NGUYÊN LIỆU VÀ THÀNH PHẨM
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Raw materials and formulated pesticides - Technical requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 8050:2016 thay thế TCVN 8050:2009 ;
TCVN 8050:2016 được xây dưng theo tài liệu Manual on development and use of FAO and WHO specifications for pesticides và CIPAC HANDBOOKS, do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NGUYÊN LIỆU VÀ THÀNH PHẨM
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀPHƯƠNG PHÁP THỬ
Raw materials and formulated pesticides - Technical requirements and test methods
Tiêu chuẩnnày quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm chưa được quy định trong các TCVN cụ thể.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi(nếu có).
TCVN 2739:1986, Thuốc trừ dịch hại- Phương pháp xác định độ axit và độ kiềm
TCVN 2743 Thuốc trừ dịch hại - Xác định phần còn lại trên sàng
TCVN 4543:1988, Thuốc trừ nấm bệnh - Kitazin 10 % dạng hạt
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 10157:2013, Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đồng hydroxit - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 10160:2013, Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đồng oxit - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 8382:2010, Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất dimethoate - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 8750:2014, Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất deltamethrin - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 9476:2012, Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất paraquat dicloride - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
3.1 Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất
3.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (thuốc kỹ thuật)
Hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật công bố không nhỏ hơn hàm lượng tối thiểu đã quy định trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định hàm lượng trung bình không nhỏ hơn hàm lượng tối thiểu đã công bố.
Trường hợp hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật chưa quy định trong Danh mục thì phải công bố hàm lượng tối thiểu và khi xác định hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã công bố.
3.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (thuốc thành phẩm)
Hàm lượng hoạt chất (tính theo % khối lượng, g/kg hoặc g/l ở 20 °C ± 2 °C) trong các dạng thành phẩm phải được công bố và khi xác định, hàm lượng trung bình phải phù hợp với mức sai lệch cho phép quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Hàm lượng hoạt chất trong các dạng thành phẩm
Hàm lượng hoạt chất công bố | Mức sai lệch cho phép | |
% khối lượng | g/kg (g/l ở 20 °C ± 2 °C) | |
- | Đến 25 | ±15% của hàm lượng công bố đối với dạng đồng nhất (EC, SC, SL ...) hoặc ± 25 % của hàm lượng công bố đối với dạng không đồng nhất (GR, WG ...) |
Từ trên 2,5 đến 10 | Từ trên 25 đến 100 | ±10% của hàm lượng công bố |
Từ trên 10 đến 25 | Từ trên 100 đến 250 | ± 6 % của hàm lượng công bố |
Từ trên 25 đến 50 | Từ trên 250 đến 500 | ± 5 % của hàm lượng công bố |
Lớn hơn 50 | - | ± 2,5 % |
- | Lớn hơn 500 | ± 25 g/kg hoặc g/l |
3.2 Yêu cầu về tính chất lý -hóa
3.2.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột (DP, DS)
3.2.1.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây khô: Không lớn hơn 5 %.
3.2.1.2 Độ bền bảo quản
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.1.1
3.2.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt rắc (GR)
3.2.2.1 Kích thước hạt
Khoảng kích thước hạt của sản phẩm phải được công bố và phù hợp với quy định sau:
Tỷ lệ giữa đường kính hạt lớn nhất và nhỏ nhất công bố: Không lớn hơn 4.
Lượng hạt nằm trong khoảng kích thước công bố: Không nhỏ hơn 85 %.
3.2.2.2 Độ bụi
Sản phẩm không bụi.
3.2.2.3 Độ bền bảo quản
Sản phẩm sau khi bảo quảnở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định đượckhông nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.2.1 và 3.2.2.2
3.2.3 Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột thấm nước (WP), dạng hạt phân tán trong nước (WG), dạng viên phân tán trong nước (WT)
3.2.3.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %.
3.2.3.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.3.3 Tỷ suất lơ lửng
Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60 %.
3.2.3.4 Độ bền bảo quản
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.3.1 và 3.2.3.3
3.2.4 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù đậm đặc (SC), dạng huyền phù viên nang (CS), hỗn hợp giữa dạng CS và SC (ZC), dạng huyền phù đậm đặc dùng xử lý hạt giống (FS) và dạng viên phấn tán (CF)
3.2.4.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %.
3.2.4.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.4.3 Tỷ suất lơ lửng
Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60 %.
3.2.4.4 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.4.1 và 3.2.4.3.
3.2.5 Thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu (EC), dạng nhũ tương dầu trong nước (EW), dạng vi sữa (ME), dạng nhũ dầu xử lý hạt giống (ES)
3.2.5.1 Độ bền nhũ tương
Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu về độ bền nhũ tương
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
Độ tự nhũ ban đầu | Hoàn toàn |
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0,5 h: |
|
- thể tích lớp kem, không lớn hơn | 2 ml |
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h: a) |
|
- thể tích lớp kem, không lớn hơn | 4 ml |
Độ tái nhũ sau khi pha mẫu 24 h a) | Hoàn toàn |
Độ bền nhũ tương cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h a) |
|
- thể tích lớp kem, không lớn hơn | 4 ml |
a) Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0.5 h. |
3.2.5.2Độbọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.5.3 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.5.1
3.2.6 Thuốc bảo vệ thực vật dạng dầu phân tán (OD), dạng nhũ tương-huyền phù (SE), dạng hỗn hợp của dạng CS và EW (ZW), dạng hỗn hợp của dạng CS và SE (ZE), dạng phân tán đậm đặc (DC)
3.2.6.1 Độbền phân tán
Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu về độ bền phân tán
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
Độ phân tán ban đầu | Hoàn toàn |
Độ phân tán sau khi pha mẫu 0,5 h: |
|
- thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn | 2 ml |
- thể tích lớp cặn, không lớn hơn | 0,2 ml |
Độ tái phân tán sau khi pha mẫu 24 h a) | Hoàn toàn |
Độ bền phân tán cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h a) |
|
- thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn | 2 ml |
- thể tích lớp cặn, không lớn hơn | 0,4ml |
a) Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền phân tán sau khi pha mẫu 0.5 h. |
|
3.2.6.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.6.3 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.6.1
3.2.7 Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột hòa tan trong nước (SP), hạt hòa tan trong nước (SG), viên hòa tan trong nước (ST)
3.2.7.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %.
3.2.7.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.7.3 Độ hòa tan và độ bền dung dịch
Lượng còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn ở nhiệt độ phòng:
- Độ hòa tan: Không lớn hơn 2 % sau 5 min
- Độ bền dung dịch: Không lớn hơn 2 % sau 18 h.
3.2.7.4 Độ bền bảo quản
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.7.1 và 3.2.7.3.
