ISO 11838:1997 WITH AMENDMENT 1:2011
ĐỘNG HỌC CỦA MÔ TÔ VÀ MÔ TÔ - NGƯỜI LÁI - TỪ VỰNG
Motorcycle and motorcycle-rider kinematics - Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 11505:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11838:1997 và sửa đổi 1:2011
TCVN 11505:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐỘNG HỌC CỦA MÔ TÔ VÀ MÔ TÔ - NGƯỜI LÁI - TỪ VỰNG
Motorcycle and motorcycle-rider kinematics - Vocabulary
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu, định nghĩa và các quy ước có liên quan đến chuyển động và động học của mô tô và mô tô-người lái cùng với việc lập mô hình của chúng.
1.2Tiêu chuẩn này không đề cập đến các phương pháp đo hoặc các đơn vị được sử dụng trong báo cáo các kết quả hoặc độ chính xác.
1.3Các điều khoản của tiêu chuẩn này áp dụng cho các mô tô hai bánh nhưđã định nghĩa trong TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977).
1.4Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các mô tô chạy trên đường bộ được điều khiển bởi người đi bộ hoặc được sử dụng để chở hàng, không chở người.
1.5Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu cho các hệ thống, chi tiết và phương tiện sau:
Hệ thống lái (Điều 3).
Hệ thống treo (Điều 4).
Lốp và bánh xe (Điều 5).
Nguyên lý cơ bản của các hệ trục và động học (Điều 6).
Động học điều khiển lái (Điều 7).
Đặc tính chuyển động của mô tô (Điều 8).
Đặc tính khí động lực học của tổ hợp mô tô - người lái (Điều 9).
Tư thế và trạng thái lái xe (Điều 10).
Các phép thử (Điều 11).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có)
TCVN 6211:2003, (ISO 3833:1977),Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 7338:2003 (ISO 6725:1981),Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước của mô tô và xe máy hai bánh - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 7362:2003 (ISO 6726:1988),Mô tô và xe máy hai bánh - Khối lượng - Từ vựng.
3.1 Các trục và góc của cụm cơ cấu lái
3.1.1
Trục lái, ZH
Trục xoay của cụm cơ cấu lái để điều khiển lái trùng với trục của cọc tay lái và trục của ống đầu lái.
3.1.2
Góc lái, dH
Góc chuyển động của cụm cơ cấu lái xung quanhtrục lái (3.1.1) bằng "không" khi mặt phẳng của bánh trước song song với mặt phẳng dọc của mô tô.
3.1.3
Góc lái của bánh xe, dw
Góc được tạo bởi giao tuyến giữa mặt phẳng dọc của mô tô và mặt phẳng của bánh trước với mặt phẳng bề mặt đường.
3.2
Đại lượng động học của cụm cơ cấu lái
3.2.1
Vận tốc lái, d
Vận tốc góc của chi tiết được treo của cụm cơ cấu lái xung quanh trục z’l
3.2.2
Vận tốc lái của tay lái, dH
Vận tốc góc của tay lái xung quanh trục zH.
3.2.3
Mômen lái
Mômen đối với trục lái (3.1.1).
3.2.4
Lực lái
Giá trị thu được bằng cách chia mômen lái (3.2.3) cho bán kính quay hiệu dụng của tay lái.
CHÚ THÍCH - Bán kính quay hiệu dụng của tay lái là khoảng cách giữa trục lái (3.1.1) và điểm giữa tay nắm của tay lái được chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục lái.
3.2.5
Mômen lái ở trạng thái ổn định
Mômen quay tác dụng vào tay lái để duy trì chuyển động của tổ hợp mô tô-người lái ở trạng thái đã cho.
CHÚTHÍCH - Khi tổ hợp mô tô-người lái đang quay, mômen này được phân loại là mômen lái dương(3.2.5.1), mômen lái ở vị trí trung hòa (3.2.5.2) hoặc mômen lái âm (3.2.5.3).
3.2.5.1
Mômen lái dương
Mômen lái ở trạng thái ổn định (3.2.5) tác dụng cùng chiều trong đó tổ hợp mô tô-người lái đangchuyển hướng.
3.2.5.2
Mômen lái ở vị trí trung hòa
Giá trị của mômen lái ở trạng thái ổn định (3.2.5) bằng “không”đượcyêucầu khi tổ hợpmô tô - người lái đang quay.
3.2.5.3
Mômen lái âm
Mômen lái ở trạng thái ổn định (3.2.5) tác dụng theo chiều ngược với chiều trong đó tổ hợp mô tô-người lái đang quay.
3.2.6
Lực lái ổn định
Giá trị thu được bằng cách chia mômen lái ở trạng thái ổn định (3.2.5) cho bán kính quay hiệu dụng của tay lái.
3.2.7
Độ cứng vững của cụm cơ cấu lái
Độ bền chống lại biến dạng do các lực tác dụng vào cụm cơ cấu lái gây ra.
CHÚ THÍCH - Có độ cứng vững xoắn và độ cứng vững uốn.
3.2.8
Mômen ma sát của cụm cơ cấu lái
Mômen đối với trục lái (3.1.1) được yêu cầu đểbắt đầu chuyển động của cụm cơ cấu lái không tính đến ma sát giữa lốp xe và bề mặt đường.
3.2.9
Mômen giảm chấn của cụm cơ cấu lái
Mômen giảm chấn đối với trục lái (3.1.1) ở một vận tốc lái xác định (3.2.1) không tính đến giảm chấn giữa lốp xe và bề mặt đường.
3.2.10
Mômen quán tính của cụm cơ cấu lái
Mômen quán tính của cụm cơ cấu láiđối với trục lái (3.1.1) trong các điều kiện tải trọng quy định.
3.3 Đặc tính lái của cụmcơ cấu lái
3.3.1
Lái trong các điều kiện không thay đổi
Vận hành lái của một tổ hợp mô tô-người lái trong các điều kiện không thay đổi.
3.3.2
Lái có tính bù
Tác động cưỡng bức lên tay lái để (loại bỏ) sự thay đổi trạng thái của mô tô.
3.3.3
Lái bị nhiễu
Chuyển động xoay trong thời gian ngắn và nhanh của tay lái do tác động bên ngoài gây ra.
3.3.4
Mất điều khiển lái
Chuyển động xoay không kiểm soát được của tay lái do nhiễu gây ra.
4.1 Hình học của hệ thống treo
4.1.1
Mặt phẳng bánh xe
Mặt phẳng trung tâm của bánh xe và vuông góc với đường tâm trục của bánh xe.
4.1.2
Tâm bánh xe
Giao điểm giữa trục quay của bánh xe và mặt phẳng bánh xe (4.1.1).
4.1.3
Độ trùng vết bánh xe trước và bánh xe sau
Vị trí của các mặt phẳng bánh xe trước và mặt phẳng bánh xe sau so với một số mặt phẳng chuẩn của khung xe.
4.1.4
Độ thẳng hàng của hệ thống lái
Mối tương quan giữa các bánh xe và thân xe hoặc bề mặt đường.
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ này thường áp dụng cho độ dịch chuyển của càng trước (4.1.8) castor (4.1.7), góccastor (4.1.6)
4.1.5
Biến đổi của độ thẳng hàng
Các chuyển vị và biến dạng của hệ thống treo do các lực tác dụng vào các bánh xe gây ra.
4.1.6
Góc castor, t
Xem TCVN 7338:2003 (ISO 6725:1981), 6.12.
4.1.7
Castor
Xem TCVN 7338:2003 (ISO 6725:1981), 6.11.
4.1.8
Độ dịch chuyển của càng trước
Khoảng cách giữa đường tâm trục lái và trụcquay của bánh xe trước.
4.1.9
Độ dịch chuyển thẳng đứng của bánh xe
Khoảng cách thẳng đứng giữa vị trí trục quay của bánh xe khi hệ thống treo được kéo căng hoàn toàn và khi hệ thống này được nén hoàn toàn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
4.1.10
Hành trình của lò xo và/hoặc giảm chấn
Độ dịch chuyển giữa các vị trí của lò xo và/hoặcgiảm chấn khi được kéo căng hoàn toàn và khi được nén hoàn toàn theo chỉ dẫn của nhà sảnxuất.
