Test conditions for numerically controlled turning machines and turning centres - Part 5: Accuracy of feeds, speeds and interpolations
Lời nói đầu
TCVN 7681-5:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 13041-5:2006.
TCVN 7681-5:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7681 (ISO 13041) Điều kiện kiểm máy tiện điều khiển số và trung tâm tiện bao gồm các phần sau:
- TCVN 7681-1:2013 (ISO 13041-1:2004) Phần 1: Kiểm hình học cho các máy có một trục chính mang phôi nằm ngang;
- TCVN 7681-2:2013 (ISO 13041-2:2008) Phần 2: Kiểm hình học cho các máy có một trục chính mang phôi thẳng đứng;
- TCVN 7681-3:2013 (ISO 13041-3:2009) Phần 3: Kiểm hình học cho các máy có trục chính mang phôi thẳng đứng đảo nghịch;
- TCVN 7681-4:2007 (ISO 13041-4:2004) Phần 4: Độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục tịnh tiến và quay;
- TCVN 7681-5:2013 (ISO 13041-5:2006) Phần 5: Độ chính xác của lượng chạy dao, tốc độ quay và phép nội suy;
- TCVN 7681-6:2013 (ISO 13041-6:2009) Phần 6: Độ chính xác của mẫu kiểm được gia công lần cuối;
- TCVN 7681-7:2007 (ISO 13041-7:2004) Phần 7: Đánh giá đặc tính tạo công tua trong các mặt phẳng tọa độ;
- TCVN 7681-8:2007 (ISO 13041-8:2004) Phần 8: Đánh giá các biến dạng nhiệt.
Lời giới thiệu
Máy tiện điều khiển số là máy công cụ trong đó chuyển động chính là chuyển động quay của chi tiết gia công còn dụng cụ cắt đứng yên và năng lượng cắt được cung cấp cho chi tiết gia công và không cho dụng cụ cắt. Máy này được điều khiển bằng chương trình điều khiển số (NC) cung cấp chức năng tự động theo 3.3 của TCVN 7681-1:2013 (ISO 13041-1:2004), và có thể là kiểu một trục chính hoặc nhiều trục chính.
Trung tâm tiện là một máy tiện điều khiển số với dụng cụ được dẫn động công suất và có khả năng định hướng trục chính mang phôi xung quanh trục của nó.
Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp thông tin rộng và toàn diện đến mức có thể đối với các phép kiểm hình học, định vị, tạo công tua, biến dạng nhiệt và gia công, các phép kiểm này có thể được thực hiện để so sánh, nghiệm thu, bảo dưỡng hoặc bất kỳ mục đích nào khác.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7681 (ISO 13041) quy định, có viện dẫn các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn TCVN 7011 (ISO 230), các phép kiểm cho các trung tâm tiện và các máy tiện điều khiển số có hoặc không có các ụ sau được bố trí riêng biệt hoặc được tích hợp trong các hệ thống sản xuất linh hoạt. Bộ tiêu chuẩn TCVN 7681 (ISO 13041) cũng thiết lập các dung sai hoặc các giá trị chấp nhận được lớn nhất đối với các kết quả kiểm tương ứng cho các trung tâm tiện và các máy tiện điều khiển số thông dụng và độ chính xác thường.
ĐIỀU KIỆN KIỂM MÁY TIỆN ĐIỀU KHIỂN SỐ VÀ TRUNG TÂM TIỆN - PHẦN 5: ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA LƯỢNG CHẠY DAO, TỐC ĐỘ QUAY VÀ PHÉP NỘI SUY
Test conditions for numerically controlled turning machines and turning centres - Part 5: Accuracy of feeds, speeds and interpolations
Tiêu chuẩn này quy định các phép kiểm động học cho các máy tiện điều khiển số (NC) và các trung tâm tiện liên quan đến tốc độ quay của trục chính, lượng chạy dao của các trục tịnh tiến NC riêng rẽ và độ chính xác của các quỹ đạo được mô tả bằng chuyển động đồng thời của hai hoặc nhiều hơn trục tịnh tiến và/hoặc trục quay NC, có viện dẫn TCVN 7011-1 (ISO 230-1).
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 1: Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh.
TCVN 7011-4:2013 (ISO 230-4:2005) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 4: Kiểm độ tròn cho máy công cụ điều khiển số.
3.1. Đơn vị đo
Trong tiêu chuẩn này, tất cả các kích thước thẳng, các sai lệch và các dung sai tương ứng được tính bằng milimét; các kích thước góc được tính bằng độ, các sai lệch góc và các dung sai tương ứng được thể hiện bằng các tỉ số, nhưng trong một số trường hợp, để cho rõ ràng dễ hiểu có thể sử dụng đơn vị micrôradian hoặc giây. Cần lưu ý sự tương đương của các biểu diễn sau:
0,010/1000 = 10 x 10-6 = 10 mrad » 2”.
3.2. Viện dẫn TCVN 7011-1 (ISO 230-1)
Để áp dụng tiêu chuẩn này, cần viện dẫn TCVN 7011-1 (ISO 230-1), đặc biệt đối với việc lắp đặt máy trước khi kiểm, việc làm nóng trục chính và các bộ phận chuyển động khác, sự mô tả các phương pháp đo và độ chính xác khuyến nghị của thiết bị kiểm.