3.2.8 Thuốc bảo vệ thực vật dạng dung dịch đậm đặc tan trong nước (SL), dung dịch để xử lý hạt giống (LS), bột hòa tan để xử lý hạt giống (SS)
3.2.8.1 Độ bền pha loãng
Sản phẩm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn ở nhiệt độ phòng, sau 18 h dung dịch thu được phải đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa, không lắng cặn.
3.2.8.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.8.3 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.8.1
3.2.9 Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột phân tán trong nước để xử lý hạt giống (WS)
3.2.9.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %.
3.2.9.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.9.3 Độ thấm ướt
Sản phẩm được thấm ướt hoàn toàn trong 1 min mà không cần khuấy trộn.
3.2.9.4 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.9.1.
3.2.10 Thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt hóa sữa (EG), bột hóa sữa (EP)
3.2.10.1 Độ mịn
Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2 %.
3.2.10.2 Độ bọt
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.
3.2.10.3 Độ bền phân tán
Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn ở nhiệt độ phòng, phải phù hợp với quy định trong Bảng 3
3.2.10.4 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bào quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.10.1; 3.2.10.2 và 3.2.10.3.
3.2.11 Thuốc bảo vệ thực vật dạng bả hạt ngũ cốc (AB), dạng bả tảng (BB), dạng bả bánh (RB) và dạng bả tấm (PB)
3.2.11.1 Ngoại quan
Sản phẩm phải nguyên vẹn, không bị vỡ.
3.2.11.2 Độ bụi
Sản phẩm không bụi
3.2.11.3 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong 3.2.11.1 và 3.2.11.2.
3.2.12 Thuốc bảo vệ thực vật dạng sương mù nóng (HN) và dạng sương mù lạnh (KN)
3.2.12.1Ngoại quan
Sản phẩm phải nguyên vẹn, không rò rỉ.
3.2.12.2Độ bọt (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước)
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml
3.2.12.3 Độ bền dung dịch (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước)
Sản phẩm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn ở nhiệt độ phòng, sau 18 h dung dịch thu được phải đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa, không lắng cặn.
3.2.12.4 Độ bền nhũ tương (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước)
Sản phẩm sau khi pha loãng 5% với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.
3.2.13 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm dạng Gel bao gồm gel tan trong nước (GW)
3.2.13.1 Ngoại quan
Sản phẩm phải nguyên vẹn, không tách lớp
3.2.13.2 Độ bọt (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước)
Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml
3.2.13.3 Độ bền dung dịch (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước)
Sản phẩm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn ở nhiệt độ phòng, sau 18 h dung dịch thu được phải đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa, không lắng cặn.
3.2.13.4 Độ bền nhũ tương (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước hóa sữa)
Sản phẩm sau khi pha loãng 5 % với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.
3.2.13.5 Tỷ suất lơ lửng (Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước phân tán lơ lửng)
Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn ở 30 °C ± 2 °C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60 %.
3.2.14 Thuốc bảo vệ thực vật dạng phân tán cực thấp (SU), dạng thể tích cực thấp (UL), dạng dầu hỗn hợp các chất lỏng (OL)
3.2.14.1 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ thấp
Sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0 °C ± 2 °Ctrong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.
3.2.14.2 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản.
3.2.15 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm dạng khác
3.2.15.1 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54°C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95 % so với trước khi bảo quản.
4.1.1 Phương pháp thử rây khô
4.1.1.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc BVTV dạng bột dùng trực tiếp.
4.1.1.2 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.1.1.2.1Rây, cỡ lỗ 45 mm và 75 mm (hoặc kích thước theo yêu cầu), có đáy hứng và nắp đậy.
4.1.1.2.2Chổi lông.
4.1.1.2.3Bình hút ẩm.
4.1.1.2.4Tủ sấy.
4.1.1.2.5Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
4.1.1.3 Chuẩn bị mẫu
Nếu mẫu dễ hút ẩm, làm khô bằng cách sấy trong tủ sấy (4.1.1.2.4) đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 100 °C (có thể ở nhiệt độ thấp hơn nếu có yêu cầu hoặc tùy theo tính chất vật lý của mẫu thử). Trước khi cân mẫu, sản phẩm phải đạt được độ ẩm cân bằng trong không khí. Nếu sản phẩm có tính hút ẩm mạnh, phải được bảo quản trong bình hút ẩm (4.1.1.2.3) và tiến hành phép thử trong môi trường có độ ẩm nhỏ nhất.
4.1.1.4 Cách tiến hành
4.1.1.4.1 Loại bỏ bụi mịn ban đầu
Trong trường hợp nhà sản xuất không quy định rõ cỡ rây thì lắp rây 45 mm (4.1.1.2.1) lên trên đáy hứng. Cân khoảng 20 g mẫu thử đã chuẩn bị, chính xác đến 0,1 g vào rây và đậy nắp. Lắc tròn hệ rây, lần lượt vỗ nhẹ vào thành rây. Dừng lại 5 s cho bụi lắng xuống, mở nắp rây, dùng chổi lông (4.1.1.2.2) quét bụi bịt kín lỗ rây. Làm như vậy cho cho đến khi hết bụi mịn. Loại bỏ lượng bụi thu được ở đáy rây.
4.1.1.4.2 Rây đến điểm cuối
Lắp rây 75 mm (4.1.1.2.1) lên đáy rây, chuyển toàn bộ lượng mẫu còn lại trên rây 45 mm vào rây 75 mm, đậy nắp. Lắc và vỗ nhẹ vào thành rây cho đến khi lượng mẫu còn lại trên rây không đổi (không cần đẩy những hạt cứng xuống, những hạt mềm sẽ bị vỡ khi dùng chổi lông quét nhẹ). Tháo rây 75 mm ra rồi úp ngược rây lên miếng giấy đã biết trước khối lượng. Đập nhẹ thành rây lên miếng giấy, dùng chổi lông (4.1.1.2.2) quét nhẹ lên mặt rây cho bong những bụi bám vào lỗ rây. Lật rây lại, quét nhẹ trên mặt dưới của rây. Cân miếng giấy đã chứa mẫu, chính xác đến 0,1 g.
4.1.1.5 Tính kết quả
Phần mẫu còn lại trên rây, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức:
trong đó:
m1là khối lượng mẫu còn lại trên rây, tính bằng gam (g);
mlà khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
4.1.2 Phương pháp thử rây ướt
4.1.2.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng: WP; WG; WT; ST; OD; SC; FS; CS; SE; EG; EP.
4.1.2.2 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.1.2.2.1 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.
4.1.2.2.2 Đũa thủy tinh, có đầu bịt cao su.
4.1.2.2.3 Rây, cỡ lỗ 45 và 75 mm.
4.1.2.2.4 Giấy lọc.
4.1.2.2.5 Bình hút ẩm.
4.1.2.2.6 Ống cao su, đường kính trong 10 mm.