4.2 Hệ số động học của hệ thống treo
4.2.1
Hệ số của hệ thống treo
Độ tăng của tải tiếp đất cần thiết của khối lượng được treo theo phương thẳng đứngtương ứng với trục bánh xe trên một đơn vị quãng đường trong điều kiện chịu tải quy định.
4.2.2
Hệ số lái
Độ tăng của tải trọng tiếp đất cần thiết của khối lượng được treo theo phương thẳng đứng tương ứng với mặt đường qua tâm của bánh xe trên một đơn vị quãng đường trongđiều kiện chịu tải quy định.
4.2.3
Tỷ số liên kết của lò xo và/hoặc giảm chấn
Tỷ số giữa độ dịch chuyển thẳng đứng của bánh xe (4.1.9) và hành trình của lò xo và/hoặc giảm chấn (4.1.10).
CHÚ THÍCH 1 - Tỷ số liên kết có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 tùy thuộc vào vị trí và phương pháp liên kết lò xo và/hoặc giảm chấn so với vị trí của trục bánhxe.
CHÚ THÍCH 2 - Tỷ số liên kết có thể là một hàm số của độ dịch chuyển của bánh xe.
4.2.4
Đặc tính giảm chấn
Mối quan hệ giữa lực giảm chấn xuất hiện ở bộ giảm xóc và vận tốc pít tông của giảm chấn.
CHÚ THÍCH - Dấu là dương khi giảm chấn được nén và là âm khi giảm chấn được kéo căng.
5.1 Hệ trục của lốp và các biển số
5.1.1
Tâm tiếp xúc quy ước của lốp
Giao điểm giữa mặt phẳng của bánh xe và hình chiếu thẳng đứng của trục quay của bánh xe trên mặt phẳng của đường.
5.1.2
Tâm tiếp xúc hình học của lốp
Tâm hình học của vùng tiếp xúc giữa lốp và mặt phẳng của đường.
5.1.3
Tâm tiếp xúc hiệu dụng của lốp
Tâm chịu tác dụng của các áp lực ở vùng tiếp xúc của lốp và mặt phẳng của đường.
CHÚ THÍCH 1 - Khi bánh xe có độ nghiêng ngoài, tâm tiếp xúc hiệu dụng của lốp có thể dịch chuyển theo hướng nghiêng ngoài của bánh xe.
CHÚ THÍCH 2 - Tâm tiếp xúc hiệu dụng của lốp không thể là tâm tiếp xúc hình học của lốp (5.1.2) do sự biến dạng của lốp được tạo ra bởi các lực tác dụng.
5.1.4
Góc nghiêng ngoài của bánh xe, e
Góc giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng bánh xe.
5.1.5
Góc trượt của lốp, a
Góc giữa trục xt và hướng di chuyển của bánh xe ở tâm tiếp xúc quy ước của lốp (5.1.1).
Xem Hình 2.
5.1.6
Hệ số trượt, S
(Khi lái xe)
5.1.7
Hệ số trượt, S
(Khi hãm phanh)
Trong đó:
vtx là vận tốc tiếnvềphía trước của tâm quy ước của bánh xe;
vtc là vận tốc vòng (theo chu vi) của tâm tiếp xúc quy ước của lốp (5.1.1) có liên quan tới tâm của bánh xe;
a là góc trượt của lốp (5.1.5).
5.2 Lực tác dụng vào lốp và các hệ số củalốp
5.2.1
Lực thẳng đứng của lốp
Thành phần ztcủa lực từ mặt phẳng của đường tác dụng vào lốp.
5.2.2
Lực ngang của lốp
Thành phần yt của lực từ mặt phẳng của đườngtác dụng vào lốp.
5.2.3
Lực dọc của lốp
Thành phần xt của lực từ mặt phẳng của đườngtác dụng vào lốp.
5.2.4
Độ cứng vững thẳng đứng của lốp
Tỷ lệ của lực thẳng đứng được yêu cầu và khoảng dịch chuyển giữa tâm tiếp xúc quy ước của lốp (5.1.1) và tâm bánh xe (4.1.2) theo phương thẳng đứng dọc theo chiều dài, với góc nghiêng ngoài (5.1.4) bằng “không”.
5.2.5
Độ cứng vững ngang của lốp
Tỷ lệ của lực ngang của lốp (5.2.2) được yêu cầu và khoảng thay đổi tâm bánh xe (4.1.2) theo chiều yt dọc theo chiều dài tương ứng với bề mặt đỡ, với góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng không và chịu tác dụng một lực thẳng đứng của lốp (5.2.1) quy định.
5.2.6
Lực dẫn động
Lực dọc của lốp (5.2.3) dương do tác dụng của mômen dẫn động theo chiều xtgây ra.
5.2.7
Lực hãm
Lực dọc của lốp (5.2.3) âm do tác dụng của mômen hãm theo chiều xt gây ra.
5.2.8
Lực conic
Lực ngang của lốp (5.2.2) không thay đổi dấu [đối với hệ trục nằm ngang của lốp (6.2.2)] và đổi chiều quay khi góc trượt của lốp (5.1.5) và góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng “không”.
5.2.9
Lực plysteer
Lực ngang của lốp (5.2.2) thay đổi dấu [đối với hệ trục nằm ngang của lốp (6.2.2)] và đổi chiều quay khi góc trượt của lốp (5.1.5) và góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng “không”.
5.2.10
Lực nghiêng ngoài của bánh xe
Lực ngang của lốp (5.2.2) tác dụngvào lốp có góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) nào đó khi góc trượt của lốp (5.1.5) bằng không và đã trừ đi lực plysteer (5.2.9) và lực conic (5.2.8).
5.2.11
Lực rẽ
Thành phần nằm ngang theo chiều vuông góc với hướng di chuyển của bánh xe, của lực tác dụng từ mặt phẳng của đường vào bánh xe có góc trượt của lốp (5.1.5) nào đó khi góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng không.
Xem Hình 2.
5.2.12
Lực bên của lốp
Lực ngang của lốp (5.2.2) khi góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng không và đã trừ đi lực plysteer (5.2.9) và lực conic (5.2.8).
Xem Hình 2.
5.2.13
Lực kéo
Thành phần vectơ lực của lốp theo chiều di chuyển của bánh xe có tâm tiếp xúc hiệu dụng củalốp (5.1.3) bằng lực ngang của lốp (5.2.2) nhân với sin góc trượt của lốp (5.1.5) cộng với lực dọc của lốp (5.2.3) nhân với cosin góc trượt của lốp (5.1.5).
5.2.14
Lực cản
Lực kéo (5.2.13) âm.
Xem Hình 2.
5.2.15
Lực cản lăn
Lực ngược chiều với chiều chuyển động của bánh xe chủ yếu do biến dạng của lốp xe đanglăn gây ra.
5.2.16
Hệ số lực cản lăn
Tỷ số giữa lực cản lăn và lực thẳng đứng của lốp(5.2.1).
5.2.17
Độ cứng vững của độ nghiêng ngoàicủabánh xe
Tốc độ thay đổi của lực ngang của lốp (5.2.2) đối với thay đổi góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) thường được đánh giá tại góc nghiêng ngoài của bánh xe bằng không và góc trượt của lốp (5.1.5) bằng không.
5.2.18
Hệ số độ cứng vững của độ nghiêng ngoài của bánh xe
Tỷ số giữa độ cứng vững của độ nghiêng ngoài của bánh xe (5.2.17) của một lốp xe đang lăn tự do theo đường thẳng và lực thẳng đứng của lốp(5.2.1) .
5.2.19
Độ cứng vững của rẽ
Tốc độ thay đổi lực ngang của lốp (5.2.2) đối với thay đổi góc trượt của lốp (5.1.5), thường được đánh giá tại góc trượt của lốp bằng không và góc độ nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) bằng “không”.
5.2.20
Hệ số độ cứng vững của rẽ
Tỷ số giữa độ cứng vững của rẽ (5.2.19) của một bánh xe đang lăn tự do theo đường thẳng và lực thẳng đứng của lốp (5.2.1).
