THẺ ĐỊNH DANH - THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC - THẺ CẢM ỨNG - PHẦN 3: KHỞI TẠO VÀ CHỐNG VA CHẠM
Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Proximity cards - Part 3: Initialization and anticollision
Lời nói đầu
TCVN 11689-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 14443-3:2016.
TCVN 11689-3:2016 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1/SC 17 “Thẻ nhận dạng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, bộ tiêu chuẩn TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) về Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng gồm các tiêu chuẩn:
- TCVN 11689-1:2016 (ISO/IEC 14443-1:2016), Phần 1: Đặc tính vật lý;
- TCVN 11689-2:2016 (ISO/IEC 14443-2:2016), Phần 2: Giao diện tín hiệu và công suất tần số radio;
- TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3:2016), Phần 3: Khởi tạo và chống va chạm;
- TCVN 11689-4:2016 (ISO/IEC 14443-4:2016), Phần 4: Giao thức truyền dẫn.
THẺ ĐỊNH DANH - THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC - THẺ CẢM ỨNG - PHẦN 3: KHỞI TẠO VÀ CHỐNG VA CHẠM
Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Proximity cards - Part 3: Initialization and anticollision
Tiêu chuẩn này mô tả:
- Kiểm tra vòng các thẻ hoặc các đối tượng cảm ứng (PICC) đi vào trường của một thiết bị nối kết cảm ứng (PCD);
- Định dạng byte, các khung và định xung nhịp thời gian được sử dụng trong pha khởi đầu của trao đổi thông tin giữa các PCD và PICC;
- Lệnh Request khởi đầu và Answer cho nội dung lệnh Request;
- Các phương pháp phát hiện và trao đổi thông tin với một PICC giữa một vài PICC (chống va chạm);
- Các tham số khác được yêu cầu để khởi đầu trao đổi thông tin giữa một PICC và PCD;
- Các phương tiện tùy chọn để tạo thuận lợi và tăng tốc việc lựa chọn một PICC giữa một vài PICC dựa trên các tiêu chí ứng dụng.
- Khả năng tùy chọn để cho phép một thiết bị luân phiên giữa các chức năng của một PICC và một PCD để trao đổi thông tin với một PCD hoặc một PICC tương ứng. Một thiết bị thực hiện khả năng này được gọi là một PXD.
Giao thức và các lệnh được sử dụng bởi các tầng cao hơn và các ứng dụng được dùng sau pha khởiđầu được mô tả trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với các PICC Kiểu A và Kiểu B (như mô tả trong TCVN 11689-2(ISO/IEC 14443-2)) và các PCD (như mô tả trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)) và đối với cácPXD.
CHÚ THÍCH 1 Phần định xung nhịp thời gian của trao đổi thông tin dữ liệu được xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
CHÚ THÍCH 2 Các phương pháp thử nghiệm cho tiêu chuẩn này được xác định trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi (nếu có).
TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp - Phần 4: Tổ chức, an ninh và các lệnh trao đổi;
TCVN 11167-6 (ISO/IEC 7816-6), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp - Phần 6: Phần tử dữ liệu nội bộ công nghiệp cho trao đổi;
TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng - Phần 2: Giao diện tín hiệu và công suất tần số radio;
TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng - Phần 4: Giao thức truyền dẫn;
ISO/IEC 13239, Information technology - Telecommunications and information exchange between systems - High-level data link control (HDLC) procedures (Công nghệ thông tin - Viễn thông và trao đổi thông tin giữa các hệ thống - Các thủ tục điều khiển liên kết cấp cao (HDLC));
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2) và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Vòng lặp chống va chạm (anticollision loop)
Thuật toán sử dụng để chuẩn bị cho đối thoại giữa PCD và một hoặc nhiều PICC ngoài tổng số các PICC đáp ứng một lệnh yêu cầu.
3.2
byte (byte)
byte gồm 8 bit dữ liệu ký hiệu từ b8 đến b1, từ bit có nghĩa nhất (MSB, b8) đến bit ít nghĩa nhất (LSB,b1).
3.3
Va chạm (collision)
Truyền dẫn bởi hai PICC trong cùng trường tiếp năng lượng PCD và trong cùng chu kỳ định xung nhịp thời gian, do vậy, PCD đó không thể phân biệt từ dữ liệu gốc bắt nguồn từ PICC nào.
3.4
Khung (frame)
chuỗi các bit dữ liệu và các bit phát hiện lỗi tùy chọn, với ký tự phân cách khung tại thời điểm bắt đầu và kết thúc.
3.5
Lỗi khung (frame error)
Lỗi trên SOF, các bit bắt đầu và dừng, các bit chẵn lẻ, EOF.
3.6
Giao thức tầng cao hơn (higher layer protocol)
Tầng giao thức (không mô tả trong tiêu chuẩn này) tạo ra việc sử dụng tầng giao thức được xác định trong tiêu chuẩn này để truyền tải thông tin thuộc về ứng dụng hoặc các tầng giao thức cao hơn mà không được mô tả trong tiêu chuẩn này.
3.7
Chế độ PCD (PCD Mode)
Chế độ mà trong đó PXD hoạt động như một PCD.
3.8
Chế độ PICC (PICC Mode)
Chế độ mà trong đó PXD hoạt động như một PICC.
3.9
Lệnh yêu cầu (request command)
Lệnh yêu cầu các PICC cókiểu thích hợp để đáp ứng nếu các PICC đó sẵn sàng khởi đầu.
3.10
Lỗi truyền dẫn (Transmission error)
Lỗi khung hoặc lỗi CRC_A hoặc CRC_B.
Tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu và chữ viết tắt dưới đây.
ADC | Mã hóa dữ liệu ứng dụng, Kiểu B |
AFI | Định danh họ ứng dụng, các tiêu chí lựa chọn trước của thẻ bằng ứng dụng, Kiểu B |
APf | Tiền tố chống va chạm f, sử dụng trong REQB/WUPB, Kiểu B |
APn | Tiền tố chống va chạm n, sử dụng trong lệnh Slot-MARKER, Kiểu B |
ATQA | Trả lời cho Yêu cầu, Kiểu A |
ATQB | Trả lời cho Yêu cầu, Kiểu B |
ATTRIB | Lệnh lựa chọn PICC, Kiểu B |
BCC | Ký tự kiểm tra khối (byte kiểm tra UID CLn), Kiểu A |
CID | Định danh thẻ |
CLn | Mức xếp chồng n, Kiểu A |
CT | Thẻ nhãn xếp chồng, Kiểu A |
CRC_A | Mã phát hiện lỗi kiểm tra dư thừa tuần hoàn, Kiểu A |
CRC_B | Mã phát hiện lỗi kiểm tra dư thừa tuần hoàn, Kiểu B |
D | Số chia |
E | Kết thúc trao đổi thông tin, Kiểu A |
EGT | Thời gian bảo vệ thêm, Kiểu B |
EOF | Kết thúc khung, Kiểu B |
etu | Đơn vị thời gian sơ cấp |
FDT | Thời gian trễ khung PCD đến PICC, Kiểu A |
fc | Tần số sóng mang |
FO | Tùy chọn khung, Kiểu B |
fs | Tần số sóng mang con |
FWI | Số nguyên thời gian cờ khung |
FWT | Thời gian cờ khung |
HLTA | Lệnh HaLT, Kiểu A |
HLTB | Lệnh HaLT, Kiểu B |
ID | Số định danh, Kiểu A |
INF | Trường thông tin thuộc tầng cao hơn, Kiểu B |
LSB | Bit ít nghĩa nhất |
MBL | Độ dài đệm tối đa, Kiểu B |
MBLI | Chỉ số độ dài đệm tối đa, Kiểu B |
MSB | Bit có nghĩa nhất |
N | Số khe chống va chạm, Kiểu B |
n | Giá trị biến số nguyên xác định trong điều cụ thể |
NAD | Địa chỉ nốt mạng |
NVB | Số các bit hợp lệ, Kiểu A |
P | Bit kiểm tra chẵn lẻ, Kiểu A |
PCD | Thiết bị nối kết cảm ứng |
PICC | Thẻ hay đối tượng cảm ứng |
PUPI | Định danh PICC giả duy nhất, Kiểu B |
PXD | Thiết bị mở rộng cảm ứng |
R | Số của khe được chọn bởi PICC trong khoảng chuỗi chống va chạm, Kiểu B |
REQA | Lệnh yêu cầu, Kiểu A |
REQB | Lệnh yêu cầu, Kiểu B |
RFU | Dành cho sử dụng trong tương lai |
S | Bắt đầu trao đổi thông tin, Kiểu A |
SAK | Thừa nhận lựa chọn, Kiểu A |
SEL | Mã lựa chọn, Kiểu A |
SELECT | Lệnh lựa chọn, Kiểu A |
SFGI | Khởi tạo số nguyên thời gian bảo vệ khung |
SFGT | Khởi tạo thời gian bảo vệ khung |
SOF | Bắt đầu khung, Kiểu B |
tE,PICC | Thời gian EMD thấp, PICC |
tE,PCD | Thời gian EMD thấp, PCD |
tcyc | Thời gian chu kỳ luân phiên chế độ tự động lớn nhất |
tdiff | Độ lệch thời gian nhỏ nhất của các khoảng thời gian chế độ PICC |
TR0 | Thời gian bảo vệ xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), Kiểu B |
TR1 | Thời gian đồng bộ xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), Kiểu B |
TR2 | Thời gian trễ khung PICC đến PCD, Kiểu B |
UID | Định danh duy nhất, Kiểu A |
UID CLn | Định danh duy nhất của CLn, Kiểu A |
uidn | Số Byte n của Định danh duy nhất, n ≥ 0 |
WUPA | Lệnh báo thức, Kiểu A |
WUPB | Lệnh báo thức, Kiểu B |
Tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu dưới đây được:
- (xxxxx)b | Thể hiện bit dữ liệu; |
- 'XY' | Ký hiệu thập lục phân, bằng với XY 16 cơ bản. |
5.1 Luân phiên hỗ trợ PICC và PCD (PXD)
Một thiết bị mở rộng cảm ứng (PXD) phải hỗ trợ luân phiên các yêu cầu PICC (Chế độ PICC) và các yêu cầu PCD (Chế độ PCD).
Luân phiên giữa chế độ PICC và chế độ PCD có thể tự động hoặc ở một chế độ cụ thể (Chế độ PICC hoặc Chế độ PCD) có thể được lựa chọn rõ ràng bởi người sử dụng.
Chế độ PICC và PCD được xác định như PICC và PCD trong TCVN 11689 (ISO/IEC 14443).
Luân phiên tự động được xác định như sau:
- PXD phải luân phiên giữa chế độ PICC và chế độ PCD với thời gian chu kỳ tcyc = 1s và ở chế độ PICC (sẵn sàng tiếp nhận các lệnh REQA/WUPA hoặc REQB/WUPB, ngoại trừ 5 ms đầu tiên) lâu hơn trong chế độ PCD (tạo ra trường hoạt động), cho đến khi một trao đổi thông tin đến một PICC, một PCD hoặc PXD khác được thiết lập,
- PXD phải thiết lập ngẫu nhiên khoảng thời gian chế độ PICC cho từng chu kỳ để một giá trị được chọn từ một bộ ít nhất 2 giá trị khác nhau bởi ít nhất tdiff = 5 ms giữa từng giá trị,
- Trong chế độ PICC, sau khi tiếp nhận một lệnh hợp lệ REQA/WUPA hoặc REQB/WUPB, PXD phải không ở chế độ PCD trước khi ở trạng thái POWER-OFF (TẮT NGUỒN),
- Khi rời khỏi chế độ PCD sau khi xử lí một PICC (hoặc một PXD trong chế độ PICC), PXD phải khôi phục luân phiên chế độ tự động của nó với chế độ PICC đầu tiên.
PXD có thể kiểm tra sự có mặt trường hoạt động bên ngoài để quyết định không đi vào chế độ PCD, có nghĩa là ở lại chế độ PICC cho khoảng thời gian ngẫu nhiên hơn của chế độ PICC.
Phát hiện việc loại bỏ một PICC (hoặc PXD trong Chế độ PICC) nên được thực hiện bằng một phương pháp kiểm tra sự có mặt PICC mà không cần tắt trường hoạt động để giữ UID/PUPI giống nhau và để tránh PXD đi vào chế độ PCD.
5.2 Luân phiên giữa các lệnh Kiểu A và Kiểu B
5.2.1 Kiểm tra vòng
Để phát hiện các PICC trong trường hoạt động, một PCD phải gửi các lệnh yêu cầu lặp lại. PCD gửi REQA (hoặc WUPA) và REQB (hoặc WUPB) trong bất kì việc sử dụng liên tục nào một chu kỳ nhiệm vụ có thể lập cấu hình hoặc ngang bằng khi kiểm tra vòng Kiểu A và Kiểu B. Ngoài ra PCD có thể gửi các lệnh khác như mô tả trong Phụ lục C.
Khi một PICC được tiếp xúc với một trường hoạt động không điều chế (xem TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)) thì phải chấp nhận một yêu cầu trong vòng 5 ms.
VÍ DỤ 1 Khi một PICC Kiểu A nhận bất kì lệnh Kiểu B thì phải chấp nhận một REQA (hoặc WUPA) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
VÍ DỤ 2 Khi một PICC Kiểu B nhận bất kì Kiểu A thì phải chấp nhận một REQB (hoặc WUPB) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
VÍ DỤ 3 Khi một PICC Kiểu A được tiếp xúc với kích hoạt trường thì phải chấp nhận một REQA (hoặc WUPA) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
VÍDỤ 4 Khi một PICC Kiểu B được tiếp xúc với kích hoạt trường thì phải chấp nhận một REQB (hoặc WUPB) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
VÍ DỤ 5 Khi một PICC hỗ trợ Kiểu A và Kiểu B được tiếp xúc để kích hoạt trường thì phải phải chấp nhận một REQA (hoặc WUPA) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
VÍ DỤ 6 Khi một PICC hỗ trợ Kiểu A và Kiểu B được tiếp xúc để kích hoạt trường thì phải phải chấp nhận một REQB (hoặc WUPB) trong 5 ms của trường hoạt động không điều chế.
Để phát hiện các PICC yêu cầu 5 ms, các PCD phải thể hiện định kì một trường không điều chế của khoảng thời gian ít nhất 5,1 ms (trước các lệnh yêu cầu Kiểu A và Kiểu B), Tuy nhiên có thể kiểm tra vòng nhanh hơn vì các PICC có thể đáp ứng nhanh hơn.
Nếu PICC hỗ trợ Kiểu A và Kiểu B, thì nó phải bị khóa trong kiểu có lệnh yêu cầu xử lí đầu tiên (sau khi Trả lời cho Yêu cầu của một kiểu, kiểu bị ngắt cho đến khi PICC đi vào trạng thái POWER-OFF (TẮT NGUỒN)).
Các PCD có thể cần phải thích ứng với các chu kỳ kiểm soát vòng nếu chúng muốn phát hiện một PICC bị hỏng.
5.2.2 Ảnh hưởng của các lệnh kiểu A trên PICC hoạt động Kiểu B
Một PICC Kiểu B hoặc phải ở trạng thái IDLE (có thể chấp nhận một REQB) hoặc có thể tiếp tục một giao dịch trong quá trình sau khi nhận khung Kiểu A bất kì.
PICC Kiểu B nên có cùng cách hoạt động sau khi nhận bất kỳ khung của bất kỳ tiêu chuẩn khác có sử dụng cùng tần số sóng mang.
5.2.3 Ảnh hưởng của các lệnh kiểu B trên PICC hoạt động Kiểu A
Một PICC Kiểu A hoặc phải ở trạng thái IDLE (có thể chấp nhận một REQA) hoặc có thể tiếp tục một giao dịch trong quá trình sau khi nhận khung Kiểu B bất kì. Nếu PICC Kiểu A trong trạng thái READY* hoặc ACTIVE* khi nhận bất kỳ khung Kiểu B nào, cũng có thể chuyển đến trạng thái HALT như mô tả trong Hình 7.
PICC Kiểu A nên có cùng cách hoạt động sau khi nhận bất kỳ khung của bất kỳ tiêu chuẩn khác có sử dụng cùng tần số sóng mang.
5.2.4 Chuyển tiếp trạng thái Tắt - Mở (POWER-OFF)
Một PICC Tắt-Mở không lâu hơn 5 ms sau khi trường hoạt động bị tắt.
6 Kiểu A - Khởi tạo và chống va chạm
Phần này mô tả khởi tạo và chống va chạm áp dụng liên tục cho các PICC Kiểu A.
PICC hoặc PCD gửi các bit RFU phải đặt các bit này giá trị được chỉ ra ở đây hoặc là (0)b nếu không cho trước giá trị nào. PICC hoặc PCD nhận các bit RFU không quan tâm đến giá trị của các bit này và phải duy trì và không thay đổi chức năng của PICC hoặc PCD đó, trừ khi có tuyên bố rõ ràng khác.
6.1 etu
Giá trị của etu cho mỗi tốc độ bit xác định trong Bảng 1.
Bảng 1 - etu
Tốc độ bit | etu |
fc/128 (~ 106 kbit/s) | 128/fc (~ 9,4 μs) |
fc/64 (-212 kbit/s) | 128/2fc (~ 4,7 μs) |
fc/32 (~ 424 kbit/s) | 128/4fc (~ 2,4 μs) |
fc/16 (~ 848 kbit/s) | 128/8fc (~ 1,2 μs) |
fc/8 (~ 1,70 Mbit/s) | 128/16fc (~ 0,59 μs) |
fc/4 (~ 3,39 Mbit/s) | 128/32fc (~0,29 μs) |
fc/2 (~ 6,78 Mbit/s) | 128/64fc (~0,15 μs) |
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.1.
