TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6314:2013
ISO 2004:2010
LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN CÔ ĐẶC – CÁC LOẠI LY TÂM HOẶC KEM HÓA ĐƯỢC BẢO QUẢN BẰNG AMONIAC – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Natural rubber latex concentrate – Centrifuged or creamed, ammonia – preserved types – Specifications
Lời nói đầu
TCVN 6314:2013 thay thế TCVN 6314:2007 .
TCVN 6314:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 2004:2010.
TCVN 6314:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN CÔ ĐẶC – CÁC LOẠI LY TÂM HOẶC KEM HÓA ĐƯỢC BẢO QUẢN BẰNG AMONIAC – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Natural rubber latex concentrate – Centrifuged or creamed, ammonia – preserved types – Specifications
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu kỹ thuật đối với các loại latex cao su thiên nhiên cô đặc được bảo quản toàn phần hay từng phần bằng amoniac và được chế biến bằng phương pháp ly tâm hay kem hóa.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4856 (ISO 127), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định trị số KOH.
TCVN 4857 (ISO 125), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định độ kiềm.
TCVN 4858 (ISO 126), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định hàm lượng cao su khô.
TCVN 5598 (ISO 123), Latex cao su – Lấy mẫu.
TCVN 6315 (ISO 124), Latex, cao su – Xác định tổng hàm lượng chất rắn.
TCVN 6316 (ISO 35), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định độ ổn định cơ học.
TCVN 6317 (ISO 706), Latex cao su – Xác định hàm lượng chất đông kết (chất còn lại trên rây).
TCVN 6318 (ISO 8053), Cao su và latex – Xác định hàm lượng đồng – Phương pháp quang phổ.
TCVN 6319 (ISO 7780), Cao su và các loại latex cao su – Xác định hàm lượng mangan – Phương pháp phổ quang sử dụng natri periodat.
TCVN 6320 (ISO 2005), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định hàm lượng cặn.
TCVN 6321 (ISO 506), Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định trị số axit béo bay hơi.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Latex cao su thiên nhiên cô đặc (natural rubber latex concentrate)
Latex cao su thiên nhiên có chứa amoniac và/hoặc các chất bảo quản khác và được chế biến bằng phương pháp cô đặc.
3.2. Latex cao su thiên nhiên cô đặc loại HA (type HA natural rubber latex concentrate)
Latex ly tâm sau khi cô đặc chỉ được bảo quản bằng amoniac với độ kiềm không nhỏ hơn 0,60% tính theo khối lượng latex.
3.3. Latex cao su thiên nhiên cô đặc loại LA (Type LA natural rubber latex concentrate)
Latex ly tâm sau khi cô đặc được bảo quản bằng amoniac cùng với các chất bảo quản khác, với độ kiềm không lớn hơn 0,29% tính theo khối lượng latex.
3.4. Latex cao su thiên nhiên cô đặc loại XA (Type XA natural rubber latex concentrate)
Latex ly tâm sau khi cô đặc được bảo quản bằng amoniac cùng với các chất bảo quản khác, với độ kiềm từ 0,30% đến 0,59% tính theo khối lượng latex.
3.5. Latex cao su thiên nhiên cô đặc loại kem hóa HA (Creamed type A natural rubber latex concentrate)
Latex kem hóa sau khi cô đặc chỉ được bảo quản bằng amoniac với độ kiềm không nhỏ hơn 0,55% tính theo khối lượng latex.
3.6. Latex cao su thiên nhiên cô đặc loại kem hóa LA (Creamed type LA natural rubber latex concentrate)
Latex kem hóa sau khi cô đặc được bảo quản bằng amoniac cùng với một hoặc nhiều chất bảo quản khác, với độ kiềm không lớn hơn 0,35% tính theo khối lượng latex.
4. Yêu cầu kỹ thuật
Latex cô đặc phải phù hợp với tất cả các yêu cầu trong Bảng 1.
Nếu bổ sung các chất bảo quản khác ngoài amoniac vào latex cô đặc thì tính chất hóa học và lượng dùng chất bảo quản đó phải được công bố. Latex cô đặc phải không được chứa các chất kiềm dùng để cố định được thêm vào ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất.
Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật
Tên chỉ tiêu | Loại HA | Loại LA | Loại XAc | Loại HA kem hóa | Loại LA kem hóa | Phương pháp thử |
Tổng hàm lượng chất rắn, % (khối lượng), không nhỏ hơn | 61,0 hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên | 65,0 | 65,0 | TCVN 6315 (ISO 124) | ||
Hàm lượng cao su khô, % (khối lượng), không nhỏ hơn | 60 | 60 | 60 | 64,0 | 64,0 | TCVN 4858 (ISO 126) |
Chất rắn không phải cao su, % (khối lượng), không lớn hơn a | 1,7 | 1,7 | 1,7 | 1,7 | 1,7 | - |
Kiềm (quy đổi ra NH3), tính theo khối lượng latex cô đặc, % (khối lượng) | Không nhỏ hơn 0,60 | Không lớn hơn 0,29 | Từ 0,30 đến 0,59 | Không nhỏ hơn 0,55 | Không lớn hơn 0,35 | TCVN 4857 (ISO 125) |
Độ ổn định cơ học, min, không nhỏ hơnb | 650 | 650 | 650 | 650 | 650 | TCVN 6316 (ISO 35) |
Hàm lượng chất đông kết, % (khối lượng), không lớn hơn | 0,03 | 0,03 | 0,03 | 0,03 | 0,03 | TCVN 6317 (ISO 706) |
Hàm lượng đồng, mg/kg tổng chất rắn, không lớn hơn | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | TCVN 6318 (ISO 8053) |
Hàm lượng mangan, mg/kg tổng chất rắn, không lớn hơn | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | TCVN 6319 (ISO 7780) |
Hàm lượng cặn, % (khối lượng), không lớn hơn | 0,10 | 0,10 | 0,10 | 0,10 | 0,10 | TCVN 6320 (ISO 2005) |
Trị số axit béo bay hơi (VFA), không lớn hơn | 0,06 hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên | TCVN 6321 (ISO 506) | ||||
Trị số KOH, không lớn hơn | 0,70 hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên | TCVN 4856 (ISO 127) | ||||
a Hiệu số giữa tổng hàm lượng chất rắn và hàm lượng cao su khô. b Thời gian ổn định cơ học thông thường ổn định trong vòng 21 ngày. c XA tương đương với latex amoniac trung bình (MA). |
5. Lấy mẫu
Latex cô đặc phải được lấy mẫu theo một trong các phương pháp quy định trong TCVN 5598 (ISO 123).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.