5.2.21
Vết bánh hơi
Khoảng cách nằm ngang giữa điểm tác dụng của lực bên của lốp (5.2.12) và tâm tiếp xúc quy ước củalốp (5.1.1).
CHÚ THÍCH - Đây là cách xác định mômen chỉnh hướng so với lực bên của lốp (5.2.1).
5.2.22
Sự trễ của lốp
Sự trễ xảy ra trong thay đổi lực ngang của lốp(5.2.2) do thay đổi góc trượt của lốp (5.1.5) hoặc góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4).
5.2.23
Độ dài trễ của lốp
Khoảng cách (quãng đường) được bao hàm trong quá trình trễ của lốp (5.2.22).
CHÚ THÍCH - Thông thường, độ dài trễ của lốp được xác định là quãng đường mà lốp xe đã lăn qua tới khi đạt được giá trị 63,2 % của lực ngang của lốp (5.2.2) khi góc trượt của lốp (5.1.5) và/hoặc góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) thay đổi từng bước từ “không”.
5.3 Mômen tác dụng vào lốp xe
5.3.1
Mômen lật
Thành phần xung quanh trục xfcủa các mômen tác dụng từ mặt phẳng của đường vào các lốpxe.
5.3.2
Mômen lực cản lăn
Thành phần vectơ mômen của lốp xung quanh trục ytdo lực cản lăn (5.2.15) gây ra.
5.3.3
Mômen độ nghiêng ngoài của bánh xe
Thành phần xung quanh trục ztcủa các mômen tác dụng từ mặt phẳng của đường vào bánh xe có góc nghiêng ngoài của bánh xe (5.1.4) nào đó khi góc trượt của lốp (5.1.5) bằng không.
5.3.4
Mômen chỉnh hướng
Thành phần của vectơ mômen của lốp có xu hướng làm cho lốp quay xung quanh trục zt.
5.4 Hiện tượng có liên quan đến lốp
5.4.1
Sóng đứng
Hiện tượng xảy ra khi vận tốc vòng của lốp vượt quá một vận tốc vòng đã cho trong khi lốp đang quay ở một vận tốc cao.
CHÚ THÍCH: Các biến dạng do sự tiếp xúc của lớp gây ra có xu hướng duy trì mà không có sự phục hồi ngay cả sau khi có phần bị biến dạng của lốp đã rời khỏi bề mặt đường dẫn đến các sóng đứng ổn địnhtrên bề mặt của lốp.
6 Nguyên tắc cơ bản của các hệ trục và động học
6.1 Hệ trục
Xem Hình 3.
6.1.1
Hệ trục cố định của trái đất (X, Y, Z)
Hệ trục vuông góc phải cố định trên trái đất, trong đó trục X và trục Y ở trên một mặt phẳng nằm ngang và trục Z hướng lên trên.
CHÚ THÍCH: Quỹ đạo của mô tô được mô tả đối với hệ trục cố định của trái đất này.
6.1.2
Hệ trục của mô tô (x’, y’, z’)
Hệtrụcvuông gócphảicó gốcở trọng tâmcủa mô tô sao cho khi mô tô di chuyển theomột đường thẳng trên đường bằng phẳng trục x’ là trục nằm ngang, hướng về phía trước và song song với mặt phẳng dọc của mô tô, trục y’ hướng sang phía bên trái của người lái và trục z’ hướng lên trên.
CHÚ THÍCH - Sử dụng hệ trục của tổ hợp mô tô - người lái (x’res, y’res, z’res) thay cho hệ trục của mô tôtrong mỗi định nghĩa tương ứng khi xem tổ hợp mô tô- người lái thay vì chỉ là mô tô.
6.2 Hệ trục nằm ngang
6.2.1
Hệ trục nằm ngang của mô tô (x, y, z)
Hệ trục vuông góc phải có gốc ở trọng tâm của mô tô và di chuyển cùng với thân mô tô sao cho mặt phẳng x-y luôn song song với mặt phẳng X-Y của hệ trục cố định của trái đất (6.1.1); trục x là hình chiếu của trục x' của hệ trục của mô tô(6.1.2) trên mặt phẳng x-y và hướng về phía trước, còn trục z song song với trục Z của hệ trục của trái đất và hướng lên trên.
6.2.2
Hệ trục nằm ngang của lốp (xt, yt, zt)
Hệ trục vuông góc phải có gốc tại tâm tiếp xúc quy ước của lốp (5.1.1); trục xt là giao tuyến giữa mặt phẳng bánh xe (4.1.1) và mặt phẳng của đường có chiều dương hướng về phía trước, trục zt vuông góc với mặt phẳng của đường có chiều dương hướng lên trên và trục yt ở trên mặt phẳng của đường.
CHÚ THÍCH - Để phân biệt giữa các hệ trục nằm ngang trước và sau của lốp, sử dụng các chỉ số“f” và “r”.
6.3 Hệ trục của bộ phận
Hệ trục của chi tiết và bộ phận sau là các hệ trục vuông góc phải có gốc ở trọng tâm của chi tiết hoặc bộ phận.
6.3.1
Hệ trục của cụm cơ cấu lái(x’fu, y’fu, z’fu)
Hệ trục của cụm cơ cấu lái trong đó trục z’fu song song với trục ống đầu lái và hướng lên trên còntrục x’fuhướng về phía trước và song song với mặt phẳng bánh xe (4.1.1)
6.3.2
Hệ trục cố định của khung xe(xru, yru, zru)
Hệ trục nằm ngang của khung xe không có cụmcơ cấu lái.
6.3.3
Hệ trục cố định của bộ phận được treo của cụm cơ cấu lái(x’f,’y’f,’z’f)
Hệ trục của bộ phận áp dụng cho bộ phận được treo của cụm cơ cấu lái và song song với hệ trục của cụm cơ cấu lái (6.3.1) và cố các trục hướng theo cùng một chiều.
6.3.4
Hệ trục cố định của bộ phận được treo của khung xe(xr, yr, zr)
Hệ trục nằm ngang áp dụng cho bộ phận được treo của khung xe không có cụm cơ cấu lái.
6.3.5
Mặt phẳng dọc của mô tô
Mặt phẳng đi qua đường tâm trục đầu lái và song song với mặt phẳng của bánh xe sau.
6.4 Đường tâm trục tiếp xúc đất
6.4.1
Đường tâm trục tiếp xúc đất quy ước (xgo)
Đường tâm trục đi qua cả hai tâm tiếp xúc quy ước của lốp (5.1.1) của lốp trước và lớp sau; chiềucủa trục này là dương theo chiều tiến về phía trước của mô tô.
6.4.2
Đường tâm trục tiếp xúc đất hình học (xgg)
Đường tâm trục đi qua cả hai tâm tiếp xúc hình học của lốp (5.1.2) của lốp trước và lốp sau; chiều của các trục là dương theo chiều tiến về phía trước của mô tô.
6.4.3
Đường tâm trục tiếp xúc đất hiệu dụng (xge)
Đường tâm trục đi qua cả hai tâm tiếp xúc hiệu dụng của lốp (5.1.3) của lốp trước và lốp sau; chiều của trục là dương theo chiều tiến về phía trước của mô tô.
6.4.4
Định hướng theo góc của mô tô
Định hướng hệ thống trục của mô tô (6.1.2) đốivới hệ thống trục cố định của trái đất (6.1.1) được cho theo trình tự sau của ba chuyển động quay theo góc bắt đầu từ một trạng thái trong đó hai cụm các trục là thẳng hàng lúc ban đầu:
- Chuyển động quay đảo lái, j đối với trục z' và z thẳng hàng;
- Chuyển động quay lắc dọc, q đối với trục y' củamô tô;
- Chuyển động quay lắc ngang f đối với trục x'của mô tô.
CHÚ THÍCH 1 - Các chuyển động lắc ngang cũng có thể được xem xét quanh các đường tâm trục xgo, xgg và xge. Các góc tương ứng sẽ là fgo, fgg, fge
CHÚ THÍCH 2 - Các chuyển động xoay theo góc là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều dương của trục quanh đó xảy ra chuyển động quay.
