Information and documentation -Permanence and durability of writing, printing and copying on paper - Requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 11644:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11798:1999;
TCVN 11644:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Các loại giấy viết và thiết bị đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong việc chuẩn bị tài liệu giấy có hình ảnh ổn định và độ bền cao, tức là, hình ảnh có thể ít hoặc không thay đổi về đặc tính, làm ảnh hưởng đến mức độ dễ đọc và khả năng sao chép hoặc chuyển đổi tài liệu giấy sang các dạng vật mang dữ liệu khác, ví dụ: như vi dạng/vi phiếu.
Tiêu chuẩn chủ yếu dành cho các tài liệu viết, in và sao chụp trên các giấy viết và in, và các giấy sao chụp.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm để đánh giá sự ổn định của hình ảnh. Một số đặc tính của một hình ảnh, ví dụ độ bền mài mòn, phụ thuộc vào sự kết hợp của hình ảnh và giấy. Giấy vĩnh cửu TCVN 11273 (ISO 9706) và giấy lưu trữ (ISO 11108), được sử dụng trong việc chuẩn bị các tài liệu, có thể rất khác về thuộc tính có tầm quan trọng đối với chất lượng và tính bền lâu của hình ảnh. Các điều kiện thử nghiệm của tiêu chuẩn này được chọn sao cho kết quả, đại diện của đa số giấy trên thị trường được sử dụng cho một quá trình tạo ảnh cụ thể, phải đạt được.
Trong tiêu chuẩn này, các yêu cầu được quy định về:
- Độ bền màu và ngoại quan của hình ảnh;
- Độ bền ánh sáng;
- Độ bền với nước;
- Chuyển hình ảnh đã được ghi;
- Độ bền mài mòn;
- Độ chịu nhiệt;
- Ảnh hưởng của việc ghi đến độ bền cơ học của giấy.
Các giá trị giới hạn nghiêm ngặt hơn và các yêu cầu khác so với những quy định trong tiêu chuẩn này có thể được yêu cầu khi kiểm tra vật liệu và máy móc thiết bị dành cho các tài liệu có tính bền lâu và độ bền có thể cao nhất.
Kinh nghiệm cho thấy hình ảnh viết bằng mực Ấn Độ cũng như hình ảnh in sử dụng mực in thương mại có một mức độ vĩnh cửu cao. Tuy nhiên, nhiều tài liệu mà loại mực có tính axit đã ảnh hưởng đến giấy tới mức làm tờ giấy bị ăn mòn, và hình ảnh sản xuất từ mực khô hay lỏng cũng dễ bị các vấn đề lão hóa.
Kinh nghiệm về các hình ảnh hiện đại được giới hạn chỉ có một vài thập kỷ. Hình ảnh được chuẩn bị với vật liệu và máy móc hiện đại, thường khác hoàn toàn với hình ảnh cũ về thành phần và tính chất. Do đó, kết luận dựa trên nghiên cứu các tài liệu cũ trong thư viện và lưu trữ được sử dụng hạn chế khi bàn luận về tính bền lâu của tài liệu hiện đại.
Nói đúng ra, cách duy nhất để thử nghiệm độ bền của hình ảnh là xử lý tài liệu và lưu trữ tài liệu trong các điều kiện thích hợp trong khoảng thời gian dài, có lẽ trong vài trăm năm. Trong thực tế, người ta phải dựa vào quan sát thực hiện trên các tài liệu chỉ được lưu giữ trong một vài năm, và trên việc đánh giá tác động của các yếu tố được biết đến gây ảnh hưởng đến tính vĩnh cửu và độ bền của hình ảnh.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - TÍNH BỀN LÂU VÀ ĐỘ BỀN CỦA VIỆC VIẾT, IN VÀ SAO CHỤP TRÊN GIẤY - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Information and documentation -Permanence and durability of writing, printing and copying on paper - Requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm để đánh giá tính vĩnh cửu và độ bền của việc viết, in và sao chụp trên giấy được lưu trữ trong khoảng thời gian dài tại các thư viện, các cơ quan lưu trữ và môi trường được bảo vệ khác.
Tiêu chuẩn áp dụng cho:
- Hình ảnh trên giấy, trừ tài liệu thuộc phạm vi của ban kỹ thuật ISO/TC 42 Nhiếp ảnh;
- Hình ảnh nhiều màu.
Các nội dung thông tin của hình ảnh nhiều màu phải được giữ lại nhưng không nhất thiết phải còn nguyên chất lượng nghệ thuật của hình ảnh màu. Tài liệu có nội dung thông tin bị ảnh hưởng bởi các thay đổi màu sắc nhỏ không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn không áp dụng cho:
- Các tài liệu được lưu trữ trong các điều kiện có hại, như độ ẩm cao có thể thúc đẩy sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt quá cao, bức xạ (ví dụ: ánh sáng), nồng độ các chất ô nhiễm cao, hoặc ảnh hưởng của nước. Vì các tài liệu có thể được giữ trong môi trường không được bảo vệ trước khi được chuyển sang các môi trường được bảo vệ, nên độ bền với nước và ánh sáng là rất quan trọng;
- Tài liệu pháp lý, ví dụ tài liệu ngân hàng, có tính xác thực là mối quan tâm chính.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghinăm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thìáp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1866:2007 (ISO 5626:1993), Giấy-Phương pháp xác định độ bền gấp.