4.1.2.2.7 Cân,có thể cân chính xác đến 0,1 g.
4.1.2.2.8Tủ sấy.
4.1.2.3 Cách tiến hành
Cân khoảng 15 g mẫu, chính xác đến 0,1 g vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml (4.1.2.2.1). Thêm 100 ml nước, để yên 1 min rồi khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh (4.1.2.2.2) trong 30 s với tốc độ khuấy 3 r/s đến 4 r/s. Chuyển toàn bộ bột nhão lên rây (4.1.2.2.3) đã được thấm ướt, tráng cốc nhiều lần và đổ lên rây. Mẫu trên mặt rây được rửa dưới dòng nước chảy qua ống cao su (4.1.2.2.6) với lưu lượng từ 4 l/min đến 5 l/min. Điều khiển dòng nước theo vòng tròn từ thành cho đến tâm của rây, giữ khoảng cách giữa đầu ống cao su và mặt rây từ 3 cm đến 5 cm. Rửa mẫu trong 10 min. Chuyển phần mẫu còn lại trên rây lên miếng giấy lọc (4.1.2.2.4) đã biết khối lượng, để khô trong bình hút ẩm (4.1.2.2.5) và sấy trong tủ sấy (4.1.2.2.8) ở 65 °C ± 5 °C đến khối lượng không đổi. Cân giấy lọc chứa mẫu đã sấy khô, chính xác đến 0,1 g.
4.1.2.4 Tính kết quả
Phần mẫu còn lại trên rây, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức:
trong đó:
m1là khối lượng mẫu còn lại trên rây, tính bằng gam (g);
mlà khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
4.2.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho các dạng thuốc BVTV:WP, SP, WG, WS.
4.2.2 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.2.2.1 Nước cứng chuẩn
4.2.2.1.1 Dung dịch Ca2+ 0,04 M (dung dịch I)
Cân chính xác 4,000 g canxi cacbonat chính xác đến 0,1 g (CaCO3 99 % khối lượng, sấy ở nhiệt độ 105 °C trong 2 h trước khi dùng), cho vào bình nón 500 ml đã chứa sẵn 10 ml nước, thêm từ từ 82 ml dung dịch axit clohydric (HCl) 1 M vào bình qua phễu nhỏ, lắc đều. Khi CaCO3 tan hết, pha loãng dung dịch bằng 400 ml nước đun sôi để đuổi CO2 dư. Làm nguội đến nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt chỉ thị đỏ metyl 0,1 % và trung hòa dung dịch bằng dung dịch amoniac (NH4OH) 1 M. Chuyển hết dung dịch này sang bình định mức 1 000 ml, thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
Cứ 1 ml dung dịch I khi pha loãng thành 1 000 ml, sẽ có độ cứng 4 mg/l tính theo CaCO3.
4.2.2.1.2 Dung dịch Mg2+0,04 M (dung dịch II)
Cân chính xác 1,613 g magiê oxit chính xác đến 0,1 g (MgO 99 % khối lượng, sấy ở nhiệt độ 105 °C trong 2 h trước khi dùng) , cho vào bình nón 500 ml đã chứa sẵn 10 ml nước, thêm từ từ 82 ml dung dịch HCl 1 M vào bình qua phễu nhỏ, lắc đều. Khi MgO tan hết, pha loãng dung dịch bằng 400 ml nước, thêm 2 giọt chỉ thị đỏ metyl 0,1 % và trung hòa dung dịch bằng dung dịch NH4OH 1 M. Chuyển hết dung dịch này sang bình định mức 1 000 ml, thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
Cứ 1 ml dung dịch II, khi pha loãng thành 1 000 ml, sẽ có độ cứng 4 mg/l tính theo CaCO3.
4.2.2.1.3 Dung dịch NaHCO3 1M (dung dịch III)
Cân chính xác 84,0 g natri hydro carbonate chính xác đến 0,1 g, vào cốc có chứa 800 ml nước cất, hòa tan và chuyển toàn bộ vào bình định mức 1000 ml và định mức tới vạch bằng nước cất.
Cứ 1 ml dung dịch III, khi pha loãng thành 1 000 ml, sẽ có độ 23 mg/l tính theo Na+.
4.2.2.1.4 Dung dịch Ca2+ 0,2 M (dung dịch IV)
Cân chính xác 20,0 g canxi cacbonat chính xác đến 0,1 g (CaCO3 99 % khối lượng, sấy ở nhiệt độ 105 °C trong 2 h trước khi dùng) cho vào cốc 1000 ml đã chứa sẵn 10 ml nước, thêm từ từ 410 ml dung dịch axit clohydric (HCl) 1 M vào bình qua phễu nhỏ, lắc đều. Khi CaCO3 tan hết, pha loãng dung dịch bằng 400 ml nước đun sôi để đuổi CO2 dư. Làm nguội đến nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt chỉ thị đỏ metyl 0,1 % và trung hòa dung dịch bằng dung dịch amoniac (NH4OH) 1 M. Chuyển hết dung dịch này sang bình định mức 1 000 ml, thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
Cứ 1 ml dung dịch IV khi pha loãng thành 1 000 ml, sẽ có độ cứng 20 mg/l tính theo CaCO3.
4.2.2.1.5 Dung dịch Mg2+ 0,2 M (dung dịch V)
Cân chính xác 8,065 g magiê oxit chính xác đến 0,1 g (MgO 99 % khối lượng, sấy ở nhiệt độ 105 °C trong 2 h trước khi dùng) cho vào bình cốc 1000 ml đã chứa sẵn 10 ml nước, thêm từ từ 410 ml dung dịch HCl 1 M vào bình qua phễu nhỏ, lắc đều. Khi MgO tan hết, pha loãng dung dịch bằng 400 ml nước, thêm 2 giọt chỉ thị đỏ metyl 0,1 % và trung hòa dung dịch bằng dung dịch NH4OH 1 M. Chuyển hết dung dịch này sang bình định mức 1 000 ml, thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
Cứ 1 ml dung dịch V, khi pha loãng thành 1 000 ml, sẽ có độ cứng 20 mg/l tính theo CaCO3.