6.2 Định dạng khung và định xung nhịp thời gian
Phần này xác định định dạng khung và định xung nhịp thời gian sử dụng trong khi khởi tạo và chống va chạm trao đổi thông tin. Đối với mã hóa và thể hiện bit tham khảo TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
Các khung phải được truyền theo cặp, PCD đến PICC tiếp theo PICC đến PCD, sử dụng trình tự:
- Khung PCD:
- Bắt đầu trao đổi thông tin PCD
- thông tin và, các bit phát hiện lỗi gửi bởi PCD, nếu cần
- Kết thúc trao đổi thông tin PCD
- Thời gian trễ khung PCD đến PICC
- Khung PICC:
- Bắt đầu trao đổi thông tin PICC
- thông tin và, các bit phát hiện lỗi gửi bởi PICC, nếu cần
- Kết thúc trao đổi thông tin PICC
- Thời gian trễ khung PICC đến PCD
CHÚ THÍCH Thời gian trễ khung (FDT) từ PCD đến PICC chồng lấn lên PCD kết thúc trao đổi thông tin.
6.2.1 Thời gian trễ khung
Thời gian trễ khung được xác định theo thời gian giữa hai khung truyền theo các hướng ngược nhau.
6.2.1.1 Thời gian trễ khung PCD đến PICC
Đây là thời gian giữa kết thúc điểm dừng cuối cùng được truyền bởi PCD và cạnh điều chế đầu tiên trong điểm bắt đầu bit truyền bởi PICC và phải chú ý định xung nhịp thời gian được xác định trong Hình 1 và Bảng 2 khi n là giá trị nguyên.
Đối với tốc độ bits of fc/8, fc/4 và fc/2 FDT bắt đầu tại kết thúc của điều chế cuối cùng được truyền bởi PCD.
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.1.1.
Bảng 2 xác định các giá trị n và FDT phụ thuộc vào kiểu lệnh và trạng thái lô-gic của dữ liệu truyền bit cuối cùng trong lệnh này.
Hình 1 - Thời gian trễ khung PCD đến PICC với các tốc độ bit lên đến fc/16
CHÚ THÍCH 1 tE,PICC được qui định trong Điều 8.
Bảng 2 - Thời gian trễ khung PCD đến PICC
Kiểu lệnh | n (giá trị nguyên) | FDT | ||
Bit cuối cùng = (1)b | Bit cuối cùng = (0)b | |||
Lệnh REQA Lệnh WUPA Lệnh ANTICOLLISION Lệnh lựa chọn | 9 | (n x 128 + 84) /fc [ = 1236 / fc] | (n x 128 + 20) /fc [ = 1172/fc] | |
Tất cả các lệnh khác ở các tốc độ bit |
|
|
| |
PCD đến PICC | PICC đến PCD | |||
fc/ 128 | fc/128 | ≥9 | (n x 128 + 84) /fc | (n x 128 + 20) /fc |
fc/64 | ≥8 | (n x 128 + 148) /fc | (n x 128+116) /fc | |
fc/32 | ≥8 | (n x 128 + 116) /fc | (nx 128 + 100)/fc | |
fc/16 | ≥8 | (nx 128+ 100) /fc | (n x 128 + 92) /fc | |
fc/ 28 hoặc fc/64 hoặc fc/32 hoặc fc/16 hoặc fc/ 8 hoặc fc/4 hoặc fc/2 | fc/64 hoặc fc/32 hoặc fc/16 hoặc fc/8 hoặc fc/4 hoặc fc/2 | Không thể áp dụng | ≥1116/fc | ≥ 1116 /fc |
fc/128 hoặc fc/64 hoặc fc/32 hoặc fc/16 hoặc 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc | fc/64 hoặc fc/32 hoặc fc/16 hoặc 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2 fc | Không thể áp dụng | ≥1116 /fc | ≥1116 / fc |
Để chống va chạm, tất cả các PICC trong trường phải đáp ứng đồng bộ với các lệnh: REQA, WUPA, ANTICOLLISION và SELECT. |
CHÚ THÍCH 2 Nếu tốc độ bit cao hơn fc/16 được chọn để PCD trao đổi thông tin đến PICC, sau đó một tốc độ bit fc/128 không cho phép PICC trao đổi thông tin đến PCD, xem TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4). Giới hạn này được yêu cầu vì FDT cần chính xác không được xác định cho việc mã hóa NRZ của PCD được sử dụng cho các tốc độ bit cao hơn fc/16.
Việc đo FDT bắt đầu vào đầu của cạnh tăng theo qui định và minh họa bằng các vòng tròn nhỏ trong các hình sau của TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2):
- Hình 3 đối với tốc độ bit của fc/128,
- Hình 6 đối với tốc độ bit của fc/64, fc/32 và fc/ 16,
- Hình 12 đối với tốc độ bit của fc/8, fc/4 và fc/2
Việc đo FDT bắt đầu tại điểm đầu cạnh lên như qui định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2) và được minh họa với các vòng tròn nhỏ trong Hình 3 đối với fc/128 và Hình 6 đối với các tốc độ bit khác.
FDT được đo phải nằm giữa giá trị đã cho trong Bảng 2 và giá trị đã cho trong Bảng 2 + 0,4 μs.
PCD nên chấp nhận một đáp ứng với một dung sai FDT là -1/fc đến (+0,4 μs + 1/fc).
6.2.1.2 Thời gian trễ khung PICC đến PCD
Đây là thời gian giữa điều chế cuối cùng truyền dẫn bởi PICC và khoảng dừng đầu tiên truyền dẫn bởi PCD và ít nhất bằng 1172/fc.
Để tăng cường khả năng tương tác, khuyến cáo về thời gian chờ thêm 10/fc được tích hợp trong hoạt động PCD
6.2.2 Yêu cầu thời gian bảo vệ
Yêu cầu thời gian bảo vệ được xác định như định xung nhịp thời gian nhỏ nhất giữa các bit đầu của hai lệnh liên tiếp REQA hoặc WUPA. Nó có giá trị 7000 / fc.
CHÚ THÍCH Để tăng cường khả năng tương tác, khuyến cáo về thời gian chờ thêm 100 /fc được tích hợp trong hoạt động PCD.
6.2.3 Định dạng khung
Các kiểu khung sau đây được xác định:
- các khung ngắn;
- các khung tiêu chuẩn;
- khung chống va chạm được định hướng bit.
- các khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit là fc/8, fc/4 và fc/2.
6.2.3.1 Khung ngắn
Khung ngắn được sử dụng để khởi tạo trao đổi thông tin và bao gồm theo thứ tự như dưới đây và được minh họa trong Hình 2:
- Bắt đầu trao đổi thông tin;
- 7 bit dữ liệu được truyền đầu tiên LSB (cho việc mã hóa xem Bảng 3);
- Kết thúc trao đổi thông tin. Không bit chẵn lẻ được thêm vào.
| LSB MSB |
|
S | b1 b2b3b4b5b6b7 | E |
Hình 2 - Khung ngắn
6.2.3.2 Khung tiêu chuẩn
6.2.3.2.1 Khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16 và khung PICCtiêu chuẩn
Các khung tiêu chuẩn dùng cho việc trao đổi dữ liệu và bao gồm theo thứ tự dưới đây:
- Bắt đầu trao đổi thông tin;
- n x (8 bit dữ liệu + Bit kiểm tra chẵn lẻ), với n ≥ 1. LSB của mỗi byte được truyền đi đầu tiên. Mỗi byte được theo sau bởi một bit kiểm tra chẵn lẻ. Bit chẵn lẻ P được đặt sao cho số của 1s là số lẻ trong (b1 đến b8, P);
- Kết thúc trao đổi thông tin.
Khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16 được minh họa trong Hình 3.
Các khung tiêu chuẩn PCD
Hình 3 -Khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16
Như một ngoại lệ bit chẵn lẻ cuối cùng của một khung tiêu chuẩn PICC phải được đảo ngược nếu khung này được truyền đi với tốc độ bit cao hơn fc/128. Khung tiêu chuẩn PICC được minh họa trong Hình 4.
Các khung tiêu chuẩn PICC cho các tốc độ bit bằng fc/128
Các khung tiêu chuẩn PICC cho các tốc độ bit cao hơn fc/128
Hình 4 - Các khung tiêu chuẩn PICC cho các tốc độ bit cao hơn fc/128
6.2.3.2.2 Khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2
Định dạng truyền dẫn ký tự và phân tách ký tự theo qui định tương ứng tại 7.1.1 và 7.1.2, phải được sử dụng.
Định dạng khung xác định trong 7.1.3.
6.2.3.2.3 Khung tiêu chuẩn PCD cho các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc
Xem E.2.2.1.
6.2.3.3 Khung chống va chạm định hướng bit
PCD được thiết kế để phát hiện một va chạm xảy ra khi có ít nhất hai PICC đồng thời truyền dẫn cácmẫu bit với một hoặc nhiều hơn một vị trí trong đó có ít nhất hai PICC truyền dẫn các giá trị bổ sung.Trong trường hợp này các mẫu bit trộn lẫn và sóng mang được điều chế với các sóng mang con trong toàn bộ khoảng thời gian (100%) bit (xem 8.2.5.1, TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)).
Khung chống va chạm được định hướng các chỉ được sử dụng trong các vòng lặp chống va chạm khung bit và là những khung tiêu chuẩn với chiều dài 7 byte, chia thành hai phần:
- Phần 1 cho truyền dẫn từ PCD đến PICC;
- Phần 2 cho truyền dẫn từ PICC đến PCD.
Đối với chiều dài của Phần 1 và Phần 2, các nguyên tắc sau đây được áp dụng:
- nguyên tắc 1: Tổng các bit dữ liệu phải là 56;
- nguyên tắc 2: Độ dài tối thiểu của Phần 1 phải là 16 bit dữ liệu;
- nguyên tắc 3: Độ dài lớn nhất của Phần 1 phải là 48 bit dữ liệu.
Do đó, độ dài tối thiểu của Phần 2 phải là 8 bit dữ liệu và độ dài lớn nhất phải là 40 bit dữ liệu.
Vì việc phân tách có thể xảy ra tại bất kì vị trí bit nào trong một byte, hai trường hợp được xác định:
- Trường hợp FULL BYTE: Phân tách sau khi một byte hoàn chỉnh. Một bit chẵn lẻ được thêm vào sau bit dữ liệu cuối cùng của Phần 1;
- Trường hợp SPLIT BYTE: Phân tách trong một byte. Không bit chẵn lẻ được thêm vào sau bit dữ liệu cuối cùng của Phần 1.
Khối ký tự kiểm tra (BCC) được tính duy nhất hoặc trên 4 byte trước.
Các ví dụ dưới đây cho trường hợp FULL BYTE và trường hợp SPLIT BYTE xác định tổ chức bit và thứ tự bit truyền dẫn, được minh họa trong các Hình 5 và 6.
CHÚ THÍCH Các ví dụ này gồm các giá trị đúng cho NVB và BCC.
Khung chuẩn, chia tách sau byte dữ liệu đầy đủ thứ 4
Hình 5 - Tổ chức bit và truyền dẫn khung chống va chạm định hướng bit, trường hợp FULL
Khung chuẩn, chia tách sau 2 byte dữ liệu + 5 bit dữ liệu
Hình 6 - Tổ chức bit và truyền dẫn khung chống va chạm định hướng bit, trường hợp SPLITBYTE
Đối với một SPLIT BYTE, bit chẵn lẻ đầu tiên của Phần 2 phải bỏ qua bởi PCD.
6.2.4 CRC_A
Một khung gồm CRC_A chỉ được xem là chính xác nếu khung đó nhận một giá trị CRC_A hợp lệ.
Khung CRC_A là một chức năng của các bit dữ liệu k, trong đó gồm tất cả các bit dữ liệu trong khung, không bao gồm các bit chẵn lẻ, S và E, và chính CRC_A. Vì dữ liệu được mã hóa trong byte, số bit k là bội số của 8. Các CRC_A khung k, S và E, và các CRC_A chính nó. Kể từ khi, số bit k là bội số của 8.
Đối với việc kiểm tra lỗi, hai byte CRC_A được gửi trong khung tiêu chuẩn, sau khi các byte và trước E. CRC_A được xác định trong ISO/IEC 13239, nhưng nội dung đăng ký đầu tiên phải '6363' và nội dung đăng ký phải không được đảo ngược sau khi tính toán.
Đối với các ví dụ tham khảo Phụ lục B.
6.3 Trạng thái PICC
Các phần sau đây mô tả các trạng thái của một PICC cụ thể Kiểu A đối với chuỗi chống va chạm.
Sơ đồ trạng thái sau đây trong Hình 7 qui định tất cả chuyển tiếp trạng thái có thể có gây ra bởi các lệnh của tiêu chuẩn này. Các PICC phải đáp ứng với chỉ khung tiếp nhận hợp lệ. Không đáp ứng phải được gửi khi các lỗi truyền dẫn bị phát hiện ngoại trừ các PICC trong trạng thái ACTIVE hoặc ACTIVE*.
Các biểu tượng sau đây áp dụng cho các biểu đồ trạng thái trong Hình 7
AC | Lệnh ANTICOLLISION (phù hợp UID) |
nAC | Lệnh ANTICOLLISION (không phù hợp UID) |
SELECT | Lệnh SELECT (phù hợp UID) |
nSELECT | Lệnh SELECT (không phù hợp UID) |
RATS | Lệnh RATS, xác định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
DESELECT | Lệnh DESELECT, xác định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
Error | Lỗi truyền dẫn được phát hiện hoặc khung bất thường |
Hình 7 - Sơ đồ trạng thái PICC Kiểu A
Các PICC phù hợp với tiêu chuẩn này nhưng không được chọn với RATS từ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) có thể rời trạng thái ACTIVE hoặc ACTIVE* bởi các lệnh sở hữu riêng.
6.3.1 Trạng thái POWER-OFF
Mô tả:
Trong trạng thái POWER-OFF, PICC không được cấp nguồn bởi một trường hoạt động PCD.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
Nếu PICC ở trong một từ trường cấp năng lượng lớn hơn Hmin (xem TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)), thì PICC phải vào trạng thái IDLE của nó với độ trễ không lớn hơn trạng thái xác định trong Điều 5.
6.3.2 Trạng thái IDLE
Mô tả:
Trong trạng thái IDLE, PICC được cấp năng lượng. Nó nghe lệnh và phải nhận ra các lệnh REQA và WUPA.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
PICC đi vào trạng thái READY sau khi nó nhận một lệnh REQA hoặc WUPA hợp lệ và truyền ATQA của nó.
6.3.3 Trạng thái READY
Mô tả:
Trong trạng thái READY, phương pháp chống va chạm khung bit phải được áp dụng. Các mức xếp chồng được xử lí bên trong trạng thái này để hoàn thiện được UID của nó.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
PICC đi vào trạng thái ACTIVE khi nó được chọn với việc hoàn thiện UID của nó.
6.3.4 Trạng thái ACTIVE
Mô tả:
Nếu PICC tuân thủ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) thì PICC phải sẵn sàng chấp nhận lệnh kích hoạt giao (RATS) như qui định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4), nó cũng có thể tiến hành với những giao thức không tuân theo TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
PICC đi vào trạng thái HALT khi một lệnh HLTA hợp lệ được nhận.
CHÚ THÍCH Trong giao thức tầng cao hơn, các lệnh cụ thể có thể được xác định để trả lại PICC trạng thái HALT của nó.
6.3.5 Trạng thái HALT
Mô tả:
Trong trạng thái HALT, PICC chỉ phải đáp ứng một lệnh WUPA.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
PICC đi vào trạng thái READY* sau khi nó nhận một lệnh WUPA hợp lệ và truyền ATQA của nó.
6.3.6 Trạng thái READY*
Mô tả:
Trạng thái READY* tương tự như trạng thái READY. Những khác biệt về chuyển tiếp được qui định trong Hình 7. Phương pháp chống va chạm khung bit phải được áp dụng. Các mức xếp chồng được xử lí bên trong trạng thái này để hoàn thiện được UID của nó.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
PICC đi vào trạng thái ACTIVE* khi nó được chọn với việc hoàn thiện UID của nó.
6.3.7 Trạng thái ACTIVE*
Mô tả:
Trạng thái ACTIVE* tương tự như trạng thái ACTIVE. Những khác biệt về chuyển tiếp được qui định trong Hình 7. Nếu PICC tuân thủ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) thì PICC phải chấp nhận lệnh kích hoạt giao thức (RATS) như qui định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4), nó cũng có thể tiến hành với những giao thức không tuân theo TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
The PICC đi vào trạng thái HALT khi một lệnh HLTA hợp lệ được nhận.
6.3.8 Trạng thái PROTOCOL
Mô tả:
Trong trạng thái PROTOCOL, PICC tiến hành theo TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
6.4 Bộ lệnh
Các lệnh sử dụng PCD để quản lý trao đổi thông tin với một vài PICC là:
- REQA;
- WUPA;
- ANTICOLLISION;
- SELECT;
- HLTA.
Các lệnh sử dụng byte và các định dạng khung mô tả ở trên.
6.4.1 Các lệnh REQA và WUPA
Các lệnh REQA và WUPA được gửi bởi PCD để thăm dò trường các PICC Kiểu A. Chúng được truyền dẫn trong một khung ngắn. Xem Hình 7 để kiểm tra trong các trường hợp các PICC thực sự phải trả lời các lệnh tương ứng này.
Riêng lệnh WUPA được gửi bởi PCD đặt các PICC vào trạng thái HALT quay trở lại vào trạng thái READY*. Sau đó chúng phải tham gia thêm vào các thủ tục lựa chọn và ANTICOLLISION.