TCVN 4503:2009 (ISO 9352:1995), Chất dẻo - Xác định độ chịu mài mòn bằng bánh xe mài mòn.
TCVN 11273:2015 (ISO 9706:1994), Thông tin và Tư liệu - Giấy dành cho tài liệu - Yêu cầu về độ bền.
ISO 5-3:1995, Photography - Density measurements - Part 3: Spectral conditions. (Nhiếp ảnh - Đo mật độ - Phần 3: Điều kiện phổ).
ISO 1924-2:1994, Paper and board - Determination of tensile properties - Part 2: Constant rate of elongation method (Giấy và giấy cáctông - Xác định tính chất bền kéo - Phần 2: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi).
ISO 24702, Paper and board and pulps - Measurement of diffuse blue reflectance factor (ISO brightness) (Giấy, giấy cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh (độ trắng ISO)
ISO 4892-2:1994, Plastics - Methods of exposure to laboratory light sources - Part 2: Xenon-arc sources(Chất dẻo - Phương pháp tiếp xúc với nguồn sáng trong phòng thí nghiệm - Phần 2: Các nguồn Xenon hồ quang).
ISO 7724-1, Paints and varnishes - Colorimetry - Part 1: Principles.(Sơn và vecni - Phép đo màu - Phần 1: Nguyên tắc).
ISO 7724-2, Paints and varnishes - Colorimetry - Part 2: Colour measurement(Sơn và vecni - Phép đo màu - Phần 2: Đo màu).
ISO 7724-3, Paints and varnishes - Colorimetry - Part 3: Calculation of colour differences by CIELAB.(Sơn và vecni - Phép đo màu - Phần 3: Tính toán sự chênh lệch màu sắc bằng phương pháp CIELAB).
ISO 12757-1:1998, Bail point pens and refills - Part 1: General use. (Bút bi và nạp - Phần 1: Sử dụng chung).
ISO 12757-2:1998, Ball point pens and refills - Part 2: Documentary use (DOC) (Bút bi và nạp - Phần 2: Sử dụng cho tài liệu (DOC)).
ISO 14145-1:1998, Roller ball pens and refills - Part 1: General use (Bút bi nước và nạp - Phần 1: Sử dụng chung).
ISO 14145-2:1998, Roller ball pens and refills - Part 2: Documentary use (DOC) (Bút bi nước và nạp - Phần 2: Sử dụng cho tài liệu (DOC)).
BS 3484:1991, Specification for blue-black record inks (Yêu cầu kỹ thuật đối với loại mực ghi chép xanh-đen).
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:
3.1
Sao chụp (copying)
Việc tạo ra một hình ảnh trên giấy bằng là cách tạo lại hình ảnh của một vật mang tài liệu khác, ví dụ quá trình chụp ảnh hoặc in chụp khô.
3.2
Tài liệu (document)
Thông tin được ghi lại có thể được coi là một đơn vị trong một quá trình tư liệu hóa
[TCVN 7217-1 (ISO 5127-1)]
3.3
Độ bền (durability)
Khả năng chống lại những ảnh hưởng của mòn và rách trong các tình huống tác nghiệp.
3.4
Hình ảnh (image)
Chất màu được phân bố trên giấy như các ký tự hoặc các mẫu có thể nhận biết bằng mắt thường.
3.5
Hình ảnh một màu (monochromatic image)
Hình ảnh được ghi bằng một màu.
3.6
Hình ảnh nhiều màu (multicoloured image)
Hình ảnh được ghi bằng từ hai màu trở lên, trong đó màu sắc là một phần của nội dung thông tin.
3.7
Tính bền lâu (permanence)
Khả năng duy trì độ ổn định về mặt hóa học và vật lý trong khoảng thời gian dài.
3.8
Hình ảnh bền lâu (permanence image)
Hình ảnh, khi lưu trữ lâu dài trong các thư viện, các quan lưu trữ và môi trường được bảo vệ khác sẽ ít hoặc không có sự thay đổi đặc tính mà có ảnh hưởng đến việc sử dụng nó.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về các đặc tính như vậy là sự ổn định của hình ảnh được tạo ra (ví dụ như mức độ dễ đọc và độ tương phản) và sự ổn định của hệ thống ghi chép trên giấy.
3.9
In (printing)
Tạo ra một hình ảnh trên giấy từ một thiết bị in ấn, chẳng hạn như một máy in, một máy in nhiệt hoặc máy in máy tính (ví dụ: máy in laser hoặc máy in phun).