4.2.2.1.6 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại A có độ cứng 20 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH 5,0 đến 6,0, tỉ lệ nồng độ Ca2+: Mg2+ = 1:1, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 2,5 ml dung dịch I (4.2.2.1.1) và 17 ml dung dịch II (4.2.2.1.2) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 5,0 đến 6,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.7 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại B có độ cứng 20 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH 8,0 đến 9,0, tỷ lệ nồng độ Ca2+: Mg2+ =4:1, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 4 ml dung dịch I (4.2.2.1.1), 1 ml dung dịch II (4.2.2.1.2) và 2 ml dung dịch III (4.2.2.1.3) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng8,0 đến 8,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.8 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại C có độ cứng 500 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH 7,0 đến 8,0, tỷ lệ nồng độ Ca2+: Mg2+ = 4:1 ), chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 100 ml dung dịch I (4.2.2.1.1) và 25 ml dung dịch II (4.2.2.1.2) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 7,0 đến 8,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.9 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại D có độ cứng 342 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH 6,0 đến 7,0, tỷ lệ nồng độ Ca2+ : Mg2+ = 4:1, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 68,5 ml dung dịch I (4.2.2.1.1) và 17 ml dung dịch II (4.2.2.1.2) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 6,0 đến 7,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.10 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại E có độ cứng 1500 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH7,0 đến 8,0, tỷ lệ nồng độ Ca2+:Mg2+ = 4:1, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 60 ml dung dịch IV (4.2.2.1.4) và 15 ml dung dịch V (4.2.2.1.5) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 7,0 đến 8,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.11 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại F có độ cứng 1500 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH6,0 đến 7,0 chỉ có Ca2+, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 250 ml dung dịch IV (4.2.2.1.4) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 6,0 đến 7,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.2.1.12 Chuẩn bị nước cứng chuẩn loại G có độ cứng 8000 mg/l (tính theo canxi cacbonat), pH6,0 đến 7,0 chỉ có Mg2+, chuẩn bị như sau:
Dùng buret lấy 400 ml dung dịch V (4.2.2.1.5) vào cốc thủy tinh 1 000 ml, pha loãng đến vạch 800 ml bằng nước, điều chỉnh pH của dung dịch khoảng 6,0 đến 7,0 bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 M. Chuyển hết dung dịch trên vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch. Trộn đều và bảo quản trong bình polyetylen.
4.2.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.2.3.1 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml, đường kính 6,5 cm ± 0,5 cm, chiều cao 9,0 cm ± 0,5 cm.
4.2.3.2 Ống đong, dung tích 100 ml ở nhiệt độ 30 °C ± 2 °C.
4.2.3.3 Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
4.2.3.4 Cốc cân.
4.2.3.5 Đồng hồ bấm giây.
4.2.4 Cách tiến hành
Dùng ống đong (4.2.3.2) lấy 100 ml nước cứng chuẩn loại D (4.2.2.1.9) vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml (4.1.2.2.1). Cân khoảng 5 g mẫu, chính xác đến 0,1 g vào cốc cân (4.2.3.4), thao tác nhẹ nhàng để mẫu không bị nén chặt. Chuyển toàn bộ mẫu vào cốc thủy tinh (4.2.3.1) cùng một lúc ở vị trí sát miệng cốc để không làm xáo động mạnh bề mặt nước.
4.2.5 Biểu thị kết quả
Độ thấm ướt, biểu thị bằng phút, tính theo thời gian thấm ướt từ khi mẫu được chuyển hết vào cốc thủy tinh (4.1.2.2.1) cho đến khi lượng mẫu được thấm ướt hoàn toàn hoặc chỉ còn lại lớp mỏng hạt mịn trên bề mặt nước.
4.3.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật pha loãng với nước trước khi sử dụng.
4.3.2 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.3.2.1 Nước cứng chuẩn C, xem4.2.2.1.8
4.3.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.3.3.1 Ống đong, có nút nhám, dung tích 250 ml, chia vạch đến 1 ml (xem Hình 1).
4.3.3.2 Cân, có thể cân chính xác đến 0,000 1 g.
4.3.3.3 Đồng hồ bấm giây.
4.3.4 Cách tiến hành
Cân lượng mẫu thử đủ để pha loãng với 200 ml nước cứngchuẩn C (4.2.2.1.8) theo nồng độ sử dụng, chính xác đến 0,000 1 g, vào ống đong (4.3.3.1) có chứa sẵn 180 ml nước cứng chuẩn (4.3.2.1). Thêm nước cứng chuẩn đến vạch 200 ml. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần, đặt ống đong lên bàn và lập tức bấm đồng hồ (4.3.3.3).
4.3.5 Biểu thị kết quả
Đọc và ghi lại thể tích bọt tạo thành sau 10 s± 1 s; 1 min ± 10 s; 3 min ± 10 s và 12 min ± 10 s.
4.4.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho các dạng thuốc BVTV:WP, WG (WDG, DF), SC, CS.
4.4.2 Nguyên tắc
Xác định nồng độ hoạt chất lơ lửng trong cột huyền phù mẫu thử có chiều cao xác định và so sánh với nồng độ hoạt chất trong toàn bộ cột cột huyền phù mẫu thử đó sau một khoảng thời gian xác định, ở nhiệt độ xác định.
4.4.3 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.4.3.1 Nước cứng chuẩn D, xem 4.2.2.1.9.
4.4.4 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.4.4.1 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.
4.4.4.2 Ống đong, có nút nhám, dung tích 250 ml, chia độ đến 1 ml, khoảng cách giữa vạch 0 và vạch 250 ml từ 20 cm đến 21,5 cm (xem Hình 1).
4.4.4.3 Ống hút thủy tinh, dài 40 cm, đường kính trong 5 mm, một đầu nhọn có đường kính trong 2 mm đến 3 mm, đầu còn lại nối với nguồn hút.
4.4.4.4 Cân, có thể cân chính xác đến 0,000 1 g.
4.4.4.5 Bể ổn nhiệt, điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng 30 °C ± 2 °C.
4.4.5 Cách tiến hành
Cân lượng mẫu thử đủ để pha 250 ml dung dịch huyền phù có nồng độ tương ứng với nồng độsử dụng, chính xác đến 0,000 1 g, vào cốc thủy tinh (4.4.4.1) đã chứa sẵn 50 ml nước cứng chuẩn D (4.4.3.1) ở nhiệt độ 30 °C ± 2 °C, khuấy trong 2 min với tốc độ 2 r/s. Chuyển hết dung dịch huyền phù vào ống đong (4.4.4.2). Thêm nước cứng chuẩn D (4.4.3.1) ở nhiệt độ 30 °C ± 2 °C đến vạch. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần sau đó đặt ống đong vào bể ổn nhiệt (4.4.4.5) ở 30 °C ± 2 °C, tránh rung và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sau 30 min, dùng ống hút (4.4.4.3) để hút 9/10 thể tích (khoảng 225 ml) dungdịch phía trên bằng ống hút trong 10 s đến 15 s, chú ý để ống hút sao cho đầu ống hút luôn luôn nhúng dưới mặt chất lỏng vài milimet, tránh động tới lớp dưới ống đong. Lượng hoạt chất trong 1/10 thể tích (khoảng 25 ml) còn lại dưới đáy ống đong được xác định theo phương pháp riêng đối với từng loại thuốc.