Bảng 3 chỉ ra mã hóa của lệnh REQA và WUPA sử dụng định dạng khung ngắn.
Bảng 3 - Mã hóa của khung ngắn
b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | '26' = REQA |
1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | '52' = WUPA |
0 | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | '35' = Phương pháp khe thời gian tùy chọn, xem Phụ lục C |
1 | 0 | 0 | x | x | x | x | '40' đến '4F' = Sở hữu riêng |
1 | 1 | 1 | 1 | x | x | x | '78' đến '7F' = Sở hữu riêng |
Tất cả các giá trị khác | RFU |
Một PICC nhận khung ngắn chứa một giá trị RFU phải diễn giải điều này như Lỗi (xem Hình 7) và không được gửi một đáp ứng.
PICC nhận giá trị RFU nên xem xét khung ngắn như một lỗi (xem Hình 7) và không nên gửi đáp ứng.
6.4.2 Các lệnh ANTICOLLISION và SELECT
Các lệnh này được sử dụng trong toàn bộ một vòng lặp chống va chạm (xem các Hình 5 và 6). Các lệnh ANTICOLLISION và SELECT gồm:
- Mã lựa chọn SEL (1 byte);
- Số các bit NVB hợp lệ (1 byte, mã hóa xem Bảng 8);
- Các bit dữ liệu 0 đến 40 của UID CLn theo giá trị của NVB.
CHÚ THÍCH Cấu phần của UID CLn đối với các cỡ UID khác nhau được chỉ ra trong Hình 12.
SEL qui định mức xếp chồng CLn.
Lệnh ANTICOLLISION được truyền dẫn trong khung chống va chạm được định hướng bit. Lệnh SELECT được truyền dẫn trong khung tiêu chuẩn.
Miễn là NVB không qui định 40 bit hợp lệ, lệnh được gọi là lệnh ANTICOLLISION, nơi PICC tồn tại trong trạng thái READY hoặc READY*.
Nếu NVB specifies 40 bit dữ liệu của UID CLn (NVB = '70'), một CRC_A phải được nối thêm dữ liệu, lệnh này gọi là lệnh SELECT.
Nếu PICC truyền dẫn hoàn toàn UID, nó chuyển từ trạng thái READY sang trạng thái ACTIVE hoặc từ trạng thái READY* sang trạng thái ACTIVE* và chỉ ra trong đáp ứng SAK của nó là UID được hoàn thành.
Mặt khác, PICC tồn tại trong trạng thái READY hoặc READY* và PCD phải khởi tạo một vòng lặp chống va chạm mới với mức xếp chồng tăng lên.
6.4.3 Lệnh HLTA
Lệnh HLTA bao gồm 2 byte theo sau bởi CRC_A và phải truyền dẫn trong một khung tiêu chuẩn, xác định trong Hình 8.
| S | ‘50’ | ‘00’ | CRC_A | E |
|
Hình 8 - Khung tiêu chuẩn chứa lệnh HLTA
Nếu PICC đáp ứng mọi điều chế trong khoảng thời gian 1 ms sau khi kết thúc khung có chứa lệnh HLTA, đáp ứng này phải được giải thích như ‘not acknowledge’ (không báo nhận).
PCD nên áp dụng một lượng dư thời gian chờ bổ sung bằng 0,1 ms.
6.5 Lựa chọn chuỗi ký tự
Mục đích của lựa chọn chuỗi ký tự là lấy UID từ một PICC và chọn PICC này để trao đổi thông tin thêm.
6.5.1 Biểu đồ lựa chọn chuỗi ký tự
Lựa chọn chuỗi ký tự được qui định trong Hình 9.
Hình 9 - Biểu đồ khởi tạo và chống va chạm cho PCD
Các PICC có thể sử dụng bit ATQA kết hợp b9 đến b12 để thể hiện các phương pháp sở hữu riêng.
Các PICC không hỗ trợ chống va chạm khung bit bắt buộc không tuân thủ tiêu chuẩn này.
6.5.2 ATQA-Trả lời cho Yêu cầu
Sau khi một lệnh REQA được truyền dẫn bởi PCD, tất cả các PICC trong trạng thái IDLE phải đáp ứng đồng bộ với ATQA.
Sau khi một lệnh WUPA được truyền dẫn bởi PCD, tất cả các PICC trong trạng thái IDLE hoặc HALT phải đáp ứng đồng bộ với ATQA.
PCD phải phát hiện bất kì va chạm nào có thể xuất hiện khi các PICC kép đáp ứng. Một ví dụ được đưa ra trong Phụ lục A.
6.5.2.1 Mã hóa của ATQA
Bảng 4 qui định mã hóa ATQA. Tất cả các bit RFU phải được thiết lập là (0)b
Bảng 4 - Mã hóa của ATQA
MSB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| LSB |
b16 | b15 | b14 | b13 | b12 | b11 | b10 | b9 | b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 |
RFU | Mã hóa sở hữu riêng | Khung bit cỡ UID | RFU | Chống va chạm khung bit |
PICC phải gửi byte gồm (b1 đến b8) đầu tiên và sau đó byte gồm (b9 đến b16) trong một khung tiêu chuẩn PICC.
PICC gửi một ATQA với (b8,b7) = (11)b hoặc (b16 đến b13) <> (0000)b hoặc b6 <> (0)b không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Một PCD phát hiện một va chạm trong bất kì bit nào của (b16 đến b1) phải khởi đầu với bước đầu tiên của vòng lặp chống va chạm (xem 6.5.3.1). PCD phải khởi đầu với bước đầu tiên của vòng lặp chống va chạm bất kể giá trị nào trong trường sở hữu riêng b12 đến b9.
PCD nhận (b8,b7) = (11)b hoặc (b16 to b13) <> (0000)b hoặc b6 <> (0)b nên bỏ qua các giá trị đó và nên bắt đầu bước đầu tiên trong vòng lặp chống va chạm (xem 6.5.3.1).
6.5.2.2 Nguyên tắc mã hóa cho chống va chạm khung bit
- Nguyên tắc 1: Các Bit b7 và b8 mã cỡ UID (đơn, cặp đôi hoặc cặp ba, xem Bảng 5).
- Nguyên tắc 2: Chỉ một trong số 5 bit b1, b2, b3, b4 hoặc b5 phải được thiết lập (1)b để chỉ ra chống va chạm khung bit (xem Bảng 6)
Bảng 5 - Mã hóa của b7 và b8 cho chống va chạm khung bit
8 | b7 | Ý nghĩa |
0 | 0 | Cỡ UID: đơn |
0 | 1 | Cỡ UID: cặp đôi |
1 | 0 | Cỡ UID: cặp ba |
1 | 1 | RFU |
Bảng 6 - Mã hóa của b1 đến b5 for chống va chạm khung bit
b5 | b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | chống va chạm khung bit |
0 | 1 | 0 | 0 | 0 | chống va chạm khung bit |
0 | 0 | 1 | 0 | 0 | chống va chạm khung bit |
0 | 0 | 0 | 1 | 0 | chống va chạm khung bit |
0 | 0 | 0 | 0 | 1 | chống va chạm khung bit |
6.5.3 Chống va chạm và lựa chọn
6.5.3.1 Vòng lặp chống va chạm trong từng mức xếp chồng
Các thuật toán sau áp dụng cho vòng lặp chống va chạm:
Bước 1 | PCD gán SEL với mã mức xếp chồng chống va chạm được lựa chọn. |
Bước 2 | PCD gán NVB với giá trị '20'. CHÚ THÍCH 1 Giá trị này xác định PCD phải truyền không phần nào của UID CLn. Do lệnh này tập trung tất cả các PICC trong trường để đáp ứng với UID CLn hoàn thiện của chúng. |
Bước 3 | PCD truyền dẫn SEL và NVB. |
Bước 4 | Tất cả các PICC trong trường để đáp ứng với UID CLn hoàn thiện của chúng. |
Bước 5 | Nếu có hơn một PICC đáp ứng, một va chạm có thể xảy ra. Nếu va chạm không xảy ra, từ bước 6 đến 10 được bỏ qua. |
Bước 6 | PCD thừa nhận vị trí của va chạm đầu tiên. |
Bước 7 | PCD gán NVB với một giá trị qui định số các bit hợp lí của UID CLn. Các bit hợp lí phải là một phần của UID CLn được nhận trước khi một va chạm xảy ra tiếp theo một (0)b hoặc (1)b, quyết định bởi PCD. Một tiến hành tiêu biểu thêm một a (1)b. |
Bước 8 | PCD phải truyền dẫn SEL và NVB, theo sau bởi các bit hợp lệ. |
Bước 9 | Chỉ các PICC có một phần của UID CLn là cân bằng với các bit hợp lệ truyền dẫn bởi PCD phải truyền dẫn các bit còn lại của UID CLn. |
Bước 10 | Nếu va chạm tiếp tục xảy ra, từ bước 6 đến 9 phải được lặp lại. Số vòng lớn nhất là 32. |
Bước 11 | Nếu va chạm không tiếp tục xảy ra, PCD phải gán NVB với giá trị '70'. CHÚ THÍCH 2 Giá trị này xác định PCD phải truyền dẫn UID CLn hoàn thiện. |
Bước 12 | PCD phải truyền dẫn SEL và NVB, theo sau là 40 bit of UID CLn, tiếp nữa là CRC_A. |
Bước 13 | Các PICC có UID CLn phù hợp với 40 bit phải đáp ứng với SAK của chúng. |
Bước 14 | Nếu UID hoàn thiện, PICC phải truyền dẫn SAK với bit xếp chồng bị xóa và phải truyền dẫn từ trạng thái READY sang trạng thái ACTIVE hoặc từ trạng thái READY* sang trạng thái ACTIVE*. |
Bước 15 | PCD phải kiểm tra nếu bit xếp chồng của SAK được thiết lập để quyết định xem các vòng lặp chống va chạm có nên tăng thêm mức xếp chồng tiếp theo không. |
Nếu UID của một PICC hoàn thiện và được biết đến bởi PCD, PCD có thể giữ bước 2 - bước 10 để lựa chọn PICC không cần thực hiện vòng lặp chống va chạm.
CHÚ THÍCH 3 Hình 10 giải thích bước 1 đến bước 13.
Hình 10 - Vòng lặp chống va chạm, biểu đồ cho PCD
CHÚ THÍCH 4 Các số được khoanh tròn tương ứng với các bước của thuật toán.
6.5.3.2 Mã hóa của SEL (Mã lựa chọn)
Bảng 7 qui định mã hóa SEL.
Bảng 7 - Mã hóa của SEL
b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | '93': Chọn mức xếp chồng 1 |
1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | '95': Chọn mức xếp chồng 2 |
1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 1 | '97': Chọn mức xếp chồng 3 |
1 | 0 | 0 | 1 | các giá trị khác ngoại trừ những giá trị trên | RFU |
Chiều dài SEL là 1 byte. Các giá trị có thể là ‘93’, ‘95’, ‘97’.
CHÚ THÍCH Chỉ ba mã SEL được xác định và cách hoạt động của PICC khi nhận các mã chưa xác định là không dự đoán được.
6.5.3.3 Mã hóa của NVB (Số các Bit hợp lệ)
Độ dài: 1 byte
Trên 4 bit được gọi là “tổng số byte” và qui định số phần nguyên của tất cả các bit dữ liệu truyền dẫn bởi PCD (bao gồm SEL và NVB) chia thành 8. Do đó, giá trị “tổng số byte” nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 7.
Dưới 4 bit được gọi là “tổng số bit” và qui định số của tất cả các bit dữ liệu truyền dẫn bởi PCD (bao gồm SEL và NVB) mô đun 8.
Bảng 8 - Mã hóa của NVB
b8 | b7 | b6 | b5 | Ý nghĩa |
| b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
0 | 0 | 1 | 0 | tổng số byte = 2 |
| 0 | 0 | 0 | 0 | tổng số bit = 0 |
0 | 0 | 1 | 1 | tổng số byte = 3 | 0 | 0 | 0 | 1 | tổng số bit = 1 | |
0 | 1 | 0 | 0 | tổng số byte = 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | tổng số bit = 2 | |
0 | 1 | 0 | 1 | tổng số byte = 5 | 0 | 0 | 1 | 1 | tổng số bit = 3 | |
0 | 1 | 1 | 0 | tổng số byte = 6 | 0 | 1 | 0 | 0 | tổng số bit = 4 | |
0 | 1 | 1 | 1 | tổng số byte = 7 | 0 | 1 | 0 | 1 | tổng số bit = 5 | |
| 0 | 1 | 1 | 0 | tổng số bit = 6 | |||||
0 | 1 | 1 | 1 | tổng số bit = 7 |
PCD phải thiết lập NVB chỉ đối với các giá trị xác định trong Bảng 8 ngoại trừ byte thứ 6 và 7, chỉ bit 0 được phép. PCD thiết lập NVB thành giá trị bị cấm không tuân thủ tiêu chuẩn này.
PCD thiết lập đếm byte (b8 đến b5) cho mọi giá trị ngoài dải 2 đến 7 không tuân thủ tiêu chuẩn này. PCD thiết lập các đếm bit (b4 đến b1) > 7 đối với đếm byte bằng 2 đến 5 hoặc thiết lập đếm bit (b4 đến b1) cho mọi giá trị khác ngoài 0 đối với đếm byte bằng 6 hoặc 7 không tuân thủ tiêu chuẩn này.
6.5.3.4 Mã hóa của SAK (Thừa nhận lựa chọn)
SAK, như xác định trong Hình 11, được truyền dẫn bởi PICC khi NVB qui định 40 bit dữ liệu hợp lệ và khi tất cả các bit dữ liệu này phù hợp với UID CLn.
Byte thứ nhất | Byte thứ 2, thứ 3 |
SAK (1 byte) | CRC_A (2 byte) |
Hình 11 - Thừa nhận lựa chọn (SAK)
Mã hóa của các bit b3 (bit xếp chồng) và b6 được đưa ra trong Bảng 9.
Bảng 9 - Mã hóa của SAK
b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
X | X | X | X | X | 1 | X | X | Bộ bit xếp chồng: UID không hoàn thiện |
X | X | 1 | X | X | 0 | X | X | UID hoàn thiện, PICC tuân thủ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
X | X | 0 | X | X | 0 | X | X | UID hoàn thiện, PICC không tuân thủ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
"x" có nghĩa là một giá trị "không quan tâm". |
Vì b3 = (1)b PCD phải loại bỏ bất kì bit khác của SAK. Vì b3 = (0)b PCD phải diễn giải b6 và phải loại bỏ bất kì bit còn tồn tại của SAK. PCD hoạt động khác biệt không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Khi b3 được thiết lập (1)b, tất cả các bit khác của SAK phải thiết lập là (0)b.
6.5.4 Nội dung và mức xếp chồng UID
UID gồm 4, 7 hoặc 10 byte UID. Do đó, PICC phải xử lí lên 3 mức xếp chồng để nhận tất cả các byte UID. Trong mỗi mức xếp chồng, một phần UID phải được truyền dẫn đến PCD. Mối quan hệ giữa UID cỡ (xem Bảng 5), số byte UID và mức xếp chồng được đưa ra trong Bảng 10.
Bảng 10 - Cỡ UID
Cỡ UID | Số byte của UID | Các mức xếp chồng |
đơn | 4 | 1 |
cặp đôi | 7 | 2 |
cặp ba | 10 | 3 |
UID là:
- hoặc là một số cố định duy nhất;
- một số ngẫu nhiên được tạo ra một cách linh động bởi PICC (chỉ cho phép đối với UID cỡ đơn);
- hoặc một số cố định không duy nhất (chỉ cho phép đối với UID cỡ đơn).
Byte đầu tiên (uid0) của UID gán nội dung của các byte UID dưới đây như xác định trong Bảng 11 và Bảng 12.
Bảng 11 - Các UID cỡ đơn
uid0 | Mô tả |
'08' | uid1 đến uid3 là một số ngẫu nhiên được tạo ra một cáchlinh động |
'X0' - 'X7', 'X9' - 'XE', '18', '28', '38', '48', '58', '68', '78', '98', 'A8', 'B8', 'C8', 'D8', 'E8' | Số độc quyền |
'F8' | RFU |
'xF' | Số cố định, không duy nhất |
Một UID ngẫu nhiên phải chỉ được tạo ra trên chuyển tiếp trạng thái từ POWER-OFF sang trạng thái IDLE. Giá trị '88' của gắn thẻ xếp chồng CT phải không được sử dụng cho uid0 trong UID cỡ đơn.
Bảng 12 - Các UID cỡ cặp đôi và cặp ba
uid0 | Mô tả |
ID nhà sản xuất theo TCVN 11167-6 (ISO/IEC 7816-6)* | Mỗi nhà sản xuất chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của giá trị các byte khác của số duy nhất. |
* các giá trị '81' đến 'FE', được đánh dấu “Sở hữu riêng” trong TCVN 11167-6 (ISO/IEC 7816-6) là không được phép trong nội dung này. |
Giá trị '88' của việc gắn thẻ xếp chồng CT không nên dùng cho uid3 trong UID cỡ cặp đôi.
Hình 12 xác định việc sử dụng các mức xếp chồng.
Hình 12 - Việc sử dụng các mức xếp chồng
CHÚ THÍCH Mục đích của việc gắn thẻ xếp chồng nhắm vào một va chạm với các PICC có UID cỡ nhỏ hơn.