6.4.5
Sự lắc ngang
Chuyển động xoay theo góc của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái quanh trục x' hoặc trục x’res tươngứng
CHÚ THÍCH - Cũng có thể xem sự lắc ngang quanh các trục xgo, xgg và xge như đã định nghĩa trong 6.4.5.1,6.4.5.2 và 6.4.5.3.
6.4.5.1
Sự lắc ngang quy ước
Sự lắc ngang (6.4.5) quanh đường tâm trục xgo.
6.4.5.2
Sự lắc ngang hình học
Sự lắc ngang (6.4.5) quanh đường tâm trục xgg.
6.4.5.3
Sự lắc ngang hiệu dụng
Sự lắc ngang (6.4.5) quanh đường tâm trục xge.
6.4.6
Sự lắc dọc
Chuyển động quay theo góc của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái quanh trục y' hoặc y’res tương ứng.
6.4.7
Sự đảo lái
Chuyển động quay theo góc của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái quanh trục z' hoặc z’restương ứng
6.5 Sự phân bố khối lượng và tải trọng của mô tô
6.5.1
Khối lượng của mô tô
Khốilượng của mô tô trong điều kiện chất tải đã cho.
CHÚ THÍCH - Một số các điều kiện riêng biệt của khối lượng mô tô được định nghĩa trong TCVN 7362:2003 (ISO 6726).
6.5.2
Khối lượng được treo
Khối lượng tương đương với tải trọng được đỡ bởi hệ thống treo.
CHÚ THÍCH - Trong các trường hợp khi một số khối lượng của trục động cơ, xích lăn, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống hãm v.v... cấu thành khối lượng treo, thì các khối lượng này nên được thêmvào các khối lượng tương ứng theo kết cấu của mô tô.
6.5.3
Khối lượng không được treo
Khối lượng tương đương với hiệu số giữa khối lượng của mô tô và khối lượng được treo.
6.5.4
Hệ số phân bố tải trọng
Tỷ lệ phần trăm của tải trọng phân bố cho mỗi trục trong điều kiện chất tải đã được xác định.
6.6 Mômen quán tính
6.6.1
Mômen quán tính, l
Tổng các tích số của các thành phần có khối lượng và các bình phương của các khoảng cách của chúng đến một trục.
CHÚ THÍCH - Trục này có thể là trục đi qua trọng tâm của mô tô, bộ phận hoặc chi tiết
VÍ DỤ - Các mômen quán tính quanh các trục của hệ thống trục của môtô (6.1.2) được chỉ thị bằng lx’x’, ly’y’, lz’z’.
6.6.2
Tích số quán tính
Tổng các tích số của các thành phầncó khối lượng và các khoảng cách của chúng đến haitrục.
CHÚ THÍCH - Hai trục phải được quy định rõ ràng và các chỉ số được sửdụng để chỉ thị các trục gắn liền (có liên quan).
VÍ DỤ - Tích số quán tính quanh trục x’ và trục z’ được chỉ thị bởi lz’x’
6.7 Biến số của chuyển động
6.7.1
Góc lắc dọc
Góc được tạo thành giữa trục xr và mặt phẳng X-Y, là dương khi trục xr chuyển động theo chiều kim đồng hồ quanh trục Y khi được nhìn theo chiều dương của trục Y.
6.7.2
Góc đảo lái, y
Góc được tạo thành giữa hình chiếu của trục xrutrên mặt phẳng của đường và trục X, là dươngkhi hình chiếu của trục xru trên mặt phẳng của đường chuyển động quanh trục z khi được nhìn theo hướng dương của trục z.
6.7.3
Góc hành trình, u
Góc giữa vận tốc ngang của mô tô và trục X, là dương khi vận tốc của mô tô trên mặt phẳng của đường chuyển động theo chiều kim đồng hồ quanh trục z khi được nhìn theo chiều dương của trục z.
6.7.4
Góc trượt bên củamô tô, b
Góc giữa vận tốc ngang của mô tô và trục X của mô tô, tương đương với hiệu số giữa góc hành trình và góc đảo lái.
6.7.5
Góc lắc ngang, f
Góc giữa mặt phẳng x'-z’ và mặt phẳng x-z, là dương đối khi quay phải (theo chiều kim đồng hồ khi người lái nhìn).
CHÚ THÍCH - Các góc lắc ngang khác có thể được xem xét như các góc được tạo thành bởi mặt phẳng đi qua xgo hoặc xgg hoặc trục xge và trọng tâm của mô tô và trục z, các trục này đã được định nghĩa trong6.7.5.1, 6.7.5.2 và 6.7.5.3.
6.7.5.1
Góc lắc ngang quy ước, fgo
Góc giữa mặt phẳng đi qua trục xgo và trọng tâm tcủa mô tô, là dương khi quay phải (theo chiềukim đồng hồ khi người lái nhìn).
6.7.5.2
Góc lắc ngang hình học, fgg
Góc giữa mặt phẳng đi qua trục xgg và trọng tâmcủa mô tô, là dương khi quay phải (theo chiều kim đồng hồ khi người lái nhìn).
6.7.5.3
Góc lắc ngang hiệu dụng, fge
Góc được tạo thành giữa mặt phẳng đi qua trục xge vàtrọng tâm của mô tô, là dương khi quay phải (theo chiều kim đồng hồ khi người lái nhìn)
6.7.6
Góc lắc ngang hợp thành
Góc được tạo thành bởi các mặt phẳng đi qua trục xgo hoặc xgg hoặc xge và trọng tâm của tổ hợp mô tô-người lái và trục z; các góc này được gọi là góc lắc ngang hợp thành quy ước (fgo,res),góc lắc ngang hợp thành hình học (fgg,res) và góc lắc ngang hợp thành hiệu dụng (fge,res)
6.7.7
Vận tốc của trọng tâm, v
Vectơ vận tốc có gốc ở trọng tâm của một chitiết, một bộ phận hoặc mô tô.
6.7.8
Vận tốc ngang của mô tô, vh
Thành phần ngang của vận tốc trọng tâm củakhung mô tô.
6.7.9
Vận tốc của mô tô, v
Đại lượng vectơ biểu thị vận tốc của một điểm trên mô tô so với hệ trục cố định của trái đất (6.1.1) mà các biến số của chuyển động theo sau của nó là các thành phần của vectơ này được phân tích đối với hệ trục của mô tô (6.1.2) chuyển động.
6.7.9.1
Vận tốc dọc, vx’
Độ lớn của thành phần vectơ vận tốc của một điểm trên mô tô theo chiều x’.
6.7.9.2
Vận tốc bên, vy’
Độ lớn của thành phần vectơ vận tốc của một điểm trên mô tô theo chiều y'.
6.7.9.3
Vận tốc pháp tuyến, vz’
Độ lớn của thành phầnvectơvậntốccủa một điểm trên mô tô theo chiều z’.
6.7.9.4
Vận tốc về phía trước, vx
Độ lớn của thành phần vectơ vận tốc của một điểm trên mô tô vuông góc với trục y và song song với trục x.
6.7.9.5
Vận tốc ngang, vy
Độ lớn của thành phần vectơ vận tốc của một điểm trên mô tô vuông góc với trục x và song song với trục y.
6.7.9.6
Vận tốc thẳng đứng, vz
Độ lớn của thành phần vectơ vận tốc của một điểm trên mô tô song song với trục z.
6.7.9.7
Vận tốc lắc ngang, f
Vận tốc góc quanh trục x'.
6.7.9.7.1
Vận tốc lắc ngang quy ước, fgo.
Vận tốc góc quanh trục xgo.
6.7.9.7.2
Vận tốc lắc ngang hình học, fgg.
Vận tốc gốc quanh trục xgg.
6.7.9.7.3
Vận tốc lắc ngang hiệu dụng, fge.
Vận tốc góc quanh trục xge.
6.7.9.8
Vận tốc lắc dọc, q
Vận tốc góc quanh trục y’.
6.7.9.9
Vận tốc đảo lái, y
Vận tốc góc quanh trục z.
6.7.10
Vectơ gia tốc của trọng tâm, a
Vectơ gia tốc có gốc ở trọng tâm của một chi tiết, một bộ phận hoặc mô tô.