3.10
Ghi (recording)
Viết, in và sao chụp
3.11
Hình ảnh tách màu (spot-coloured image)
Hình ảnh có màu sắc khác nhau ở các phần riêng biệt, do đó màu sắc không bị chồng lên nhau.
3.12
Viết (writing)
Việc tạo ra một hình ảnh trên giấy, một ký tự hoặc nét bút tại một thời điểm.
VÍ DỤ Bằng tay với bút mực hoặc bút chì hoặc bằng một máy đánh chữ hay máy vẽ.
Tài liệu giấy phù hợp với tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây. Mẫu thử phải được chuẩn bị như mô tả trong Điều 5.
4.1 Mật độ quang học
Mật độ phản xạ quang học của các hình ảnh một màu, được xác định như mô tả trong 6.1, phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1. Các yêu cầu này áp dụng cho cả các hình ảnh tách màu. Không có giá trị tối thiểu được thiết lập cho hình ảnh nhiều màu.
4.2 Ngoại quan
Mỗi phần tử của hình ảnh phải xác định được rõ ràng và dễ đọc khi kiểm tra như mô tả trong 6.2. Ngay cả cường độ màu cũng phải được duy trì. Hình ảnh được xử lý bằng loại mực đóng dấu phải dễ đọc. Không chấp nhận các nét gạch ngang hoặc nét lông.
4.3 Độ bền ánh sáng
Sau khi chiếu sáng theo 6.3, mật độ quang học của hình ảnh một màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1. Các yêu cầu này áp dụng cho cả các hình ảnh tách màu. Tông màu có thể thay đổi nhưng nó vẫn phải có thể nhận biết được là cũng một màu như trước khi xử lý.
Hình ảnh nhiều màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 2. Phép đo được thực hiện theo ISO 7724
4.4 Độ bền nước
Sau khi xử lý với nước theo 6.4, mật độ quang học của hình ảnh một màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1. Các tông màu có thể thay đổi nhưng nó vẫn phải có thể nhận biết được là cùng một màu như trước khi xử lý. Các yêu cầu này áp dụng cho cả hình ảnh táchmàu.
Hình ảnh nhiều màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 2. Phép đo được thực hiện theo ISO 7724.
Chỉ chấp nhận sự đổi màu nhẹ của giấy với thay đổi mật độ < 0,05. Không chấp nhận có các khiếm khuyết có thể nhìn thấy trên hình ảnh khi kiểm tra như mô tả trong 6.2 (xem 4.2, câu đầu tiên).
4.5 Chuyển bản ghi
Các mẫu thử được giữ trong một chồng dưới áp lực như mô tả trong 6.5 sẽ cho thấy không có dấu hiệu về việc chặn (dính) hoặc hư hại đến hình ảnh. Các ký tự, hoặc các phần của ký tự không được nhìn thấy trên giấy liền kề nhau, nhưng các vết chuyển dưới dạng các dấu chấm nhỏ được chấp nhận.
Bảng 1 - Mật độ quang học tối thiểu (mật độ hiển thị ISO) của các hình ảnh một màu
Hình thức ghi | Màu | Mật độ quang học tối thiểu | |
Điều 4.1, 4.4 và 4.7 | Điều 4.3 | ||
Máy sao chụp, máy in laser và các thiết bị in khác | Đen | 0,90 | 0,80 |
Xanh da trời | 0,65 | 0,55 | |
Màu khác | 0,40 | 0,30 | |
Các tài liệu ghi khác | Đen | 0,50 | 0,40 |
Xanh da trời | 0,40 | 0,35 | |
Màu khác | 0,35 | 0,30 | |
CHÚ THÍCH 1: Lý do của các giá trị tối thiểu khác nhau với các hình thức ghi khác nhau được nêu trong Phụ lục C. CHÚ THÍCH 2: Sử dụng máy đo mật độ có sẵn trên thị trường với các bộ lọc mà không phù hợp với ISO 5-3 được xử lý trong 6.1 và được nêu trong Phụ lục C |
Bảng 2 - Các thay đổi tối đa của hình ảnh nhiều màu
| DL* | Da* | Db* |
điều 4.3 | ±8 | ±5 | ±5 |
điều 4.4 và 4.7 | + 5 | ±3 | ±3 |
CHÚ THÍCH: DL*, Da* và Db* là những chênh lệch màu sắc. |
4.6 Độ bền mài mòn
Khi thử theo 6.6, hình ảnh phải có độ bền mài mòn ít nhất bằng các đường thẳng được vẽ bằng mực đối chứng. Yêu cầu này được đáp ứng khi tỷ lệ giữa khả năng giữ lại của sự hấp thụ ánh sáng của hình ảnh và đường thẳng đối chứng ≥0,80.
Sự bong tróc một phần của hình ảnh gây ra bởi việc xóa một phần hoặc để trống không được xảy ra tại chỗ mài ban đầu được quy định tại bước 4) điều 6.6.