Các thuật toán sau đây áp dụng đối với PCD để có được UID hoàn chỉnh:
Bước 1 | PCD lựa chọn mức xếp chồng 1. |
Bước 2 | Vòng lặp chống va chạm phải được thực hiện. |
Bước 3 | PCD phải kiểm tra bit xếp chồng của SAK. |
Bước 4 | Nếu bit xếp chồng được thiết lập, PCD phải tăng mức xếp chồng và khởi tạo một vòng lặp chống va chạm mới. |
PICC gửi uid0 với một giá trị RFU không tuân thủ tiêu chuẩn này. Một PICC gửi một số có sở hữu phải có đầy đủ các yêu cầu khác về chuỗi chống va chạm bao gồm CT; trường hợp khác, như PICC không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Trong chống va chạm, PCD phải coi uid0 với RFU hoặc các giá trị sở hữu riêng như một uid0 bình thường.
7 Kiểu B - Khởi tạo và chống va chạm
Phần này mô tả chuỗi khởi tạo và chống va chạm có thể áp dụng cho các PICC Kiểu B.
PICC hoặc PCD gửi các bit RFU phải đặt các bit này thành giá trị được chỉ ra ở đây hoặc là (0)b nếu không cho trước giá trị nào. PICC hoặc PCD nhận các bit RFU không quan tâm đến giá trị của các bit này và phải duy trì và không thay đổi chức năng của nó, trừ khi có tuyên bố khác.
7.1 Ký tự, định dạng khung và định xung nhịp thời gian
Phần này xác định ký tự, định dạng khung và định xung nhịp thời gian sử dụng trong suốt khởi tạo và chống va chạm trao đổi thông tin cho các PICC Kiểu B. Đối việc thể hiện và mã hóa bit tham khảo TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
etu xác định trong 6.1.
7.1.1 Định dạng truyền dẫn ký tự
Các Byte được truyền tải và nhận giữa các PICC và một PCD bởi các ký tự, định dạng trong chuỗi chống va chạm như sau:
- 1 bắt đầu bit tại lô-gic "0";
- 8 bit dữ liệu truyền dẫn, LSB đầu tiên;
- 1 dừng bit tại lô-gic "1".
Việc truyền dẫn của một byte được thực hiện với một ký tự yêu cầu 10 etu như được minh họa trong Hình 13.
Hình 13 - Định dạng ký tự
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.2.3.
Từ PCD đến PICC, các ranh giới bit trong một ký tự phải xuất hiện như xác định trong Bảng 13, khi n là số các ranh giới bit sau khi bit bắt đầu đổ cạnh (1 ≤ n ≤ 9).
Bảng 13 - Ranh giới bit từ PCD đến PICC
| Tốc độ bit PCD đến PICC | |||
fc/128 | fc/64 | fc/32 | fc/16 | |
Các ranh giới bit từ PCD đến PICC cho (các) cạnh đi xuống | n etu ± 8/fc | n etu ± 1/fc | n etu ± 1/fc | n etu ± 1/fc |
Các ranh giới bit từ PCD đến PICC cho (các) cạnh đi lên | n etu ± 8/fc | n etu ± 4/fc | n etu ± 2/fc | n etu ± 1/fc |
Đối với các tốc độ bit cao hơn fc/16, các ranh giới bit phải xuất hiện tại các vị trí bit danh nghĩa.
7.1.2 Phân tách ký tự
7.1.2.1 Phân tách ký tự đối với các tốc độ bit đến fc/16
Một ký tự có thể bị phân tách từ một ký tự trước đó bằng thời gian bảo vệ thêm EGT.
EGT giữa 2 ký tự liên tiếp được gửi bởi PCD đến PICC là giữa 0 và 5,875 etu (không cần thiết là một số nguyên của etu), như xác định trong Bảng 14.
EGT giữa 2 ký tự liên tiếp được gửi bởi PICC đến PCD là giữa 0 và 2 etu (không cần thiết là một số nguyên của etu), như xác định trong Bảng 15.
Bảng 14 - EGT từ PCD đến PICC
EGT PCD đến PICC | |||
PCD phải sử dụng EGT ở giữa | PICC phải chấp nhận EGT ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất |
0 etu | 5,875 etu | 0 etu | 6 etu |
Bảng 15 - EGT từ PICC đến PCD
EGT PICC đến PCD | |||
PICC phải sử dụng EGT ở giữa | PCD phải chấp nhận EGT ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất |
0 etu | 2 etu | 0 etu | 2,125 etu |
Số nguyên của etu cho EGT nên được sử dụng cho tất cả các tốc độ bit. Không giá trị nguyên nào có thể không được chấp nhận trong các phiên bản sau của tiêu chuẩn này.
7.1.2.2 Phân tách ký tự đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2
Không phân tách ký tự phải được áp dụng.
7.1.3 Định dạng khung
Các PCD và PICC phải gửi các ký tự như các khung. Khung được xác định bởi SOF và EOF, như xác định trong Hình 14, trừ khi bị áp theo 7.10.3.3.
| SOF | Các ký tự | EOF |
|
Hình 14 - Định dạng khung
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.2.2.
7.1.4 SOF
SOF, như được minh họa trong Hình 15, và được xác định trong Bảng 16, Bảng 17 và Bảng 18, bao gồm như sau:
- một cạnh đi xuống;
- tiếp theo từ 10 đến 11 etu với một lô-gic "0" (SOF thấp);
- tiếp theo một cạnh đơn đi lên;
- tiếp theo từ 2 đến 3 etu với một lô-gic "1" (SOF cao).
Hình 15-SOF
Bảng 16 - SOF của truyền dẫn PCD
| PCD phải sử dụng định xung nhịp thời gian ở giữa | PICC phải chấp nhận định xung nhịp thời gian ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất | |
PCD SOFthấp | 10 etu | 11 etu + 1/16 etu | 10 etu -1/16 etu | 11 etu + 1/8 etu |
PCD SOF cao | 2 etu -1/16 etu | 3 etu + 1/16 etu | 2 etu -1/8 etu | 3 etu + 1/8 etu |
Bảng 17 - SOF thấp của truyền dẫn PICC
Tốc độ bit | PICC phải sử dụng định xung nhịp thời gian SOF thấp ở giữa | PCD phải chấp nhận định xung nhịp thời gian SOF thấp ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất | |
fc/128 | 10 etu - 0,5/fs | 11 etu + 0,5/fs | 10 etu -1/fs | 11 etu + 1/fs |
fc/64 | 10 etu | 11 etu | 10 etu - 0,5/fs | 11 etu + 0,5/fs |
fc/32 | 10 etu | 11 etu | 10 etu | 11 etu |
> fc/32 | 10 etu | 11 etu | 10 etu | 11 etu |
Bảng 18 - SOF cao của truyền dẫn PICC
Tốc độ bit | PICC phải sử dụng định xung nhịp thời gian SOF cao ở giữa | PCD phải chấp nhận định xung nhịp thời gian SOF cao ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất | |
fc/128 | 2 etu - 0,5/fs | 3 etu + 0,5/fs | 2 etu - 1/fs | 3 etu + 1/fs |
fc/64 | 2 etu | 3 etu | 2 etu - 0,5/fs | 3 etu + 0,5/fs |
fc/32 | 2 etu | 3 etu | 2 etu | 3 etu |
> fc/32 | 2 etu | 3 etu | 2 etu | 3 etu |
CHÚ THÍCH Tất cả các giá trị trong các Bảng 17 và 18 tuân thủ các yêu cầu chuyển pha của TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), 9.2.4.
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.2.2.
7.1.5 EOF
EOF, như được minh họa trong Hình 16, và được xác định trong Bảng 19 và Bảng 20, bao gồm như sau:
- một cạnh đi xuống:
- tiếp theo từ 10 đến 11 etu với một lô-gic "0" (SOF thấp);
- tiếp theo một cạnh đơn đi lên;
Hình 16 - EOF
Bảng 19 - EOF của truyền dẫn PCD
PCD phải sử dụng định xung nhịp thời gian EOF ở giữa | PICC phải chấp nhận định xung nhịp thời gian EOF ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất |
10 etu | 11 etu + 1/16 etu | 10 etu -1/16 etu | 11 etu + 1/8 etu |
Bảng 20 - EOF của truyền dẫn PICC
Tốc độ bit | PICC phải sử dụng định xung nhịp thời gian EOF ở giữa | PCD phải chấp nhận định xung nhịp thời gian EOF ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất | |
fc/128 | 10 etu - 0,5/fs | 11 etu + 0,5/fs | 10 etu - 1/fs | 11 etu + 1/fs |
fc/64 | 10 etu | 11 etu | 10 etu - 0,5/fs | 11 etu + 0,5/fs |
fc/32 | 10 etu | 11 etu | 10 etu | 11 etu |
> fc/32 | 10 etu | 11 etu | 10 etu | 11 etu |
CHÚ THÍCH Tất cả các giá trị trong Bảng 20 tuân thủ các yêu cầu chuyển pha của TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), 9.2.4.
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.2.2.
7.1.6 Định xung nhịp thời gian trước SOF PICC
PICC bắt đầu trao đổi thông tin sau một dữ liệu PCD truyền dẫn phải tôn trọng định xung nhịp thời gian xác định trong Hình 17.
Các giá trị mặc định nhỏ nhất của TR0 và TR1 được xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2) và có thể giảm bởi PCD, xem 7.10.3.
Giá trị lớn nhất của TR0 là:
- 4096/fc (~ 302 μs) cho ATQB;
- 65536/fc (~ 4,8 ms) cho các khối S(DESELECT) và S(PARAMETERS) (xem TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4), 8.1):
- (4096/fc) x 2 FWI - TR1 cho tất cả các khung khác (xem 7.9.4.3).
Giá trị lớn nhất của TR1 là 200/fs.
CHÚ THÍCH tE,PICC được qui định trong Điều 8.
Hình 17 - Định xung nhịp thời gian trước SOF PICC
Một PICC có thể bật sóng mang con chỉ khi nó dự tính bắt đầu truyền dẫn thông tin.
Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của TR0 và TR1 có thể được áp dụng cho các PICC. Các PCD phải chấp nhận các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của TR0 với một biên độ 16/fc và TR1 là 1/fs..
7.1.7 Định xung nhịp thời gian trước SOF PCD
PCD bắt đầu trao đổi thông tin sau một dữ liệu PICC truyền dẫn và EOF phải tôn trọng định xung nhịp thời gian trong Hình 18.
PICC phải tắt sóng mang con của nó sau khi truyền dẫn EOF và tôn trọng định xung nhịp thời gian trong Bảng 21. Tín hiệu sóng mang con phải là:
- không được dừng lại trước khi kết thúc EOF;
- dừng lại không quá 2 etu sau khi kết thúc EOF.
CHÚ THÍCH Nếu sóng mang con tắt tại cùng thời điểm cạnh tăng lên của EOF PICC thì việc dừng sóng mang con biểu thị cạnh tăng lên của PICC EOF.
Giá trị nhỏ nhất của TR2 được mã hóa trong ATQB bằng Protocol_Type (kiểu giao thức) trong trường “Protocol Info” (Protocol Info (thông tin giao thức)) (xem 7.9.4.4).
Hình 18 - Định xung nhịp thời gian trước SOF PCD
Bảng 21 - Định xung nhịp thời gian (fs đến OFF) trước SOF PCD
PICC phải sử dụng định xung nhịp thời gian ở giữa | PCD phải chấp nhận định xung nhịp thời gian ở giữa | ||
Nhỏ nhất | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Lớn nhất |
0 etu | 2 etu | 0 etu | 2 etu + 1/fs |
Giá trị nhỏ nhất của TR2 có thể được áp dụng cho các PICC. Các PCD phải phải tôn trọng giá trị nhỏ nhất của TR2 với một lượng dư 100/fc.
Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc xem E.2.1.2.2.
7.2 CRC_B
Một khung chỉ được coi là đúng nếu nó nhận một giá trị CRC_B hợp lệ.
Khung CRC_B là một chức năng của các bit dữ liệu k, gồm tất cả các bit dữ liệu trong khung, ngoại trừ các bit bắt đầu, bit dừng, trễ giữa các byte, SOF và EOF, và chính CRC_B. Khi dữ liệu được mã hóa trong byte, số các bit k là bội của 8.
Đối với việc kiểm tra lỗi, 2 byte CRC_B có trong khung, sau các bit dữ liệu và trước EOF. CRC_B như xác định trong ISO/IEC 13239. Nội dung đăng kí đầu tiên phải gồm tất cả: ‘FFFF’.
Đối với các ví dụ tham khảo Phụ lục B.
7.3 Chuỗi chống va chạm
Một chuỗi chống va chạm được quản lý bởi PCD thông qua một tập hợp lệnh mô tả chi tiết trong phần này.
PCD làm chủ trao đổi thông tin với một hoặc nhiều PICC. Nó khởi tạo hoạt động trao đổi thông tin PICC bằng việc phát lệnh REQB/WUPB để nhắc các PICC đáp ứng.
Trong chuỗi chống va chạm có thể xảy ra 2 hoặc nhiều PICC đáp ứng đồng loạt: điều này là một va chạm. Tập hợp lệnh cho phép PCD xử lí các chuỗi để phân tách những truyền dẫn PICC đúng định xung nhịp thời gian. PCD có thể lặp lại thủ tục chống va chạm của nó cho đến khi nó tìm thấy tất cả PICC trong bộ quy tắc hoạt động.
Hoàn thành chuỗi chống va chạm, trao đổi thông tin PICC phải được kiểm soát bởi PCD, cho phép chỉ một PICC nói chuyện tại một thời điểm.
Lược đồ chống va chạm dựa trên định nghĩa về các khe trong đó các PICC được mời để trả lời với dữ liệu định danh nhỏ nhất, số lượng khe được tham số hóa trong REQB/WUPB và có theerkhacs nhau từ 1 đến vài số nguyên. PICC có khả năng đáp ứng trong từng khe cũng có thể được kiểm soát. Các PICC cho phép trả lời chỉ 1 lần trong chuỗi chống va chạm.
Do đó, ngay cả trong trường hợp nhiều PICC đại diện trong trường PCD, có thể phải có một khe cắm, trong đó chỉ có một PICC trả lời và là nơi PCD có thể nắm bắt các dữ liệu nhận dạng. Dựa trên dữ liệu nhận dạng PCD có thể thiết lập một kênh trao đổi thông tin với PICC xác định.
Một chuỗi chống va chạm cho phép lựa chọn một hoặc nhiều PICC cho trao đổi thông tin bất cứ lúc nào.
7.4 PICC trình bày mô tả
Các trạng thái khác nhau và các điều kiện chuyển đổi giữa các trạng thái mô tả hành động trong chuỗi chống va chạm.
Các biểu tượng dưới đây áp dụng cho các Hình 19 và 20
REQB(AFI/nAFI, N, R)/WUPB(AFI/nAFI, N, R) | Các lệnh REQB/WUPB với AFI phù hợp/không phù hợp |
AFI | AFI phù hợp |
nAFI | AFI không phù hợp |
Slot-MARKER | Lệnh Slot-MARKER với số khe phù hợp |
nSlot-MARKER | Lệnh Slot-MARKER với số khe không phù hợp |
HLTB(PUPI) | Lệnh HLTB với PUPI phù hợp |
HLTB(nPUPI) | Lệnh HLTB với PUPI không phù hợp |
ATTRIB(PUPI) | Lệnh ATTRIB với PUPI phù hợp |
ATTRIB(nPUPI) | Lệnh ATTRIB với PUPI không phù hợp |
Error | Lỗi truyền dẫn được phát hiện hoặc khung bất thường |
Hình 19 - Sơ đồ trạng thái PICC Kiểu B
7.4.1 Biểu đồ khởi tạo và chống va chạm
Hình 20 - Biểu đồ khởi tạo và chống va chạm PICC
CHÚ THÍCH R là một số ngẫu nhiên được chọn bởi PICC trong day từ 1 đến N (đối với mã hóa của N xem 7.7.4).
7.4.2 Câu lệnh chung cho mô tả trạng thái và các chuyển tiếp
Đối với bất kì trạng thái nào dưới đây nên áp dụng:
- PICC nên trở về trạng thái POWER-OFF nếu trường RF biến mất.
Đối với bất kì trạng thái cụ thể để chuỗi chống va chạm (ngoại trừ trạng thái PROTOCOL) dưới đây nên áp dụng:
- trao đổi thông tin mặc định các tham số như xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2) và trong các phần trước đó được sử dụng;
- PICC phải không phát sóng mang con ngoại trừ để truyền các khung đáp ứng như qui định trong các phần trước đó;
- nếu một khung từ PCD hợp lệ (chính xác CRC_B), PICC phải thực hiện hành động và/hoặc đáp ứng yêu cầu phụ thuộc vào trạng thái của nó;
- vì trong các lệnh chống va chạm 3 bit đầu tiên của dữ liệu trong một khung là (101)b (3 bit đầu tiên của byte tiền tố chống va chạm) PICC phải không trả lời bất kì khung lệnh nào không bắt đầu với (101)b;
- PICC phải chỉ đáp ứng với các khung hợp lệ nhận được (không đáp ứng gửi khi các lỗi truyền dẫn bị phát hiện).
7.4.3 Trạng thái POWER-OFF (TẮT NGUỒN)
Mô tả:
Trong trạng thái POWER-OFF (TẮT NGUỒN), PICC không được cấp nguồn bởi mộttrường hoạt động PCD.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏitrạng thái:
Nếu PICC ở trong một từ trường cấp năng lượng lớn hơn Hmin (xem TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443- 2)), nó phải nhập vào trạng thái IDLE của nó trong một độ trễ không lớn hơn trạng thái xác định trong Điều 5.