4.4.6 Tính kết quả
Tỷ suất lơ lửng của mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm (%), được tính theo công thức:
X
trong đó:
m0là khối lượng hoạt chất trong 25 ml thể tích chất lỏng còn lại trong ống đong, tính bằng gam (g);
m1khối lượng hoạt chất trong toàn bộ ống đong, tính bằng gam (g), như sau:
alà hàm lượng hoạt chất của sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm khối lượng (%);
mlà khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam (g).
4.5.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng: WG (WDG, DF)
4.5.2 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.5.2.1 Cốc thủy tinh, dung tích 1 000 ml, đường kính 102 mm ± 2 mm (dạng thấp).
4.5.2.2 Ống hút thủytinh, dài 40 cm, đường kính trong 5 mm, một đầu nhọn có đường kính trong từ 2 mm đến 3 mm, đầu còn lại nối với nguồn hút.
4.5.2.3 Máy khuấy từ, có thể điều chỉnh tốc độ.
4.5.2.4 Thiết bị làm bay hơi nước.
4.5.2.5 Đồng hồ bấm giây.
4.5.2.6 Tủ sấy, có rơle nhiệt.
4.5.2.7 Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
4.5.3 Cách tiến hành
Cho 900 ml nước cứng chuẩn D (4.2.2.1.9) ở nhiệt độ 20 °C ± 1 °C vào cốc (4.5.2.1), dùng máy khuấy từ (4.5.2.3) để khuấy nước với tốc độ 300 r/min, thêm 9 g mẫu thử vào nước đang khuấy, tiếp tục khuấy trong 1 min. Tắt máy khuấy, để yên dung dịch huyền phù trong 1 min. Hút 9/10 thể tích (khoảng 810 ml) dung dịch huyền phù phía trên ra khỏi cốc bằng ống hút (4.5.2.2) sao cho đầu ống hút nhúng dưới mặt chất lỏng và tránh khuấy động đến lớp chất lỏng phía dưới. Dùng thiết bị làm bay hơi nước (4.5.2.4) để làm bay hơi 90 ml dung dịch huyền phù còn lại trong cốc và sấy khô trong tủ sấy (4.5.2.6) ở 60 °C đến 70 °C cho đến khối lượng không đổi.
4.5.4 Tính kết quả
Độ phân tán của mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức sau:
Trong đó:
mlà khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
m0là khối lượng mẫu còn lại sau khi sấy khô 90 ml dung dịch đáy, tính bằng gam (g).
4.6.1 Phương pháp dùng bình đo tỉ trọng
4.6.1.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng, dạng huyền phù và dạng rắn.
4.6.1.2 Thuốc thử
Chỉ sử dụngcác thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.6.1.2.1 Dung dịch khử bọt, 1 % khối lượng trên thể tích, ví dụ: loại “Sicolapse 5000”.
4.6.1.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.6.1.3.1 Bình đo tỉ trọng thủy tinh, có nút nhám, có ống mao quản ở giữa, có nắp đậy (đối với chất lỏng dễ bay hơi), dung tích 5 ml; 10 ml; 25 ml; 50 ml và 100 ml (xem Hình 2).
Hình 2 - Ví dụ về bình đo tỉ trọng
4.6.1.3.2 Dụng cụ đo nhiệt độ, chia độ đến 0,1 °C.
4.6.1.3.3 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.
4.6.1.3.4 Bể ổn nhiệt.
4.6.1.3.5 Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
4.6.1.4 Cách tiến hành
4.6.1.4.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Đổ đầy mẫu thử (được giữ ở 20 °C ± 0,5 °C) vào bình đo tỉ trọng (4.6.1.3.1) sạch và khô đã biết trước khối lượng bao gồm nút, đặt vào bểổn nhiệt (4.6.1.3.4) ở 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min (chú ý nhúng ngập đến cổ bình). Lấy bình đo tỉ trọng ra, đậy nút, lau khô bình và cân, chính xác đến 0,1 g.
Xác định khối lượng của nước trong bình đo tỉ trọng ở 20 °C như xác định khối lượng mẫu thử, nhưng thay bằng nước đun sôi để nguội.
4.6.1.4.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù
Đổ khoảng 20 ml mẫu thử (được giữ ở 20 °C ± 0,5 °C) vào bình đo tỉ trọng (14.1.3.1) sạch và khô đã biết trước khối lượng cả nút, đặt vào bể ổn nhiệt (4.6.1.3.4) ở 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min (chú ý nhúng ngập đến cổ bình). Lấy bình đo tỉ trọng ra, đậy nút, lau khô bình và cân, chính xác đến 0,1 g.
Thêm khoảng 20 ml dung dịch khử bọt (4.6.1.2.1) (được giữ ở 20 °C ± 0,5 °C), trộn bằng cách xoay nhẹ bình. Sau đó thêm dung dịch khử bọt đến đầy bình đo tỉ trọng và đặt vào bể ổn nhiệt (4.6.1.3.4) ở nhiệt độ 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min (chú ý nhúng ngập đến cổ bình). Lấy bình đo tỉ trọng ra, đậy nút, lau khô bình và cân, chính xác đến 0,1 g.
4.6.1.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn không hòa tan trong nước nhưng thấm ướt bằng nước
Đổ một lượng mẫu thử vào bình đo tỉ trọng (4.6.1.3.1) sạch và khô đã biết trước khối lượng cả nút, sao cho mẫu thử chiếm thể tích khoảng 1,5 ml. Đặt bình đo tỉ trọng vào bể ổn nhiệt (4.6.1.3.4) ở 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min (chú ý nhúng ngập đến cổ bình). Lấy bình đo tỉ trọng ra, đậy nút, lau khô bình và cân, chính xác đến 0,1 g.
Thêm một lượng nước đun sôi để nguội đến nửa bình và khử hết bọt khí, tiếp tục thêm nước đun sôi để nguội cho đến đầy bình, đặt bình vào bể ổn nhiệt ở 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min (chú ý nhúng ngập đến cổ bình). Lấy bình đo tỉ trọng ra, đậy nút, lau khô bình và cân, chính xác đến 0,1 g.
4.6.1.4.4 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn hòa tan trong nước nhưng không thấm ướt bằng nước
Tiến hành tương tự 4.6.1.4.3, sử dụng chất lỏng không hòa tan mẫu nhưng thấm ướt mẫu.
