CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - BỘ KÝ TỰ MÃ HÓA - PHẦN 3: CHỮ QUỐC NGỮ
Information technology - Encoded character set - Part 3: Quoc ngu script
Lời nói đầu
TCVN 8271-3:2010 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ISO/IEC 10646:2003 về phần chữ Quốc ngữ
TCVN 8271-3:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8271 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa gồm các TCVN sau:
- TCVN 8271-1:2009 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt - Phần 1: Quy định chung
- TCVN 8271-2:2009 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt - Phần 2: Chữ Nôm
- TCVN 8271-3:2010 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa - Phần 3: Chữ Quốc ngữ
- TCVN 8271-4:2010 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa - Phần 4: Chữ Khơme
- TCVN 8271-5:2010 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa - Phần 5: Chữ Chăm
- TCVN 8271-6:2010 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa - Phần 6: Chữ Thái
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - BỘ KÝ TỰ MÃ HÓA - PHẦN 3: CHỮ QUỐC NGỮ
Information technology - Encoded character set - Part 3: Quoc ngu script
Tiêu chuẩn này quy định bộ mã ký tự chuẩn (bộ mã chuẩn) cho chữ Quốc ngữ để áp dụng cho việc biểu diễn, truyền, trao đổi, xử lý, lưu trữ thông tin được thể hiện bằng chữ Quốc ngữ và các ký hiệu bổ sung.
Bộ mã ký tự mã hóa phù hợp với tiêu chuẩn này nếu chúng chứa các ký tự mã hóa có hình dáng và mã được quy định trong tiêu chuẩn này.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 8271-1:2009 Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt - Phần 1: Quy định chung (Information technology - Vietnamese encoded character set - Part 1: General).
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ đã nêu trong TCVN 8271-1:2009
CHÚ THÍCH 1 Bộ mã chuẩn chữ Quốc ngữ chứa các ký tự mã hóa được đặt tương ứng với các ký tự mã hóa đã có trong ISO/IEC 10646:2003.
CHÚ THÍCH 2 Trong các bảng chữ Quốc mã hóa dưới đây; phần bôi đen thể hiện các ký tự điều khiển, phần gạch chéo thể hiện vùng mã chưa được sử dụng, phần trắng thể hiện vùng mã đã cấp cho các ký tự của nước khác.
5.1. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0000-007F (Latinh cơ bản)
5.2. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0080-00FF (Latinh bổ sung-1)
5.3. Bảng chữ Quốc ngữ mãhóa trong vùng 0100-017F (Latinh mở rộng-A)
5.4. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0180-01EF (Latinh mở rộng-B)
5.5. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0300-036F (Dấu phụ tổ hợp)
5.6. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 1E80-1EFF (Latinh mở rộng - bổ sung)
5.7. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 2000-206F (Dấu câu phổ biến)
6. Bảng mô tả các ký tự của chữ Quốc ngữ
7. Tên tiếng Anh của chữ Quốc ngữ
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Sự phù hợp
3. Tài liệu viện dẫn
4. Thuật ngữ và định nghĩa
5. Bộ mã chuẩn ngữ Quốc ngữ
5.1. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0000-007F (Latinh cơ bản)
5.2. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0080-00FF (Latinh bổ sung)
5.3. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0100-01B0 (Latinh mở rộng-A)
5.4. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0100-01B0 (Latinh mở rộng-B)
5.5. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 0300-0323 (Dấu phụ tổ hợp)
5.6. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 1EA0-1EF9 (Latinh mở rộng)
5.7. Bảng chữ Quốc ngữ mã hóa trong vùng 201C-201D (Dấu câu phổ biến)
6. Bảng mô tả các ký tự của chữ Quốc ngữ
7. Tên tiếng Anh của chữ Quốc ngữ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.