DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - PHỄU LỌC
Laboratory glassware - Filter funnels
Lời nói đầu
TCVN 7156:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 4798:1997.
TCVN 7156:2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - PHỄU LỌC
Laboratory glassware - Filter funnels
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và kích thước cho phễu lọc bằng thủy tinh phù hợp với các mục đích của phòng thí nghiệm, lắp lẫn được với các dụng cụ thông thường khác bằng thủy tinh như bình để đun và bình đo dung tích.
CHÚ THÍCH Phụ lục A liệt kê các tiêu chuẩn ISO về các dụng cụ bằng thủy tinh sử dụng thông thường trong phòng thí nghiệm.
ISO 719:1985, Glass - Hydrolytic resistance of glas grains at 98oC - Method of test and classification (Thủy tinh - Độ bền nước của thủy tinh đo ở dạng hạt ở nhiệt độ 98oC - Phương pháp thử và phân loại);
ISO 3585:1991, Borosilicate glass 3.3 - Properties (Thủy tinh borosilicat 3.3 - Tính chất).
Có hai kiểu của phễu lọc được quy định với các cỡ sau đây (theo milimét):
3.1. Phễu lọc đơn giản có đường kính bầu:
35 - 55 -75 - 100 - 125 - 150 - 200
3.2. Phễu lọc dùng để phân tích có đường kính bầu:
55 - 75 - 100.
4.1. Nếu thử theo cách tiến hành và phân loại trong ISO 719:1985, thì thủy tinh phải phù hợp với loại HGB3 hoặc tốt hơn.
Thủy tinh không được có các khuyết tật nhìn thấy và không có ứng suất nội làm ảnh hưởng đến tính năng của phễu lọc.
4.2. Tùy theo sự lựa chọn của các nhà sản xuất, phễu lọc có thể được sản xuất bằng thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585:1991.
5.1. Kiểu dáng chung
Phễu lọc gồm có một bầu, có hình dạng nón tròn, và một cuống phễu đồng trục với bầu.
5.2. Bầu phễu
5.2.1. Thành bầu phải mở rộng ra khỏi trục để tạo thành một góc 60o0-3.
5.2.2. Đối với phễu đơn giản, bầu có thể được mài phẳng hoặc miệng có viền mép.
5.2.3. Đối với phễu để phân tích, bình thường bầu có thể có bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân dọc nổi ở phía ngoài. Nếu có gân dọc nổi ở phía trong hoặc phía ngoài của bầu, ít nhất phải có ba đường gân dọc nổi được phân bố với khoảng cách bằng nhau xung quanh bầu.
5.3. Miệng phễu
Miệng của bầu phễu phải được đánh bóng bằng lửa, gấp mép hoặc được mài để có bề mặt phẳng ở phía ngoài hơi vát. Loại có miệng gấp mép không được nhô ra ở phía trong gây cản trở cho việc đặt giấy lọc.
5.4. Cuống phễu
5.4.1. Đối với phễu lọc bình thường, cuống phễu gồm một đoạn ống riêng biệt được nối tinh xảo và chắc chắn với bầu phễu, hoặc có thể kéo dài xuống từ bầu phễu. Cuống phễu có thể hơi có hình thon từ trên xuống dưới.
5.4.2. Đối với phễu dùng cho phân tích, cuống phễu gồm một đoạn ống riêng biệt được nối tinh xảo và chắc chắn với bầu phễu.
5.4.3. Điểm cuối của cuống phễu được mài vát ít nhất 30 o so với trục, và cạnh ngoài của phần được mài hơi vát hoặc được đánh bóng bằng lửa.
Kích thước của phễu lọc được nêu trong Bảng 1 và Bảng 2.
Hình 1 - Phác họa chung cho phễu lọc bằng thủy tinh
(kiểu đơn giản hoặc dùng cho phân tích)
Bảng 1 - Các kích thước cho phễu lọc đơn giản
Kích thước tính theo milimét
Bầu phễu | Cuống phễu | |||
Đường kính trong | Độ dày của thành
| Danh nghĩa | Độ dày của thành min. | |
Đường kính ngoài | Độ dài | |||
35 ± 5 | 1 | 6 | 35 | 0,8 |
55 ± 5 | 1 | 8 | 55 | 1,3 |
75 ± 5 | 1 | 8 | 75 | 1,3 |
100 ± 5 | 1,2 | 10 | 100 | 1,3 |
125 ± 5 | 1,2 | 16 | 125 | 1,3 |
150 ± 10 | 1,2 | 16 | 150 | 1,6 |
200 ± 10 | 1,5 | 24 | 150 | 1,6 |
Bảng 2 - Các kích thước cho phễu lọc dùng để phân tích
Kích thước tính theo milimét
Bầu phễu | Cuống phễu | |||
Đường kính trong ± 5 | Đường kính | Độ dày của thành min. | Độ dài ± 5 | |
| ngoài max. | trong min. |
|
|
55 | 9,4 | 2,5 | 1,5 | 150 |
75 | ||||
100 |
7. Ghi nhãn
Các thông tin sau đây phải được ghi khắc trên mỗi phễu lọc:
- tên hoặc thương hiệu của nhà sản xuất và/hoặc người bán;
- loại thủy tinh, nếu không có cách khác để nhận biết.
Các thông tin sau đây tùy ý:
- đường kính trong của bầu phễu không có dung sai;
- số hiệu của tiêu chuẩn này.
Phụ lục A
(tham khảo)
[1] ISO 383:1976, Laboratory glassware - Interchangeable conical ground joints.
[2] ISO 384:1978, Laboratory glassware - Principles of design and construction of volumetric.
[3] ISO 641:1975, Laboratory glassware - Interchangeable spherical ground joints.
[4] ISO 1773:1997, Laboratory glassware - Narrow- necked boiling flasks.
[5] TCVN 7154: 2002 (ISO 3819:1985), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Cốc thí nghiệm (Laboratory glassware - Beakers).
[6] ISO 4142:1997, Laboratory glassware - Test tubes and culture tubes.
[7] ISO 4785:1997, Laboratory glassware - Genaral- purpose glass stopcocks.
[8] ISO 4796:1977, Laboratory glassware - Bottles.
[9] ISO 4797:1981, Laboratory glassware - Flasks with conical ground joints.
[10] TCVN 7157: 2002 (ISO 4799:1978), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bộ ngưng tụ (Laboratory glassware - Condensers).
[11] TCVN 7158:2002 (ISO 4800: 1977), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Phễu lọc và phễu nhỏ giọt (Laboratory glassware - Separating funnels and dropping funnels).
[12] ISO 6556:1981, Laboratory glassware - Filter flasks.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.