4.6.1.5 Tính kết quả
4.6.1.5.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Khối lượng riêng của mẫu thử ở 20 °C, d20, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), được tính theo công thức:
Trong đó:
d*20là khối lượng riêng của nước ở 20 °C, tính bằng gam trên mililit (g/ml) (d*20= 0,9982 g/ml);
m0là khối lượng của bình đo tỉ trọng ở 20 °C, tính bằng gam (g);
m2là khối lượng của bình đo tỉ trọng chứa mẫu thửở 20 °C, tính bằng gam (g);
mnlà khối lượng của nước chứa trong bình đo tỉ trọng ở 20 °C, tính bằng gam (g), như sau:
mn = m1 - m0
Trong đóm1 là khối lượng của bình đo tỉ trọng chứa nước ở 20 °C, tính bằng gam (g).
4.6.1.5.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù
Khối lượng riêng của mẫu thử ở 20 °C, d20, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), được tính theo công thức:
Trong đó:
m3là khối lượng của bình đo tỉ trọng có chứa mẫu thử và dung dịch khử bọtở 20 °C, tính bằng gam (g);
là khối lượng riêng của dung dịch khử bọt ở 20 °C, tính bằng gam trên mililit (g/ml);
mn, m0, m2 và d*20 xem 4.6.1.5.1
4.6.1.5.3 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn không hòa tan trong nước nhưng thấm ướt bằng nước
Khối lượng riêng của mẫu thử ở 20 °C, d20, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), được tính theo công thức:
Trong đó:
m4là khối lượng của bình đo tỉ trọng chứa mẫu thử và nước ở 20 °C, tính bằng gam (g);
mn, m0, m2 và d*20 xem 4.6.1.5.1
4.6.1.5.4 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn hòa tan trong nước nhưng không thấm ướt bằng nước
Khối lượng riêng của mẫu thử ở 20 °C, d20, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), được tính theo công thức:
d
Trong đó:
m5là khối lượng của bình đo tỉ trọng chứa mẫu thử và chất lỏng không hòa tan mẫu, tính bằng gam (g);
là khối lượng riêng của chất lỏng không hòa tan mẫu ở 20 °C, tính bằng gam trên mililit (g/ml);
mn, m0, m2 và d*20 xem 4.6.1.5.1
4.6.2 Phương pháp dùng ống đo tỉ trọng
4.6.2.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng và dạng huyền phù.
4.6.2.2 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.6.2.2.1 Ống đo tỉ trọng, chia độ đến 0,001 g/ml (loại I) hay 0,0005 g/ml (loại II).
4.6.2.2.2 Bình thủy tinh hình trụ, không màu, dung tích từ 100 ml đến 1 000 ml, có đường kính lớn hơn đường kính lớn nhất của ống đo tỉ trọng (4.6.2.2.1) ít nhất 25 mm, có chiều cao đủ để ống đo tỉ trọng có thể nổi trong chất lỏng và đáy của ống đo tỉ trọng phải cách đáy của bình ít nhất là 25 mm.
4.6.2.2.3 Dụng cụ đo nhiệt độ, có thể đo được trong dải nhiệt độ từ 0 °C đến 100 °C, chia vạch 0,2 °C.
4.6.2.2.4 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.
4.6.2.2.5 Bể ổn nhiệt.
4.6.2.2.6 Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
4.6.2.2.7 Pipet.
4.6.2.3 Cách tiến hành
4.6.2.3.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Cho mẫu thử vào bìnhthuỷ tinh hình trụ (4.6.2.2.2) đến cách miệng bình 4 cm, đặt vào bể ổn nhiệt (4.6.2.2.5) ở nhiệt độ 20 °C ± 0,5 °C trong ít nhất 20 min, dùng dụng cụ đo nhiệt độ (4.6.2.2.3) vừa khuấy vừa đo nhiệt độ của chất lỏng. Khi nhiệt độ của chất lỏng đạt 20 °C ± 0,5 °C, thả nhẹ ống đo tỉ trọng (4.6.2.2.1) vào bình sao cho không chạm đáy và thành bình (khoảng cách của ống đo tỉ trọng và đáy bình không được nhỏ hơn 3 cm). Sau 3 min đến 4 min, đọc khối lượng riêng của mẫu trên vạch ống đo tỉ trọng.
4.6.2.3.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù
Cân 100 g nước đun sôi để nguội, chính xác đến 0,01 g vào cốc thủy tinh 250 ml (4.6.2.2.4). Giữ cốc trên cân (4.6.2.2.6), thêm mẫu từ từ đến 100 g. Trộn đều bằng cách rót đi rót lại sang một cốc thủy tinh khác cho đến đồng nhất, thu được dung dịch A. Đặt dung dịch A vào bể ổn nhiệt (4.6.2.2.5) trong 15 min ở nhiệt độ 20 °C ± 0,5 °C, dùng pipet (4.6.2.2.7) để khử bọt khí trên bề mặt dung dịch. Xác định khối lượng riêng của dung dịch A theo 4.6.2.3.1.
4.6.2.4 Biểu thị và tính kết quả
4.6.2.4.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Khối lượng riêng của mẫu thử ứng với vạch chia của ống đo tỉ trọng theo điểm dưới của mặt cầu lõm đối với chất lỏng trong suốt, sáng màu và giới hạn trên của mặt cầu lõm đối với chất lỏng hơi đục và sẫm màu.
Kết quả đo là trung bình của hai lần đo liên tiếp. Sự chênh lệch của hai lần đo không lớn hơn 0,001 g/ml đối với ống đo tỉ trọng loại I và 0,0005 g/ml đối với ống đo tỉ trọng loại II.
4.6.2.4.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù
Khối lượng riêng của mẫu thử ở 20°C, d20, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), được tính theo công thức:
Trong đó là khối lượng riêng của dung dịch A ở 20 °C, tính bằng gam trên mililit (g/ml).
4.7.1 Phương pháp Dean-Stark (phương pháp chưng cất đẳng sôi)
Xem TCVN 2744.
4.7.2 Phương pháp chuẩn độ Karl Fischer
4.7.2.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho tất cả các dạng thuốc bảo vệ thực vật.
4.7.2.2 Nguyên tắc
Mẫu thử được phân tán trong metanol (4.7.2.3.1) và chuẩn độ bằng dung dịch Karl Fischer (4.7.2.3.2).
4.7.2.3 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.7.2.3.1 Metanol khan, có hàm lượng nước không lớn hơn 0,03 % khối lượng.
4.7.2.3.2 Dung dịch Karl Fischer (KF).
4.7.2.4 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.7.2.4.1 Pipet, dung tích 20 ml.
4.7.2.4.2 Xyranh lấy mẫu, dung tích 1 ml.
4.7.2.4.3 Thiết bị chuẩn độ Karl Fischer, được trang bị điện cực platin kép.
4.7.2.4.4 Cân, có thể cân chính xác đến 0,000 1 g.
4.7.2.4.5 Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.
