.4 Đầu nối cầu chì và các bộ phận không cách điện
Các đầu nối cầu chì, các bộ phận không cách điện và hệ thống mạch điện 2 dây không nối đất phải được bảo vệ chống ngắn mạch do nhiên liệu hoặc do các dụng cụ trong khi nạp nhiên liệu bình thường, bảo dưỡng, tra dầu bôi trơn.
2.2.12.3 Mạch đánh lửa
2.2.12.3.1Phải có bộ phận ngắt đánh lửa và ngắn mạch thích hợp ở phần có điện áp thấp.
2.2.12.3.2 Tất cả các phần có điện áp cao của mạch điện, bao gồm đầu nối bu gi phải được bảo vệ điện để người vận hành không bị bất ngờ khi tiếp xúc với chúng.
2.2.13 Khởi động và dừng động cơ
2.2.13.1 Phải có thiết bị tắt động cơ. Thiết bị không phụ thuộc vào việc sự ấn tay liên tục đối với hoạt động của nó. Thiết bị này phải được kích hoạt có chủ định bằng tay để khởi động động cơ và phải sử dụng được từ vị trí khởi động và vận hành.
2.2.13.2 Phải có công tắc điều khiển bằng chìa khóa có thể rút ra được hoặc bằng thiết bị tương tự để ngăn cản khởi động không được phép, trừ động cơ chỉ có bộ khởi động bằng tay.
2.2.14 Vận chuyển
2.2.14.1 Nếu chuyển bộ phận cắt lên vị trí vận chuyển, nâng bất kỳ phần nào thuộc mặt phẳng cắt trên 400 mm so với mặt nền thì bộ phận truyền động phải tự động ngắt hoặc yêu cầu phải ngắt bằng tay trước khi nó có thể nâng cao trên 400 mm.
2.2.14.2Khi chuyển bộ phận cắt từ vị trí vận chuyển sang vị trí làm việc, truyền động cho bộ phận cắt phải không được kết nối trừ khi:
a) Người vận hành ở vị trí vận hành:
b) Tất cả các phần thuộc mặt phẳng cắt thấp hơn 400 mm so với mặt đất; và
c) Có tác động của người vận hành.
2.2.14.3 Khi ở vị trí vận chuyển được xác định và chiều cao của bất kỳ phần nào thuộc mặt phẳng cắt nhỏ hơn 400 mm, phải có thiết bị ngắt truyền động bộ phận cắt trong khi truyền động di động được kết nối.
2.2.14.4 Bộ phận cắt phải đảm bảo an toàn ở vị trí vận chuyển bằng các thiết bị như chốt cài, khóa thủy lực, v..v.
2.2.14.5Nếu bộ phận cắt phải được nâng đến vị trí vận chuyển bằng tay thì phải có tay cầm thích hợp.
2.2.14.6 Đối với các bộ phận người ngồi điều khiển các bộ phận cắt, truyền động di động phải độc lập và phải bao gồm một cơ cấu điều khiển riêng biệt để nối và tách truyền động di động.
Phần 3 Yêu cầu đối với máy cắt dao quay
Phần 3 quy định yêu cầu an toàn và quy trình thử áp dụng đối với máy làm cỏ và làm vườn kiểu dao quay, bao gồm loại người ngồi lái và đi bộ điều khiển, máy kéo làm cỏ người ngồi lái, máy kéo làm cỏ và làm vườn, máy cắt chuyên dùng và máy kéo làm cỏ và làm vườn có bộ phận cắt liên hợp.
3.2.1 Che chắn dao cắt
3.2.1.1 Quy định chung
Bao che dao cắt được kéo dài ít nhất là 3 mm dưới mặt phẳng của vòng tròn đỉnh dao, trừ 3.2.1.2 dưới đây và cửa xả cỏ. Đầu bu lông lắp dao cắt có thể bên dưới bao che với điều kiện được đặt trong phạm vi 50 % đường kính vòng tròn đỉnh dao.
Bất kỳ phần kéo dài nào của vách đứng che chắn dao cắt gần cửa xả, bao gồm vách máng thoát, không phù hợp với yêu cầu này sẽ được xem xét như bộ phận của cửa xả. Các vách đứng sẽ được thử bằng đầu dò bàn chân (xem 3.3.5) và phù hợp với tất cả các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này.
3.2.1.2 Khe hở phía trước
Có thể để khe hở phía trước trên máy có bề rộng cắt 600 mm hoặc lớn hơn. Khe hở không lớn hơn:
a) Bề rộng cắt; hoặc
b) Góc tạo bởi hai đường thẳng từ tâm trục dao cắt tạo thành góc 50° so với chiều tiến của máy. Xem Hình 3.
Điểm cao nhất của các khe hở trên vỏ bao che dao cắt ở phía trước trừ cửa thoát liệu, được giới hạn bởi góc 15° theo phương thẳng đứng và khoảng cách lớn nhất 30 mm trên mặt phẳng nằm ngang của điểm thấp nhất của dao cắt. Điểm cao nhất ở trên các khe hở phía trước của dao thanh răng hoặc dao cắt được coi là một điểm trên mép dưới của vỏ bao che dao cắt. Xem Hình 3.
Kích thước tính bằng milimét
Nhìn từ A và B áp dụng cho máy cắt một trục và nhiều trục
Khe
a) Máy cắt một trục | b) Máy cắt nhiều trục |
Hình 3 - Giới hạn khe hở phía trước
3.2.2 Cửa xả (máng xả)
Khi mở máng xả, phần kéo dài của đường bao ngoài máng xả không được giao cắt với phần diện tích người vận hành khi máy cắt để ở độ cao cắt bất kỳ. Không có đường tiếp tuyến từ vòng tròn đỉnh dao cắt cắt vùng che chắn người vận hành, không có tiếp xúc với vỏ bao che hoặc bảo vệ dao cắt.
3.2.3 Chắn và thu gom cỏ
Các tấm chắn xoay hoặc dịch chuyển để phù hợp với thiết bị thu gom cỏ phải hoàn toàn trở về vị trí che chắn khi tách rời bộ phận thu gom. Các tấm chắn được xem xét như phần tạo thành bộ phận bao che dao cắt cho mục đích nêu trong 3.2.1 và 3.2.2.
Chỉ dẫn phải gắn trên máy cắt gần cửa xả và ống nối thu gom cỏ, nếu được sử dụng. Chỉ dẫn phải chỉ rõ không được vận hành máy cắt, nếu máy cắt không được nối với bộ phận thu gom hoặc bộ phận che chắn ở vị trí thích hợp.
3.2.4 Dao cắt
3.2.4.1 Cơ cấu điều khiển hiện diện
3.2.4.1.1 Máy do người đi bộ điều khiển
Máy do người đi bộ điều khiển phải có thiết bị trên càng điều khiển có chức năng tự động dừng quay dao cắt khi người vận hành nhấc tay ra khỏi càng điều khiển: có thể thực hiện bằng ngắt truyền động mô tơ hoặc ly hợp dao cắt/cơ cấu phanh hãm. Để khởi động lại quay dao cắt, yêu cầu cơ cấu điều khiển phải có hai tác động độc lập. Nếu các tác động này được thực hiện cùng một tay, thì các tác độngphải hoàn toàn riêng biệt để ngăn cản đóng ngắt ngẫu nhiên.
3.2.4.1.2 Máy do người ngồi điều khiển
Máy do người ngồi điều khiển phải có thiết bị tự động dừng quay dao cắt khi người vận hành rời khỏi vị tríđiều khiển quy định. Nếu người vận hành trở lại vị trí điều khiển mà dao cắt quay đã được dừng trước đó, dao cắt có thể tự động hoạt động trở lại. Sau khi dao cắt dừng, để khởi động lại quay dao cắt phải do kích hoạt có chủ định bằng thiết bị khác cơ cấu điều khiển hiện diện.
3.2.4.2 Thời gian dừng quay dao cắt
3.2.4.2.1 Máy do người đi bộ điều khiển
Dao cắt phải dừng từ tốc độ quay lớn nhất trong khoảng thời gian 5 s, sau khi người vận hành ngắt cơ cấu điều khiển.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị này giảm còn 3 s sau 3 năm công bố tiêu chuẩn này đối với máy có bề rộng cắt từ 0 đến 600 mm. Đối với máy có bề rộng cắt lớn hơn 600 mm, thời gian dừng dao cắt giữ nguyên 5 s.
3.2.4.2.2 Máy do người ngồi điều khiển
Dao cắt phải dừng từ tốc độ quay lớn nhất trong khoảng thời gian 7 s, sau khi người vận hành ngắt cơ cấu điều khiển.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị này giảm còn 5 s sau 3 năm công bố tiêu chuẩn này đối với máy có bề rộng cắt lên tới 1 200 mm, Đối với máy có bề rộng cắt lớn hơn 1 200 mm, thời gian dừng dao cắt giữ nguyên 7 s.
3.2.4.2.3 Tuổi thọ
Cơ cấu dừng quay dao cắt phải tương thích với tuổi thọ của máy đến thời điểm đại tu lớn theo giới thiệu của nhà chế tạo. Nhà chế tạo có thể được yêu cầu cung cấp bằng chứng phép thử/căn cứ chứng nhận rằng cơ cấu đáp ứng phép thử phù hợp với yêu cầu này. Ví dụ phép thử gồm có ít nhất 5 000 chu kỳ bật và tắt.
3.2.4.3 Ghi nhãn
Bộ phận cắt phải ghi nhãn để nhận biết số hiệu bộ phận và nhà chế tạo, hãng nhập khẩu của nhà cung cấp.