7.4.4 Trạng thái IDLE
Mô tả:
Trong trạng thái IDLE, PICC được cung cấp năng lượng. Nó nghe cho các khung và phải công nhận các lệnh REQB và WUPB.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
Việc tiếp nhận một khung lệnh REQB hoặc WUPB hợp lệ PICC phải đi vào trạng thái READY-REQUESTED hoặc trạng thái phụ READY-DECLARED, tùy thuộc vào giá trị N và nếu R cần thiết, như xác định trong 7.6. (REQB/WUPB hợp lệ có nghĩa là một khung hợp lệ với lệnh REQB/WUPB và một AFI phù hợp. Xem lệnh REQBA/VUPB đặc biệt để biết thêm chi tiết.)
7.4.5 Trạng thái phụ READY-REQUESTED
Mô tả:
Trong trạng thái phụ READY-REQUESTED, PICC được cung cấp năng lượng và nhận một lệnh REQB hoặc WUPB hợp lệ với một tham số điều khiển N (không bằng 1). PICC có một số R ngẫu nhiên (không bằng 1) được sử dụng để kiểm soát hoạt động tiếp theo của PICC được mô tả trong 7.6. Nó nghe vì khung và thừa nhận các lệnh REQB, WUPB và Slot-MARKER.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
Xem chi tiết ở 7.6.
Chú ý cụ thể:
Trong trạng này ATQB chưa được gửi đi
7.4.6 Trạng thái phụ READY-DECLARED
Mô tả:
Trong trạng thái phụ READY-DECLARED, PICC được cung cấp năng lượng và gửi ATQB của nó tương ứng với lệnh REQB/WUPB/Slot-MARKER cuối cùng nhận được. Nó nghe cho các khung và thừa nhận các lệnh REQB/WUPB, ATTRIB và HLTB.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
Việc tiếp nhận một lệnh ATTRIB hợp lệ PICC phải đi vào trạng thái PROTOCOL (PROTOCOL) nếu PUPI trong lệnh ATTRIB phù hợp với PUPI PICC.
Nếu PUPI trong lệnh ATTRIB không phù hợp với PUPI PICC, PICC phải vẫn trong trạng thái phụ READY-DECLARED.
Việc tiếp nhận một khung lệnh REQB/WUPB hợp lệ cùng các điều kiện và chuyển đổi phải áp dụng như việc tiếp cận một khung lệnh REQB/WUPB trong trạng thái IDLE.
Việc tiếp nhận một lệnh HLTB phù hợp PICC phải đi vào trạng thái HALT.
7.4.7 Trạng thái PROTOCOL
Mô tả:
Trong trạng thái PROTOCOL, PICC được cung cấp năng lượng và gửi trả lời của nó đến lệnh ATTRIB.
Nếu PICC được chọn cho giao thức TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) với lệnh ATTRIB, sau đó PICC phải hoạt động theo TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) cũng như có thể thực hiện không theo giao thức TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
Chú ý cụ thể:
Các khung REQB/WUPB hoặc Slot-MARKER hợp lệ phải không được trả lời. Một khung hợp lệ với một lệnh ATTRIB phải không được trả lời.
Trong giao thức tầng cao hơn, các lệnh cụ thể có thể được xác định để đưa PICC quay lại trạng thái khác (IDLE hoặc HALT). PICC có thể trở lại các trạng thái này chỉ sau khi tiếp nhận các lệnh như vậy.
7.4.8 Trạng thái HALT
Mô tả:
Trong trạng thái HALT, PICC được cung cấp năng lượng. Nó nghe cho các khung và thừa nhận các lệnh WUPB. PUPI phải không thay đổi (xem 7.9.2) khi đi vào hay rời bỏ trạng thái HALT.
Các điều kiện và chuyển tiếp thoát khỏi trạng thái:
Việc tiếp nhận một lệnh WUPB hợp lệ PICC phải đi vào trạng thái READY-REQUESTED hoặc trạng thái phụ READY-DECLARED, tùy thuộc vào giá trị N và nếu R cần thiết, như xác định trong 7.6. REQB/WUPB hợp lệ có nghĩa là một khung hợp lệ với lệnh REQB/WUPB và một AFI phù hợp. Xem lệnh REQB/WUPB đặc biệt để biết thêm chi tiết.) Nếu AFI không phù hợp, PICC chuyển sang trạng thái IDLE.
7.5 Tập hợp lệnh
4 lệnh nguyên thủy được sử dụng để quản lý các kênh trao đổi thông tin đa-nút:
- REQB/WUPB;
- Slot-MARKER;
- ATTRIB;
- HLTB.
Tất cả 4 lệnh sử dụng ký tự, định dạng khung và định xung nhịp thời gian chi tiết trong 7.1.
Các lệnh và các đáp ứng của PICC để các lệnh này được mô tả trong các phần dưới đây. Bất kì khung nhận được nào với một định dạng sai (các định danh khung sai hoặc CRC_B không hợp lệ) bị loại bỏ.
7.6 Các nguyên tắc đáp ứng chống va chạm
Một PICC ở trạng thái IDLE hoặc trạng thái phụ READY-REQUESTED hoặc trạng thái phụ READY-DECLARED và nhận một lệnh REQB/WUPB hợp lệ (AFI = 0 hoặc AFI phù hợp với một ứng dụng nội bộ), hoặc ở trạng thái HALT và nhận một lệnh WUPB hợp lệ (AFI = 0 hoặc AFI phù hợp với một ứng dụng nội bộ), phải đáp ứng theo các quy tắc sau đây, nơi tham số N được đưa ra trong lệnh REQB/WUPB:
Nếu N = 1 PICC phải gửi một ATQB và chuyển trạng thái phụ READY-DECLARED
Nếu N > 1 PICC phải tạo ra bên trong một số ngẫu nhiên R được phân phối đồng đều giữa 1 và N
Nếu R = 1 PICC phải gửi ATQB và chuyển trạng thái phụ READY-DECLARED
Nếu R > 1 PICC phải đợi cho đến khi nó nhận được một lệnh Slot-MARKER với một con số khe phù hợp (số khe = R) trước khi gửi ATQB và chuyển trạng thái phụ READY-DECLARED
Hình 19 minh họa những chuyển tiếp trạng thái khác nhau.
7.6.1 PICC chỉ với khởi tạo
Nếu độ phân giải chống va chạm không được yêu cầu (ví dụ chỉ một PICC được dự kiến trong trường PCD), nó không bắt buộc đối với một PICC để hỗ trợ hoặc lệnh REQB/WUPB với N > 1 hoặc lệnh Slot-MARKER. Không bắt buộc đối với các PCD, đặc biệt là không sử dụng REQB/WUPB với N = 1, hoặc trong nhiều vị trí PICC, để hỗ trợ các PICC như vậy. Các PICC Kiểu B phải tuân thủ tất cả điều có liên quan của tiêu chuẩn này.
7.7 Lệnh REQB/WUPB
Các lệnh REQB và WUPB gửi đi bởi PCD được sử dụng để thăm dò trường các PICC Kiểu B. Ngoài ra WUPB đặc biệt cũng được dùng để đánh thức các PICC ở trạng thái HALT.
Số lượng các khe N có trong lệnh như một tham số để tối ưu hóa các thuật toán chống va chạm cho một ứng dụng đã cho. Xem Hình 19 và 20 mô tả chi tiết khi PICC đáp ứng với các lệnh tương ứng.
7.7.1 Định dạng lệnh REQB/WUPB
Lệnh REQB/WUPB có định dạng, xác định trong Hình 21.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | Byte thứ 4 |
APf (1 byte) | AFl (1 byte) | PARAM (1 byte) | CRC_B (2 byte) |
Hình 21 - Định dạng lệnh REQB/WUPB
7.7.2 Mã hóa của byte tiền tố chống va chạm APf
Byte tiền tố chống va chạm APf = '05' = (0000 0101)b.
7.7.3 Mã hóa của AFI
AFI (Định danh families ứng dụng) đại diện kiểu ứng dụng mục tiêu bởi PCD và được sử dụng để lựa chọn trước các PICC trước ATQB. Chỉ các PICC với các ứng dụng kiểu được chỉ định bởi AFI có thể trả lời một lệnh REQB/WUPB với AFI khác '00'. Khi AFI bằng '00', tất cả PICC phải xử lí REQB/WUPB.
Nửa byte quan trọng nhất của AFI được sử dụng để mã cụ thể một hoặc tất cả các families ứng dụng, như xác định trong Bảng 22. Nửa byte ít quan trọng nhất của AFI được sử dụng để mã cụ thể một hoặc tất cả các sub-families ứng dụng. Mã số sub-families khác 0 là sở hữu riêng ngoại trừ xác định trong Bảng 22.
Bảng 22 - Mã hóa AFI
AFINửa byte có nghĩa nhất | AFINửa byte ít nghĩa nhất | Ý nghĩa -các PICC đáp ứng từ | VÍ DỤ/CHÚ THÍCH |
'0' | '0' | Tất cả các họ và phân họ | Không có ứng dụng lựa chọn trước |
X | '0' | Tất cả các phân họ của họ X | Ứng dụng rộng rãi lựa chọn trước |
X | Y | Chỉ phân họ thứ Y của họ X |
|
'0' | Y | Sở hữu riêng phân họ Y |
|
'1' | '0', Y | Giao thông | Giao thông công cộng, xe buýt, hàng không... |
'2' | '0', Y | Tài chính | IEP, Ngân hàng, bán lẻ.... |
'3' | '0', Y | Định danh | Kiểm soát truy cập.... |
'4' | '0', Y | Viễn thông | Điện thoại công cộng, GSM.... |
'5' | '0', Y | Ytế |
|
'6' | '0', Y | Đa phương tiện | Các dịch vụ internet.... |
'7' | '0', Y | Trò chơi |
|
'8' | '0', Y | Lưu trữ dữ liệu | Các tập tin di động.... |
'9' - 'D' | '0', Y | RFU |
|
'E' | '0', Y = 1, Y = 2, các giá trị Y khác là RFU | Máy có thể đọc các văn bản du lịch (MRTDs) | Y = 1 hộ chiếu điện tử Y = 2 thị thực điện tử |
'F' | '0', Y | RFU |
|
CHÚ THÍCH X = '1' đến 'F', Y = '1' đến 'F'
PICC không đáp ứng khi trường AFI được thiết lập thành một giá trị là RFU.
7.7.4 Mã hóa của PARAM
Mã hóa của PARAM được xác định trong Hình 22.
b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 |
Mỗi bit RFU | Mở rộng ATQB hỗ trợ | REQB/ WUPB | N |
Hình 22 - Mã hóa của PARAM
Tất cả các bit RFU phải được thiết lập thành (0)b.
b4 = (0)b xác định REQB: các PICC trong trạng thái IDLE hoặc READY phải xử lí lệnh này.
b4 = (1)b xác định WUPB: các PICC trong trạng thái IDLE hoặc READY hoặc HALT phải xử lí lệnh này. b1, b2 và b3 được sử dụng để mã N theo như Bảng 23.
b5 chỉ ra khả năng PCD hỗ trợ đáp ứng ATQB mở rộng từ PICC. Sử dụng ATQB mở rộng là tùy chọn đối với PICC. Mã hóa của b5 như sau:
- b5 = (0)b xác định: ATQB mở rộng xác định trong 7.9.4.7 không được hỗ trợ bởi PCD,
- b5 = (1)b xác định: ATQB mở rộng xác định trong 7.9.4.7 được hỗ trợ bởi PCD.
CẢNH BÁO - Nhà sản xuất PCD nên quan tâm đến b5 là RFU trong ISO/IEC 14443-3:2001 và hành vi PICC với b5 = (1)b không được qui định.
PCD gửi một lệnh REQB/WUPB với (b8 đến b6) <> (000)b không tuân thủ tiêu chuẩn này.
PICC nên bỏ qua (b8 đến b6) giải thích của nó về mọi trường kháccủa khung tổng thể phải không thay đổi.
Bảng 23 - Mã hóa của N
b3 | b2 | b1 | N |
0 | 0 | 0 | 1 =20 |
0 | 0 | 1 | 2 = 21 |
0 | 1 | 0 | 4 = 22 |
0 | 1 | 1 | 8 = 23 |
1 | 0 | 0 | 16 = 24 |
1 | 0 | 1 | RFU |
1 | 1 | X | RFU |
Cho đến khi các giá trị RFU (101)b hoặc (11x)b được gán bởi ISO/IEC, một PICC nhận (b3 đến b1) = (101)b hoặc (11x)b phải diễn giải nó là (b3 đến b1) = (100)b (16 khe).
PCD gửi (b3 đến b1) = (101)b hoặc (11x)b không tuân thủ tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH Đối với mỗi PICC, khả năng đáp ứng (ATQB) trong khe đầu tiên là 1 / N.
7.8 Lệnh Slot-MARKER
Sau một lệnh REQB/WUPB, PCD có thể gửi (N - 1) lệnh Slot-MARKER để xác định điểm bắt đầu mỗi khe.
Các lệnh Slot-MARKER có thể được gửi:
- sau khi kết thúc một thông điệp ATQB nhận được bởi PCD;
- hoặc sớm hơn nếu ATQB không được nhận.
7.8.1 Định dạng lệnh Slot-MARKER
Lệnh Slot-MARKER được định dạng xác định trong Hình 23.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2, 3 |
Apn | CRC_B |
Hình 23 - Định dạng lệnh Slot-MARKER
7.8.2 Mã hóa byte tiền tố chống va chạm APn
APn = (nnnn 0101)b khi nnnn mã số khe như xác định trong Bảng 24.
Bảng 24 - Mã hóa của số khe
nnnn | số khe |
0001 | 2 |
0010 | 3 |
0011 | 4 |
…….. | …….. |
1110 | 15 |
1111 | 16 |
CHÚ THÍCH Không bắt buộc các lệnh Slot-MARKER được gửi liên tục với các số khe gia tăng.
7.9 Đáp ứng ATQB
Đáp ứng cả hai lệnh REQB/WUPB và Slot-MARKER được gọi tên là ATQB.
7.9.1 Định dạng đáp ứng ATQB
Đáp ứng ATQB có 1 trong hai định dạng được xác định trong Hình 24.
Định dạng ATQB cơ bản:
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3,4,5 | Byte thứ 6,7,8,9 | Byte thứ 10,11,12 | Byte thứ 13,14 |
'50' (1 byte) | PUPI (4 bytes) | Dữ liệu ứng dụng (4 bytes) | Protocol Info (thông tin giao thức) (3 bytes) | CRC_B (2 bytes) |
Định dạng ATQB mở rộng:
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3,4,5 | Byte thứ 6,7,8,9 | Byte thứ 10,11,12,13 | Byte thứ 14,15 |
'50' (1 byte) | PUPI (4 bytes) | Dữ liệu ứng dụng (4 bytes) | Protocol Info (thông tin giao thức) (4 bytes) | CRC_B (2 bytes) |
Hình 24 - Các định dạng đáp ứng ATQB
PICC phải gửi định dạng ATQB cơ bản nếu ATQB mở rộng không được hỗ trợ bởi PCD (xem 7.7.4). PICC có thể gửi định dạng ATQB mở rộng nếu ATQB mở rộng được hỗ trợ bởi PCD (xem 7.7.4).
7.9.2 PUPI (Pseudo-Unique PICC Identifier)
Một Pseudo-Unique PICC Identifier (PUPI) được sử dụng để phân biệt các PICC trong chống va chạm. Số 4-byte có thể là một số động được tạo ra bởi PICC hoặc là một số cố định đa dạng. PUPI chỉ phải tạo ra bởi một chuyển tiếp trạng thái từ POWER-OFF (TẮT NGUỒN) sang trạng thái IDLE.
Cảnh báo - Các PICC dựa trên ISO/IEC 14443-3:2001 có thể thay đổi PUPI của chúng khi rời khỏi trạng thái HALT và/hoặc trong trạng thái IDLE.
7.9.3 Dữ liệu ứng dụng
Trường dữ liệu ứng dụng được sử dụng để thông báo cho PCD các ứng dụng hiện được cài đặt trong PICC. Thông tin này cho phép PCD lựa chọn PICC mong muốn trong khi có nhiều các PICC.
Dữ liệu ứng dụng được xác định phụ thuộc vào trường ADC (Mã hóa dữ liệu ứng dụng) trong trường Protocol Info (thông tin giao thức) (xem 7.9.4), trong đó xác định hoặc phương pháp nén CRC_B được mô tả dưới đây hoặc mã hóa sở hữu riêng được sử dụng.
Khi mã hóa nén CRC_B được sử dụng, các nội dung trường dữ liệu ứng dụng được xác định trong Hình 25.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2, 3 | Byte thứ 4 |
AFI (1 byte) | CRC_B (AID) | Số của ứng dụng |
Hình 25 - Định dạng dữ liệu ứng dụng
CHÚ THÍCH 2 byte CRC_B (AID) được gửi theo thứ tự như CRC_B khác.
7.9.3.1 AFI
Đối với các PICC ứng dụng đơn AFI cho family ứng dụng (xem mã hóa AFI trong Bảng 22). Đối với các PICC đa ứng dụng AFI cho family ứng dụng được mô tả trong CRC_B (AID).
7.9.3.2 CRC_B (AID)
CRC_B(AID) là kết quả tính toán của CRC_B của AID (như xác định trong ISO/IEC 7816-4:2005, 8.2.1.2) về ứng dụng trong PICC phù hợp với AFI đã cho trong lệnh REQB/WUPB.
7.9.3.3 Số của các ứng dụng
Số các trường ứng dụng qui định có bao nhiêu ứng dụng nằm trong PICC.
Giá trị nửa byte có nghĩa nhất cho số các ứng dụng tương ứng với AFI đã cho trong dữ liệu ứng dụng với '0' ý nghĩa không ứng dụng và 'F' ý nghĩa 15 ứng dụng hoặc nhiều hơn.