4.7 Độ bền nhiệt
Sau khi được lưu giữ theo 6.7 trong 12 ngày, mật độ quang học của hình ảnh một màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1. Tông màu có thể thay đổi nhưng nó vẫn phải có thể nhận biết được là cùng một màu như trước khi xử lý. Các yêu cầu này cũng được áp dụng với các hình ảnh tách màu.
Hình ảnh nhiều màu phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 2. Phép đo được thực hiện theo ISO 7724.
Hình ảnh cũng phải đáp ứng các yêu cầu 4.2 và 4.5.
4.8 Ảnh hưởngcủa việc ghi đến độ bền cơ học của giấy
Giấy có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình ghi và hiệu quả hình ảnh. Nhiệt, bức xạ và hóa chất có liên quan đến việc xử lý có thể gây ra sự lão hóa của giấy.
Đối với các tài liệu giấy phải được chuẩn bị bằng cách ghi bao gồm việc xử lý theo bất kỳ cách thức nào, các yêu cầu 4.8.1 và 4.8.2 được đáp ứng theo hướng bất kỳ (hướng xeo giấy và hướng chéo) của tờ giấy. Đối với các tài liệu giấy được chuẩn bị bằng cách ghi mà không có sự xử lý, các yêu cầu của 4.8.1 phải được đáp ứng theo hướng bất kỳ (hướng xeo giấy và hướng chéo) của tờ giấy. Trong trường hợp, ví dụ, bút bi, khi các mẫu thử phù hợp với 6.8.1 thường đạt được chỉ theo một hướng, thử theo một hướng được chấp nhận.
4.8.1 Sự hấp thụ năng lượng độ bền kéo
Sự hấp thụ năng lượng độ bền kéo của các dải có hình ảnh không được thấp hơn 10 % so với các dải giấy thử tính năng, khi thử như mô tả trong 6.8.1.
4.8.2 Độ bền gấp
Độ bền gấp của các dải hình ảnh không được thấp hơn 10 % so với dải giấy thử tính năng, khi thử như mô tả trong 6.8.2.
5.1 Giấy thử tính năng
Giấy dùng cho mẫu thử phải đáp ứng các yêu cầu trong Phụ lục A
5.2 Môi trường ghi
Tốt nhất, vật liệu (bao gồm cả giấy) nên được điều hòa trong ít nhất 15 h ở (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối RH (50 ± 5) % trước khi ghi. Việc ghi phải được thực hiện trong môi trường tương tự.
Nếu điều này không đảm bảo, cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu được thử hoặc máy móc thiết bị được sử dụng để thử nghiệm.
5.3 Yêu cầu đối với việc chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử dùng cho mục đích thử nghiệm phải được chuẩn bị như mô tả trong tiêu chuẩn có liên quan đến loại thiết bị hoặc vật liệu cụ thể. Nếu không có sẵn tiêu chuẩn như vậy, việc chuẩn bị mẫu thử phải được thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu hoặc thiết bị.
Ký tự, khoảng cách, v.v...phải thể hiện việc sử dụng tài liệu thông thường.
Các yêu cầu bổ sung được đưa ra trong Phụ lục B.
5.4 Mực in đối chứng
Mực in đối chứng phải được chuẩn bị phù hợp với BS 3484-1:1991, Phụ lục A. Mực in đối chứng được sử dụng như một chuẩn nội khi kiểm tra độ bền mài mòn theo 6.6.
CHÚ THÍCH: Mực in đối chứng cũng có thể được sử dụng khi thử nét lông như mô tả trong Phụ lục A.
5.5 Điều hòa mẫu thử
Trước khi thử theo điều 6.4, 6.5 và 6.6 mẫu thử phải được lưu giữ (ở vị trí treo) ở nhiệt độ (23±2) °C và độ ẩm tương đối (50±5) % trong ít nhất một tuần. Khi thử độ bền của giấy (xem 6.8), môi trường điều hòa và thử phải theo TCVN 1862-2 (ISO 1924-2) và TCVN 1866 (ISO 5626).
6.1 Mật độ quang học
Chuẩn bị ghi sao cho phép đo có thể được thực hiện trên các đường thẳng hoặc ký tự không bị chồng chéo lên nhau, ví dụ các đường chéo.
Xác định mật độ quang học là mật độ hình ảnh, DR(SA: V) phù hợp với ISO 5-3 (xem Phụ lục B để biết thêm thông tin)
Các thiết bị đo khác, hoặc so sánh bằng mắt với các tờ đối chứng, được chấp nhận nếu có thể xác định chắc chắn có cùng độ chính xác. Nếu sử dụng các thiết bị hoặc phương pháp như vậy, chúng phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm [xem Điều 7, khoản i)],
- Nêu cách thực hiện phép đo,
- Đưa ra đánh giá về sự ảnh hưởng của chênh lệch này đến kết quả đo.