Các điều quy định phép thử đối với máy do người đi bộ điều khiển và ngồi điều khiển, gồm:
- Các điều kiện thử chung (xem 3.3.1);
- Thử vật văng bắn (xem 3.3.2);
- Thử va đập (xem 3.3.3);
- Thử không cân bằng (xem 3.3.4);
- Thử đầu dò bàn chân (xem 3.3.5);
- Thử tính nguyên vẹn của kết cấu đối với bao che dao cắt, tấm chắn và bộ phận thu gom cỏ (xem 3.3.6).
Phép thử có thể được thực hiện theo thứ tự bất kỳ, trừ khi có quy định khác.
3.3.1 Điều kiện thử chung
3.3.1.1 Tốc độ động cơ/mô tơ
Đối với các phép thử quy định dao cắt hoạt động trong khi thử thì phải cho dao cắt hoạt động ở chế độ vận tốc quay động cơ/mô tơ lớn nhất (xem 1.3.23).
3.3.1.2 Giảm chấn đối với máy do người đi bộ điều khiển
Trường hợp cần thiết, máy do người đi bộ điều khiển có thể giảm chấn bằng đàn hồi ở tay lái để ngăn cản tác động theo phương nằm ngang trong khi thử.
3.3.1.3 Hình dạng/phụ kiện máy cắt
Đối với phép thử vật văng bắn (xem 3.3.2) và thử tính nguyên vẹn của kết cấu (xem 3.3.6), máy cắt phải được kiểm tra tất cả các hình dạng hoạt động, ví dụ không có phụ kiện và có phụ kiện như bộ phận thu gom cỏ hoặc các phần che kín.
3.3.1.4Hàng rào chắn và bố trí các tấm chắn thử
3.3.1.4.1 Hàng rào chắn thử cần thiết đối với các phép thử vật văng bắn, không cân bằng và va chạm phải được bố trí cơ bản như thể hiện trên Hình 4: những thay đổi thích hợp cho các loại máy khác nhau như thể hiện từ Hình 5 đến Hình 9.
3.3.1.4.2Phép thử này có một số yếu tố nguy hiểm. Người thực hiện phải ở ngoài vùng thử hoặc phải có cách bảo vệ khác tránh mối nguy hiểm từ vật văng bắn.
Hàng rào chắn gồm tám tấm chắn, cao 900 mm, đặt vuông góc với mặt đáy cố định hình bát giác. Kết cấu mặt đáy cố định và tấm chắn phải thỏa mãn đặc tính vật liệu được nêu trong Phụ lục B và Phụ lục C. Đối với máy do người đi bộ điều khiển, tấm chắn trong vùng người vận hành cao hơn 900 mm gồm tấm giấy dày cao 2 000 mm. Để thuận tiện khi đếm các điểm văng bắn, khung tấm chắn được thiết kế trượt vào và ra ở ít nhất một tấm chắn.
Thay thế các tấm chắn, nếu vật văng bắn từ phép thử trước đó để lại những lỗ thủng mà không thể dán lại được bằng tấm nhãn vuông có cạnh 40 mm. Không nhiều hơn một tấm dán được sử dụng để vá ở bất kỳ bề mặt nào.
Các tấm chắn đặt vuông góc cách 750 mm ± 50 mm từ đường tròn đỉnh dao cắt đối với máy cắt có một trục hoặc từ đường tròn đỉnh dao gần nhất đối với máy cắt nhiều trục như thể hiện từ Hình 5 đến Hình 9, nếu tấm chắn gây cản trở bộ phận máy như thùng cỏ, tay cầm hoặc bánh xe, tấm chắn sẽ được xê dịch ra về phía sau để tránh cản trở.
Tấm chắn được chia thành các vùng bởi các đường thẳng nằm ngang như thể hiện trên Hình 4 và Phụ lục D.
Phía sau hoặc vùng thao tác (đối với máy do người đi bộ điều khiển) được xác định bởi sự giao nhau của các đường thẳng kéo dài từ tâm A (xem Hình 5) của vòng tròn đỉnh dao với máy cắt cỏ một trục hoặc từ tâm B (xem Hình 6) của đường thẳng qua tâm các vòng tròn đỉnh dao đối với máy cắt có nhiều trục và tiếp tuyến đường tròn đường kính 1 000 mm vùng che chắn người vận hành. Tâm của vùng che chắn người vận hành được định vị cách 330 mm về phía sau tay cầm trên đường chạy qua từ tâm A hoặc B, qua tâm của phần nắm tay của tay cầm. Bề mặt che chắn giữa giao điểm của đường hai tiếp tuyến và tấm chắn là phía sau của vùng che chắn người vận hành.
Đối với máy cắt có các tay cầm lệch dịch chuyển được, phải đặt tay cầm ở bên trái để xác định vị trí giới hạn trái vùng che chắn người vận hành và sau đó sang phải để xác định vị trí giới hạn tương ứng.
Kích thước tính bằng miliinét
Hình 4 - Thiết bị thử nghiệm vật văng bắn - Bố trí chung
3.3.2 Thử vật văng bắn
3.3.2.1 Thiết bị thử
3.3.2.1.1 Máy cắt phải được thử theo hàng rào chắn thử như quy định tại 3.3.1.4 và được đặt trên nền thảm xơ dừa/gỗ dán như quy định trên Hình B.2 và Hình B.3.
3.3.2.1.2 Năm trăm vật vắng bắn, gồm các viên bi có đường kính 6,35 mm và độ cứng tối thiểu 45 HRC (ví dụ: các viên bi được sử dụng từ ổ bi).
3.3.2.1.3 Điểm phun quy định tại vị trí kim đồng hồ chỉ 12 giờ, được bố trí như thể hiện từ Hình 5 đến Hình 9 và đặt ở vị trí 25 mm ± 5 mm trong vòng tròn đỉnh dao để phun vật bắn ra. Thời gian phun phải quy định đối với từng dao cắt của máy có nhiều trục.
Đầu ra ống phun phải được cốđịnh, ngang bằng nhau và cao hơn bề mặt của tấm thảm xơ dừa (xem Hình B.2). Hệ thống được lắp đặt như vậy để viên bi được bắn ra với tốc độ có thể thay đổi được.
Điều chỉnh tốc độ để viên bi được bắn ra ở độ cao không nhỏ hơn 30 mm trên mặt phẳng tấm thảm sơ dừa và trong phạm vi 10° của trục đứng. Khi máy cắt ở chỗ thích hợp, dao cắt được điều chỉnh theo3.3.2.2 và vận hành ở vận tốc động cơ cực đại theo giới thiệu của nhà chế tạo, cho phép các viên bi vào máy cùng một lúc. Tăng tốc độ của các viên bi từ từ cho đến khi mỗi viên bi bắn trúng dao máy cắt. Bắt đầu thử khi xác định được tốc độ nhỏ nhất. Những viên bi bị sứt mẻ hoặc hư hỏng phải được thay thế.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 5 - Máy cắt một trục thẳng đứng do người đi bộ điều khiển - Hàng rào chắn thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 6 - Máy cắt hai trục thẳng đứng do người ngồi lái - Hàng rào chắn thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 7 - Máy cắt một trục thẳng đứng do người ngồi lái - Hàng rào chắn thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 8 - Máy cắt hai trục thẳng đứng do người ngồi lái - Hàng rào chắn thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình 9 - Máy cắt ba trục thẳng đứng do người ngồi lái - Hàng rào chắn thử
3.3.2.2 Phương pháp thử
Phép thử được thực hiện đối với từng cụm dao.
Dao máy cắt được điều chỉnh ở chiều cao cắt 30 mm hoặc vị trí cắt cao hơn kế tiếp khi máy được đặt trên bề mặt phẳng, cứng. Máy có chiều cao cắt lớn nhất 30 mm hoặc nhỏ hơn sẽ được đặt ở chiều cao lớn nhất của nó.
Nạp 500 vật văng bắn cho từng điểm phun trong thời gian bắn của phép thử. Trên máy có nhiều trục, phép thử được thực hiện cho từng trục với kết quả đánh giá cho từng phép thử.
Trong thời gian thử, trường hợp va trúng quá mức trong vùng xác định, tấm chắn có thể cần thiết sửa chữa hoặc thay thế trước khi tiếp tục phép thử. Những viên bi còn lại trong thử nghiệm (hoặc trên bề mặt kiểm tra) có thể được gỡ bỏ khỏi máy thử để giảm thiểu nẩy bật ra.
Nếu cần thiết lặp lại phép thử, phải sử dụng dao cắt mới đối với từng phép thử bắn 500 viên bi, trừ khi dao cắt không hư hỏng do va chạm với các viên bi.
CHÚ THÍCH 3: Phép thử không yêu cầu máy thích hợp để sử dụng sau khi thử.
3.3.2.3 Kết quả thử
Đếm và ghi những vết bắn trúng vào bảng số liệu được cung cấp (xem Phụ lục D). Những viên bi bắn ra mà trúng và làm hư hại đường tâm của đường đỉnh (cao nhất) vùng che chắn sẽ được ghi cho vùng che chắn ở dưới đường đó.
3.3.2.4 Điều kiện nghiệm thu
Xem phụ lục D.
3.3.3 Thử va chạm
3.3.3.1 Thiết bị thử
Máy cắt phải được thử theo hàng rào chắn thử như quy định trong 3.3.1.4. Thiết bị thử va chạm như thể hiện trên Hình 10.
3.3.3.2 Phương pháp thử
Phép thử được thực hiện đối với từng cụm dao.