Giá trị nửa byte ít nghĩa nhất cho tổng số các ứng dụng trong PICC với '0' ý nghĩa không ứng dụng và 'F' ý nghĩa 15 ứng dụng hoặc nhiều more.
7.9.4 Protocol Info (thông tin giao thức)
Trường Protocol Info (thông tin giao thức) chỉ ra các tham số hỗ trợ bởi PICC. Nó được định dạng như qui định trong Hình 26.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | Byte thứ 4 (tùy chọn) ATQB mở rộng | ||||
Bit_Rate_capab ility (khả năng tốc độ bit) (8 bit) | Max_Frame_Si ze (cỡ khung lớn nhất) (4 bit) | Protocol_Ty pe (kiểu giao thức) | FWI | ADC | FO | SFGI | RFU |
Hình 26 - Định dạng Protocol Info (thông tin giao thức)
Các bit RFU trong Hình 26 phải được đặt là (0)b.
7.9.4.1 FO
Tùy chọn khung hỗ trợ bởi PICC được xác định trong Bảng 25.
Bảng 25 - Tùy chọn khung hỗ trợ bởi PICC
b2 | b1 | Ý nghĩa |
1 | x | NAD hỗ trợ bởi PICC |
x | 1 | CID hỗ trợ bởi PICC |
7.9.4.2 ADC
ADCbaogồm 2 bit b3và b4.
b3 =(0)bcó nghĩa mãhóa dữ liệuứng dụng là sở hữu riêng.
b3 =(1)bcó nghĩa Mãdữ liệu ứngdụng như môt tả trong 7.9.3.
b4 =RFU
7.9.4.3FWI
Số nguyên thời gian cờ khung (4 bit) được mã hóa từ b8 đến b5: FWI mã một giá trị nguyên sử dụng để xác định FWT.
FWT xác định xung nhịp thời gian lớn nhất cho một PICC bắt đầu đáp ứng sau khi kết thúc một khung PCD. FWT được tính theo công thức (1):
FWT = (256 x 16 / fc) x 2FWI | (1) |
Khi giá trị của FWI có dãy từ 0 đến 14 và giá trị 15 là RFU.
Đối với FWI = 0, FWT là nhỏ nhất (~ 302 μs).
Đối với FWI = 14, FWT là lớn nhất (~ 4949 ms).
Trong trường hợp ATQB mở rộng hỗ trợ bởi PICC và PCD:
- FWT áp dụng sau khi trả lời lệnh ATTRIB,
- định xung nhịp thời gian chờ để trả lời lệnh ATTRIB là một giá trị cố định đã cho bởi công thức (2). Định xung nhịp thời gian chờ trả lời ATTRIB = (256 x 16 / fc) x 24 (~ 4,8 ms) (2)
Khuyến cáo nên dùng một FWT càng thấp càng tốt để bảo vệ tốc độ trao đổi thông tin khi xuất hiện thử lại.
Một PICC thiết lập FWI = 15 không phù hợp với tiêu chuẩn này.
Cho đến khi giá trị RFU 15 được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận FWI = 15 phải diễn giải là FWI = 4.
CHÚ THÍCH Yêu cầu này được thêm vào khả năng tương thích của PCD với các PICC tương lai khi ISO/IEC xác định hành động đối với một RFU giá trị 15.
7.9.4.4 Protocol_Type (kiểu giao thức)
Bảng 26 xác định Protocol_Type (kiểu giao thức) hỗ trợ bởi PICC.
Bảng 26 - Protocol_Type (kiểu giao thức) hỗ trợ bởi PICC
b1 | Ý nghĩa |
1 | PICC phù hợp với TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
0 | PICC không phù hợp với TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) |
Giá trị nhỏ nhất của TR2 (độ trễ giữa bắt đầu EOF PICC và bắt đầu SOF PCD) được xác định bởi các bit Protocol_Type (kiểu giao thức) (b3, b2), như qui định trong Bảng 27.
Bảng 27 - Mã hóa TR2 nhỏ nhất
b3 | b2 | TR2 nhỏ nhất |
0 | 0 | 10 etu + 512/fc |
0 | 1 | 10 etu + 2048/fc |
1 | 0 | 10 etu + 4096/fc |
1 | 1 | 10 etu + 8192/fc |
Bit b4 là RFU và phải được thiết lập là (0)b.
PCD phải tiếp tục trao đổi thông tin với một PICC thiết lập b4 thành (1)b.
7.9.4.5 Cỡ_Khung_lớn nhất
Bảng 28 xác định cỡ khung lớn nhất.
Bảng 28 - Cỡ khung lớn nhất
Mã cỡ khung lớn nhất trong ATQB | ‘0’ | ‘1’ | ‘2’ | ‘3’ | ‘4’ | ‘5’ | ‘6’ | ‘7’ | ‘8’ | ‘9’ | ‘A’ | ‘B’ | ‘C’ | ‘D’ - ‘F’ |
Cỡ khung lớn nhất (byte) | 16 | 24 | 32 | 40 | 48 | 64 | 96 | 128 | 256 | 512 | 1024 | 2048 | 4096 | RFU |
PICC tlap Maximum Frame Size Code (Mã kích cỡ khung lớn nhất) (Mã kích cỡ khung lớn nhất) = ‘D’ - ‘F’ không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Cho đến khi các giá trị RFU 'D' - 'F' được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận Mã kích thước khung lớn nhất = 'D' -'F' phải diễn giải nó là Mã kích thước khung lớn nhất = 'C' (Kích thước khung lớn nhất = 4 096 byte).
CHÚ THÍCH Yêu cầu PCD này được bổ sung để sự phù hợp của PCD với các PICC sau này khi ISO/IEC xác định hành động cho các giá trị RFU of 'D' - 'F'.
7.9.4.6 Khả năng_tốc độ _bit
Bảng 29 xác định các tốc độ bit hỗ trợ bởi PICC. A PICC thiết lập b4 = (1)b không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Bảng 29 - Các tốc độ bit hỗ trợ bởi PILIC
b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 | Ý nghĩa |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | PICC chỉ hỗ trợ fc/128 (~ 106 kbit/s) trong cả 2 hướng |
1 | X | X | X | 0 | X | X | X | Cùng tốc độ bit bắt buộc từ PCD đến PICC và từ PICC đến PCD |
X | X | X | 1 | 0 | X | X | X | PICC đến PCD, 1 etu = 64 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/64 (~ 212 kbit/s) |
X | X | 1 | X | 0 | X | X | X | PICC đến PCD, 1 etu = 32 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/32 (~ 424 kbit/s) |
X | 1 | X | X | 0 | X | X | X | PICC đến PCD, 1 etu = 16 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/16 (~ 848 kbit/s) |
X | X | X | X | 0 | X | X | 1 | PCD đến PICC, 1 etu = 64 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/64 (~ 212 kbit/s) |
X | X | X | X | 0 | X | 1 | X | PCD đến PICC, 1 etu = 32 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/32 (~ 424 kbit/s) |
X | X | X | X | 0 | 1 | X | X | PCD đến PICC, 1 etu = 16 / fc, tốc độ bit hỗ trợ là fc/16 (~ 848 kbit/s) |
Các giá trị khác (với b4 = (1)b) là RFU. |
Cho đến khi các giá trị RFU with b4 = (1)b được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận khả năng tốc độ Bit với b4 = (1)b phải diễn giải byte khả năng tốc độ Bit như là (b8 đến b1) = (00000000)b (chỉfc/128 theo cả 2 hướng).
S(PARAMETERS) như xác định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) là cách duy nhất để thương lượng các tốc độ bit cao hơn fc/16 và có thể cũng được sử dụng để thương lượng bất kì tốc độ bit được qui định.
7.9.4.7 ATQB mở rộng (tùy chọn)
Byte ATQB mở rộng tùy chọn (byte thứ 4 tùy chọn của trường Protocol Info (thông tin giao thức)) gồm 2 phần:
- nửa byte có ít nghĩa nhất (b4 đến b1) là RFU;
- nửa byte có có nghĩa nhất (b8 đến b5) xác định Khởi tạo thời gian bảo vệ khung số nguyên (SFGI).
SFGI mã một giá trị nguyên sử dụng để xác định Khởi tạo thời gian bảo vệ khung (SFGT).
SFGT xác định một TR2 thay thế thời gian bảo vệ cụ thể là cần thiết trước khi PICC sẵn sàng nhận khung tiếp theo sau khi nó vừa gửi Trả lời lệnh ATTRIB. SFGI được mã hóa trong khoảng từ 0 to 14. Giá trị 15 là RFU. Các giá trị trong khoảng từ 0 to 14 được sử dụng để tính SFGT theo công thức (3). Giá trị mặc định của SFGI là 0.
SFGT = (256 x 16 / fc) x 2 SFGI. | (3) |
Vì SFGI = 0, SFGT là nhỏ nhất (~ 302 μs).
Vì SFGI = 14, SFGT là lớn nhất (~ 4949 ms).
Cho đến khi giá trị RFU 15 được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận SFGI = 15 phải được diễn giải là SFGI = 0.
PCD phải loại bỏ (b4 đến b1) và việc diễn giải của nó cho bất kì trường khác trong toàn bộ khung phải không thay đổi.
Khi trả lời một lệnh REQB/WUPB với bit b5 thiết lập (0)b (không có ATQB mở rộng hỗ trợ) PICC không phải gửi byte thứ 4 tùy chọn đáp ứng ATQB của nó.
7.10 Lệnh ATTRIB
Lệnh ATTRIB gửi bởi PCD phải gồm thông tin yêu cầu để lựa chọn một PICC đơn.
PICC nhận một lệnh ATTRIB với định danh của nó để được lựa chọn và được gán cho một kênh chuyên dụng. Sau khi được lựa chọn, PICC chỉ đáp ứng các lệnh xác định trong giao thức tầng cao gồm CID duy nhất của nó.
Các tham số được lựa chọn trong lệnh ATTRIB phải áp dụng sau khi trả lời ATTRIB.
7.10.1 Định dạng lệnh ATTRIB
Định dạng lệnh ATTRIB được xác định trong Hình 27.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3,4,5 | Byte thứ 6 | Byte thứ 7 | Byte thứ 8 | Byte thứ 9 | Byte thứ 10 |
|
'1D' (1 byte) | Định danh | Param 1 | Param 2 | Param 3 | Param 4 | INF tầng cao hơn (tùy chọn - 0 hoặc nhiều byte ) | CRC_B (2 byte) |
Hình 27 - Định dạng lệnh ATTRIB
7.10.2 Định danh
Định danh này là giá trị của PUPI gửi bởi PICC trong ATQB.
7.10.3 Mã hóa của Param 1
Hình 28 xác định mã hóa của Param 1.
b8 | b7 | b6 | b5 | b4 | b3 | b2 | b1 |
TR0 nhỏ nhất | TR1 nhỏ nhất | EOF | SOF | RFU |
Hình 28 - Mã hóa của Param 1
Tất cả các bit RFU phải được đặt là (0)b nếu không có qui định khác. PCD thiết lập (b2,b1) <> (00)b không tuân thủ tiêu chuẩn này. The PICC nên bỏ qua mọi giá trị (b2,b1) và thể hiện của nó về mọi trường khác của toàn bộ khung phải không thay đổi.
7.10.3.1 TR0 nhỏ nhất
Mã TR0 nhỏ nhất được xác định trong Bảng 30. Nó chỉ ra PICC trễ nhỏ nhất trước khi đáp ứng sau khi kết thúc một lệnh được gửi bởi một PCD. Giá trị mặc định được xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), 9.2.5.
Bảng 30 - Mã hóa TR0 nhỏ nhất
b8 | b7 | TR0 tối thiểu cho một tốc độ bit từ PCD đến PICC | |
fc/128 | > fc/128 | ||
0 | 0 | 1024/fc | 1024/fc |
0 | 1 | 768/fc | 512/fc |
1 | 0 | 256/fc | 256/fc |
1 | 1 | RFU | RFU |
CẢNH BÁO - Các nhà sản xuất PCD nên quan tâm đến một số giá trị TR0 nhỏ nhất được xác định ngắn hơn trong TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3:2011). Có thể tồn tại các PICC sử dụng những giá trị TR0 ngắn.
CHÚ THÍCH TR0 nhỏ nhất được yêu cầu bởi PCD khi chuyển từ truyền dẫn đến nhận và giá trị của nó phụ thuộc vào hiệu xuất PCD.
PCD thiết lập (b8,b7) = (11)b không tuân thủ tiêu chuẩn này. Đến khi giá trị RFU (11)b được gán bởi Tổ chức Tiêu chuẩn, PICC nhận (b8,b7) = (11)b nên thể hiện nó như giá trị mặc định (b8,b7)= (00)b.
7.10.3.2 TR1 nhỏ nhất
Mã TR1 nhỏ nhất xác định trong bảng 31. Nó chỉ ra PICC nhỏ nhất trễ giữa bắt đầu điều chế sóng mang con và bắt đầu truyền dẫn dữ liệu. Giá trị mặc định được xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), 9.2.5.
Bảng 31 - Mã hóa TR1 nhỏ nhất
b6 | b5 | TR1 tối thiểu cho một tốc độ bit từ PCD đến PICC | |
fc/128 | > fc/128 | ||
0 | 0 | 80/fs | 80/fs |
0 | 1 | 64/fs | 32/fs |
1 | 0 | 16/fs | 8/fs |
1 | 1 | RFU | RFU |
CHÚ THÍCH TR1 nhỏ nhất được yêu cầu bởi PCD cho việc đồng bộ hóa với PICC và giá trị của nó phụ thuộc vào hiệu suất PCD.
PCD thiết lập (b6, b5) = (11)b không tuân thủ tiêu chuẩn này. Đến khi giá trị RFU (11)b được gán bởi Tổ chức Tiêu chuẩn, PICC nhận (b6,b5) = (11)b nên thể hiện nó như giá trị mặc định (b6,b5) = (00)b.
7.10.3.3 EOF/SOF
b3 và b4 chỉ ra PCD có khả năng hỗ trợ việc xóa bỏ EOF và/hoặc SOF từ PICC đến PCD, có thể giảm chi phí trao đổi thông tin. Việc xóa bỏ EOF và/hoặc SOF là tùy chọn đối với PICC. Mã hóa của b3 và b4 được qui định trong Bảng 32 và 33.
Bảng 32 Xử lý SOF
| Bảng 33 - Xử lý EOF
|
Việc chặn SOF/EOF chỉ áp dụng cho các trao đổi thông tin tại fc/128 (~ 106 kbit/s). Đối với các tốc độ bit cao hơn fc/128 (~ 106 kbit/s) lên đến fc/16 (~ 848 kbit/s) PICC phải luôn luôn cung cấp SOF và EOF.
7.10.4 Mã hóa của Param 2
Nửa byte ít nghĩa nhất (b4 đến b1) được sử dụng để mã cỡ khung lớn nhất mà có thể nhận bởi PCD như qui định trong Bảng 34.
Bảng 34 - Mã hóa của b4 đến b1 của Param 2
Mã Cỡ khung lớn nhất trong ATTRIB | ‘0’ | ‘1’ | ‘2’ | ‘3’ | ‘4’ | ‘5’ | ‘6’ | ‘7’ | ‘8’ | ‘9’ | ‘A’ | ‘B’ | ‘C’ | ‘D’ - ‘F’ |
Cỡ khung lớn nhất (byte) | 16 | 24 | 32 | 40 | 48 | 64 | 96 | 128 | 256 | 512 | 1024 | 2048 | 4096 | RFU |
Nửa byte có nghĩa nhất (b8 đến b5) được sử dụng cho lựa chọn tốc độ bit, như qui định trong các Bảng 35 và 36.
Bảng 35 - Mã hóa của b6 và b5 của Param 2
b6 | b5 | Ý nghĩa |
0 | 0 | PCD đến PICC, 1 etu = 128/fc, tốc độ bit là fc/128 (~ 106 kbit/s) |
0 | 1 | PCD đến PICC, 1 etu = 64 / fc, tốc độ bit là fc/64 (~ 212 kbit/s) |
1 | 0 | PCD đến PICC, 1 etu = 32 / fc, tốc độ bit là fc/32 (~ 424 kbit/s) |
1 | 1 | PCD đến PICC, 1 etu = 16 / fc, tốc độ bit là fc/16 (~ 848 kbit/s) |
Bảng 36 - Mã hóa của b8 và b7 của Param 2
b8 | b7 | Ý nghĩa |
0 | 0 | PICC đến PCD, 1 etu = 128/fc, tốc độ bit là fc/128 (~ 106 kbit/s) |
0 | 1 | PICC đến PCD, 1 etu = 64 / fc, tốc độ bit là fc/64 (~ 212 kbit/s) |
1 | 0 | PICC đến PCD, 1 etu = 32 / fc, tốc độ bit là fc/32 (~ 424 kbit/s) |
1 | 1 | PICC đến PCD, 1 etu = 16 / fc, tốc độ bit là fc/16 (- 848 kbit/s) |
S(PARAMETERS), như xác định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) là cách duy nhất để thương lượng các tốc độ bit cao hơn fc/16 và có thể cũng được sử dụng để thương lượng bất kì tốc độ bit được qui định.
PCD thiết lập Maximum Frame Size Code (Mã kích cỡ khung lớn nhất) = ‘D’ - ‘F’ không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Cho đến khi các giá trị RFU 'D' - 'F' được gán bởi ISO/IEC, một PICC nhận Mã kích thước khung lớn nhất = 'D' -'F' phải diễn giải nó là Mã kích thước khung lớn nhất = 'C' (Kích thước khung lớn nhất = 4 096 byte).”
CHÚ THÍCH Yêu cầu PICC này được bổ sung để sự phù hợp của PICC với các PCD sau này khi ISO/IEC xác định hành động cho các giá trị RFU of 'D' - 'F'.
