TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8590-4:2010
ISO 4301-4:1989
CẦN TRỤC - PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 4: CẦN TRỤC TAY CẦN
Cranes - Classification – Part 4: Jib cranes
TCVN 8590-4:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-4:1989.
TCVN 8590-4:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8590 (ISO 4301), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc gồm các phần sau:
- TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Phần 1: Yêu cầu chung.
- TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành.
- TCVN 8590-3:2010 (ISO 4301-3:1993), Phần 3: Cần trục tháp.
- TCVN 8590-4:2010 (ISO 4301-4:1989), Phần 4: Cần trục tay cần.
- TCVN 8590-5:2010 (ISO 4301-5:1991), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.
CẦN TRỤC - PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 4: CẦN TRỤC TAY CẦN
Cranes - Classification – Part 4 : Jib cranes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại theo chế độ làm việc đối với cần trục tay cần, loại trừ cần trục tháp, cần trục tự hành và cần trục đường sắt, dựa trên số chu kỳ vận hành được thực hiện trong suốt thời hạn sử dụng dự kiến của thiết bị và các cơ cấu của nó, và hệ số phổ tải tương ứng với cấp tải danh nghĩa.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung.
3. Phân loại theo chế độ làm việc
Cần trục và các cơ cấu của nó phải được phân loại theo các nhóm chế độ làm việc phù hợp TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1).
Chỉ dẫn chung về các nhóm chế độ làm việc điển hình đối với cần trục tay cần liên quan đến công dụng cho ở Bảng 1.
Khi không xác định được cấp sử dụng và cấp tải thì việc phân loại theo chế độ làm việc cho trong Bảng 1 được coi là tối thiểu.
Bảng 1 – Chỉ dẫn về nhóm chế độ làm việc của cần trục tay cầnvà các cơ cấu của nó liên quan đến công dụng cần trục
TT | Loại cần trục | Điều kiện sử dụng | Nhómchế độ làm việc của cần trục | Nhóm chế độ làm việccủa cơ cấu | ||||
Nângtải | Nâng/hạcần | Di chuyển xe con | Quay | Dichuyểncầntrục | ||||
1 | Cần trục dẫn động tay |
| A1 | M1 | M1 | M1 | M1 | M1 |
2 | Cần trục ở phân xưởng lắp ráp |
| A2 | M2 | M1 | M1 | M2 | M2 |
3a) | Cần trục trên boong tàu, trang bị móc treo |
| A4 | M3 | M3 | - | M3 | - |
3b) | Cần trục trên boong tàu, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
| A6 | M5 | M3 | - | M3 | - |
4 | Cần trục phục vụ đóng tàu |
| A4 | M5 | M4 | M4 | M4 | M5 |
5a) | Cần trục trên kho bãi, trang bị móc |
| A4 | M4 | M3 | M4 | M4 | M4 |
5b) | Cần trục trên kho bãi, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện | Sử dụng gián đoạn đều đặn 1) | A6 | M6 | M6 | M6 | M6 | M5 |
5c) | Cần trục trên kho bãi, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện | Sử dụng căng1) | A8 | M8 | M7 | M7 | M7 | M6 |
6a) | Cần trục cảng, trang bị móc | Sử dụng gián đoạn, đều đặn1) | A6 | M5 | M4 | - | M5 | M3 |
6b) | Cần trục cảng, trang bị móc | Sử dụng căng1) | A7 | M7 | M5 | - | M6 | M4 |
6c) | Cần trục cảng, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện | Sử dụng gián đoạn, đều đặn1) | A7 | M7 | M6 | - | M6 | M4 |
6d) | Cần trục cảng, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện | Sử dụng căng1) | A8 | M8 | M7 | - | M7 | M4 |
1) Tham khảo các định nghĩa “sử dụng gián đoạn, đều đặn” và “sử dụng căng” trong TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1). |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.