Máy cắt được đặt bên trên ống thép 30 mm x 3 mm (kích thước danh nghĩa), ống thép được đặt trong thiết bị thử (xem Hình 10). Dao cắt của máy thử được điều chỉnh ở chiều cao gần giá trị 50 mm và ở vị trí như thế khi ống thép được đẩy vào phần dao cắt quay, dao cắt sẽ va đập đoạn nhô ra của ống thép trong vòng tròn đỉnh dao khoảng từ 10 mm đến 15 mm. Ống thép được đẩy một lần vào đường quỹ đạo của từng cụm dao cắt. Mẫu ống mới được sử dụng đối với mỗi phép thử.
Máy phải được chạy trong thời gian 15 s hoặc đến khi bộ phận cắt dừng hoặc ống thép bị cắt đứt.
Trường hợp không thể thực hiện đẩy ống thép vào phần dao quay do thiết kế của máy cắt, máy cắt được dịch chuyển đến khoảng cách tối thiểu cần thiết cho phép ống thép được đẩy vào phần dao quay.
CHÚ THÍCH 4: Phép thử không yêu cầu máy thích hợp đểsử dụng sau khi thử.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 10-Thiết bị thử va chạm
3.3.3.3 Điều kiện nghiệm thu
Dao cắt không nguyên vẹn, cần hoặc đĩa bị tách rời mà không phần nào của máy cắt xuyên qua tất cả các lớp hàng rào chắn bằng sợi thủy tinh và nhựa. Bất kỳ sự nứt vỡ của dao hoặc bộ phận lắp dao đều được coi là không phù hợp của phép thử. Sự biến dạng hoặc mài mòn lưỡi dao không được coi là không phù hợp.
3.3.4 Thử không cân bằng
3.3.4.1 Thiết bị thử
Máy cắt phải được thử theo hàng rào chắn thử như quy định trong 3.3.1.4. Phép thử được thực hiện trên bề mặt phẳng cứng. Máy cắt trượt (máy cắt không có bánh xe) được thử trên cỏ hoặc vật liệu tương đương như cỏ.
3.3.4.2 Phương pháp thử
Phép thử được thực hiện đối với từng cụm dao.
Sự không cân bằng của dao cắt tính bằng kilôgam trên mét, đầu tiên được xác định bởi công thức 0,024d3. Trong đó d là đường kính vòng tròn đỉnh dao tính bằng mét.
Phép thử thực hiện trong thời gian 1 h đối với từng cụm dao, ở tốc độ cực đại của động cơ/mô tơ và theo hàng rào chắn bằng sợi thủy tinh và nhựa.
Sự mất cân bằng được tính bằng cách lấy bớt hoặc thêm khối lượng vật liệu của dao đến khi đạt được sự mất cân bằng như mong muốn.
Máy cắt nhiều trục phải thử từng cụm dao, có thể thử đồng thời tất cả các cụm dao theo giới thiệu của nhà chế tạo. Máy mới được sử dụng đối với từng phép thử.
CHÚ THÍCH 5: Phép thử không yêu cầu máy thích hợp để sử dụng sau khi thử.
3.3.4.3 Điều kiện nghiệm thu
Máy thử không bị mất chi tiết nào cần thiết để phù hợp với yêu cầu của Phần 3, cũng không có bộ phận hoặc chi tiết nào của máy xuyên qua tất cả các lớp của hàng rào bằng sợi thủy tinh và nhựa.
3.3.5 Thử đầu dò bàn chân
3.3.5.1 Thiết bị thử
Dụng cụ thử là đầu dò bàn chân như thể hiện trên Hình 11.
3.3.5.2 Phương pháp thử
Máy cắt được đặt trên bề mặt phẳng cứng. Tấm chắn phải ở vị trí hoạt động bình thường trên bao che dao cắt và bộ phận đỡ máy cắt phải tiếp xúc với bề mặt đỡ. Máy cắt trượt được nâng lên vị trí cao nhất trong phạm vi điều kiện làm việc bình thường.
Bộphận của máy cắt hay máy, hoặc cả hai, ví dụ như bánh xe và khung có thể được xem như là bộ phận che chắn dao đối với mục đích của phép thử này. Phép thử được thực hiện trong điều kiện tĩnh.
Phép thử được thực hiện với dao cắt ở vị trí cắt cao nhất và thấp nhất. Nếu tốc độ dao cắt khác nhau ở chiều cao khác nhau, phép thử được xem như bao gồm hai điểm giới hạn của chiều cao dao cắt.
Để đầu dò phải được giữ nằm ngang ở các chiều cao và sau đó nghiêng 15° so với phương nằm ngang về phía trước hoặc phía sau (xem Hình 11). Đầu dò được đặt vào các điểm của cửa xả với lực tác động 20 N theo phương ngang hoặc đến khi che chắn dao nâng lên khỏi vị trí ban đầu, lấy trường hợp nào xuất hiện trước.
Đầu dò được đặt phía sau máy do người đi bộ điều khiển, xem Hình 11.
Đầu dò được đặt ở phía quy định vị trí khởi động.
3.3.5.3 Điều kiện nghiệm thu
Đầu dò không bị chạm vào quỹ đạo của dao cắt.
3.3.6 Thử tính nguyên vẹn kết cấu của bao che dao, máng xả, tấm chắn và bộ phận thu gom cỏ
3.3.6.1 Thiết bị thử
3.3.6.1.1 Dụng cụ gá lắp
Dụng cụ gá lắp (xem Hình 12), cơ bản bao gồm tấm thép độ dày tối thiểu 1,5 mm, đặt trên tấm ván gỗ dán dày 19 mm. Tấm thép phải đủ rộng hơn tối thiểu 25 mm từ vòng tròn đỉnh dao của máy cắt.
Lỗ không khí vào được tạo ra đồng tâm với vòng tròn đỉnh dao tưng ứng đường kính lớn nhất như sau:
Loại máy cắt | Vòng tròn đỉnh dao (BTC) | Đường kính lỗ không khí vào |
Máy cắt bao che không kín | Tất cả (BTC) | 0,3 x BTC |
Máy cắt bao che kín | BTC lên tới 635 mm | BTC - 127 mm |
Máy cắt bao che kín | BTC > 635 mm | 0,8 x BTC |
CHÚ THÍCH 6: Trong khi thử, người thực hiện đứng sau tấm chắn để bảo vệ tránh vật văng bắn.
3.3.6.1.2 Vị trí phun
Vị trí của một điểm phun "B" đối với máy bao che kín ở vị trí 12 giờ như quy định trong 3.3.2.1.3, với máy không bao che kín nằm trong vòng tròn đỉnh dao 25 mm trên đường "BC" tạo với đường "AC" một góc 45° theo chiều quay của dao, trong đó"A" điểm giữa máng xả và "C" tâm của trục dao
10 vị trí bắn có đường kính 15 mm nằm trên vòng tròn bán kính CB, cách đều nhau 36°.
Ống phun không nhô cao hơn tấm thép.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 11 - Đầu dò bàn chân và sử dụng đầu dò bàn chân
Kích thước tính bằng milimét
Hình 12 - Bố trí thử nghiệm độ bền kết cấu
3.3.6.1.3 Vật để phun
100 viên bi thép đường kính 13 mm, độ cứng tối thiểu 45 HRC được sử dụng để phun.
3.3.6.1.4 Phương pháp phun
Thiết bị phun có thể thay đổi được tốc độ. Điều chỉnh tốc độ để viên bi phun lên độ cao tối thiểu 13 mm và tối đa 300 mm trên bề mặt cắt của dao.
3.3.6.2 Phương pháp thử
Phép thử thực hiện cho mỗi cụm dao
Máy cắt thử được đặt ở vị trí trên đĩa thép có trục dao C trên tâm của tấm ván thử. Dao cắt đặt ở mức thấp nhất của chiều cao cắt, nhưng không nhỏ hơn 30 mm. Nếu chiều cao cắt nhỏ hơn 30 mm thì máy cắt được thử ở chiều cao cắt tối đa.
100 viên bi để phun được chia làm 10 phần, mỗi phần 10 viên. Mỗi phần được phun từ 10 điểm phun. Phép thử được thực hiện chỉ một lần cho mỗi cụm dao.
3.3.6.3 Điều kiện nghiệm thu
Che chắn, bảo vệ dao hoặc bộ phận thu gom cỏ được xác định hư hỏng, nếu xảy ra bất kỳ các trường hợp sau:
a) Thủng che chắn, bảo vệ dao hoặc bộ phận thu gom cỏ cho viên bi lọt qua. Lỗ thủng ở tấm chắn phụ, chẳng hạn như vách ngăn bên trong, không được coi là hư hỏng;
b) Méo mó bất kỳ phần nào của bao che, tấm chắn hoặc bộ phận thu gom cỏ vào đường quỹ đạo của dao;
c) Bộ phận thu gom cỏ của tháo rời khỏi bộ phận nối;
d) Bộ phận thu gom cỏ bị tụt xuống từ vị trí làm việc bình thường của nó.
CHÚ THÍCH 7: Phép thử không yêu cầu máy thích hợp đi sử dụng sau khi thử.
3.4 Yêu cầu bổ sung cho máy do người đi bộ điều khiển
3.4.1 Các cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong ISO 3789-1 và ISO 3789-3.
3.3.2 Kết cấu tay cầm
Tay cầm phải gắn chặt với máy cắt để phòng ngừa sự tự tháo của cơ cấu điều khiển trong khi vận hành.
3.4.2.1 Chót tay cầm, chiều dài tay cầm
Phải có bộ phận (chốt hoặc chặn trên) để trách tự tháo trong khi vận hành. Khoảng cách từ điểm cuối của tay cầm gần về phía người vận hành tới điểm gần nhất của dao theo phương ngangkhông nhỏ hơn 450 mm (xem Hình 13).