So sánh bằng mắt hình ảnh với các tờ hình ảnh đối chứng, mà có đường thẳng (ký tự, dấu chấm, vv) được đo không được phủ kín toàn bộ tờ giấy, ví dụ dòng từ bút bi và bút bi nước, có xu hướng đưa ra ước lượng về cường độ màu cao hơn so với đo bằng mật độ kế. Giá trị báo cáo sẽ là mật độ quang học trung bình của dòng.
CHÚ THÍCH Mật độ kế để xác định mật độ quang học cần có diện tích đo nhỏ hơn diện tích được đo, nếu không sử dụng máy đo mật độ như vậy, cần chú ý đảm bảo rằng các phương pháp thay thế cho kết quả tương tự như loại thiết bị đo mật độ này.
6.2 Ngoại quan
Kiểm tra bằng mắt, ở độ phóng đại 8 lần bằng một kính lúp hoặc thiết bị tương đương, các khuyết tật như khoảng trống hoặc các ký tự bị hỏng, nét cạnh xấu, màu sắc không đồng đều và các khuyết tật khác.
6.3 Độ bền ánh sáng
Chiếu sáng bằng một đèn xenon-hồ quang theo phương pháp B của ISO 4892-2. Nhiệt độ bảng đen là (60 ± 3) °C và độ ẩm tương đối là (50 ± 5) %.
Phơi sáng các mẫu đến 12 kJ/cm2. Xác định mật độ quang học của hình ảnh như quy định tại 6.1 trước và sau khi chiếu sáng.
6.4 Độ bền nước
Chuẩn bị mẫu thử có độ phủ hình ảnh khoảng 10 %. Để lại một khoảng ở giữa mẫu thử không có hình ảnh và sử dụng khoảng này để xác định mật độ quang học của nền.
Ngâm toàn bộ các mẫu trong ống thủy tinh với nước khử ion trong 24 h, một ống cho mỗi mẫu. Nhấc mẫu cẩn thận đặt lên trên khăn giấy không có axit. Đặt một miếng giấy thử tính năng trên các mẫu thử và đặt tải trọng có áp lực 7 kPa. Tháo tải sau 10 min. Để lại các mẫu thử trên khăn giấy và để khô.
Kiểm tra bằng mắt các mẫu thử như mô tả trong 6.2. Xác định mật độ quang học của hình ảnh và nền giấy như quy định tại 6.1 trước và sau khi ngâm.
6.5 Chuyển bản ghi
Chuẩn bị năm mẫu và sáu miếng giấy thử tính năng và điều hòa chúng ở (23 ± 2) °C và và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %. Đối với các tài liệu giấy phải được chuẩn bị bằng cách ghi bao gồm việc xử lý theo bất kỳ cách thức nào, cả tài liệu một mặt và hai mặt phải được thử khi có thể áp dụng. Đặt chúng lần lượt trong một chồng, theo thứ tự giấy thử tính năng, mẫu thử, giấy thử tính năng v.v..., trên một tấm phẳng bằng vật liệu trơ. Che chồng này bằng một tấm vật liệu trơ và đặt tải có áp lực 7 kPa. Bảo quản ở (50 ± 1) °C và độ ẩm tương đối (60 ± 2) % trong 6 ngày. Tháo tải và để nguội đến 23 °C và độẩm tương đối 50% trong ít nhất 15 h trước khi tách các mẫu thử.
Kiểm tra hình ảnh và các tờ giấy thử tính năng liền kề nhau bằng mắt thường.
6.6 Độ bền mài mòn
Vẽ ba đường thẳng có chiều rộng khoảng 0,3 mm bằng mực in đối chứng (xem 5.4) gần với hình ảnh như trong Hình 1. Đối với các tài liệu giấy phải được chuẩn bị bằng cách ghi bao gồm việc xử lý theo bất kỳ cách thức nào, gồm cả tài liệu một mặt và hai mặt phải được thử, khi có thể áp dụng.
Hình 1 - Ví dụ về mẫu thử với các đường mực in đối chứng để thử nghiệm độ bền mài mòn
Thực hiện theo bốn bước sau đây trước khi kiểm tra.
1) Xác định sự hấp thụ ánh sáng của hình ảnh và các đường đối chứng trên diện tích mẫu thửđược thử nghiệm (xem Chú thích 1 và 2 dưới đây).
2) Mài mòn hình ảnh và các đường tham chiếuđồng thời với một máy thử theo TCVN 4503(ISO 9352), sử dụng bánh xe với ký hiệu series CS 10F và tải 2,5 N.Mài mòn cho đến khi sự hấp thụánh sáng của các đường mực in đối chứng giảm xuống từ 80 % và 85 % so với giá trị ban đầu. Xác định sự hấp thụ ánh sáng của hình ảnh và các đường đối chứng như mô tả ở bước 1).