6.7.11
Gia tốc của mô tô, A
Đại lượng vectơ biểu thị gia tốc của một điểm trên mô tô liên quan đến hệ trục cố định của trái đất (6.1.1) mà các biến số chuyển động sau của nó là các thành phần của vectơ này được phân tích đối với hệ trục của mô tô (6.1.2).
6.7.11.1
Gia tốc dọc, ax’
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô theo chiều x'.
6.7.11.2
Gia tốc bên, ay’
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô theo chiều y'.
6.7.11.3
Gia tốc pháp tuyến, az’
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô theo chiều z’.
6.7.11.4
Gia tốc chuyển động về phía trước, ax
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô vuông góc với trục y và song song với mặt phẳng của đường.
6.7.11.5
Gia tốc ngang,ay
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô vuông góc với trục x và song song với mặt phẳng của đường.
6.7.11.6
Gia tốc thẳng đứng, az
Độ lớncủa thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô song song với trục z.
6.7.11.7
Gia tốc hướng tâm, ac
Độ lớn của thành phần vectơ gia tốc của một điểm trên mô tô vuông góc với tiếp tuyến của quỹ đạo chuyển động của điểm này và song song với mặt phẳng của đường.
6.8 Lực
CHÚ THÍCH - Các ngoại lực tác dụng vào mô tô có thể được tổng hợp thành một vectơ lực F, có các thành phần đã định nghĩa trong 6.5.1, 6.5.2 và 6.5.3.
6.8.1
Lực dọc, Fx’
Thành phần của vectơ lực theo chiều x’
6.8.2
Lực bên, Fy’
Thành phần của vectơ lực theo chiều y’
6.8.3
Lực pháp tuyến, Fz’
Thành phần của vectơ lực theo chiều z’
6.9 Mômen
CHÚ THÍCH - Các mômen ngoại lực tác dụng vào mô tô có thể được tính tổng hợp thành một vectơ mômen có các thành phần đã định nghĩa trong 6.9.1, 6.9.2 và6.9.3.
6.9.1
Mômen lắc dọc, My’
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục y’, là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều dương củatrục y’.
6.9.2
Mômen đảo lái, Mz’
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục z’, là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều dươngcủatrục z’.
6.9.3
Mômen lắc ngang, Mx’
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục x', là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều dương củatrục x'.
CHÚ THÍCH - Các mômen lắc ngang khác có thể được xem như các thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục xgo hoặc xgg hoặc xge, các mômen này đã định nghĩa trong 6.9.3.1,6.9.3.2 và 6.9.3.
6.9.3.1
Mômen lắc ngang quy ước, Mxgo
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay môtơ quanh trục xgo, là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều của trụcxgo.
6.9.3.2
Mômen lắc ngang hình học, Mxgg
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục xgg, là dương nếu theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo chiều của trục xgg.
6.9.3.3
Mômen lắc ngang hiệu dụng, Mxgo
Thành phần của vectơ mômen có xu hướng làm quay mô tô quanh trục xge, là dương nếu theo chiềukim đồng hồ khi nhìn theo chiều của trụcxge.
7.1 Điều khiển
7.1.1
Điều khiển lắc ngang
Điều khiển do người lái thực hiện để duy trì hoặcthay đổi góc lắc ngang (6.7.5) của mô tô tới một giá trị đã dự định.
7.1.2
Điều khiển hướng lái
Điều khiển do người lái thực hiện để duytrì hoặc thay đổi góc hành trình (6.7.3) của mô tô tới một giá trị đã dự định.
CHÚ THÍCH 1 - Đối với các quá trình điều khiển mô tô, 7.1.1 và 7.1.2 có tương quan với nhau và không nên xử lý các quá trình này tách biệt.
CHÚ THÍCH 2 - Trong tiêu chuẩn có liên quan vềmô tô, điều khiển được hiểu rõ ràng là "điều khiển hướng lái".
CHÚ THÍCH 3 - Trong trường hợp mô tô, góc lắc ngang được điều khiển chủ yếu là để xác định hướng.
7.2 Dạng điều khiển
7.2.1
Điều khiển vị trí lái
Dạng điều khiển môtô trong đó các tín hiệu vào hoặc các tín hiệu hạn chế được đặt trên hệ thống lái dưới dạng các chuyển vị (dịch chuyển) tại một vài điểm điều khiển nào đó trong hệ thống lái; không phụ thuộc vào lực yêu cầu.
7.2.2
Điều khiển lực
Dạng điều khiển mô tô trong đó các tín hiệu vào hoặc các tín hiệu hạn chế được đặt trên hệ thống lái dưới dạng các lực, không phụ thuộc vào dịchchuyển yêu cầu.
7.2.3
Điều khiển bằng độ nghiêng của người lái
Dạng điều khiển mô tô trong đó các tín hiệu vào hoặc các tín hiệu hạn chế được đặt trên khung mô tô dưới dạng góc nghiêng của người lái, không phụ thuộc vào điều khiển lái.
7.2.4
Điều khiển tự do
Dạng điều khiển mô tô trong đó người lái không đặt các tín hiệu vào hoặc các tín hiệu hạn chế trênmô tô.
CHÚ THÍCH - Không thực hiện được dạng điều khiển này với một người lái thực nhưng chỉ có thể thực hiện được với một máy điều khiển lái.
7.2.5
Điều khiển cố định
Dạng điều khiển mô tô trong đó vị trí của hệ thống lái và vị trí của người lái hoặc người nộm được giữ cố định, không thực hiện được dạng điều khiển này trong trường hợp một người lái thực.
7.2.6
Trạng thái mở
Các quy trình để mô tả đặc tính của một mô tô không chịu bất cứảnh hưởng điều khiển nào của người lái.
CHÚ THÍCH - Dạng điều khiển này chỉ có thể thực hiện được với một máy điều khiển lái.
7.2.7
Trạng thái đóng
Các quy trình để mô tả hệ thống mô tô-người lái đối với bất cứ loại điều khiển nào của người lái.
7.2.8
Điều khiển lái
Các tác động vào mô tô bằng điều khiển vịtrí, điều khiển lực hoặc điều khiển bằng độ nghiêng của người lái hoặc bất cứ sự kết hợp nào của các dạng điều khiển này.
7.2.9
Xử lý
Sự đáp ứng của mô tô đối với tác động của người lái để tuân theo sự thay đổi dự định trong hành trình.
7.3
Sự đáp ứng của mô tô
Sự đáp ứng của mô tô được định nghĩa bởi các thuật ngữ sau hoặc tổ hợp của các thuật ngữ này.
7.3.1
Đáp ứng điều khiển lái
Chuyển động của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái do tác động vào cụm cơ cấu lái.
7.3.2
Đáp ứng độ nghiêng của người lái
Chuyển động của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái tác động vào điều khiển bằng sự nghiêng đi của người lái.
7.3.3
Đáp ứng nhiễu loạn
Chuyển động của mô tô hoặc tổ hợp mô tô-người lái do ngoại lực hoặc các tác động dịch chuyển mô tô và/hoặc người lái.
7.3.4
Điều kiện trạng thái ổn định
Các điều kiện trong đó đáp ứng có chu kỳ (hoặc không đổi) cho điều khiển có chu kỳ (hoặc không đổi) và/hoặc các tác động không thay đổi trong một thời giandài tùy ý;các đáp ứng chuyển động, trong trạng thái ổn định được gọi là các đáp ứng trạng thái ổn định.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa này không yêu cầu mô tô vận hành theo một đường thẳng hoặc trên một đường bằng phẳng. Ví dụ, mô tô có thể vận hành trên một đường vòng có bán kính không đổi hoặc trên đường có độ nghiêng ngoài của bánh xe.
7.3.5
Trạng thái chuyển tiếp
Trạng thái ở đó các đáp ứng chuyển động, các ngoại lực có liên quan đến mô tô hoặc các vị trí điều khiển thay đổi theo thời gian.
7.3.6
Tính cân bằng
Điều kiện trạng thái ổn định (trạng thái cân bằng) của mô tô với tác động không đổi và được sử dụng như trạng thái chuẩn cho phân tích tính ổn định động lực học của mô tô và các đặc tính điều khiển.