4.7.2.5 Cách tiến hành
4.7.2.5.1 Xác định đương lượng nước của thuốc thử Karl Fischer
Dùng pipet (4.7.2.4.1) thêm chính xác 20 ml metanol (4.7.2.3.1) vào bình phảnứng của thiết bị chuẩn độ Karl Fischer (4.7.2.4.3). Dùng xyranh (4.7.2.4.2) để lấy một thể tích nước tương đương với khoảng 0,05 g, cân chính xác đến 0,000 1 g cho vào bình phản ứng, chuẩn độ bằng dung dịch KF (4.7.2.3.2) đến điểm tương đương. Thực hiện chuẩn độ với 3 lần lặp lại.
4.7.2.5.2 Xác định hàm lượng nước của mẫu thử
4.7.2.5.2.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Dùng pipet (4.7.2.4.1) thêm chính xác 20 ml metanol (4.7.2.3.1) vào bình phản ứng của thiết bị chuẩn độ Karl Fischer (4.7.2.4.3). Dùng xyranh (4.7.2.4.2) để lấy một thể tích mẫu thử, cân chính xác đến 0,000 1 g cho vào bình phản ứng, khuấy trong 1 min và chuẩn độ bằng dung dịch KF (4.7.2.3.2) đến điểm tương đương. Thực hiện chuẩn độ với 3 lần lặp lại.
4.7.2.5.2.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn
Cân một lượng mẫu thử, chính xác đến 0,000 1 g, hòa tan (hoặc tách thành phần nước của mẫu) vào, cốc thuỷ tinh (4.7.2.4.5) (đã biết trước khối lượng) bằng dung môi thích hợp, thu được dung dịch A. Cân cốc chứa dung dịch A, chính xác đến 0,000 1 g.
Dùng xyranh (4.7.2.4.2) đểlấy một thể tích dung dịch A, cân chính xác đến 0,000 1 g cho vào bình phản ứng của thiết bị chuẩn độ Karl Fischer (4.7.2.4.3), khuấy trong 1 min và chuẩn độ bằng dung dịch KF (4.7.2.3.2) đến điểm tương đương. Thực hiện chuẩn độ với 3 lần lặp lại.
CHÚ THÍCH:Khối lượng mẫu thử để xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer, tham khảo Bảng 4.
Bảng 4 - Khối lượng mẫu thử được lấy để xác định hàm lượng nước
Hàm lượng nước dự kiến, % khối lượng | Lượng cân mẫu, g |
0,0001 đến 0,001 | 10 đến 5 |
0,001 đến 0,01 | 5 đến 1 |
0,01 đến 0,1 | 1 đến 0,1 |
0,1 đến 1 | 0,1 đến 0,05 |
1 đến 10 | 0,05 đến 0,01 |
10 đến 50 | 0,01 đến 0,001 |
Bảng 4- kết thúc
4.7.2.6 Tính kết quả
4.7.2.6.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng
Hàm lượng nước trong mẫu thử dạng lỏng, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức:
Trong đó:
mlà khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
V1là thể tích dung dịch KF dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit (ml);
Elà đương lượng nước của thuốc thử Karl Fischer, tính bằng gam nước trên mililit dung dịch KF (g/ml), như sau:
Trong đó:
m0là khối lượng nước cho vào bình phản ứng (xem 4.7.2.5.1), tính bằng gam (g);
V0là thể tích dung dịch KF đã dùng để chuẩn độ dung dịch metanol trong nước (xem 4.7.2.5.1), tính bằng mililit (ml).
4.7.2.6.2 Thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn
Hàm lượng nước trong mẫu thử dạng rắn, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức:
Trong đó:
mlà khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
m2là khối lượng dung dịch A, tính bằng gam (g);
m3là khối lượng phần dung dịch A đưa vào bình phảnứng, tính bằng gam (g);
V3là thể tích dung dịch KF dùng để chuẩn độ phần dung dịch A trong bình phản ứng, tính bằng mililit (ml);
V0là thể tích dung dịch KF dùng để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit (ml);
Elà đương lượng nước của thuốc thử Karl Fischer, tính bằng gam nước trên mililit dung dịch KF (g/ml).
4.8 Xác định độ hòa tan và độ bền dung dịch
4.8.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này để xác định độ hòa tan và độ bền dung dịch của thuốc bảo vệ thực vật dạng SG, SP, ST
4.8.2 Nguyên tắc
Thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt hòa tan trong nước được hòa tan bằng nước cứng chuẩn trong ống 250 ml sau 15 lần lắc và để đứng yên 5 min, lượng cặn còn lại trên rây 0.75 mm được xác định. Độ bền dung dịch xác định được sau khi kiểm tra dung dịch lọc sau 18 h và dung dịch lọc lại được chuyển qua rây 0.75 mm
4.8.3 Dụng cụ, thiết bị
4.8.3.1 Rây 75 mm, đường kính 76 mm
4.8.3.2 Ống đong thủy tinh 250 ml, có nhám, chia vạch
4.8.3.3Cốc thủy tinh, 500 ml
4.8.4 Cách tiến hành
4.8.4.1Chuẩn bị dung dịch
Cho nước cứng chuẩn vào hai phần ba ống đong 250 ml, thêm mẫu (theo liều lượng sử dụng) vào ống đong, làm đầy đến vạch bằng nước cứng chuẩn, đậy lắp lắc 15 lần lộn ngược 180°.
4.8.4.2 Xác định độ hòa tan
Sau 5 min, chuyển toàn bộ dung dịch trong ống 250 ml qua rây 75 mm (a, g), thu dung dịch vào cốc 500 ml, tráng rửa 5 lần, mỗi lần 20 ml nước cứng chuẩn, loại bỏ nước trên rây, kiểm tra các hạt cặn trên rây, nếu xuất hiện các hạt cặn thì sấy rây ở 60 °C đến khối lượng không đổi (b, g)
Độ hòa tan X1, %, được xác định sau 5 min theo công thức:
Trong đó:
blà khối lượng rây sau khi sấy, tính bằng g;
alà khối lượng rây ban đầu, tính bằng g;
wlà khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
4.8.4.3 Xác định độ bền dung dịch
Sau khi để yên 18 h, kiểm tra sự lắng cặn của dung dịch lọc trong cốc 500 ml, nếu xuất hiện chất không tan, chuyển toàn bộ dung dịch trong cốc 500 ml từ 4.8.4.2 lên rây 75 mm (a’, g), tráng rửa bằng 100 ml nước cất, kiểm tra tinh thể trên bề mặt, nếu xuất hiện tinh thể thì sấy rây ở 60 °C đến khối lượng không đổi (b’, g)
Độ bền dung dịchX2, %, được xác định sau 18 h theo công thức:
b’ là khối lượng rây sau khi sấy, tính bằng g;
a’là khối lượng rây ban đầu, tính bằng g;
wlà khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
4.9 Xác định độ bền ở nhiệt độ cao
4.9.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm.