3) Tính độ bền mài mòn bằng
Trong đó
Ai1sự hấp thụ ánh sáng ban đầu của hình ảnh;
Ai2sự hấp thụ của hình ảnh sau khi mài mòn
Ar1 sự hấp thụ ánh sáng ban đầu của đường đối chứng
Ar2sự hấp thụ ánh sáng của các đường đối chứng sau khi mài mòn
CHÚ THÍCH 1 Vì không cần thiết có giá trị tuyệt đối, và các phương pháp thử không ảnh hưởng đến quang phổ màu sắc của hình ảnh, có thể sử dụng các thiết bị khác nhau để xác định sự hấp thụ ánh sáng của hình ảnh. Không cần phải sử dụng các mật độ kế quang học theo ISO 5.
CHÚ THÍCH 2 Độ bền mài mòn có thể được đánh giá bằng cách so sánh hình ảnh của các vùng bị mài mòn với phần mẫu không bị ảnh hưởng.
CHÚ THÍCH 3 Sự hấp thụ ánh sáng có thể được tính từ mật độ quang học D đo theo 6.1 bằng 1-10-D.
4) Thực hiện một thử nghiệm mới và kiểm tra các hình ảnh sau khi mài khoảng 25 % tổng số các mài mòn được mô tả trong bước 2). Nếu quan sát thấy không có bong tróc (xem 4.6) sau khi mài mòn theo bước 2), không cần phải được thực hiện thử nghiệm này.
Kiểm tra các mẫu thử bằng mắt thường. Ghi lại các phần xóa bỏ và khoảng trống.
6.7 Độ bền nhiệt
Treo các miếng thử nghiệm trong một buồng khí hậu hoặc bình lão hóa theo cách để chúng không tiếp xúc với nhau hoặc các cạnh của buồng. Thông khí với tốc độ (50 ± 25) ml /phút qua buồng. Giữ mẫu thử và các tờ giấy thử tính năng ở (90 ± 1) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 2) % trong 12 ngày. Thử các mẫu theo 4.7.
6.8 Ảnh hưởng của việc ghi đến độ bền cơ học của giấy
6.8.1 Hấp thụ năng lượng bền kéo
Ghi năm dòng trên mười tờ giấy thử tính năng, với năm tờ giấy theo hướng xeo giấy, năm tờ giấy theo hướng chéo, cắt các dải theo ISO 1924-2 để xác định tính chất bền kéo sao cho các dòng này vuông góc với chiều dài của dải. Các dòng này cần được đặt chéo giữa các dải và kéo dài đến các mép. Cắt các dải từ tờ giấy thử tính năng từ cùng gói giấy.
Giữ các dải giấy có và không có hình ảnh trong 12 ngày như quy định tại 6.7. Xác định sự hấp thụ năng lượng bền kéo theo ISO 1924-2 theo hướng xeo giấy và hướng chéo của tờ giấy.
CHÚ THÍCH 1 Trong các trường hợp, ví dụ, bộ ghi kim, dòng dấu chấm liền nhau được ghi lại.
CHÚ THÍCH 2 Nếu giấy bị ảnh hưởng bởi hình ảnh, các dải sẽ bị đứt dòng.
6.8.2 Độ bền gấp
Chuẩn bị mười mẫu giấy có hình ảnh để thử tính năng. Cắt các dải theo hướng xeo giấy và hướng chéo của tờ giấy theo TCVN 1866 (ISO 5626) để thử độ bền gấp. Cắt các dải từ tờ giấy thử tính năng từ cùng gói giấy.
Lưu giữ các dải giấy có và không có hình ảnh như quy định tại 6.7. Xác định độ bền gấp theo TCVN 1866 (ISO 5626) theo hướng xeo giấy và hướng chéo của tờ giấy.
CHÚ THÍCH 1 Vì điều này mô tả một thử nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của quá trình ghi đến giấy, và không phải ảnh hưởng của các hình ảnh được ghi trên giấy, các đường thẳng (ký tự, dấu chấm, vv) phải không được đặt ở vị trí nếp gấp.
CHÚ THÍCH 2 Với mục đích của tiêu chuẩn này, có thể sử dụng bất kỳ một trong bốn thiết bị được mô tả trong TCVN 1866 (SO 5626). Yêu cầu này được giữ nguyên với tất cả các thiết bị.
Phòng thí nghiệm phải đưa vào báo cáo thử nghiệm các thông tin sau đây:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Xác định chính xác vật liệu thử (bao gồm cả giấy) và thiết bị được sử dụng trong thử nghiệm, và khi áp dụng, phụ kiện và dữ liệu quá trình xử lý;
c) Ngày và nơi thửnghiệm;
d) Kiểu viết, in hoặc tài liệu sao chụp hoặc thiết bị;
e) Số lượng mẫu thử được sử dụng trong thử nghiệm;
f) Mô tả việc chuẩn bị mẫu;
g) Các kết quả thử nghiệm thu được khi thử nghiệm theo quy định tại 6.1 đến 6.8, thể hiện như đã nêu trong các điều liên quan, hoặc trong các tiêu chuẩn liên quan được tham chiếu;
h) Bất kỳ quan sát nào khác được thực hiện có thể có tầm quan trọng đối với độ bền lâu của tài liệu giấy;
i) Bất kỳ sai lệch so với tiêu chuẩn này và tình huống bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả;
j) Một tuyên bố rằng các vật liệu hoặc thiết bị đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này; trong trường hợp không đáp ứng, nêu lý do cụ thể.