Hình 13 - Chiều dài tay cầm
Loại bỏ yêu cầu này đối với máy trang bị tay cầm tự động chuyển đổi từ trạng thái làm việc về vị trí tay cầm ở trạng thái đỗ.
3.4.3 Yêu cầu phanh và phương pháp thử
3.4.3.1 Yêu cầu chung
Phải có thiết bị phanh dừng theo cả 2 chiều (tiến và lùi), nếu lực tác động tại hoặc dưới trọng tâm động lớn hơn 220 N để giữ máy trên dốc 30 % (16,7°) theo chiều lên hoặc xuống.
Những máy này yêu cầu bổ sung hệ thống phanh dừng hoặc phanh đỗ khác với phanh được cung cấp trong hệ thống truyền động, hệ thống phanh được thử theo 3.4.3.2 và 3.4.3.3.
Máy được trang bị lốp do nhà chế tạo cung cấp có diện tích mặt lốp tiếp xúc với bề mặt thử nhỏ nhất.
Nếu bánh lái cũng có phanh dừng thì chúng có thể được liên kết với nhau để tác động hai phanh có lực bằng nhau.
3.4.3.2 Phanh dừng
3.4.3.2.1 Yêu cầu tác dụng phanh
Máy được trang bị thiết bị phanh có khả năng dừng theo cả hai chiều trong phạm vi quãng đường phanh 0,19 m cho mỗi 1 km/h.
3.4.3.2.2 Phương pháp thử
Phép thử được thực hiện trên mặt đường bê tông (độ dốc không quá 1 %) khô, phẳng. Khi thử máy có thiết bị điều khiển ly hợp và phanh riêng biệt, ly hợp được ngắt đồng thời với việc phanh. Phép thử thực hiện theo cả hai chiều ở tốc độ lớn nhất có thể đạt được.
3.4.3.3 Phanh đỗ
3.4.3.3.1 Yêu cầu chung
Phải có phanh đỗ trên máy yêu cầu có phanh dừng.
Phanh đỗ có thể được phối hợp với phanh dừng.
Tay điều khiển phanh đỗ có thể được phối hợp với phanh dừng.
Phanh đỗ tự động sẽ được kích hoạt khi ngắt cơ cấu điều khiển hiện diện.
3.4.3.3.2 Yêu cầu tác dụng phanh
Phanh đỗ đảm bảo giữ máy dừng trên dốc 30 % (16,7°), khi thử máy theo 3.4.3.3.3. Lực yêu cầu để gài và mở không lớn hơn 220 N.
3.4.3.3.3 Thử phanh đỗ
3.4.3.3.3.1 Trang bị thử
Sử dụng đường dốc 30 % có hệ số ma sát để máy không bị trượt xuống dốc.
3.4.3.3.3.2 Điều kiện thử
Hệ thống truyền lực để ở vị trí số không, tắt động cơ và ngắt ly hợp kéo.
3.4.3.3.3.3 Quy trình thử
Máy đặt trên dốc thử, gài và khóa phanh đỗ máy. Máy được thử ở dốc lên và xuống.
3.4.3.3.3.4 Điều kiện nghiệm thu
Máy không di chuyển.
3.4.4 Cụm ghế kéo (cụm ghế có hai bánh xe): Điều khiển lái
3.4.4.1Nếu có vô lăng lái thì khi xoay theo chiều kim đồng hồ phải có tác dụng rẽ phải và ngược chiều kim đồng hồ thì rẽ trái.
3.4.4.2 Nếu dùng tay điều khiển ly hợp và/hoặc phanh chuyển hướng thì điều khiển bên phải có tác dụng rẻ phải, điều khiển bên trái rẽ trái.
3.4.4.3Nếu bộ phận lái sử dụng khớp xoay
a) Phải tuân theo 2.2.5 và 2.2.9 ở tất cả các trạng thái vận hành;
b) Dao gấp sẽ ngăn cản tác động ngược lại của các bộ phận, có thể đạt bằng cách như liên kết thích hợp, cơ cấu điều khiển hiện diện hoặc dừng trên bộ phận truyền động di động.
3.4.4.4Cơ cấu lái cơ học không được khóa ở bất kỳ vị trí nào.
3.4.4.5 Nếu có cơ cấu phanh bánh xe riêng biệt để hỗtrợ quay vòng phải phù hợp với một trong những yêu cầu sau:
a) Cơ cấu điều khiển bên phải tác động phanh bên phải và về bên trái thì tác động phanh trái;
b) Nếu điều khiển bằng một cơ cấu, xoay theo chiều kim đồng hồ có tác động phanh bên phải và ngược chiều kim đồng hồ có tác động phanh bên trái.
3.4.5 Chỉ dẫn an toàn
Nhà chế tạo phải cung cấp chỉ dẫn an toàn phù hợp theo máy như sau:
a) Với máy chạy xăng: chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E;
b) Với máy chạy điện lưới: chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E, có chỉnh sửa để phù hợp với các quy định trong TCVN 5699-1:2004 (IEC 60335-1:2001):
c) Với máy chạy ắc quy (nhỏ hơn 42 vôn): chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E.
3.5 Máy do người ngồi điều khiển: Yêu cầu bổ sung
3.5.1 Cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với các quy định trong ISO 3789-1 và ISO 3798-3.
3.5.2 Yêu cầu và phương pháp thử phanh
3.5.2.1 Yêu cầu chung
Yêu cầu hệ thống phanh phải áp dụng cho máy và liên hợp máy cắt. Tất cả các máy phải thử với máy và bộ phận cắt được điều chỉnh đến vị trí bất lợi nhất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Máy phải được trang bị lốp do nhà chế tạo cung cấp có diện tích mặt lốp tiếp xúc với bề mặt thử nhỏ nhất.
Yêu cầu áp dụng với máy được thiết kế với mục đích chính để sử dụng ở xung quanh nhà cũng như các máy cắt cỏ và làm vườn chuyên dùng không phụ thuộc vào quy định của luật đường bộ Quốc gia.
CHÚ THÍCH 8: Hệ thống phanh có thể dẫn động bằng thủy lực.
3.5.2.2 Hệ thống phanh dừng
3.5.2.2.1 Yêu cầu
Với máy có tốc độ thiết kế tối đa đến 13 km/h, thiết bị có thể phanh dừng theo cả hai chiều trong phạm vi quãng đường phanh 0,19 m cho mỗi 1 km/h ở tốc độ cực đại.
Với máy có tốc độ cực đại lớn hơn 13 km/h, sử dụng công thức:
S = 0,015v2
trong đó:
S là quãng đường phanh, tính bằng mét (m);
v là tốc độ thử, tính bằng kilômét trong một giờ (km/h).
Yêu cầu này phù hợp với lực đạp phanh lớn nhất 600 N hoặc 200 N tác động ở điểm giữa tay phanh.
Hiệu quả tác động phanh không dựa trên vị trí của các cơ cấu điều khiển khác (ví dụ như hộp số).
3.5.2.2.2 Phương pháp thử
Phép thử được thực hiện trên mặt đường bê tông (độ dốc không quá 1 %) khô, phẳng (hoặc bề mặt thử tương đương). Phép thử thực hiện lặp lại ba lần và tính giá trị trung bình. Thử ở tốc độ cực đại có thể đạt được khi điều chỉnh theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Người vận hành ngồi trên máy có khối lượng tối thiểu 75 kg. Phép thử được thực hiện theo cả hai chiều tiến và lùi.
Khi thử máy cóthiết bị điều khiển ly hợp và phanh riêng biệt, ly hợp phải được ngắt đồng thời với việc phanh.
3.6.2.3 Hệ thống phanh đỗ
3.5.2.3.1 Yêu cầu
Máy phải được trang bị hệ thống phanh đỗ để giữ máy theo mọi hướng trên dốc 30 % (16,7°).
3.5.2.3.2 Phương pháp thử
Thử đỗ máy được thực hiện trên bề mặt phẳng, nhẵn có hệ số ma sát để máy không bị trượt xuống dốc.
Tắt động cơ, đặt số truyền ở vị trí trung gian, tăng độ đốc đến khi đạt được góc 16,7° (30 %).
Phép thử thực hiện có và không có người điều khiển ngồi trên máy. Người điều khiển có khối lượng tối thiểu 75 kg.
3.5.2.3.3 Điều kiện nghiệm thu
Máy không bị dịch chuyển.
3.5.3 Yêu cầu độ ổn định và phương pháp thử
3.5.3.1 Quy định chung
Đo và xác định độ ổn định phải ở trạng thái tĩnh với các yêu cầu thử sau:
a) Đặt khối lượng 75 kg đảm bảo chắc chắn trên ghế ngồi. Trọng tâm của khối lượng cách điểm thấp nhất của mặt ghế là 150 mm về phía trên và cách lưng tựa của ghế 250 mm phía trước. Nếu ghế điều chỉnh được phải đểở vị trí trước nhiều nhất khi kiểm tra độ ổn định phía trước và ở vị trí sau nhiều nhất khi kiểm tra độ ổn định sau.
b) Tấm thép dầy 1 mm, rộng 50 mm và đủ dài hơn bề rộng vết lốp được đặt dưới các lốp của máy thử.
c) Không lắp đối trọng của máy trừ khi có yêu cầu của nhà chế tạo. Máy cắt và bộ phận cắt liên hợp được điều chỉnh ở vị trí bất lợi nhất theo giới thiệu của nhà chế tạo.
d) Lốp hơi được bơm đến áp suất được giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn vận hành.
e) Các bánh xe được chặn để ngăn chặn quay trục và máy được buộc để ngăn chặn trượt hoặc nghiêng máy.