4.9.2 Nguyên tắc
Mẫu được đựng trong lọ thủy tinh với lắp đậy bằng polyethylene được giữ trong tủ bảo ôn ở một nhiệt độ xác định trong khoảng thời gian yêu cầu
4.9.3 Dụng cụ, thiết bị
4.9.3.1 Lọ thủy tinh, 100 đến 125 ml có lắp đậy polyethylene
4.9.3.2 Lò điều nhiệt, độ chính xác ± 2 °C
4.9.4 Cách tiến hành
Lấy khoảng 50 ml mẫu lỏng hoặc 20 g mẫu rắn vào lọ thủy tinh, vặn chặt nắp đậy polyethylene cho kín. Giữ trong lò điều nhiệt ở nhiệt độ và thời gian như trong Bảng 5. Chuyển mẫu ra ngoài đểổn định ở nhiệt độ phòng. Giữ mẫu cẩn thận để kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu.
Bảng 5 - Nhiệt độ và thời gian xác định độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ (°C) | Thời gian (ngày) |
54 ±2 | 14 |
50 ±2 | 28 |
45 ±2 | 42 |
40 ±2 | 56 |
35 ±2 | 84 |
30 ±2 | 126 |
4.10.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng: SC và CS.
4.10.2 Nguyên tắc
Xác định độ tự phân tán của mẫu thử trong dung dịch huyền phù khi đưa mẫu vào ống đong 250 ml với một lần đảo ngược và thời gian để lắng là 5 min.
4.10.3 Thuốc thử
4.10.3.1 Nước cứng chuẩn C, xem 4.2.2.1.8
4.10.3.2 Chất kết bông (chỉ sử dụng khi tiến hành phương pháp trọng lượng hoặc chiết dung môi).
Dung dịch Magnafloc R140 0,1 % hoặc tương đương.
4.10.4 Dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.10.4.1 Bể ổn nhiệt, điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng 30 °C ± 1 °C.
4.10.4.2 Ống đong, có nút, dung tích 250 ml, chia độ đến 1 ml (Hình 1).
4.10.4.3 Cốc cân thủy tinh, dung tích 20 ml.
4.10.4.4 Ống hút thủy tinh, dài 40 cm, đường kính trong 5 mm, một đầu nhọn có đường kính trong từ 2 mm đến 3 mm có 1 đầu được nối với nguồn hút chân không.
4.10.4.5 Dụng cụ chiết (chỉ sử dụng khi tiến hành phương pháp trọng lượng hoặc chiết dung môi).
4.10.4.6 Máy ly tâm, có tốc độ 3000 r/min và ống chứa dung tích 50 ml.
4.10.4.7 Phễu lọc Bucher hoặc phễu lọc xốp, có kích thước lỗ 10 mm đến 16 mm.
4.10.5 Cách tiến hành
Rót 237,5 ml nước cứng (4.10.3.1) vào ống đong (4.10.4.2) đã được đặt cân bằng,chuyển lượng mẫu thử (đủ để pha 250 ml dung dịch huyền phù có nồng độ tương ứng với nồng độ sử dụng) từ 1 cốc cân (4.10.4.3) cách miệng ống đong (4.10.4.2) 1 cm trong thời gian 15 s. Sau đó, đậy nút và đảo ngược ống đong 1 lần (dùng tay đảo ngược ống đong 180° rồi quay lại trong 2s sao cho dung dịch không phụt ra ngoài). Đặt ống đong theo chiều thẳng đứng, tránh rung và nguồn nhiệt trực tiếp trong 5 min ± 10 s. Mở nút và dùng ống hút (4.10.4.4) hút 225 ml dung dịch huyền phù ra khỏi ống đong sao cho đầu nhọn của ống hút (4.10.4.4) luôn nằm trong dung dịch huyền phù 2 milimet, tránh động tới 25 ml thể tích dung dịch đáy.
Thể tích huyền phù còn lại là 25 ml ± 1 ml phải được phân tích bằng một trong những cách sau:
- Phương pháp hóa học là phương pháp dùng để xác định lượng hoạt chất. Trong trường hợp có 2 hoạt chất trở lên thì đây là phương pháp duy nhất được áp dụng.
- Phương pháp trọng lượng là phương pháp tách chất rắn (có thể dùng ly tâm hoặc lọc), sau đó làm khô và cân.
- Phương pháp chiết dung môi là phương pháp dùng tách chất rắn trong trường hợp lượng chất rắn trong dung dịch huyền phù quá ít và cỡ hạt quá nhỏ, phải dùng dung môi phù hợp để chiết, sau đó cho bay hơi để làm khô và cân lượng cặn.
CHÚ THÍCH: Làm đồng thời với 2 lượng cân mẫu thử. Đồng nhất mẫu bằng cách khuấy nhẹ. Trước khi tiến hành phép thử nước cứng, ống đong và mẫu phải được đưa về nhiệt độ phòng.
4.10.6 Tính kết quả
Độ tự động phân tán, Z, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
Trong đó
1,11là hệ số tỷ lệ của thể tích toàn cột chất lỏng (250 ml) với thể tích dung dịch phía trên được hút ra (225ml);
Qlà khối lượng mẫu trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong, tính bằng gam (g);
Clà khối lượng hoạt chất trong toàn ống đong, tính bằng gam (g);
Alà hàm lượng của hoạt chất trong sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm (%);
Blà khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam (g).
4.11 Xác định độ axit, độ kiềm
Thực hiện theo TCVN 2739:1986 .
Thực hiện theo TCVN 4543:1988 .
Thực hiện theo TCVN 2743:1978 .
4.14 Xác định độ chảy, độ bám dính
Thực hiện theoTCVN 10157:2013.
4.15 Xác định độ hao hụt khi làm khô
Thực hiện theo TCVN 10160:2013 .
4.16 Xác định độ bền nhũ tương, độ bền bảo quản ở nhiệt độ thấp
Thực hiện theo TCVN 8382:2010 .
4.17 Xác định độ bụi, độ bền phân tán
Thực hiện theo TCVN 8750:2014 .
4.18 Xác định độ bền pha loãng
Thực hiện theo TCVN 9476:2012 .
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] CIPAC hand book, volumn F, 1995
[2] CIPAC hand book, volumn H, 1998
[3] CIPAC hand book, volumn J, 2000
[4] Manual on development and use of FAO and WHO specifications for pesticides, First Edition 20010
[5] The pesticide Manual, Sixteethi Edition, 2013
[6] Chemiscals Regulation Directorate, Data requirements handbook, version 2.2, June 2012.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.