TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7835-X09:2013
ISO 105-X09:1993
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –PHẦN X09: ĐỘ BỀN MÀU VỚI FORMALDEHYDE
Textiles - Tests for colour fastness - Part X09: Colour fastness to formaldehyde
TCVN 7835-X09:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 105-X09:1993.
TCVN 7835-X09:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –PHẦN X09: ĐỘ BỀN MÀU VỚI FORMALDEHYDE
Textiles - Tests for colour fastness - Part X09: Colour fastness to formaldehyde
1. Phạm vi áp dụng
1.1.Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại và các dạng vật liệu dệt với tác động của formalđehyt dạng hơi, khi vải được bảo quản cùng với các vật liệu đã qua xử lý chống nhàu ở trong kho.
1.2. Phương pháp này không phù hợp để đánh giá sự thay đổi màu có thể xảy ra trong quá trình hoàn tất chống nhàu với các sản phẩm urê-formalđehyt, hoặc trong quá trình xử lý tiếp theo sau nhuộm với dung dịch formalđehyt.
2.Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
TCVN 7835-A01 (ISO 105-A01), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Nguyên tắc chung của phép thử)
3.Nguyên tắc
Mẫu thử vật liệu dệt được phơi nhiễm với formalđehyt dạng hơi trong một bình chứa đóng kín. Sự thay đổi màu của mẫu thử được đánh giá bằng thang xám.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
4.1. Bình hình chuông bằng thủy tinh, có dung tích 6 lít.
4.2. Khung thủy tinh, để treo mẫu thử.
4.3. Đĩa sứ, có dung tích 50 ml.
4.4. Dung dịch formalđehyt (350 g/kg)
4.5. Thang xám để đánh giá sự thay đổi màu phù hợp với TCVN 5466 (ISO 105-A02).
5.1. Nếu vật liệu dệt được thử là vải, sử dụng một mẫu thử có kích thước 40 mm x 100 mm.
5.2. Nếu vật liệu dệt được thử là sợi thì đan sợi thành vải và sử dụng một mẫu thử có kích thước 40 mm x 100 mm, hoặc tạo thành một con sợi dài song song 100 mm và đường kính khoảng 5 mm, buộc chặt gần ở hai đầu con sợi.
5.3. Nếu vật liệu dệt được thử là xơ rời, chải thẳng và ép đủ để tạo thành một mền có kích thước 40 mm x 100 mm và khâu mền này ở trên với một miếng vải thử kèm bằng bông để đỡ các xơ.
6.1. Cố định mẫu thử vào khung (4.2) sao cho mẫu thử treo tự do phía trên đĩa sứ (4.3) nhưng sau đó không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch formalđehyt (4.4).
6.2.Cho 15 ml dung dịch formalđehyt (4.4) vào đĩa sứ.
6.3. Đặt bình hình chuông bằng thủy tinh (4.1) chụp lên khung thủy tinh, mẫu thử và đĩa sứ.
6.4. Để mẫu thử vào trong môi trường bão hòa formalđehyt tại 20 °C ± 2 °C trong 24 h. Đối với các nước nhiệt đới, có thể sử dụng nhiệt độ 27 °C ± 2 °C.
6.5. Lấy mẫu thử ra và treo trong không khí sạch 24 h ở trong phòng có ánh sáng gián tiếp và có sự thay đổi nhỏ về độ ẩm tương đối.
6.6. Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử bằng thang xám (4.5).
7.Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu đã thử;
c) Số của cấp màu đối với sự thay đổi màu của mẫu thử.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.