A.1 Lựa chọn giấy
Việc lựa chọn giấy để chuẩn bị mẫu thử là rất quan trọng vì một số tính chất của hình ảnh khác nhau giữa các loại giấy khác nhau. Kết quả khi kiểm tra các tài liệu giấy được chuẩn bị bằng một quá trình tạo hình ảnh cá biệt trên một loại giấy có thể không phù hợp cho các giấy khác.
Cùng một loại giấy không được sử dụng trên toàn thế giới. Các tính chất của giấy như độ mịn bề mặt, định lượng và kích thước, có thể thay đổi đáng kể. Ở một số nước, cùng một loại giấy được sử dụng để viết, in và sao chụp, ở một số nước khác, sự khác biệt giữa giấy gọi là sao chụp với giấy viết và giấy in rất lớn.
Các yêu cầu này không được xem là các khuyến nghị cho các nhà sản xuất và người sử dụng giấy. Mục đích duy nhất của chúng là làm cho các kết quả thử nghiệm đại diện cho giấy trên thị trường và giúp cho có thể đạt được các kết quả tái lập khi thử nghiệm ở những phòng thí nghiệm khác nhau.
A.2 Yêu cầu của giấy thử tính năng
Giấy thử tính năng để sử dụng trong việc chuẩn bị mẫu thử phải phù hợp để sử dụng với các loại vật liệu hoặc thiết bị được thử.
Tất cả các giấy thử tính năng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Giấy phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 11273 (ISO 9706);
- Độ trắng ISO, được đo theo ISO 2470, phải ≥ 85 %;
- Khi thử độ bền mài mòn theo tiêu chuẩn này, không xảy ra sự mất chất xơ nhìn thấy được;
- Các đường thẳng, được vẽ bằng mực in đối chứng khoảng 50 mm/s, sẽ không cho thấy nét lông hoặc nét gạch ngang; định lượng không được nhỏ hơn 70 g/m2.
Độ bền gấp nên có ít nhất 1,7 (các máy thử Kohler-Molin, MIT, hoặc Lhomargy) hoặc 1,9 (máy thử Schopper) theo bất kỳ hướng nào. Mục đích của khuyến nghị này là để có độ chính xác phù hợp khi thử tác động của việc ghi đến độ bền cơ học của giấy.
CHÚ THÍCH Độ bền gấp bằng 1,7 tương ứng với số lần gấp là 50. Độ bền gấp 1,9 tương ứng với số lần gấp là 80. Cần nhận thấy rằng độ bền gấp là giá trị trung bình của logarit (với cơ số 10) của giá trị đọc riêng.
Ngoài ra, giấy thử tính năng được sử dụng với bút bi cần đáp ứng yêu cầu độ nhám/độ mịn theo ISO 12757 khi thử nghiệm hình ảnh được tạo ra bởi bút bi và của ISO 14145 khi thử hình ảnh được tạo ra bởi bút bi nước.
B.1 Tổng quan
Phương pháp chuẩn bị mẫu và ngoại quan của hình ảnh là rất quan trọng khi kiểm tra nhiều thuộc tính. Trong tiêu chuẩn này, có viện dẫn đến các tiêu chuẩn khác hoặc đến các hướng dẫn từ nhà sản xuất. Một số yêu cầu khác là cần thiết để có được các kết quả tái lập và để có được mối quan hệ với các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
B.2 Ruy băng cho máy chữ, máy in kim
Hiện nay, không có sẵn quy trình tiêu chuẩn hóa cho việc chuẩn bị mẫu. Các quy định dưới đây cần được xem xét.
- Ghi với một ruy băng vải cần được thực hiện với thiết bị sử dụng ruy băng này.
- Các tính chất của hình ảnh chuẩn bị với các ruy băng khác trong thiết bị với áp lực in ấn khác nhau, cuộn có độ cứng khác nhau, vv, có thể khác nhau đáng kể. Để có được kết quả đại diện, việc ghi với một ruy băng như vậy cần được thực hiện với loại thiết bị sử dụng ruy băng này.
- Thiết bị phải ở trong tình trạng tốt (ví dụ con lăn sạch sẽ, không quá cũ).
- Thiết bị phải được điều chỉnh cho các văn bản bình thường.
- Áp lực viết không được cao đến mức gây ra cảm giác không đồng đều khi tiếp xúc với các đầu ngón tay trên mặt trái của tờ giấy.
Ghi với ruy băng vải và ruy băng tương tự cần được thực hiện để đại diện cho các ruy băng được sử dụng.
B.3 Bút bi, bút bi nước và bút phớt
Tạo ra các đường thẳng bằng một máy ghi thử nghiệm theo các điều kiện quy định trong ISO 12757 cho bút bi và ISO 14145 cho bút bi nước.
