TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11771:2016
IEC 378:1980
THIẾT BỊTHỂ DỤC-XÀKÉP
Gymnastic equipment - Parallel bars
Lời nói đầu
TCVN 11771:2016 hoàn toàn tương đương ISO 378:1980.
TCVN 11771:2016 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊTHỂ DỤC-XÀKÉP
Gymnastic equipment - Parallel bars
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng và an toàn cho xà kép để sử dụng trong thi đấu và tập luyện, nhằm cho phép đánh giá thành tích một cách chính xác.
2 Kích thước
Các kích thước của xà kép nên theo chỉ dẫn trong Hình 1. Các kích thước khác sẽ do nhà sản xuất quy định.
Hình dạng xà kép không nhất thiết phải giống như mô tả ở Hình 1.
3 Vật liệu
Xà phải được làm bằng gỗ, có nhiều lớp (hoặc ít nhất là có bề mặt bằng gỗ) có lõi chịu lực (để tránh bị gãy hoàn toàn) hoặc vật liệu khác có khả năng hút ẩm với các đặc tính chức năng tương tự như gỗ (độ bền va đập, độ thấm mồ hôi, magie oxit trung tính).
Khung chân đế, cột xà và trụ đỡ xà phải được làm bằng thép hoặc gang tùy theo nhà sản xuất.
Vật liệu không trơn trượt (cao su hoặc vật liệu tương tự) không được in dấu xuống mặt sàn (màu hoặc vết xước).
4 Cấu tạo
Không được xử lý bề mặt thanh xà, phần còn lại phải được bảo vệ chống ăn mòn.
Để tránh mọi khả năng tiếp xúc với thanh giằng (ngang) nối giữa hai chân đế khi thực hiện các động tác đánh lăng theo chiều dọc hay trong trường hợp bị rơi khỏi thanh xà, cần đặt một miếng lót giữa sàn và mép trên các thanh giằng, ví dụ có thể sử dụng ván lót hoặc tấm kim loại hoặc một tấm thảm để chèn. Ván lót hoặc thảm phải được chèn kín khít.
Kích thước tính bằng milimét
a) Hình chiếu cạnh | b) Hình chiếu đứng |
c) Mặt cắt A-A | d) Mô hình khoảng cách giữa 2 thanh xà |
e) Bệ đỡ xà | f) Hình dạng của thanh xà |
Hình 1 - Kích thước của xà kép
5 Thiết kế
5.1 Yêu cầu chung
Không được phép có các cạnh, góc sắc và bề mặt thô ráp có thể gây thương tích. Các chốt nối phải chắc chắn và không xoay chuyển. Các đầu vít và chốt nối không được nhô ra, để tránh mọi khả năng chấn thương do tiếp xúc với chúng.
5.2 Cách cố định thanh xà
Tiết diện của thanh xà phải không đổi trên toàn bộ chiều dài xà và không được thu nhỏ ở vị trí chúng được lắp vào trụ đỡ.
5.3 Độ võng của thanh xà
Khi thanh xà được điều chỉnh đến độ cao 1 750 mm, được đặt tải với lực thử F = 1 350 N tại tâm của từng thanh xà, độ võng của thanh xà phải là f = (60 ± 6) mm. Sau khi xả tải, thanh xà phải trở lại vị trí ban đầu của nó.
Ví dụ về phương pháp thử nghiệm được mô tả trên Hình 2.
Hình 2 - Ví dụ về thử nghiệm độ võng của thanh xà
5.4 Điều chỉnh thanh xà
Độ cao của thanh xà phải điều chỉnh được dễ dàng và an toàn bằng các nấc khóa cách nhau 50 mm.
Trong thi đấu, độ cao được quy định là 1 750 mm. Có thể tăng độ cao này đến 1 800 mm.
Nếu cơ cấu khóa đã khóa lại thì không thể điều chỉnh được thanh xà theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Cơ cấu khóa phải là cơ cấu khóa kép và được thiết kế sao cho hiệu quả không bị suy giảm trong quá trình sử dụng.
5.5 Độ ổn định
Khi đặt ở độ cao 1 750 mm, không cố định vào sàn, xà kép phải chịu được lực thử theo phương ngang F = 900 N mà không bị nâng lên. Lực thử phải được tác dụng bằng cách sử dụng hai dây cáp, mỗi dây dài (2 300 ± 15) mm, gắn vào các điểm nối giữa trụ đỡ và thanh xà.
Nếu xà kép không đạt thử nghiệm này thì phải có biện pháp cố định xà kép với sàn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Kích thước
3 Vật liệu
4 Cấu tạo
5 Thiết kế
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Cách cố định thanh xà
5.3 Độ võng của thanh xà
5.4 Điều chỉnh thanh xà
5.5Độ ổn định
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.