7.3.7
Đáp ứng trạng tháiổn định
Đáp ứng trong các điều kiện trạng thái ổn định.
7.3.8
Độ tăng của đáp ứng trạng thái ổn định
Tỷ lệ thay đổi trong đáp ứng trạng thái ổn định (7.3.7) của bất cứ biến số chuyển động nào đối với thay đổi của tín hiệu vào tại một độ cân bằngđã cho.
7.3.9
Đáp ứng chuyển tiếp
Đáp ứng ở trạng thái chuyển tiếp
7.3.10
Đáp ứng của đảo lái
Chuyển động của mô tô có liên quan đến chuyển động quay đảo lái do một tín hiệu vào bên trong hoặc bên ngoài tác động vào mô tô.
7.3.11
Đáp ứng của lắc ngang
Chuyển động của mô tô có liên quan đến chuyển động quay lắc ngang do tác động vào bên trong hoặc bên ngoài mô tô.
7.3.12
Đáp ứng của góc lái
Chuyển động xoay của cụm cơ cấu lái do tác động vào bên trong hoặc bên ngoài mô tô.
7.3.13
Đáp ứng của mômen lái
Mômen lái được tạo thành bởi các lực do cánh tay người lái tạo ra từ tín hiệu vào bên trong hoặc bên ngoài tác động vào mô tô.
7.3.14
Độ nhạy lái
Sự thay đổi gia tốc ngang trong quá trình rẽ (vào cua) trên một đường bằng phẳng đối với sự thay đổi góc lái hoặc mômen lái ở một độ cân bằng đãcho.
7.3.15
Độ nhạy đối với tính không đều của bề mặt đường
Đáp ứng đối với nhiễu loạn của mô tô do tín hiệu vào được tạo ra bởi các nhiễu loạn của bề mặtđường.
7.3.16
Độ nhạy đối với gió thổi ngang
Đáp ứng đối với nhiễu loạn của mô tô do tín hiệuvào được tạo ra bởi sự biến đổi các lực của gió.
7.3.17
Đápứng tần số.
Đáp ứng ở trạng thái ổn định của mô tô chống lại bất cứ tín hiệu vào có chu kỳ nào từ đó có thể thu được độ khuyếch đại của tín hiệu ra chống lại tín hiệu vào và các đặc tính pha.
7.4 Đặc tính của lái
7.4.1
Lái trung hòa
Đặc tính của một mô tô trong đó góc lái bằng góc lái lý thuyết trong điều kiện không xảy ra các góctrượt bên.
7.4.2
Lái dưới mức
Đặc tính của một mô tô trong đó góc lái lớn hơn góc lái lý thuyết trong điều kiện không xảy ra các góc trượt bên
7.4.3
Lái quá đà
Đặc tính của một mô tô trong đó góc lái nhỏ hơn góc lái lý thuyết trong điều kiện không xảy ra các góc trượt bên
7.5 Tính ổn định
7.5.1
Độ ổn định tiệm cận
Trạng thái ổn định ở một độ cân bằng quy định tại đó, đốivới bất cứ sựthay đổi nhỏ tạm thời nào của nhiễu loạn hoặc tín hiệu vào điều khiển, các biến số trong chuyển động của mô tô tiếp cận các giá trị mà độ cân bằng đã định.
7.5.2
Độ ổn định trung hòa
Trạng thái ổn định ở một độ cân bằng quy định, đối với bất cứ sự thay đổi nhỏ tạm thời nào của nhiễu loạn hoặc tín hiệu vào điều khiển, các biến số trong chuyển động của mô tô duy trìở các giá trị gần với, nhưng không tiếp cận các giá trị mà độ cân bằng đã định.
7.5.3
Độ không ổn định phân kỳ
Trạng thái không ổn định ở một độ cân bằng quy định tại đó bất cứ sự nhiễu loạn nhỏ tức thời nào hoặc tín hiệu vào điều khiển sẽ gây ra một giá trị tăng liên tục của các biến số của mô tô.
CHÚ THÍCH - Có thể ví dụ các trạng thái đã định nghĩa trong7.5.1, 7.5.2 và 7.5.3 bởi các dao động, trong đó:
- Ở 7.5.1, biên độ của dao động đang giảm đi;
- Ở 7.5.2, biên độ của dao động không thay đổi;
- Ở 7.5.3, biên độ của dao động đang tăng.
8 Đặc tính chuyển động của mô tô
8.1
Gia tốc ngang lớn nhất
Giá trị lớn nhất của gia tốc ngang có thể thu được khi tổ hợp mô tô-người lái đang thực hiệncác chuyển động theo đường cong.
8.2
Gia tốc hướng tâm lớn nhất
Giá trị lớn nhất của gia tốc hướng tâm có thể thu được khi tổ hợp mô tô -người lái đang thực hiện các chuyển động theo đường cong.
8.3
Vận tốc nhỏ nhất
Vận tốc thấp nhất mà một tổ hợp mô tô-người lái được phép chạy ổn định theo hướng thẳng vềphía trước.
8.4
Góc lắc ngang lớn nhất
Giá trị lớn nhất có thể thu được của góc lắc ngang của một tổ hợp mô tô-người lái trong trạng thái rẽ ổn định tới khi các lớp đang quay trượt theo mặt bên hoặc tới khi các bộ phận của mô tô (ví dụ, bàn để chân, chân chống bên hoặc chân chống giữa) tiếp xúc với mặt đất sao cho không thể đạt được góc lắc ngang lớn hơn cho các điều kiện láiổn định.
8.5
Sự quay trượt
Trạng thái trong đó toàn bộ mặt làm việc tiếp xúc của lốp trượt so với bề mặt đường.
8.6
Sự quay trượt nhanh
Sự tăng lên đột ngột trong tốc độ đảo lái và góc trượt của lốp trước (5.1.5) và sự giảm đi của bán kính quay vòng.
8.7
Sự trôi ra
Sự tăng lên đột ngột của bán kính quay vòng và góc trượt của lốp trước (5.1.5) và sự giảm đi củatốc độ đảo lái.
8.8
Sự thu vào
Hiện tượng lắc ngang chuyển tiếp xảy ra khi người lái đóng kín tiết lưu hoặc nhả khớp ly hợp khi mô tô đang quay vòng.
8.9
Sự quay mạnh và đột ngột của tay lái
Hiện tượng của tay lái có xu hướng quay với một lực tác dụng đột ngột và mạnh theo chiều có thể làm giảm bán kính quay vòng của mô tô khi quay vòng.
8.10
Lướt trên mặt nước
Hiện tượng giảm đột ngột ma sát giữa các lốp và bề mặt đường ướt do hiệu ứng thủy động học
8.11
Bước nhảy
Chuyển động dao động thẳng đứng của một bánh xe giữa bề mặt đường và khối lượng đượctreo.
8.12
Sự bật lên
Chuyển động dao động của khối lượngđược treoở đó mỗi điểm của khối lượng được treo chuyển động chủ yếu dọc theo một đường thẳng đứng.
8.13
Sự lắc dọc
Chuyển động của khối lượng được treo ở đó mỗi điểm của khối lượng treo chuyển động chủ yếu theo một quỹ đạo tròn quanh một trục song songvới trục y của mô tô.
8.14
Sóng
Tổ hợp dao động thường xảy ra của sự bật lênvà dao động góc xung quanh trục ngang.
8.15
Sự đu đưa
Sự kết hợp của chuyểnđộng lắc ngang và chuyển động đảo lái của mô tô thường được cản lại một cách đáng kể với một tần số riêng trong dải tần khoảng chừng 1Hz đến 4Hz tùy thuộc vận tốc, các đặc tính của mô tô và các bộ phận cấu thành v.v...; tổ hợp chuyển động này có thể dao động và thậm chí có thể trở nên không ổn định đối với một số điều kiện vận hành hoặc các tổ hợp mô tô-người lái.
8.16
Sự lắc lư
Chuyển động chủ yếu của cụm cơ cấu lái quanh trục lái thưởng được cản lại một cách đáng kể với một tần số riêng trong dải tần khoảng chừng 6Hz đến 10Hz tùy thuộc vào vận tốc, các đặc tính của bộ phận càng trước, trạng thái đóng ly hợp của người lái v.v...; chuyển động này là chuyển động dao động và thậm chí có thể trở nên không ổn định đối với một số điều kiện vận hành hoặc các tổ hợp mô tô-người lái.