Đối với các loại bút khác, tạo ra các dòng theo các hướng dẫn của nhà sản xuất.
C.1 Điều kiện phổ để đo mật độ quang học
Trong những ngày đầu đo mật độ, phản ứng quang phổ của các thiết bị đã được xác định theo các bộ lọc màu được sử dụng trong xây dựng. Trong ISO 5-3:1995, lời giới thiệu, các ưu điểm của việc quy định cụ thể các sản phẩm của tất cả các thành phần liên quan được nhấn mạnh.
ISO 5-3 xác định các điều kiện phổ để đo mật độ quang học. Chín loại mật độ được quy định. Với mục đích của tiêu chuẩn này, mật độ được đo là “mật độ hình ảnh ISO”, xem 6.1. Các sản phẩm phổ cho các loại mật độ này được quy định trong ISO 5-3:1995, Bảng 2. Giá trị thu được từ các công cụ với các đặc tính quang phổ khác không thể được chuyển thành mật độ hình ảnh ISO bằng bất kỳ phép tính đơn giản nào.
Có một số bộ lọc với các đặc tính quang phổ khác nhau trên thị trường. Trong đó có một số bộ lọc không phù hợp với các yêu cầu trong ISO 5-3.
Hai thiết bị để đo mật độ quang học được mô tả trong tiêu chuẩn ASTM F 1443-1992. Máy thử ký tự quang học Clearware (Clearwave Optical Character Tester-082) được trang bị bộ lọc “hình ảnh trung tính” (không có thêm yêu cầu kỹ thuật được đưa ra trong tiêu chuẩn). Bộ lọc được xác định cho Máy đo độ tương phản in Macbeth (Macbeth Print Contrast Meter-PCM II) đáp ứng tiêu chuẩn “A”. Bộ lọc này không phù hợp với các yêu cầu của mật độ hình ảnh ISO trong ISO 5-3.
Nguồn chiếu sáng được quy định trong ISO 5-3 là nguồn chiếu sáng A tiêu chuẩn CIE vận hành ở nhiệt độ phân bố 2856 °K. Nhiệt độ phân bố của các thiết bị trên thị trường có thể khác giá trị này đôi chút.
C.2 Giá trị tối thiểu của mật độ quang học
Tốt nhất, sự tương phản giữa hình ảnh và nền giấy càng cao càng tốt khi vi phim hóa hay quét một tài liệu. Các giá trị tối thiểu của mật độ quang học trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này cho hình ảnh được sản xuất bằng các máy sao chụp, vv là mong muốn nhưng thường không thể được đáp ứng bởi các loại hình ảnh khác.
Sự khác biệt về yêu cầu đối với các loại hình ảnh khác nhau một phần là do sự khác biệt trong việc chuẩn bị các hình ảnh để thử nghiệm. Các đường nét máy sao chụp, máy in laser và máy in phun tạo ra thường bao phủ giấy có nhiều nét lớn. Các đường mảnh hơn thường bao phủ giấy không đầy đủ, mật độ quang học sẽ thấp hơn.
Bút bi và bút bi nước thường tạo ra đường nét với mật độ quang học thấp, dẫn đến độ tương phản thấp. Tuy nhiên, do nhu cầu về tài liệu với chữ viết tay, người ta phải chấp nhận mật độ thấp như vậy.
Những khó khăn khi vi phim hóa hoặc quét tài liệu có chứa các phần với mật độ quang học khác nhau có thể xảy ra, nhưng thường có thể được khắc phục bằng cách xem xét phần hình ảnh có độ tương phản thấp nhất.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các đặc tính được yêu cầu
4.2 Ngoại quan
4.3 Độ bền sáng
4.4 Độ bền nước
4.5 Chuyển bản ghi
4.6 Độ bền mài mòn
4.7 Độ bền nhiệt
4.8 Ảnh hưởng của việc ghi đến độ bền cơ học của giấy
5 Chuẩn bị mẫu thử
5.1 Giấy thử tính năng
5.2 Môi trường ghi
5.3 Yêu cầu đối với việc chuẩn bị mẫu thử
5.4 Mực in đối chứng
5.5 Nhiệt độ mẫu thử
6 Phép thử
6.1 Mật độ quang học
6.2 Ngoại quan
6.3 Độ bền ánh sáng
6.4 Độ bền nước
6.5 Chuyển bản ghi
6.6 Độ bền mài mòn
6.7 Độ bền nhiệt
6.8 Ảnh hưởng của việc ghi đến độ bền cơ học của giấy
7 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (quy định)
Phụ lục B (quy định)
Phụ lục C (tham khảo)
ISO 1924-2:1994 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 1924-2:2008 và được chấp nhận thành TCVN 1862-2:2010 .
ISO 2470:1977 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 2470-1,ISO 2470-2 và được chấp nhận thành TCVN 1865-1:2010 ; TCVN 1865-2:2010 .
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.