7.10.5 Mã hóa của Param 3
PCD phải sử dụng b1 cho việc xác nhận kiểu giao thức và phải sử dụng (b3,b2) cho việc xác nhận TR2 nhỏ nhất qui định trong Bảng 27.
b4 là RFU.
PICC phải loại bỏ (b3,b2) và việc diễn giải cho bất kì trường khác trong toàn bộ khung phải không thay đổi.
b8, b7, b6 và b5 là từng RFU.
PICC phải không đáp ứng lệnh ATTRIB khi b8 hoặc b7 hoặc b6 hoặc b5 <> (0)b.
7.10.6 Mã hóa của Param 4
Byte Param 4 gồm 2 phần:
- nửa byte ít nghĩa nhất (b4 đến b1) được gọi là Định danh thẻ (CID) và xác định số lô-gic cho PICC bổ sung trong khoảng từ 0 đến 14. Giá trị 15 là RFU. CID được qui định bởi PCD và phải là duy nhất cho mỗi PICC kích hoạt. Nếu PICC không hỗ trợ CID, giá trị mã (0000)b phải sử dụng;
- nửa byte có nghĩa nhất (b8 đến b5) được đặt là (0000)b, toàn bộ các giá trị khác là RFU.
PCD thiết lập CID = 15 không tuân thủ tiêu chuẩn này.
PICC nên bỏ qua và không trả lời lệnh ATTRIB khi giá trị nhận được của CID = 15 khi mọi hành động trong PICC đối với CID = 15 có thể được quyết định trong tương lai bởi Tổ chức Tiêu chuẩn.
PCD thiết lập (b8 to b5) <> (0000)b không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Thẻ nên bỏ qua (b8 to b5) và thể hiện của nó về mọi trường khác trong toàn bộ khung phải không thay đổi.
7.10.7 INF tầng cao hơn
Trường INF tầng cao hơn có thể gồm bất kì dữ liệu nào. PICC không cần xử lí dữ liệu này.
PICC xử lí lệnh ATTRIB không được sửa đổi bởi việc bao gồm dữ liệu đó.
7.11 Trả lời lệnh ATTRIB
PICC phải trả lời mọi lệnh ATTRIB hợp lệ (PUPI chính xác và CRC_B hợp lệ) với định dạng được mô tả trong Hình 29.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2……… |
|
MBLI CID | Đáp ứng tang cao hơn | CRC_B |
(1 byte) | (tùy chọn 0 hoặc nhiều byte) | (2 byte) |
Hình 29 - Định dạng trả lời một lệnh ATTRIB
Byte đầu tiên gồm 2 phần:
- nửa byte ít nghĩa nhất (b4 đến b1) chứa CID trả lại. Nếu PICC không hỗ trợ CID, giá trị mã (0000)b bị trả lại;
- nửa byte có nghĩa nhất (b8 đến b5) được gọi là chỉ số độ dài đệm tối đa (MBLI). Nó được dùng bởi PICC để PCD biết giới hạn bộ đếm bên trong của nó đối với các khung móc nối nhận được. Mã hóa của MBLI như sau:
- MBLI = 0 có nghĩa là PICC không cung cấp thông tin về cỡ bộ đệm đầu vào bên trong nó;
- MBLI > 0 được sử dụng để tính chính xác độ dài đệm tối đa (MBL) bên trong theo công thức (4).
MBL = (Cỡ khung lớn nhất PICC) x 2(MBLI -1) | (4) |
với cỡ khung lớn nhất PICC là trả lại bởi PICC trong ATQB của nó.
Khi nó gửi các khung mạch tới một PICC, PCD phải đảm bảo độ dài được tích lũy không bao giờ được lớn hơn MBL.
Các byte còn lại được tùy chọn và sử dụng đáp ứng tầng cao hơn.
Như được minh họa trong Hình 30, một PICC phải trả lời lệnh ATTRIB rỗng (không có trường INF tầng cao) với một đáp ứng tầng cao rỗng
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3 | |
MBLI | CID | CRC_B |
(1 byte) | (2 byte) | |
Hình 30 - PICC trả lời định dạng ATTRIB không có đáp ứng tầng cao hơn
CHÚ THÍCH Một trả lời hợp lệ (CID tương tự và CRC_B hợp lệ) của một lệnh ATTRIB (như xác định trong Hình 29 hoặc Hình 30) có ý nghĩa đối với một PCD chứng minh sự lựa chọn PICC là thành công.
7.12 Lệnh HLTB và trả lời
Lệnh HLTB được dùng để thiết lập một PICC trong trạng thái HALT và dừng đáp ứng một REQB.
Sau khi trả lời lệnh này PICC phải không loại trừ bất kì lệnh nào trừ lệnh WUPB (xem 7.7).
Định dạng lệnh HLTB được xác định trong Hình 31.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3,4,5 | Byte thứ 6,7 |
'50' | Định danh | CRC_B |
(1 byte) | (4 byte) | (2 byte) |
Hình 31 - Định dạng lệnh HLTB
Định danh 4 byte là giá trị PUPI gửi bởi PICC trong ATQB.
Định dạng trả lời một lệnh HLTB từ PICC được xác định trong Hình 32.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2,3 |
‘00’ | CRC_B |
(1 byte) | (2 byte) |
Hình 32 - Định dạng PICC trả lời lệnh HLTB
8.1 Tổng quan
Điều này tăng cường tính mạnh mẽ của trao đổi thông tin không tiếp xúc giữa PCD và PICC so với PICC tạo ra nhiễu điện từ (EMD).
Trong khi PCD đợi đáp ứng của PICC, PICC xử lý các lệnh yêu cầu. Tiêu thụ dòng động PICC trong suốt thời gian thi hành có thể gây ra một tải tùy ý (có thể không phải là điện trở hoàn toàn) có tác động điều chế lên từ trường. Trong một số trường hợp, PCD có thể hiểu sai EMD như dữ liệu được gửi bởi PICC và điều này có thể tác động tiêu cực đến việc tiếp nhận đúng các đáp ứng PICC.
Ảnh hưởng của EMD đến việc tiếp nhận PCD có thể phụ thuộc vào:
- Hoạt động và tốc độ của PICC,
- Các hình học ăng ten PCD và PICC và khoảng cách tương đối (hệ số nối kết),
- Độ nhạy của kênh tiếp nhận PCD.
Điều cải thiện tính mạnh mẽ của trao đổi thông tin không tiếp xúc giữa từ PICC đến PCD bằng
- Xác định các ràng buộc định xung nhịp thời gian xử lí cho PICC và cho PCD,
- Đề xuất một thuật toán PCD cho việc xử lí EMD.
8.2 Các giới hạn định xung nhịp thời gian xử lí EMD
Thời gian EMD thấp tE,PICC là khoảng thời gian trước khi PICC bắt đầu truyền dữ liệu, khi PICC không phải sản xuất một mức EMD cao hơn giới hạn EMD như xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)/Amd.1.
Thời gian EMD thấp này tE,PICC có giá trị F - 1024/fc với giá trị lớn nhất là 1408/fc khi F bằng FDT cho Kiểu A và TR0 cho kiểu B. Giá trị là 0/fc cho TR0 < 1024/fc.
Thời gian EMD thấp tE,PCD là khoảng thời gian cho phép PCD phục hồi các nhiễu điện từ.
PCD phải sẵn sàng để xử lí một khung PICC không muộn hơn tE,PCD sau định xung nhịp thời gian cuối cùng mức EMD trên giới hạn EMD như xác định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2)/Amd.1.
Thời gian EMD thấp này tE,PCD có giá trị F - 1044/fc với giá trị lớn nhất là 1388/fc khi F bằng FDT cho Kiểu A và TR0 cho kiểu B. Giá trị là 0/fc cho TR0 ≤ 1044/fc.
CHÚ THÍCH Giá trị nhỏ nhất 0 cho tE,PICC và tE,PCD có thể chỉ đạt được khi PCD chi ra sự hỗ trợ của một TR0 ngắn hơn giá trị mặc định (64/fs) (xem TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3:2011), 7.10.3.1).
Thời gian EMD thấp cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 33.
Hình 33 - Thời gian EMD thấp
8.3 Khuyến nghị đối với thuật toán PCD việc xử lí EMD
Điều quan trọng cho một PCD là phân biệt giữa EMD và các lỗi nhận khung, các khuyến nghị cho PCD dưới đây được định nghĩa để tối đa hóa việc bác bỏ EMD trong khi áp dụng phát hiện lỗi và phục hồi lỗi như định nghĩa trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4). Chúng không áp dụng cho các thủ tục chống va chạm kiểu A hoặc khi một giao thức khác nhau từ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) đượcsử dụng.
Khi PCD sẵn sàng bắt đầu nhận khung PICC, nó phải tiếp tục kiểm tra các lỗi khung (SOF, các bit bắt đầu,bit dừng, các bit chẵn lẻ, EOF). Ngay sau khi một lỗi xảy ra:
Nếu số byte nhận hỗ trợ ít hơn 3, PCD nên xem chúng như EMD và nên khởi tạo lại quá trình tiếp nhận của nó;
Cách khác PCD nên tiếp tục quá trình tiếp nhận khi áp dụng việc phát hiện lỗi và phục hồi khi toàn bộ khung được tiếp nhận.
CHÚ THÍCH Để tránh việc tiếp nhận EMD không cần thiết, các PCD không cần phải sẵn sàng để bắt đầu nhận các khung PICC ít hơn 1044/fc sau khi kết thúc các khung lệnh của chúng (ngoại trừ kiểu B khi TR0 tối thiểu đã được giảm).
Ví dụ trao đổi thông tin Kiểu A
Ví dụ này cho thấy chuỗi ký tự lựa chọn với 2 PICC trong trường giả định:
- PICC #1 với cỡ UID: đơn, giá trị uid0 là '10';
- PICC #2 với cỡ UID: cặp đôi.
Hình A.1 - Chuỗi ký tự lựa chọn với bit khung chống va chạm
Giải thích Hình A.1:
Yêu cầu | - PCD truyền lệnh REQA - Tất cả các PICC đáp ứng với ATQA của chúng: - PICC #1 chỉ bit khung chống va chạm và Cỡ UID: đơn; - PICC #2 chỉ bit khung chống va chạm và Cỡ UID: cặp đôi. |
Vòng lặp chống va chạm, Mức xếp chồng 1 | - PCD truyền một lệnh chống va chạm: - SEL qui định bit khung chống va chạm và Mức xếp chồng 1; - giá trị '20' của NVB qui định PCD phải không truyền phần UID CL1; - do đó tất cả các PICC trong trường đáp ứng với UID CL1 hoàn thiện của chúng; - do giá trị '88' của gắn thẻ xếp chồng, va chạm đầu tiên xảy ra tại vị trí bit #4; - PCD truyền lệnh chống va chạm khác bao gồm 3 bit đầu tiên của UID CL1 nhận được trước khi va chạm xảy ra, theo a (1)b. Do đó PCD gán NVB với giá trị '24'; - 4 bit này tương ứng với các bit đầu tiên của UID CL1 của PICC #2; - PICC #2 đáp ứng với 36 bit còn lại của UID CL1. Vì PICC #1 không đáp ứng, không có va chạm nào xảy ra; - Vì PCD "biết" tất cả các bit của UID CL1 của PICC #2, nó truyền một lệnh SELECT cho PICC #2; - PICC #2 đáp ứng với SAK, chỉ ra UID không hoàn thiện; do đó, PCD tăng Mức xếp chồng. |
Vòng lặp chống va chạm, Mức xếp chồng 2 | - PCD truyền lệnh chống va chạm khác: - SEL qui định bit khung chống va chạm và Mức xếp chồng 2; - NVB thiết lập lại '20' dẫn đến PICC #2 để đáp ứng với UID C/2 hoàn thiện của nó; - PICC #2 đáp ứng với tất cả 40 bit của UID C/2; - PCD truyền lệnh SELECT cho PICC #2, Mức xếp chồng 2; - PICC #2 đáp ứng với SAK, cho thấy UID hoàn thiện và chuyển từ trạng thái READY sang trạng thái PROTOCOL. |
B.1 Mã hóa CRC_A
Phụ lục này cung cấp các mục đích giải thích và chỉ ra các mẫu bitsex tồn tại trong các tầng vật lí. Nó bao gồm mục đích kiểm tra việc thực hiện ISO/IEC 14443-3 mã hóa Kiểu A của CRC_A.
Quá trình mã hóa và giải mã có thể được thực hiện thuận tiện bởi một đăng kí chuyển đổi tuần hoàn ở giai đoạn -16 với các cổng thông tin phản hồi thích hợp. Theo Đề xuất ITU-T V.41, PHỤ LỤC I, Hình I-1A/.41 và I-2A/.41 các flip-flop của đăng kí phải được đánh số từ FF0 đến FF15. FF0 phải là flip-flop tận cùng bên trái, nơi dữ liệu được chuyển vào. FF15 phải là flip-flop tận cùng bên phải nơi dữ liệu được chuyển ra ngoài.
Bảng B.1 xác định nội dung ban đầu của đăng kí.
Bảng B.1 - Nội dung ban đầu của đăng kí dịch chuyển 16-giai đoạn theo giá trị '6363'
FF0 | FF1 | FF2 | FF3 | FF4 | FF5 | FF6 | FF7 | FF8 | FF9 | FF10 | FF11 | FF12 | FF13 | FF14 | FF15 |
0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
Do đó, FF0 tương ứng với MSB và FF15 với LSB.
Các ví dụ về mẫu bit phải được truyền qua các khung tiêu chuẩn
VÍ DỤ 1 Truyền dẫn dữ liệu, byte đầu tiên = '00', byte thứ hai = '00', CRC_A nối tiếp.
Tính CRC A = '1EA0'
S | 0000 0000 | 1 | 0000 0000 | 1 | 0000 0101 | 1 | 0111 1000 | 1 | E |
| ’00' | P | '00’ | P | 'A0' | P | '1E' | P |
|
Hình B.1 - Ví dụ 1 đối với mã hóa CRC_A
Bảng B.2 - Nội dung của đăng kí dịch chuyển 16-giai đoạn theo giá trị '1EA0'
FF0 | FF1 | FF2 | FF3 | FF4 | FF5 | FF6 | FF7 | FF8 | FF9 | FF10 | FF11 | FF12 | FF13 | FF14 | FF15 |
0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
VÍ DỤ 2 Truyền dẫn khối dữ liệu, byte đầu tiên = '12', byte thứ hai = '34', CRC_A nói tiếp.
Tính CRC A = 'CF26'
S | 0100 1000 | 1 | 00101100 | 0 | 0110 0100 | 0 | 1111 0011 | 1 | E |
| '12' | P | '34' | P | '26' | P | 'CF' | P |
|
Hình B.2 - Ví dụ 2 cho mã hóa CRC_A
Bảng B.3 - Nội dung của đăng kí dịch chuyển 16-giai đoạn theo giá trị 'CF26'
FF0 | FF1 | FF2 | FF3 | FF4 | FF5 | FF6 | FF7 | FF8 | FF9 | FF10 | FF11 | FF12 | FF13 | FF14 | FF15 |
1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 |
B.2 Mã hóa CRC_B
Phụ lục này cung cấp các mục đích giải thích và chỉ ra các mẫu bitsex tồn tại trong các tầng vật lí. Nó bao gồm mục đích kiểm tra việc thực hiện ISO/IEC 14443-3 mã hóa Kiểu B của CRC_B. Tham khảo ISO/IEC 13239 và ITU-TX.25 #2.2.7 và V.42 #8.11.6.1 để biết thêm chi tiết.
Giá trị ban đầu = ‘FFFF’.
Các ví dụ về mẫu bit phải được truyền qua các khung tiêu chuẩn
VÍ DỤ 1 Truyền dẫn byte đầu tiên = '00', byte thứ 2 = '00', byte thứ 3 = '00', CRC_B phụ thêm. Tính CRC_B = 'C6CC'
|
| Byte thứ 1 | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | CRC_B |
| |
Khung = | SOF | '00' | '00' | '00' | 'CC' | 'C6' | EOF |
Hình B.3 - Ví dụ 1 cho mã hóa CRC_B
VÍ DỤ 2 Truyền dẫn byte đầu tiên = '0F', byte thứ 2 = 'AA', byte thứ 3 = 'FF', CRC_B phụ thêm. Tính CRC_B = 'D1FC'
|
| Byte thứ 1 | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | CRC_B |
| |
Khung = | SOF | 'OF' | 'AA' | 'FF' | 'FC' | 'DT | EOF |
Hình B.4 - Ví dụ 2 cho mã hóa CRC_B
VÍ DỤ 3 Truyền dẫn byte đầu tiên = '0A', byte thứ 2 = '12', byte thứ 3 = '34', byte thứ 4 = '56',CRC_B phụ thêm. Tính CRC_B = 'F62C'
|
| Byte thứ | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | Byte thứ 4 | CRC_B |
| |
Khung = | SOF | '0A' | '12' | '34' | '56' | '2C' | 'F6' | EOF |
Hình B.5 - Ví dụ 3 cho mã hóa CRC_B
B.3 Mã hóa mẫu được viết bằng ngôn ngữ C cho việc tính toán CRC
Khe thời gian Kiểu A - Khởi tạo và chống va chạm
Phụ lục này mô tả chuỗi chống va chạm khe thời gian áp dụng cho các PICC Kiểu A. Một PCD hỗ trợ kiểm tra vòng cho cả kiểu A và Kiểu B không cần hỗ trợ trình tự này như bắt buộc với chuỗi chống va chạm được mô tả trong Điều 5.