8.17
Sự lậtúp
Xu hướng của tổ hợp mô tô-người lái ở trạng thái ổn định lắc ngang khỏi vị trí thẳng đứng tới khi người lái đưa ra một tín hiệu vào điều khiển hoặc lắc ngang để hiệu chỉnh.
8.18
Sự xoắn
Dao động xoắn của khung xe.
8.19
Sự đu đưa khi rẽ
Sự kết hợp của chuyển động lắc dọc, chuyển động đảo lái và chuyển động lắc ngang có thể xảy ra khi quay vòng.
8.20
Sự nẩy ngược
Sự thay đổi nhanh của góc lái do độ không đều của đường gây ra.
8.21
Sự dồn đẩy
Loại chuyển động dọc ở trạng thái không ổn định thường xảy ra khi mô tô được dẫn động ở tốc độ quá cao với vòng quay thấp của động cơ.
CHÚ THÍCH - Trong trường hợp này, xuất hiện một giatốcdọcdaođộng thay vì vậntốckhôngđổi của mô tô.
9 Đặc tính khí động của tổ hợp mô tô - người lái
Các định nghĩa dưới đây khi góc lái (3.1.2) là bằng "không".
9.1
Gió
9.1.1
Gió ổn định
Gió có tốc độ thổi và chiều không thay đổi theo thời gian (chủ yếu là thổi theo từng lớp, tầng).
9.1.2
Gió không ổn định
Gió có tốc độ thổi với sai lệch đến 10 m/s giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong thời gian đo là10 min.
9.1.3
Gió giật
Gió có vận tốc thổi với sai lệch lớn hơn 10 m/s giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong thời gian đo là 10 min.
9.2 Biến số khí động
9.2.1
Vận tốc gió xung quanh
Thành phần nằm ngang của vận tốc gió 80 với mặt phẳng của đường.
Xem Hình 4.
9.2.2
Góc của hướng gió
Góc được tạo thành giữa trục X của hệ trục cố định của trái đất (6.1.1) và hình chiếu của vận tốc gió trên mặt phẳng của đường.
Xem Hình 4.
9.2.3
Vận tốc hợp thành của gió
Hiệu vectơ giữa vận tốc của gió và vận tốc trọng tâm của tổ hợp mô tô-người lái.
Xem Hình 4.
9.2.4
Góc trượt bên khí động
Góc được tạo thành giữa hình chiếu của trục x' của hệ trục của mô tô (6.1.2) và vận tốc hợp thành của gió trên mặt phẳng của đường.
Xem Hình 4.
9.2.5
Góc tác động khí động
Góc được tạo thành giữa trục x’ của hệ trục của mô tô (6.1.2) và hình chiếu của vận tốc hợp thành của gió trên mặt phẳng thẳng đứng dọc theo trục x’.
Xem Hình 4.
9.2.6
Tâm của áp lực gió
Giao điểm giữa đường tác dụng của lực hợp thành của áp lực gió và mặt phẳng dọc củamô tô.
9.2.7
Diện tích chiếu phía trước
Bề mặt được tạo ra bằng cách chiếu tổ hợpmô tô-người lái trên mặt phẳng y'-z'.
9.2.8
Môi trường tiêu chuẩn
Môi trường có mật độ 1,225 kg/m3 và hệ số độ nhớt động học 1,466x10-5 m2/s ở nhiệt độ 288 K (15 °C) và áp suất khí quyển 10 1325 kPa (1 atm).
9.3 Lực, mômen và hệ số khí động
9.3.1
Các thành phần của các lực và mômen khí động
Các lực và mômen tác dụng trên tổ hợp mô tô- người lái trong dòng không khí được chia thành sáu thành phần có liên quan đến hệ trục.
9.3.2
Lực cản
Thành phần theo trục x’ của các lực tác dụng trên tổ hợp mô tô-người lái trong dòng không khí.
9.3.3
Hệ số lực cản
Giá trị thu được bằng cách chia lực cản (9.3.2) chotích số giữa áp suất động học và diện tích chiếu phía trước (9.2.7).
9.3.4
Lực ngang
Thành phần theo trục y' của các lực tác dụng lên tổ hợp mô tô-người lái trong một dòng không khí.
9.3.5
Hệ số lực ngang
Giá trị thu được bằng cách chia lực ngang cho tích số giữa áp suất động học và diện tích chiếu phía trước (9.2.7).
9.3.6
Lực nâng
Thành phần theo trục z' của các lực tác dụng trên tổ hợp mô tô-người lái trong một dòng không khí.
9.3.7
Hệ số lực nâng
Giá trị thu được bằng cách chia lực nâng cho tích số giữa áp suất động học và diện tích chiếu phíatrước (9.3.7).
9.3.8
Mômen xoay khí động
Mômen quanh trục x' do các lựckhíđộng, tác dụng trên tổ hợp mô tô-người lái gây ra.
9.3.9
Hệ số mômen xoay khí động
Giá trị thu được bằng cách chia mômen xoay khí động cho tích số giữa áp suất động học, diện tích chiếu phía trước (9.2.7) và chiều dài tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH - Khoảng cách giữa các trục bánh xe thường được sử dụng như chiều dài tiêu chuẩn.
9.3.10
Mômen lắc dọc khí động
Mômen quanh trục y' do các lực khí động tác dụng trên tổ hợp mô tô-người lái gây ra.
9.3.11
Hệ số mômen lắc dọc khí động
Giá trị thu được bằng cách chia mômen lắc dọc khí động (9.3.10) cho tích số giữa áp suất động học, diện tích chiếu phía trước (9.2.7) và chiều dài tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH - Khoảng cách giữa các trục bánh xe thường được sử dụng như chiều dài tiêu chuẩn.
9.3.12
Mômen đảo lái khí động
Mômen quanh trục z' do các lực khí động tácdụng trên tổ hợp mô tô người lái gây ra.
9.3.13
Hệ số mômen đảo lái khí động
Giá trị thu được bằng cách chia mômen đảo lái khí động (9.3.12) cho tích số giữa áp suất động học, diện tích chiếu phía trước (9.2.7) và chiều dài tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH - Khoảng cách giữa các trục bánh xe thường được sử dụng như chiều dài tiêu chuẩn.
10 Tư thế và trạng thái lái xe
CHÚ THÍCH - Các thuật ngữ được định nghĩa trong Điều 10 được giới hạn cho các tư thế và trạng thái của người lái đóng góp vào độ ổn định lái xe mô tô - các thuật ngữ này không áp dụng cho các tư thế và trạng thái của hành khách.
10.1
Vị tríbình thường
Trạng thái trong đó người lái đặt các bàn tay trên tay lái và các bàn chân trên giá để chân hoặc với trọng tâm của người lái ở trong mặt phẳng dọccủa mô tô.
CHÚ THÍCH - Vị trí này có thể khác đi theo vận tốc, thời gian lái xe, các đặc tính kỹ thuật của mô tô và cấu trúc thân thể của con người.
10.2
Vị trí nghiêng về phía trước
Trạng thái trong đó người lái uốn cong hoặc nghiêng nửa thân trên của mình về phía trước nhiều hơn so với vị trí bình thường.
10.3
Vị trí nghiêng lớn nhất về phía trước
Vị trí nghiêng về phía trước (10.2) trong đó người lái uốn cong hoặc nghiêng nửa thân trên của mình tới độ nghiêng lớn nhất của nửa thân trên.
10.4
Vị trí ngả về phía sau
Trạng thái trong đó người lái ngả hoặc nghiêng nửa thân trên của mình thêm nữa về phía sau sovới vị trí bình thường.
10.5
Vị trí nghiêng vào
Trạng thái trong đó trọng tâm của người lái đặt ra ngoài mặt phẳng dọc của mô tô về phía tâm củađường vòng.
10.6
Vị trí nghiêng ra
Trạng thái trong đó trọng tâm của người lái đặt ra ngoài mặt phẳng dọc của mô tô về phía đối diện với tâm của đường vòng.
