TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1809 : 1976
TÀI LIỆU THIẾT KẾ – QUY TẮC TRÌNH BÀY BẢN VẼ CHẾ TẠO THANH RĂNG
Unified system for design documentation – Rules of making working drawings of sprocket nacks
Lời nói đầu
TCVN 1809 : 1976 do Bộ môn chi tiết máy Trường đại học bách khoa - Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp biên soạn, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trình duyệt, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TÀI LIỆU THIẾT KẾ − QUY TẮC TRÌNH BÀY BẢN VẼ CHẾ TẠO THANH RĂNG
Unified system for design documentation – Rules of making working drawings of sprocket nacks
1. Tiêu chuẩn này quy định quy tắc trình bày các yếu tố ăn khớp trên bản vẽ chế tạo thanh răng bằng kim loại có gia công cơ khí và ăn khớp với bánh răng than khai.
2. Bản vẽ chế tạo thanh răng phải phù hợp với những yêu cầu ghi trong các tiêu chuẩn “Tài liệu thiết kế ” và ở tiêu chuẩn này.
3. Trên bản vẽ chế tạo thanh răng cần ghi những kích thước xác định hình dáng sản phẩm, dung sai các kích thước này và độ nhẵn bề mặt. Các số liệu xác định hình dáng và độ chính xác của thanh răng không biểu diễn trên hình vẽ thì được ghi vào một bảng các thông số. Ngoài ra trên bản vẽ còn ghi điều kiện kỹ thuật và các yêu cầu khác.
4. Trên hình vẽ của bản vẽ chế tạo thanh răng cần ghi những những số liệu sau đây (Hình 1)
a) Chiều rộng b của phần cắt của thanh răng.
b) Chiều cao h của thanh răng.
c) Chiều dài phần cắt ren l của thanh răng.
d) Hướng nghiêng của thanh răng nghiêng và trị số góc nghiêng β (xem Hình 2).
e) Kích thước cạnh vát f hoặc bán kính góc lượn hình thành giữa mặt đỉnh và mặt mút của răng.
g) Độ nhẵn bề mặt cạnh răng và bề mặt đỉnh, trường hợp cần thiết ghi độ nhẵn bề mặt đáy răng (bao gồm cả đường cong chuyển tiếp).
5.Các số liệu ghi ở bảng các thông số.
5.1. Ở góc bên phải, phía trên bản vẽ chế tạo lập một bảng các thông số gồm ba phần: các số liệu cơ bản (để chế tạo ), các số liệu kiểm tra, và các số liệu tham khảo. kích thước các dòng và các cột cũng như kích thước xác định vị trí của bảng trình bày trên Hình 1.
5.2. Ít nhất bảng các thông số bao gồm các số liệu sau đây (xem Hình 1).
a) Môđun m theo TCVN 1064 : 1971 (đối với thanh răng nghiêng ghi môđun pháp mn)
b) Số răng Zt
c) Prôfin gốc theo tiêu chuẩn Nhà nước hoặc nếu dùng prôfin gốc không tiêu chuẩn thì phải vẽ hình và ghi kích thước cần thiết.
d) Cấp chính xác theo tiêu chuẩn Nhà nước về dung sai của thanh răng.
e) Chiều dày răng S (đối với thanh răng nghiêng - chiều dày răng trong mặt phẳng cắt pháp Sn) và chiều cao đo hd, hoặc một đại lượng khác tuỳ theo phương pháp được dùng để kiểm tra chiều dày răng.
5.3 Ngoài những số liệu để kiểm tra chiều dày răng, trong trường hợp cần thiết ở phần thứ hai của bảng còn phải ghi những chỉ tiêu về độ chính xác lần lượt như sau (xem Hình vẽ 2):
a) Chỉ tiêu về mức chính xác động học
b) Chỉ tiêu về mức làm việc êm
c) Chỉ tiêu về mức tiếp xúc.
Chọn bộ chỉ tiêu nào trong các tiêu chuẩn tương ứng về dung sai của truyền động thanh răng là tuỳ thuộc và điều kiện chế tạo và kiểm tra.
5.4. Với các thanh răng từ cấp chính xác 7 ít chính xác hơn, trong sản xuất đơn chiếc cũng như khi không có các số liệu về điều kiện chế tạo và kiểm tra thì cho phép không ghi phần thứ hai của bangr các thông số. Trong trường hợp này ở phần “Các yêu cầu kỹ thuật” cần ghi chú để nhà máy chế tạo lựa chọn các số liệu kiểm tra như sau: “Các số liệu kiểm tra theo chỉ tiêu về độ chính xác – theo TCVN 2259 : 1977 ”
5.5. Ở phần thứ ba của bảng các thông số có thê ghi:
a) Chiều dày răng S (hoặc Sn) và chiều cao đo hd trong trường hợp không ghi số liệu kiểm tra về độ chính xác;
b) Bước P (đối với thanh răng nghiêng trong mặt cắt ngang P1 )
c) Ký hiệu bản vẽ của bánh răng đối tiếp và một số số liệu khác.
6. Các số liệu không ghi trực tiếp trên hình vẽ hoặc trong bảng các thông số, khi cần thiết được viết thành câu diễn tả những yêu cầu về nhiệt luyện, đặc điểm, quy định thử và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác. Phần này ghi ở dưới bảng các thông số.
Hình 1
Mô đun pháp | mn |
|
Số răng | Zt |
|
Prôfin gốc |
| TCVN 1065 : 1971 |
Cấp chính xác theo TCVN 2259 : 1977 |
|
|
Chiều dày răng trong mặt cắt pháp | Sn |
|
Chiều cao đo | hđ |
|
Dung sai của sai số tích luỹ của bước | Fp |
|
Sai lệch giới hạn của bước cơ sở | fpb |
|
Dung sai của prôfin răng | ff |
|
Dung sai về hướng răng | FB |
|
Bước ngang | Pt |
|
Ký hiệu bản vẽ của bánh răng đối tiếp |
|
|
Hình 2
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.