C.1 Các thuật ngữ và chữ viết tắt
Dưới đây là thuật ngữ và chữ viết tắt của phần ISO/IEC 14443-3 này.
ATQA_t | Trả lời cho Yêu cầu Kiểu A_ khe thời gian |
ATQ-ID | Trả lời REQ-ID |
CID_t | Định danh thẻ Kiểu A_khe thời gian |
HLTA_t | Lệnh HALT Kiểu A_khe thời gian |
REQA_t | Lệnh yêu cầu Kiểu A_khe thời gian |
REQ-ID | Lệnh REQuest-ID |
SAK_t | Lựa chọn việc thừa nhận Kiểu A_khe thời gian |
SEL_t | Lệnh lựa chọn Kiểu A_khe thời gian |
C.2 Định xung nhịp thời gian và định dạng khung
C.2.1 Các định nghĩa định xung nhịp thời gian
Định xung nhịp thời gian thiết lập lại việc kiểm tra vòng
Định xung nhịp thời gian thiết lập lại việc kiểm tra vòng Kiểu A_khe thời gian bằng với Kiểu A đó trong Điều 5.
Định xung nhịp thời gian tank nghỉ từ REQA_t đến ATQA_t
PICC trả lại ATQA_t sau khi đợi 32 +/- 2 etu khi nhận REQA_t. PCD có thể không nhận ra mã hóa của ATQA_t.
Yêu cầu thời gian bảo vệ
Yêu cầu thời gian bảo vệ được xác định là định xung nhịp thời gian nhỏ nhất giữa các bit bắt đầu với 2 lệnh yêu cầu liên tiếp. Giá trị của nó phải là 0,5 ms.
Thời gian bảo vệ khung
Thời gian bảo vệ khung được xác định là định xung nhịp thời gian nhỏ nhất giữa cạnh lên của bit cuối cùng và cạnh xuống của bit bắt đầu của hai khung liên tiếp ở hướng ngược lại. Giá trị của nó phải là 10 etu.
Độ dài khe thời gian
Khe thời gian đầu tiên bắt đầu trong 32 etu sau REQ-ID. Mỗi độ dài khe thời gian là 104 etu gồm 94 etu cho tiếp nhận ATQ-ID và 10 etu thời gian bảo vệ khung thành công.
C.2.2 Các định dạng khung
Khung REQA_t
Xem 6.2.3.1 và Bảng 3. Nội dung dữ liệu là '35' cho một REQA_t.
Khung tiêu chuẩn
LSB của mỗi byte được truyền đầu tiên. Mỗi byte không có chẵn lẻ. CRC_B được xác định trong 7 2 Bảng C.1 chỉ ra khe thời gian Kiểu A - khung tiêu chuẩn
Bảng C.1 - Khe thời gian Kiểu A - khung tiêu chuẩn
S | Dữ liệu: nx (8 bit dữ liệu+ không bit chẵn lẻ) | CRC_B 2 byte | E | |||
1 byte lệnh hoặc đáp ứng | (0 hoặc 1 byte) (tham số 1) | (0 hoặc 1 byte) (tham số 2) | (0 hoặc 8 byte) (UID) | |||
C.3 Các trạng thái PICC
Các điều dưới đây cung cấp các trạng thái cho một PICC, Kiểu A_khe thời gian.
Trạng thái POWER-OFF
Trong trạng thái POWER-OFF, PICC không được thêm năng lượng do thiếu sóng mang và không phát sóng mang con.
Trạng thái IDLE
Trạng thái này đi vào sau khi trường được kích hoạt trong 5 ms trễ. PICC thừa nhận REQA_t.
Trạng thái READY
Trạng thái này được đi vào bởi REQA_t. PICC thừa nhận REQA_t, REQ-ID và SEL_t.
Trạng thái ACTIVE
Trạng thái này có hai trạng thái phụ. Trạng thái phụ đầu tiên được đi vào bởi SEL_t với UID và CID_t hoàn thiện của nó. Trong trạng thái phụ này, PICC thừa nhận HLTA_t và các lệnh sở hữu riêng tầng cao hơn. Trạng thái phụ trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) và được đi vào từ trạng thái phụ đầu tiên bởi một lệnh xác định trong TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4).
Trạng thái HALT
Trạng thái này được đi vào bởi HLTA_t từ trạng thái kích hoạt. Trong trạng thái này, PICC im lặng.
C.4 Tập hợp lệnh/đáp ứng
4 tập hợp lệnh và đáp ứng được sử dụng. Chúng được liệt kê trong Bảng C.2.
Bảng C.2 - Khe thời gian Kiểu A - các tập hợp lệnh và đáp ứng
Kiểu | Tên | Mã hóa (b8-b1) | Ý nghĩa |
Lệnh | REQA_t | (b7-b1) (0110101)b (= '35') | Yêu cầu PICC Kiểu A khe thời gian để trả lời ATQA_t. |
Đáp ứng | ATQA_t | Bất kì nội dung một byte từ '00' đến 'FF' | Trả lời REQA_t. PCD có thể nhận ra sự tồn tại khe thời gian Kiểu A của PICC. Tuynhiên, PCD không yêu cầu thừa nhận mã hóa của ATQA_t. |
Lệnh | REQ-ID | (00001000)b (= '08') | Yêu cầu PICC trả lời đến UID cho một trong các khe thời gian. REQ-ID tiếp theo bởi 2 tham số. |
Đáp ứng | ATQ-ID | (00000110)b (= '06') | Trả lời 8-byte UID đến 1 trong 4 khe thời gian. ATQ-ID tiếp theo 8-byte UID của nó. |
Lệnh | SEL_t | (01000NNN)b, (NNN=CID_t No.(0 - 7)) (01100NNN)b, (NNN+8=CID_t No.(8 -15)) | Chọn PICC với UID của nó và tập hợp CID_t. SEL_t tiếp theo bởi 8-byte UID. |
Đáp ứng | SAK_t | b8-b5 (1000)b: thông tin bổ sung trong các giao thức b8-b5 (1100)b: chế độ mặc định trong các giao thức b4-b1(0000)b: và TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4) b4- b1 (0001)b: PICC hỗ trợ TCVN 11689-4 (ISO/IEC 14443-4). | Thừa nhận SEL_t |
Lệnh | HLTA_t | (00011 NNN)b, (NNN=CID_t No.(0 - 7)) (00111NNN)b, (NNN+8=CID_t No.(8 -15)) | Nửa PICC với CID_t của PICC đó |
Đáp ứng | Trả lời HLTA_t | (00000110)b (= '06') | Thừa nhận HLTA_t. |
Các tham số của lệnh REQ-ID được chỉ ra trong Bảng C.3.
Bảng C.3 - Khe thời gian Kiểu A - các tham số của lệnh REQ-ID
Các tham số | Ý nghĩa | |
P1 | b8-b7 | Độ dài khe thời gian, b7 = (1)b: for 8-byte UID, b8 = (0)b |
b6-b1 | Số khe thời gian, b3 = (1 )b: for 4 các khe thời gian, Các bit khác = (0)b | |
P2 |
| '00' |
C.5 Khe thời gian chuỗi chống va chạm
Sơ đồ Chuỗi chống va chạm PICC được chỉ ra trong Hình C.1 dưới dây.
Hình C.1 - Sơ đồ chuỗi chống va chạm PICC
VÍ DỤ Chuỗi chống va chạm Kiểu B
Chống va chạm Kiểu B là một tập hợp các lệnh cho phép chiến lược chống va chạm để phát triển ứng dụng.
Các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC
E.1 etu
Giá trị etu cho từng tốc độ bit được xác định trong Bảng E.1.
Bảng E.1- etu
Tốc độ bit | Etu | ||
3fc/4 | (-10,17 Mbit/s) | 4/fc | (- 0,29 μs) |
fc | (- 13,56 Mbit/s) | 4/fc | (~ 0,29 μs) |
3fc/2 | (~ 20,34 Mbit/s) | 2/fc | (~ 0,15 μs) |
2fc | (~ 27,12 Mbit/s) | 2/fc | (~ 0,15 μs) |
E.2 Định xung nhịp thời gian và định dạng khung
Các yêu cầu về định dạng khung và định xung nhịp thời gian được xác định trong 6.2 cho Kiểu A và trong 7.1 cho Kiểu B.
E.2.1 Thời gian trễ khung
Thời gian trễ khung được xác định như thời gian giữa hai khung truyền dẫn theo các hướng ngược nhau.
E.2.1.1 Định xung nhịp thời gian khung PCD đến PICC
Đây là thời gian giữa kết thúc pha điều chế cuối được truyền dẫn bởi PCD và cạnh điều chế đầu tiên được truyền bởi PICC.
E.2.1.1.1 Thời gian trễ khung PCD đến PICC cho Kiểu A
FDT phải ít nhất là 1116/fc (xem Bảng 2).
E.2.1.1.2 Định xung nhịp thời gian trước khi PICC SOF cho Kiểu B
Định xung nhịp thời gian trước khi PICC SOF được qui định tại 7.1.6 (sửa đổi bởi TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3)) phải được sử dụng.
E.2.1.2 Định xung nhịp thời gian khung PICC đến PCD
E.2.1.2.1 Thời gian trễ khung PICC đến PCD cho Kiểu A
Đây là thời gian giữa điều chế cuối được truyền dẫn bởi PICC và bắt đầu của pha điều chế đầu tiên được truyền bởi PCD.
Thời gian trễ khung PICC đến PCD cho Kiểu A phải ít nhất là 1172/fc.
E.2.1.2.2 Định xung nhịp thời gian trước khi PCD bắt đầu trao đổi thông tin cho Kiểu B
Đây là thời gian giữa kết thúc ký tự cuối được truyền dẫn bởi PICC và bắt đầu của pha điều chế đầu tiên được truyền bởi PCD.
Tính với gian trước khi PCD bắt đầu trao đổi thông tin cho Kiểu B phải tuân thủ các yêu cầu được xác định trong 7.1.7.
E.2.2 Định dạng khung
E.2.2.1 Định dạng khung cho PICC Kiểu A
Định dạng khung tiêu chuẩn như xác định trong 6.2.3.2.1, TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3), phải được sử dụng.
Bắt đầu và kết thúc trao đổi thông tin được qui định tại TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
E.2.2.2 Định dạng khung cho PICC Kiểu B
Định dạng khung như qui định trong 7.1.3 phải được sử dụng trong khi khung được giới hạn từ bắt đầu đến kết thúc trao đổi thông tin như qui định trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
E.2.2.3 Định dạng truyền dẫn ký tự cho PICC Kiểu B
Định dạng truyền dẫn ký tự như qui định trong 7.1.1 phải được sử dụng trong khi các bit bắt đầu và dừng lại phải được bỏ và không phân tách ký tự phải được áp dụng.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 11165 (ISO/IEC 7810), Thẻ định danh - Đặc tính vật lý;
[2] TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), Thẻ định danh - Phương pháp thử-Phần 6: Thẻ cảm ứng;
[3] ISO/IEC 10536 (all parts), Identification cards - Contactless integrated circuit(s) cards (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc);
[4] ISO/IEC 15693 (all parts), Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Vicinity cards (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ lân cận);
[5] ITU-T V.41, Code-independent error-control system (Hệ thống kiểm soát lỗi độc lập với mã);
[6] ITU-T V.42, Error-correcting procedures for DCEs using asynchronous-to-synchronous conversion (Thủ tục sửa lỗi đối với DCE có sử dụng chuyển đổi không đồng bộ-sang-đồng bộ)]
[7] ITU-T X.25, Interface between Data Terminal Equipment (DTE) and Data Circuit-terminating Equipment (DCE) for terminals operating in packet mode and connected to public data network by dedicated circuit (Giao diện giữa Thiết bị đầu cuối dữ liệu (DTE) và Thiết bị mạch đầu cuối dữ liệu (DCE) cho việc vận hành đầu cuối trong chế độ gói và được kết nối với mạng dữ liệu công khai bởi mạch chuyên dụng).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Vòng lặp chống va chạm (anticollision loop)
3.2 byte (byte)
3.3 Va chạm (collision)
3.4 Khung (frame)
3.5 Lỗi khung (frame error)
3.6 Giao thức tầng cao hơn (higher layer protocol)
3.7 Chế độ PCD (PCD Mode)
3.8 Chế độ PICC (PICC Mode)
3.9 Lệnh yêu cầu (request command)
3.10 Lỗi truyền dẫn (Transmission error)
4 Ký hiệu và chữ viết tắt
5 Đối thoại khởi đầu
5.1 Luân phiên hỗ trợ PICC và PCD (PXD)
5.2 Luân phiên giữa các lệnh Kiểu A và Kiểu B
5.2.1 Kiểm tra vòng
5.2.2 Ảnh hưởng của các lệnh kiểu A trên PICC hoạt động Kiểu B
5.2.3 Ảnh hưởng của các lệnh kiểu B trên PICC hoạt động Kiểu A
5.2.4 Chuyển tiếp trạng thái Tắt - Mở (POWER-OFF)
6 Kiểu A - Khởi tạo và chống va chạm
6.1 etu
6.2 Định dạng khung và định xung nhịp thời gian
6.2.1 Thời gian trễ khung
6.2.2 Yêu cầu thời gian bảo vệ
6.2.3 Định dạng khung
6.2.4 CRC_A
6.3 Trạng thái PICC
6.3.1 Trạng thái POWER-OFF
6.3.2 Trạng thái IDLE
6.3.3 Trạng thái READY
6.3.4 Trạng thái ACTIVE
6.3.5 Trạng thái HALT
6.3.6 Trạng thái READY*
6.3.7 Trạng thái ACTIVE*
6.3.8 Trạng thái PROTOCOL
6.4 Bộ lệnh
6.4.1 Các lệnh REQA và WUPA
6.4.2 Các lệnh ANTICOLLISION và SELECT
6.4.3 Lệnh HLTA
6.5 Lựa chọn chuỗi ký tự
6.5.1 Biểu đồ lựa chọn chuỗi ký tự
6.5.2 ATQA - Trả lời cho Yêu cầu
6.5.3 Chống va chạm và lựa chọn
6.5.4 Nội dung và mức xếp chồng UID
7 Kiểu B - Khởi tạo và chống va chạm
7.1 Ký tự, định dạng khung và định xung nhịp thời gian
7.1.1 Định dạng truyền dẫn ký tự
7.1.2 Phân tách ký tự
7.1.3 Định dạng khung
7.1.4 SOF
7.1.5 EOF
7.1.6 Định xung nhịp thời gian trước SOF PICC
7.1.7 Định xung nhịp thời gian trước SOF PCD
7.2 CRC_B
7.3 Chuỗi chống va chạm
7.4 PICC trình bày mô tả
7.4.1 Biểu đồ khởi tạo và chống va chạm
7.4.2 Câu lệnh chung cho mô tả trạng thái và các chuyển tiếp
7.4.3 Trạng thái POWER-OFF (TẮT NGUỒN)
7.4.4 Trạng thái IDLE
7.4.5 Trạng thái phụ READY-REQUESTED
7.4.6 Trạng thái phụ READY-DECLARED
7.4.7 Trạng thái PROTOCOL
7.4.8 Trạng thái HALT
7.5 Tập hợp lệnh
7.6 Các nguyên tắc đáp ứng chống va chạm
7.6.1 PICC chỉ với khởi tạo
7.7 Lệnh REQB/WUPB
7.7.1 Định dạng lệnh REQB/WUPB
7.7.2 Mã hóa của byte tiền tố chống va chạm APf
7.7.3 MãhóacủaAFI
7.7.4 Mã hóa của PARAM
7.8 Lệnh Slot-MARKER
7.8.1 Định dạng lệnh Slot-MARKER
7.8.2 Mã hóa byte tiền tố chống va chạm APn
7.9 Đáp ứng ATQB
7.9.1 Định dạng đáp ứng ATQB
7.9.2 PUPI (Pseudo-Unique PICC Identifier)
7.9.3 Dữ liệu ứng dụng
7.9.4 Protocol Info (thông tin giao thức)
7.10 Lệnh ATTRIB
7.10.1 Định dạng lệnh ATTRIB
7.10.2 Định danh
7.10.3 Mã hóa của Param 1
7.10.4 Mã hóa của Param 2
7.10.5 Mã hóa của Param 3
7.10.6 Mã hóa của Param 4
7.10.7 INF tầng cao hơn
7.11 Trả lời lệnh ATTRIB
7.12 Lệnh HLTB và trả lời
8 Xử lí nhiễu điện từ
8.1 Tổng quan
8.2 Các giới hạn định xung nhịp thời gian xử lí EMD
8.3 Khuyến nghị đối với thuật toán PCD việc xử lí EMD
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ trao đổi thông tin Kiểu A
Phụ lục B (tham khảo) Mã hóa CRC_A và CRC_B
B.1 Mã hóa CRC_A
B.2 Mã hóa CRC_B
B.3 Mã hóa mẫu được viết bằng ngôn ngữ C cho việc tính toán CRC
Phụ lục C (tham khảo) Khe thời gian Kiểu A - Khởi tạo và chống va chạm
C.1 Các thuật ngữ và chữ viết tắt
C.2 Định xung nhịp thời gian và định dạng khung
C.2.1 Các định nghĩa định xung nhịp thời gian
C.2.2 Các định dạng khung
C.3 Các trạng thái PICC
C.4 Tập hợp lệnh/đáp ứng
C.5 Khe thời gian chuỗi chống va chạm
Phụ lục D (tham khảo) Ví dụ chuỗi chống va chạm Kiểu B
Phụ lục E (qui định) Các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fctừ PCD đến PICC
E.1 etu
E.2 Định xung nhịp thời gian và định dạng khung
E.2.1 Thời gian trễ khung
E.2.2 Định dạng khung
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.