Các bánh lái và máy có khớp gập phải để ở vị trí thẳng về phía trước.
f) Yêu cầu độ ổn định áp dụng đối với tất cả các tổ hợp lốp ở tất cả các khoảng cách vết bánh được nhà chế tạo chấp thuận.
g) Với máy có cả hai bánh xe lắp cố định với khung ở phía dốc lên, nếu một bánh bị nâng lên trước khi đạt được góc nghiêng tối thiểu của phép thử, cho phép đặt tấm thép ở dưới một lốp phía dốc lên và thực hiện lại phép thử với lực kéo tấm thép cho phép gấp hai lần.
3.5.3.2 Quy trình thử độ ổn định
Đặt máy trên mặt phẳng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo một chiều có hệ số ma sát đảm bảo máy không bị trượt xuống dốc.
Điều chỉnh độ nghiêng mặt phẳng đặt máy đến khi:
a) Bánh xe nâng khỏi mặt phẳng nghiêng, khi đó có thể kéo tấm thép dưới lốp với lực bằng hoặc nhỏ hơn 10 N, hoặc
b) Đạt được góc nghiêng tối thiểu được chấp nhận như quy định trong 3.5.3.3.
Phép thử được tiến hành với các máy đặt ở vị trí như quy định trong 3.5.3.2.1 và 3.5.3.2.2.
3.5.3.2.1 Đặt dọc máy
Đặt máy trên bàn có đường tâm dọc máy vuông góc với giao tuyến ở mép thấp nhất của bàn và mặt phẳng ngang có:
a) Mép phía trước trên mặt dốc;
b) Mép phía sau trên mặt dốc.
3.5.3.2.2 Đặt ngang máy
Đặt máy trên bàn có đường tâm dọc máy song song với giao tuyến ở mép thấp nhất của bàn và mặt phẳng ngang có:
a) Mép bên phải trên mặt dốc xuống;
b) Mép bên trái trên mặt dốc xuống.
3.5.3.3 Điều kiện nghiệm thu độ ổn định
3.5.3.3.1 Điều kiện nghiệm thu theo chiều ngang
Góc nghiêng của bàn tối thiểu là 20°, với cả hai bên mặt dốc trước khi xảy ra bánh xe nâng khỏi mặt nghiêng.
3.5.3.3.2 Điều kiện nghiệm thu theo chiều dọc
Góc nghiêng của bản tối thiểu là 30°, với cả hai bên mặt dốc trước khi xảy ra bánh xe nâng khỏi mặt nghiêng.
3.5.4 Chỉ dẫn an toàn
Nhà chế tạo phải cung cấp tài liệu chỉ dẫn an toàn phù hợp theo máy như trình bày trong Phụ lục E.
3.6.1 Móc kéo
Phải cung cấp móc kéo thích hợp có đầu nối an toàn.
Với các bộ phận kéo có lực ở điểm móc hướng lên trên, nhãn cảnh báo phải gắn sát ngay móc kéo.
3.6.2 Trục trích công suất (PTO)
Trục PTO áp dụng phổ biến phù hợp với các yêu cầu quy định trong ISO 500 hoặc ISO 9193 khi thích hợp.
CHÚ THÍCH 9: Nhà chế tạo có thể cung cấp trục PTO phi tiêu chuẩn để truyền động cho phần liên hợp đặc biệt, miễn là phù hợp yêu cầu an toàn của ISO 500 hay ISO 9193.
3.6.3 Cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với yêu cầu quy định trong ISO 3789-1 và ISO 3789-3.
Các cơ cấu điều khiển đặt trên công cụ kéo phải nằm trong giới hạn lớn nhất của vùng thao tác khi máy quay vòng hoặc tiến lùi, các cơ cấu điều khiển không ảnh hưởng đến vùng người vận hành.
3.7 Máy cắt chuyên dùng và thiết bị chăm sóc cỏ: Trang bị bổ sung
3.7.1Với máy làm việc trong thời gian dài, như máy chuyên dùng, căn cứ vào kích thước nhân trắc học khi thiết kế vị trí của các cơ cấu điều khiển, ghế ngồi thuận tiện và giảm truyền động rung theo phương thẳng đứng đến người vận hành.
3.7.2Quy định quốc gia có thể đưa ra yêu cầu cụ thể đối với loại máy này.
Phần 4 Yêu cầu đối với máy cắt trống quay
Phần 4 quy định yêu cầu an toàn và quy trình thử áp dụng cho máy cắt cỏ và làm vườn kiểu trống cắt, bao gồm loại người ngồi lái và loại người đi bộ điều khiển, loại chuyên dùng và loại có bộ phận cắt liên hợp.
4.2 Kết cấu chung: Bảo vệ và che chắn
4.2.1Trống cắt được che chắn ở hai bên và cả ở phía trước và phía sau, sao cho để một ống có đường kính 50 mm và chiều dài 500 mm chống vuông góc với mặt nền cách mép tấm chắn trong phạm vi 10 mm, không tiếp xúc với bất kỳ phần nào của trống cắt khi bộ phận thu gom cỏ đã được tách rời. Xem Hình 14.
4.2.2Trống cắt được bao che ở mặt bên bằng tấm chắn rộng tối thiểu như thể hiện trên Hình 15.
4.2.3 Trống cắt của máy cắt xả tự do và ra phía sau được bao che ở phía trên bằng tấm chắn có hình chiếu tối thiểu bằng hình chiếu của trống cắt trên cùng mặt phẳng ngang, khi bộ phận thu gom cỏ được tách rời. Xem Hình 16.
CHÚ THÍCH 10: Xả tự do có nghĩa là các mẩu cỏ được bắn ra không theo hướng hoặc được thu gom.
CHÚ THÍCH 11: Xả phía sau có nghĩa là các mẩu cỏ bắn ra sẽ được gom vào bộ phận thu gom ở sau trống.
4.2.4Trống cắt của máy xả phía trước phải được bao che phía sau bằng tấm chắn có hình chiếu tối thiểu bằng hình chiếu của trống cắt giảm lên tới 25 mm trên cùng mặt chiếu đứng. Xem Hình 17.
CHÚ THÍCH 12: Xả phía trước có nghĩa là các mẩu cỏ bắn ra sẽ được gom vào bộ phận thu gom ở trước trống cắt.
Hình 14 - Bảo vệ trống cắt
Hình 15 - Mặt bao phủ phần bên cạnh trống cắt
Hỉnh 16 - Bảo vệtrồng cắt của máy cắt xả phía sau và tự do
Hình 17 - Bảo vệ trống cắt của máy cắt xả phía trước
4.3 Cỏ văng bắn, vật văng bắn, an toàn người vận hành
4.3.1 Máy do người đi bộ điều khiển
Máy xả phía trước không yêu cầu thử.
Máy xả phía sau và xả tự do phải được lắp tấm chắn bảo vệ không thể tháo rời được mà giới hạn đường văng bắn ở mặt chiếu đứng như định nghĩa trong 1.3.46, cho chiều cao tối đa 1 m theo mặt chiếu đứng của tay nắm (xem Hình 18). Phép đo phải được đo ở chiều cao bất lợi nhất của bộ phận cắt.
Hình 18 - Đường văng bắn
4.3.2 Máy do người ngồi điều khiển
Máy xả phía sau và xả tự do, đường văng bắn không cắt mặt phẳng thẳng đứng ở mép trên cao hơn bề mặt trên của ghế. Ghế được điều chỉnh ở vị trí bất lợi nhất và đặt trên ghế tải trọng 75 kg, đảm bảo có bề rộng 400 mm trên cả hai phía đường tâm ghế.
4.4 Máy do người đi bộ điều khiển: Yêu cầu
4.4.1 Kết cấu tay cầm
4.4.1.1Điểm mút tay cầm phía người điều khiển không nhỏ hơn 450 mm theo chiều ngang phía sau tiếp tuyến thẳng đứng sau của trống, hoặc đáp ứng yêu cầu theo 4.4.1.2.
4.4.1.2 Nếu điểm mút tay cầm phía người điều khiển nhỏ hơn 450 mm theo chiều ngang phía sau tiếp tuyến thẳng đứng sau của trống cắt, yêu cầu phải thỏa mãn phép thử đầu dò bàn chân không tiếp xúc trống cắt.
Đầu dò bàn chân như thể hiện trên Hình 11 chỉ áp dụng ở cạnh vị trí người điều khiển, đế của đầu dò phải được giữ nằm ngang ở mọi chiều cao và sau đó nghiêng 15° so với phương nằm ngang về phía trước hoặc phía sau.
4.4.2 Cơ cấu điều khiển hiện diện
Máy do người đi bộ điều khiển phải lắp thiết bị trên tay cầm điều khiển, thiết bị này sẽ tự động dừng truyền động quay của trống cắt khi tay người vận hành rời khỏi tay cầm điều khiển. Điều này có thể thực hiện bằng cách ngắt mô tơ truyền lực hoặc ly hợp trống cắt/cơ cấu phanh hãm. Để khởi động lại quay trống cắt, yêu cầu cơ cấu điều khiển phải có hai tác động độc lập. Nếu các tác động này được thực hiện cùng một tay, thì các tác động phải hoàn toàn riêng biệt để ngăn cản đóng ngắt ngẫu nhiên.
4.4.3 Yêu cầu phanh và phương pháp thử
Yêu cầu phanh như quy định trong 3.4.3, chỉ áp dụng đối với máy cắt trống quay do người đi bộ điều khiển.