10.7
Vị trí nghiêng cùng
Trạng thái trong đó trọng tâm của người lái ở trong mặt phẳng dọc của mô tô trong quátrình rẽ.
11.1 Ảnh hưởng của môi trường không đổi
11.1.1
Thử tính ổn định khi chạy thẳng về phía trước
Phép thử để đánh giá sự đáp ứng cho một tín hiệu vào tổ hợp mô tô-người lái bằng các đặc tính giảm chấn động học khi chạy thẳng về phía trước với một vận tốc không đổi.
11.1.2
Thử tính ổn định và điều khiển phanh
Các phép thử để đánh giá tính ổn định và/hoặc sự điều khiển tổ hợp mô tô-người lái trong khi phanh trong các tình huống chạy thẳng về phía trước hoặc rẽ.
CHÚ THÍCH - Sự dịch chuyển ngang của mô tô, vận tốc góc đảo lái v.v... có thểđược xem như các đặc tính cho đánh giá trong phép thử này.
11.1.3
Thử bật/tắt công suất
Các phép thử để đánh giá tính ổn định và/hoặc sự điều khiển, tổ hợp mô tô-người lái trong quá trình tăng tốc và giảm tốc thông qua vận hành tay gas khi chạy trên đường thẳng hoặc khi rẽ.
11.1.4
Thử rẽ với vận tốc cao
Phépthử đểđánh giá tínhổn định của tổ hợp mô tô-người lái khi rẽ với vận tốc cao và không đổi
CHÚ THÍCH - Vận tốc góc đảo lái v.v... có thể được xem xét để xác định đặc tính giảm chấn động học.
11.1.6
Thử trạng thái ổn định theo vòng tròn
Cácphép thử để đánh giá các đặc tính của mômen lái, các đặc tính của góc lái, các đặc tính lăn, gia tốc hướng tâm lớn nhất v.v... bằng cách thay đổi từng nấc gia tốc hướng tâm.
CHÚ THÍCH - Để thay đổi gia tốc hướngtâm, có hai phương pháp: một là giữ cho bán kính của vòng tròn ở điều kiện không đổi và phương pháp kia là giữ cho vận tốc của mô tôở điều kiện không đổi.
11.1.6
Thử tránh chướng ngại vật
Phép thử vòng kín để đánh giá các đặc tính chuyển tiếp của tổ hợp mô tô-người lái và tính năng tránh các sự cố giao thông khi người lái thay đổi hành trình của mô tô để tránh các vật chướng ngại đối diện với mô tô trong khi chạy xe thẳng về phía trước ở vận tốc không đổi.
CHÚ THÍCH - Vận tốc góc đảo lái, góc xoay ngang, trạng thái của người lái v.v... có thể được xem xét như các đặc tínhcho đánh giá trong phép thử này.
11.1.7
Thử thay đổi làn đường
Phép thử vòng kín để đánh giá sự đáp ứng chuyển tiếp và trạng thái của tổ hợp mô tô-người lái khi thay đổi từ một làn đường này sang một làn đường khác.
11.1.8
Thử lượn theo mốc
Phép thử vòng kín để đánh giá khả năng manơ xe,sựđápứng v.v... tổ hợp mô tô - người lái khi cho xe chạy dọc theo một đường chữ chỉ được đánh dấu bằng các cọc mốc.
CHÚ THÍCH - Vận tốc lượn theo mốclớn nhất mômen lái, vận tốc góc đảo lái, vận tốc góc xoay ngang v.v... có thể được xem như các đặc tính cho đánh giá trong phép thử này.
11.1.9
Thử theo vòng số tám
Phép thử vòng kín để đánh giá mômen lái v.v.. bằng cách lái mô tô dọc theo một đường cong lemniscate với vận tốc thấp.
CHÚ THÍCH - Một đường cong lemniscate được cho theo công thức sau:
(x2 + y2)2 = 2a2(x2 + y2)
hoặc bởi công thức tọa độ cực
r2=2a2cos2q
Xem Hình 5.
11.1.10
Thử đáp ứng chuyển tiếp
Các phép thử để đánh giá các đặc tính đáp ứng chuyển tiếp của tổ hợp mô tô-người lái thông qua việc đưa vào các tín hiệu vào lái chuyển tiếp trong điều kiện gia tốc, gia tốc âm hoặc vận tốc không đổi.
CHÚ THÍCH - Vận tốc góc đảo lái, vận tốc góc xoay ngang v.v... có thể được xem như các đặc tính cho đánh giá.
11.1.11
Thử đáp ứng ngẫu nhiên
Phép thử đáp ứng chuyển tiếp với các tín hiệu vào lái ngẫu nhiên.
11.1.12
Thử đáp ứng hình sin
Phép thử đáp ứng chuyển tiếp với các tín hiệu vào lái hình sin.
11.1.13
Thử đáp ứng xung
Phép thử đáp ứng chuyển tiếp vớicác tín hiệu vào lái kiểu xung.
11.2 Ảnh hưởng của môi trường thay đổi
11.2.1
Thử tính ổn định đốivới bề mặt đường không đều
Các phép thử để đánh giá độ nhạy trong đáp ứng của tổ hợp mô tô-người lái đối với độ không đều của bề mặt đường trong điều kiện chạy xe thẳng về phía trước hoặc rẽ.
11.2.2
Thử tính ổn định đối với gió ngang
Phép thử để đánh giá tính ổn định của tổ hợp mô tô-người lái khi gió ngang tác động vào mô tô đang chạy.
CHÚ THÍCH - Sự dịch chuyển ngang, thời gian đạt tới sự dịch chuyển ngang này, vận tốc góc đảo lái v.v... có thểđược xem như các đặc tính đánh giá.
11.3 Phép thử khác
11.3.1
Thử mômen lái
Phép thử để đánh giá mômen lái trong một sốđiều kiện như: điều kiện tĩnh tại của mô tô, chạy quay vòng với vận tốc thấp, chạy với vận tốc cao,v.v...
11.3.2
Thử góc lắc ngang
Phép thử để đo góc lắc ngang (6.7.5) và/hoặc góc lắc ngang hiệu dụng (67.5.3) của tổ hợp mô tô- người lái khi mô tô chạy với một vận tốc không thay đổi trên một đường vòng tròn có bán kính đã cho.
11.3.3
Thử bán kính quay vòng nhỏ nhất
Phép thử để đo bán kính quay vòng nhỏ nhất của mô tô khi nó đượcđẩy về phía trước với mô tô được giữ thẳng đứng và tay lái của nó được quay hoàn toàn về bên trái hoặc hoàn toàn về bên phải.
Hình 1 - Hệ trục của lốp
CHÚ THÍCH - Các góc trượt dương của lốp tạo ra các lực bên âm của lốp
Hình 2 - Lực tác dụng vào lốp khi góc nghiêng ngoài của bánhxe bằng không
CHÚ THÍCH: R, Rf, Rr >> 1 (X, Y, Z) hệ trục cố định của trái đất (6.1.1) | c | tâm quay tức thời |
(x, y, z) hệ trục ngang của mô tô (6.2.1) | n | góc hành trình (6.7.3) |
xgotrục tiếp xúc mặt đất quy ước (6.4.1) | y | góc đảo lái (6.7.2) |
xtf, xtrhệ trục ngang của lốp (6.2.2) | b | góc trượt bên của mô tô(6.7.4) |
R, Rf, Rrbán kính quay vòng | vh | vận tốc ngang của mô tô (6.7.8) |
trọng tâm dwgóc lái của bánh xe (3.1.3) af, ar góc trượt của lốp (5.1.5) |
l khoảng cách giữa các tâm quy ước của vết tiếp xúc lốp trước và lốp sau (xem 5.1.1)
Hình 3 - Định nghĩa của các góc
Hình 4 - Biến số khí động
Hình 5 - Đường cong Lemniscate
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Hệ thống lái
4 Hệ thống treo
5 Lốp và bánh xe
6 Nguyên tắc cơ bản của các hệ trục và động học
7 Động học điều khiển lái
8 Đặc tính chuyển động của mô tô
9 Đặc tính khí động của tổ hợp mô tô-người lái
10 Tư thế và trạng thái lái xe
11Thử nghiệm
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.