3.3. Trình tự kiểm
Trình tự các phép kiểm động học được thể hiện trong tiêu chuẩn này không quy định cho kiểm thực tế. Để thực hiện việc lắp đặt các dụng cụ đo hoặc đồng hồ đo dễ dàng, có thể thực hiện các phép kiểm theo thứ tự bất kỳ.
3.4. Thực hiện các phép kiểm
Khi kiểm máy, không phải lúc nào cũng cần thiết hoặc có thể thực hiện tất cả các phép kiểm được mô tả trong tiêu chuẩn này. Khi kiểm nghiệm thu, người sử dụng lựa chọn các phép kiểm có liên quan đến các bộ phận và/hoặc các đặc tính của máy mà họ quan tâm theo thỏa thuận với nhà chế tạo/nhà cung cấp. Các phép kiểm này phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng mua máy. Viện dẫn tiêu chuẩn này cho kiểm nghiệm thu mà không quy định các phép kiểm được tiến hành và không có sự thỏa thuận về chi phí liên quan, không thể được xem là ràng buộc đối với bất kỳ bên nào tham gia hợp đồng.
3.5. Dụng cụ đo
Dụng cụ đo được chỉ dẫn trong các phép kiểm được mô tả trong Điều 4 chỉ là các ví dụ. Có thể sử dụng dụng cụ đo khác có cùng đại lượng và ít nhất có cùng độ không đảm bảo đo và cùng độ phân giải.
Do yêu cầu của việc biểu diễn dạng đồ thị các kết quả (ví dụ sự nhận ra các đỉnh tại các điểm đảo chiều hoặc khả năng lặp lại của các quỹ đạo tròn) trong các phép kiểm K3 đến K6, các dụng cụ đo phải có độ phân giải 0,001 mm hoặc chính xác hơn.
3.6. Sơ đồ
Để đơn giản, các hình vẽ trong tiêu chuẩn này chỉ minh họa một số kiểu máy.
4.1. Tốc độ quay (K1) và lượng chạy dao (K2)
Mục đích của các phép kiểm này là để kiểm tra độ chính xác tổng của tất cả các mạch điện, điện tử và xích động học trong hệ thống điều khiển giữa các giá trị điều khiển được cho bởi bộ điều khiển.
4.2. Phép nội suy tuyến tính (K3)
Mục đích của phép kiểm này là để kiểm tra thuộc tính tác động lẫn nhau của hai trục tịnh tiến khi chúng chuyển động tại cùng một lượng chạy dao (góc 45°) và để kiểm tra thuộc tính của từng trục đó tại lượng chạy dao rất thấp (các góc nhỏ), với chuyển động giật cục có thể xảy ra.
4.3. Phép nội suy tròn (K4)
Mục đích của phép kiểm này là để kiểm tra thuộc tính tác động lẫn nhau của hai trục tịnh tiến (thường là trục X và Z) tại các lượng chạy dao biến thiên, bao gồm các điểm trong đó lượng chạy dao của một trục chậm dần tới giá trị 0 và chiều chuyển động đảo ngược lại.
4.4. Phép nội suy hướng kính (K5)
Phép kiểm này là một lựa chọn thay cho phép kiểm K4, trong các trường hợp mà máy được kiểm không có độ quét đo 360° hoặc nếu phép kiểm K4 không liên quan. Mục đích của phép kiểm này là để kiểm tra thuộc tính tác động lẫn nhau của hai trục tịnh tiến (thường là trục X và Z) tại các lượng chạy dao biến thiên, bao gồm các điểm trong đó lượng chạy dao của một trục chậm dần tới giá trị 0 và chiều chuyển động đảo ngược lại.
4.5. Phép nội suy giữa các trục X, Y và C (K6)
Mục đích của phép kiểm này là để kiểm tra phép nội suy giữa các trục X, Y và C của một trung tâm tiện đối với các chuyển động tạo công tua cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ.
Đối tượng | K1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kiểm sai lệch của tốc độ trục chính tại 50 % và 100 % tốc độ quay lớn nhất mỗi dải tốc độ, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sơ đồ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dung sai ± 5 % | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sai lệch đo được
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dụng cụ đo Bộ đếm số vòng quay, đèn chớp hoặc các dụng cụ đo khác | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xem và viện dẫn TCVN 7011-1 (ISO 230-1) Nếu tốc độ quay tức thời được đọc, phải thực hiện lấy năm giá trị đọc và tính giá trị trung bình. Các giá trị đọc phải được lấy ở tốc độ quay không đổi, tránh sự tăng tốc/giảm tốc ở thời điểm khởi động và dừng. Sự điều khiển khống chế phải được chỉnh đặt tại 100 %. Sai lệch tốc độ quay trục chính phải được tính bằng công thức sau: % sai lệch = 100 x (tốc độ quay thực - tốc độ quay được lập trình)/tốc độ quay được lập trình CHÚ THÍCH: Phép kiểm này thích hợp áp dụng cho tất cả các trục chính chính và tất cả các trục chính dụng cụ. |