4.4.4 Chỉ dẫn an toàn
Nhà chế tạo phải cung cấp chỉ dẫn an toàn phù hợp theo máy như sau:
a) Với máy chạy bằng xăng: chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E;
b) Với máy chạy bằng điện lưới: chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E, có chỉnh sửa để phù hợp với quy định trong TCVN 5699-1: 2004 (IEC 60335-1:2001);
c) Với máy chạy bằng ắc quy (nhỏ hơn 42 vôn): chỉ dẫn như giới thiệu trong Phụ lục E.
4.4.5 Các bộ phận ngồi kéo
Áp dụng yêu cầu như quy định trong 3.4.4.
4.5 Máy do người ngồi điều khiển: Yêu cầu
4.5.1 Cơ cấu điều khiển hiện diện
Máy do người ngồi điều khiển phải cócơ cấu tự động dừng trống cắt khi người vận hành rời khỏi vị trí vận hành bình thường. Trống cắt đã được dừng trước đó,nếu người vận hành trở lại vị trí điều khiển, trống cắt có thể tự động hoạt động trở lại. Sau khi dừng, khởi động trống phải được kích hoạt có chủ định bằng thiết bị khác cơ cấu điều khiển hiện diện.
4.5.2 Yêu cầu phanh
Áp dụng yêu cầu như quy định trong 3.5.2.
3.5.3 Yêu cầu độ ổn định và phương pháp thử
Áp dụng yêu cầu như quy định trong 3.5.3.
4.5.4 Chỉ dẫn an toàn
Nhàchế tạo phải cung cấp tài liệu chỉ dẫn an toàn phù hợp theo máy như trình bày trong Phụ lục E.
Phần an toàn điện được bao bọc theo tài liệu trong IEC.
3.6.1 Móc kéo
Phải cung cấp móc kéo thích hợp có đầu nốian toàn.
Đối với các bộ phận được kéo có lực ở điểm móc hướng lên trên, nhãn cảnh báo phải gắn sát ngay móc kéo.
4.6.2 Trục trích công suất (PTO)
Trục PTO phổ biến phù hợp với các yêu cầu quy định trong ISO 500 hoặc ISO 9193.
CHÚ THÍCH 13: Nhà chế tạo có thể cung cấp trục PTO phi tiêu chuẩn để truyền động cho phần liên hợp đặc biệt miễn là phù hợp với các yêu cầu an toàn quy định trong ISO 500 hoặc ISO 9193.
4.6.3 Cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với yêu cầu quy định trong ISO 3789-1 và ISO 3789-3.
Các cơ cấu điều khiển trên thiết bị được phải nằm trong giới hạn lớn nhất của vùng thao tác khi máy quay vòng hoặc tiến lùi, không chạm vào cơ thể trong vùng thao tác gây nguy hiểm.
4.7 Máy cắt chuyên dùng và thiết bị chăm sóc cỏ: Yêu cầu bổ sung
4.7.1 Với máy làm việc trong thời gian dài, như máy chuyên dùng, căn cứ vào kích thước nhân trắc học khi thiết kế vị trí của các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi thuận tiện và giảm truyền động rung theo phương thẳng đứng đến người vận hành.
4.7.2Quy định quốc gia có thể đưa ra yêu cầu cụ thể cho loại máy này.
(Quy định)
CHÚ THÍCH 14: Xem 2.2.2.1
A.1 Khoảng cách an toàn từ các bộ phận nguy hiểm
Khoảng cách an toàn căn cứ vào kích thước vị trí mà người vận hành có thể choán chỗ để sử dụng thiết bị. Ví dụ như khởi động, leo lên hoặc điều khiển máy.
Trong trường hợp ở nơi không áp dụng yêu cầu che chắn khác thì sử dụng khoảng cách an toàn để bảo vệ. Yêu cầu như các mục dưới đây của Phụ lục này.
A.2 Tầm với theo vòng tròn
Khi mép với ở mọi vị trí, khoảng cách an toàn của phần cơ thể có khớp cử động thoải mái được quy định trong Bảng A.1.
Bán kính cử động r quanh mép cố định được xác định bằng tầm với của phần cơ thể người đã cho. Khoảng cách an toàn đã cho là tối thiểu, nếu các phần cơ thể người có liên quan cho phép không với tới điểm nguy hiểm.
Đặc biệt quan trọng là vùng nguy hiểm có thể với tới được khi các phần cơ thể người thò qua các khe.
Khi áp dụng các khoảng cách an toàn, giả thiết rằng phần hợp thành khớp của phần cơ thể liên quan tiếp xúc cố định với mép. Khoảng cách an toàn áp dụng chỉ khi đảm bảo phần cơ thể người dịch lên phía trước về phía điểm nguy hiểm được loại trừ.
Bảng A.1 - Phạm vi với tay
Đơn vị tính bằng milimét
Bộ phận cơ thể của người | Khoảng cách an toàn, r | Minh họa |
Bàn tay (từ chân của ngón tay đến đầu ngón tay) | ≥120 | |
Bàn tay từ cổ tay đến đầu ngón tay | ≥230 | |
Cánh tay từ khuỷu tay đến đầu ngón tay | ≥550 | |
Cánh tay từ nách đến đầu ngón tay | ≥850 |
A.3 Tầm với vào và qua các khe lỗ dài có các cạnh song song
Khoảng cách an toàn được nêu trong Bảng A.2, trong đó:
a là kích thước nhỏ nhất của khe hở;
b là khoảng cách an toàn đến điểm nguy hiểm.
Bảng A.2 - Các giá trị a và b
Đơn vị tính bằng milimét
Đầu ngón tay | Ngón tay | Bàn tay đến đầu ngón tay cái | Cánh tay đến nách | |
4<a ≤ 8 | 8 <a ≤ 12 | 12 <a ≤ 20 | 20 <a ≤ 30 | |
b ≥ 15 | b ≥ 80 | b ≥ 120 | b ≥ 200 | b ≥ 850 |
A.4 Tầm với vào và qua lỗ tròn hoặc vuông
Khoảng cách an toàn được nêu trong Bảng A.2, trong đó:
a là đường kính lỗ hoặc độ dài cạnh;
b là khoảng cách an toàn đến điểm nguy hiểm.
Bảng A.3 - Các giá trị a và b
Đơn vị tính bằng milimét
Đầu ngón tay | Ngón tay | Bàn tay đến đầu ngón tay cái | Cánh tay đến nách | |
4<a ≤ 8 | 8 <a ≤ 12 | 12 <a ≤ 20 | 20 <a ≤ 40 | |
b ≥ 15 | b ≥ 80 | b ≥ 120 | b ≥ 200 | b ≥ 850 |
A.5 Khe hở hình dạng bất kỳ
Lựa chọn khoảng cách an toàn đối với khe hở có dạng bất kỳ, được quy theo Bảng A.2 và Bảng A.3, sử dụng lỗ tròn nhỏ nhất, d, để mô tả lỗ hoặc khe hẹp nhất có cạnh song song, e, chứa khe hở (xem Hình 1). Sử dụng khoảng cách an toàn lớn nhất đạt được khi dùng phương pháp này.
Hình A.1 - Khe hở hình dạng bất kỳ
(Quy định)
B.1 Mặt Nền
Hàng rào chắn thử quy định trong 3.3.2.11, gồm có đế gỗ dán cố định dày 19 mm, trên đặt tấm thảm xơ dừa vuông có chiều dài cạnh 500 mm và được ghim bằng các đinh có khoảng cách như thể hiện trên Hình B1 và Hình B.2.
CHÚ THÍCH 15: Các tấm vuông được sử dụng như vậy để khi bị mòn được thay thế mà không cần thay toàn bộ bể mặt thử.
Kích thước tối thiểu lớn hơn chiều rộng cắt 1,55 m và lớn hơn 1,5 m khoảng cách giữa mép trước của vòng tròn đỉnh dao phía trước và mép sau của vòng tròn đỉnh dao phía sau như thể hiện trên Hình 8 và Hình 9.
Tấm thảm xơ dừa cổ độ dày khoảng 20 mm được gắn vào đế nhựa PVC có khối lượng khoảng 7000 g/m2. Xem ISO 3416 để xác định hệ số nén của tấm thảm.
B.2 Kết cấu tấm chắn
Mỗi tám bia chắn sau đây (xem Hình B.3) đáp ứng phép thử xuyên qua như quy định trong phụ lục C:
a) Một tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng;
b) Một tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng bao lớp giấy dày;
c) Hai tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng đặt chồng lên nhau.
Tấm giấy dày loại 225 g/m2 thỏa mãn điều kiện như quy định trong ISO 2758.
CHÚ THÍCH 16: Chiều cao 900 mm đến 2000 mm trong vùng tấm bia chắn phía trên người vận hành đối với máy do người đi bộ điều khiển chỉ có tấm giấy dày.
Kích thước tính bằng milimét
Hình B.1 - Sơ đồ bố trí đinh của nền thiết bị thử
Kích thước tính bằng milimét
Hình B.2 - Thiết bị thử vật văng bắn: Chitiết nền
Hình B.3 - Các tấm chắn thử và nền
(Quy định)
Thử độ xuyên qua tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng đối với máy cắt dao quay: Tấm chắn thử
C.1 Mục đích
Mục đích của phép thử này là để cung cấp phương pháp chọn vật liệu tấm chắn thống nhất, như quy định trong 3.3.1.4.2 đối với phép thử văng bắn đối trên máy cắt dao quay.
C.2 Thiết bị thử
Xem Hình C.1
C.3 Mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa
Tấm sợi thủy tinh và nhựa được cắt thành hình vuông, mỗi cạnh dài 150 mm.
C.4 Quy trình thử
Tấm sợi thủy tinh và nhựa phải được thử ngay trước và sau khi thử máy cắt.
Mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa đặt ở trung tâm mặt đế của thiết bị thử, các mép được giữ bằng băng dính hoặc keo dán.
Mặt trên mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa đặt tấm kim loại. Đảm bảo chắc chắn các tấm lỗ nằm trên đường thẳng đứng và mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa được ép phẳng bằng tấm thép bên trên.
Nâng cao thanh xuyên thử với chiều cao như Hình C.1 và cho rơi xuống các mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa.
Nhắc lại năm lần.
C.5 Chuẩn chấp nhận khuyến cáo
Khi thả từ độ cao 300 mm theo phương thẳng đứng, đầu hình cầu của thanh xuyên phải không xuyên qua mẫu thử nhiều hơn hai lần trong số năm lần thử.
Khi thả từ độ cao 400 mm theo phương thẳng đứng, đầu hình cầu của thanh xuyên phải xuyên qua mẫu thử ít nhất bốn lần trong số nắm lần thử.
CHÚ THÍCH 17: Nếu thanh xuyên mà xuyên qua tắm sợi thủy tinh và nhựa nhiều hơn số cho phép khi thả từ độ cao 300 mm, thì thêm tờ giấy trên bề mặt mẫu tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng để thỏa mãn yêu cầu.
Kích thước tính bằng milimét
1) Đối với khối lượng 0,25 kg thực hiện xuyên qua phải lâu hơn và sau đó rút ngắn
Chú thích: Thay đổi hình dáng theo tỷ lệ
Hình C.1 - Thiết bị thử đối với các phép thử xuyên qua tấm sợi thủy tinh và nhựa uốn sóng
(Quy định)
CHÚ THÍCH 18: Xem 3.3.2.
D.1 Phân vùng diện tích tấm chắn
D.1.1 Vùng dưới
Vùng diện tích từ mặt đế đến độ cao 300 mm.
D.1.2 Vùng giữa
Vùng diện tích từ độ cao 300 mm đến độ cao 450 mm.
D.1.3 Vùng đỉnh
Vùng diện tích từ độ cao 450 mm đến độ cao 900 mm. Vùng đỉnh chỉ đối với máy do người đi bộ điều khiển.
D.1.4 Vùng che chắn người vận hành
Vùng che chắn người vận hành chỉ đối với máy do người đi bộ điều khiển, bao gồm toàn bộ khu vực người vận hành và tấm chắn bằng giấy dày ở độ cao trên 900 mm đến 2 000 mm (xem Hình 5 đến Hình 7).
D.2 Bảng số liệu
Biểu mẫu đề nghị (xem Bảng D.1) cho phép đếm số điểm bắn trúng sau khi bắn ra loạt 100 viên bi và tổng hợp kết quả ở dưới bảng. Sử dụng loạt bao nhiêu viên là tùy chọn của Cơ quan thử.
D.3 Điều kiện nghiệm thu (tiêu chuẩn đạt/không đạt)
D.3.1 Bề rộng cắt bằng hoặc nhỏ hơn 600 mm
Đối với mỗi phép thử (500 viên bi), không nhiều hơn 40 viên bi bắn trúng bia chắn trong khoảng từ mặt đế đến độ cao 450 mm (vùng thấp và vùng giữa), trong đó không nhiều hơn 06 viên bi trúng vùng giữa. Không có viên bi bắn trúng vùng đỉnh. Ngoài ra, máy do người đi bộ điều khiển, không nhiều hơn 04 viên bi bắn trúng diện tích che chắn người người vận hành từ mặt nền đến độ cao 450 mm.
D.3.2 Bề rộng cắt lớn hơn 600 mm
Đối với mỗi phép thử (500 viên bi), không nhiều hơn 50 viên bi bắn trúng bia chắn trong khoảng từ mặt nền đến độ cao 450 mm (vùng dưới và vùng giữa), trong đó không nhiều hơn 06 viên bi trúng vùng giữa. Không có viên bi bắn trúng vùng đỉnh. Ngoài ra, máy do người đi bộ điều khiển, không nhiều hơn hai viên bi bắn trúng diện tích che chắn người người vận hành từ mặt nền đến độ cao 450 mm
D.3.3 Phép thử bổ sung
Trong trường hợp máy không đáp ứng yêu cầu phép thử nêu trên, thực hiện lại phép thử đối với 2 máy mới bổ sung. Nếu một trong hai máy bổ sung không đáp ứng yêu cầu phép thử, mẫu máy coi như không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Quốc gia này.
Bảng D.1: Bảng số liệu thử vật văng bắn
Nhà chế tạo…………………………………… | Kiểu……………… | Kích thước………………………… |
Loại: Ngồi điều khiển/Đi bộ điều khiển | Vị trí xả……………………………………………….. | |
Cống suất: Động cơ xăng/Ắc quy/Động cơ điện chính | ||
Dao cắt - Số lượng………………………r/min ………………………… |
Số TT | Vùng diện tích | Khu vực | Tổng va đập | |
Người vận hành (Phía sau) | Khác (Phía trước/Bên cạnh) | |||
1 | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
2 | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
3 | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
4 | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
5 | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
Tổng hợp thử | Đỉnh1) |
|
|
|
Giữa |
|
|
| |
Dưới |
|
|
| |
Tất cả các vùng |
|
|
| |
1) Vùng đỉnh kể cả tấm giấy dày ở độ cao 900 mm đến 2000 mm của vùng che chắn người vận hành chỉ đối với máy do người đi bộ điều khiển. |
(Quy định)
Chỉ dẫn an toàn đối với máy cắt dao quay, máy cắt trống quay do người đi bộ điều khiển
Phụ lục E đề cập đến các biện pháp vận hành an toàn đối với tất cả các loại máy được nêu trong 3.4.5,3.5.4,4.4.4 và 4.5.4.
Các biện pháp này không bao gồm tất cả: chúng phải được được cung cấp phù hợp với từng loại máy và hoàn toàn thích hợp với từng loại máy cắt cụ thể.
E.1 Biện pháp an toàn đối với máy cắt dao quay do người đi bộ điều khiển
E.1.1 Tập huấn
a) Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn, làm quen với các cơ cấu điều khiển của thiết bị và cách thức sử dụng;
b) Không cho phép người chưa được tập huấn hoặc trẻ em sử dụng máy cắt;
c) Không cắt khi có người, đặc biệt là trẻ em hoặc vật nuôi ở gần;
d) Hãy ghi nhớ rằng người vận hành hoặc người sử dụng chịu trách nhiệm về tai nạn hoặc nguy hiểm xảy ra cho người khác hoặc tài sản của họ.
E.1.2 Chuẩn bị
a) Khi cắt, luôn mặc quần áo dài và đi giầy dép chắc chắn. Không đi chân đất hoặc đi dép lê;
b) Kiểm tra kỹ lưỡng khu vực máy làm việc và dọn sạch đá, que và những vật lạ khác;
c) CẢNH BÁO-xăng dễ cháy, đưa các phòng ngừa sau:
1) đựng nhiên liệu trong thùng được thiết kế riêng cho mục đích này;
2) chỉ tiếp nhiên liệu ở ngoài trời, không hút thuốc khi tiếp nhiên liệu;
3) bổ sung nhiên liệu trước khi khởi động động cơ. Không được tháo nắp thùng nhiên liệu hoặc bổ sung nhiên liệu khi động cơ đang chạy hoặc nóng;
4) nếu xăng bị tràn, không được khởi động động cơ khi chưa di chuyển máy khỏi vùng xăng bị tràn và phòng ngừa việc tạo ra nguồn đánh lửa đến khi hết hơi ẩm của xăng;
5) thay toàn bộ thùng nhiên liệu và nắp thùng an toàn;
d) Thay thế bộ phận giảm thanh bị hỏng;
e) Trước khi sử dụng, kiểm tra bằng mắt thường như dao, bu lông bắt dao và bộ phận cắt không bị mòn hoặc hư hỏng. Thay thế dao bị mòn hoặc hư hỏng phải đảm bảo cân bằng;
f) Trên máy có nhiều trục lắp dao cắt, chú ý đề phòng trường hợp quay một dao có thể làm các dao khác quay.
E.1.3 Vận hành
a) Không vận hành động cơ trong khoảng không gian giới hạn có thể tập trung khí độc ô xit các bon;
b) Chỉ cắt trong ánh sáng ban ngày hoặc trong ánh sáng nhân tạo tốt;
c) Tránh vận hành thiết bị trong cỏướtở nơi cho phép;
d) Liên tục đảm bảo an toàn của chân đứng trên dốc;
e) Đi bộ, không chạy;
f) Với máy có bánh xe quay, cắt ngang qua mặt dốc, không được cắt khi lên hoặc xuống dốc;
g) Cẩn thận trong khi chuyển hướng trên dốc;
h) Không cắt trên mặt quá dốc;
i) Cảnh báo thận trọng khi đảo chiều hoặc kéo máy cắt về phía người vận hành;
j) Dừng dao cắt, nếu máy bị nghiêng khi di chuyển trên bề mặt khác với bề mặt cỏ và khi di chuyển đến và đi từ khu vực được cắt;
k) Không vận hành máy khi thiếu bảo vệ hoặc che chắn hoặc không có thiết bị an toàn, ví dụ như tấm chắn và/hoặc bộ phận thu gom cỏ ở vị trí thích hợp;
f) Không thay đổi chế độ điều chỉnh động cơ hoặc giới hạn tốc độ động cơ;
m) Ngắt tất cả các dao cắt và ly hợp truyền lực trước khi khởi động động cơ;
n) Khởi động động cơ hoặc mô tơ phải cẩn thận theo chỉ dẫn và đứng xa bộ phận dao cắt thích hợp;
o) Không để nghiêng máy khi khởi động động cơ hoặc mô tơ, trừ những máy cho phép đặt nghiêng để khởi động. Trong trường hợp này, không để nghiêng quá mức cần thiết và chỉ nâng phần ở xa người vận hành;
p) Không khởi động động cơ khí đứng trước máng xả;
q) Không đưa tay hoặc chân gần hoặc dưới bộ phận quay. Luôn giữ sạch cửa xả;
r) Không được nhấc hoặc mang máy cắt khi động cơ đang chạy;
s) Dừng động cơ và ngắt mạch điện đánh lửa:
1) trước khi làm sạch lưới chắn hoặc gỡ kẹt máng xả;
2) trước khi kiểm tra, làm sạch hoặc làm công việc gì trên máy cắt;
3) sau khi bị va đập với vật lạ. Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trước khi khởi động và vận hànhthiết bị;
4) nếu khởi động máy cắt cỏ rung động bất thường (kiểm tra ngay);
t) Dừng: động cơ:
1) khi rời khỏi máy;
2) trước khi tiếp nhiên liệu;
u) Đóng van tiết lưu khi tắt động cơ và khóa hoàn toàn đường nhiên liệu, nếu động cơ có khóa nhiên liệu.
E.1.4Chăm sóc và bảo quản
a) Siết chặt các đai ốc, bu lông và ốc vít để đảm bảo thiết bị trong điều kiện làm việc an toàn;
b) Không cất giữ máy còn xăng trong nhà hoặc gần nguồn lửa;
c) Phải để nguội máy trước khi cất giữ vào kho kín;
d) Để giảm bớt nguy cơ hỏa hoạn, phải để động cơ, ống giảm thanh, ngăn để ắc quy và thùng chứa xăng vào khu vực không có cỏ, giấy hoặc dầu thừa;
e) Thường xuyên kiểm tra độ mòn và hư hỏng của bộ phận thu gom cỏ;
f) Thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng để đảm bảo an toàn;
g) Nếu xả nhiên liệu ở thùng, không được thực hiện ở trong nhà.
E.2 Vận hành an toàn đối với máy cắt dao quay do người ngồi điều khiển
E.2.1 Huấn luyện
a) Xem trong E.1.1, từ a) đến d);
b) Không được chở người.
E.2.2 Chuẩn bị
Xem trong E.1.2
E.2.3 Vận hành
a) Không vận hành động cơ trong khoảng không gian giới hạn có thể tập trung khí độc ô xít các bon;
b) Chỉ cắt trong ánh sáng ban ngày hoặc trong ánh sáng nhân tạo tốt;
c) Trước khi khởi động động cơ, ngắt tất cả các dao và ly hợp truyền lực để ở vị trí trung gian;
d) Cẩn thận khi đi trên dốc. Không dừng hoặc khởi động đột ngột khi lên hoặc xuống dốc;
Không được cắt trên dốc, trừ khi máy được thiết kế cho mục đích này;
Mở nhỏ van tiết lưu khi nối ly hợp truyền lực kéo, đặc biệt ở số truyền cao. Giảm tốc độ khi đi trên dốc và quay vòng để ngăn ngừa lật hoặc mất khả năng điều khiển máy;
e) Cảnh giác đối với các hố và các nguy cơ tiềm ẩn khác;
f) Chú ý sử dụng khi kéo tải hoặc dùng thiết bị nặng, và
1) chỉ sử dụngđiểm móc của thanh kéo đã được chấp nhận;
2) giới hạn mức tải để điều khiển an toàn;
3) không quay vòng gấp: sử dụng chú ý khi lùi;
4) sử dụng đối trọng hoặc khối lượng bánh xe khi được đề nghị trong sổ tay hướng dẫn vậnhành;
g) Thận trọng về giao thông khi đi ngang qua hoặc gần lòng đường;
h) Dừng dao cắt quay trước khi qua bề mặt khác với cỏ;
i) Khi sử dụng bộ phận cắt liên hợp kèm theo máy, không xả vật liệu về phía người đứng ngoài xem và cũng không cho phép ai đứng gần máy trong khi vận hành;
j) Không được vận hành máy khi thiếu thiết bị bảo vệ, che chắn hoặc thiết bị bảo vệ không đảm bảo an toàn;
k) Không thay đổi chế độ điều chỉnh động cơ hoặc vượt quá tốc độ động cơ. Vận hành động cơ ở tốc độ quá cao có thể tăng nguy cơ bị tổn thương.
l) Trước khi rời vị trí vận hành:
1) ngắt trục trích công suất và hạ tháp bộ phận cắt liên hợp;
2) chuyển số truyền về vị trí trung gian và để phanh đỗ;
3) tắt động cơ và rút chìa khóa;
m) Ngắt truyền động đến bộ phận cắt liên hợp, tắt động cơ, tháo cầu chì của mạch đánh lửa hoặc rút chìa khóa điện:
1) trước khi làm sạch hoặc gỡ kẹt ở máng xả;
2) trước khi kiểm tra, làm sạch hoặc làm công việc gì trên máy cắt;
3) sau khi bị va đập với vật lạ. Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trước khi khởi động và vận hànhthiết bị.
4) nếu khởi động máy mà bị rung động bất thường (kiểm tra ngay);
n) Ngắt truyền động đến bộ phận cắt liên hợp khi ở thế vận chuyển hoặc không sử dụng cắt.
o) Tắt động cơ và ngắt truyền động đến bộ phận cắt liên hợp:
1) trước khi tiếp nhiên liệu;
2) trước khi tháo bộ phận thu gom cỏ;
3) trước khi điều chỉnh chiều cao, trừ khi điều chỉnh có thể thực hiện từ vị trí người điều khiển.
p) Đóng van tiết lưu khi tắt động cơ và khóa hoàn toàn đường nhiên liệu nếu động cơ có khóa nhiên liệu.
E.2.4 Chăm sóc và bảo quản
a) Xem trong E. 1.4
b) Trên máy nhiều trục lắp dao cắt, chú ý đề phòng trường hợp quay một dao có thể làm các dao khác quay;
c) Khi đỗ hoặc khi rời khỏi máy phải hạ thấp bộ phận cắt, trừ khi có chốt hãm chắc chắn.
E.3 Vận hành an toàn máy cắt trống quay do người đi bộ điều khiển
E.3.1 Huấn luyện
Xem trong E.1.1
E.3.2 Chuẩn bị
Xem trong E.1.2, từ a) đến d).
E.3.3 Vận hành
a) Xem trong E.1.3, từ a) đến k), m), n) và u);
b) Không thay đổi chế độ điều chỉnh động cơ hoặc vượt quá tốc độ động cơ. Vận hành động cơ ở tốc độ quá cao có thể tăng nguy cơ bị tổn thương;
c) Không đưa tay hoặc chân gần hoặc dưới bộ phận quay;
d) Dừng động cơ và ngắt mạch điện đánh lửa:
1) trước khi kiểm tra, làm sạch hoặc làm công việc gì trên máy cắt;
2) sau khi bị va đập với vật lạ. Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trước khi khởi động và vận hànhthiết bị.
3) nếu khởi động máy mà bị rung động bất thường (kiểm tra ngay);
e) Tắt động cơ:
1) bất kỳ khi nào rời khỏi máy;
2) trước khi tiếp nhiên liệu;
3) trước khi làm sạch máy.
E.3.4 Chăm sóc và bảo quản
a) Xem trong E.1.4, từ a) đến f).
b) Cẩn thận khi điều chỉnh máy để ngăn ngừa ngón tay bị kẹp vào giữa dao cắt quay và phần cố định của máy.
E.4 Vận hành an toàn đối máy cắt trống quay do người ngồi điều khiển
E.4.1 Huấn luyện
Xem trong E.2.1
E.4.2 Chuẩn bị
Xem trong E.1.2, từ a) đến d).
E.4.3 Vận hành
a) Xem trong E.2.3, từ a) đến I), n) và p);
b) Tắt động cơ và ngắt truyền động đến bộ phận liên hợp:
1) trước khi tiếp nhiên liệu;
2) trước khi tháo bộ phận thu gom cỏ;
3) trước khi điều chỉnh chiều cao, trừ khi điều chỉnh có thể thực hiện từ vị trí người điều khiển.
4) trước khi làm sạch máy;
5) trước khi kiểm tra, làm sạch hoặc làm công việc gì trên máy cắt;
6) sau khi bị va đập với vật lạ. Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trước khi khởi động và vận hànhthiết bị;
E.4.4 Chăm sóc và bảo quản
a) Xem trong E.1.4;
b) Cẩn thận khi điều chỉnh máy để ngăn ngừa ngón tay bị kẹp vào giữa dao cắt quay và phần cố định của máy;
c) Trên máy có nhiều trống cắt, chú ý đề phòng trường hợp quay một trống cắt có thể làm trống cắt khác quay.
[1] ISO 5353: 1995, Earth-moving machinery, and trators and machinery for agriculture and forestry - Saet index point (Máy san ủi đất, máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - Điểm chỉ bảo chỗ ngồi).
[2] ISO 9190:1990, Lawn and garden ride-on (riding) trators - Drawbar (Máy kéo làm cỏ và làm vườn do người ngồi lái - Thanh kéo).
[3] ISO 9191:1990, Lawn and garden ride-on (riding) tractors - Three point hitch (Máy kéo làm cỏ và làm vườn do người ngồi lái - Móc treo ba điểm).
[4] ISO 9192:1990, Lawn and garden ride-on (riding) tractors - One - Point tubular sleeve hitch (Máy kéo làm cỏ và làm vườn do người ngồi lái - Móc nối treo một điểm).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.