TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11351:2016
GỖ DÁN CHẬM CHÁY
Difficult flammability plywood
Lời nói đầu
TCVN 11351:2016do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, dựa theo tiêu chuẩn GB/T18101-2000 - Difficult flammability plywood. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Ván dán chậm cháy là sản phẩm ván nhân tạo có đượcđầyđủ những tính năng của ván dán thông dụng cộng với khả năng chậm cháy của ván, hiện nay sản phẩm nàyđang được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là sử dụng trong sản xuất các sản phẩm đồ nội thất; và xây dựng. Để tăng cường quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm ván dán chậm cháy,cũngnhư thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng cho loại sản phẩm này là rất cần thiết.
GỖ DÁN CHẬM CHÁY
Difficult flammability plywood
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho gỗ dán chậm cháy.
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN 7755 : 2007- Ván gỗ dán;
TCVN 7752-2007 - Ván gỗ dán - Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại;
TCVN 7756-1-2007- Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 3; Xác định độ ẩm;
TCVN 7756-2-2007 - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước, độ vuông góc và độ thẳng cạnh;
TCVN 7756-7-2007 - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 7 Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván;
TCVN 7756-9-2007- Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định chất lượng dán dính của ván gỗ dán;
ASTM D3201: Standard Test Method for Hygroscopic Properties of Fire-Retardant Wood and Wood-Based Products (Tiêu chuẩn phương pháp thử tính hút ẩm của gỗ và sản phẩm ván nhân tạo chậm cháy).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Gỗ dán chậm cháy (difficult flammability plywood)
Tên gọi chung cho loại gỗ dán chậm cháy thông dụng và ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy.
3.2
Gỗ dán chậm cháy thông dụng(difficult flammability general plywood)
Loại gỗ dán thông dụng sau khi được xử lý chậm cháy để tính năng cháy của nó phù hợp với yêu cầu.
3.3
Gỗ dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy (difficult flammability decorative veneered plywood)
Loại gỗ dán được dán phủ bề mặt bằng ván mỏng đã qua xử lý chậm cháy để tính năng cháy của nó phù hợp với yêu cầu.
4 Phân loại
Gỗ dán chậm cháy được căn cứ vào tình trạng bề mặt của nó mà được phân ra thành 2 loại là gỗ dán chậm cháy thông dụng và gỗ dán được dán mặt bằng ván mỏng chậm cháy.
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Kích thước và sai số
5.1.1 Kích thước, sai số chiều dài, sai số chiều rộng, sai số chiều dày của gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với những quy định trong TCVN 7756-2-2007.
5.1.2 Sai số về độ dài đường chéo 2 góc đối của gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với những quy định trong TCVN 7756-2-2007.
5.1.3 Độ không thẳng 4 cạnh bên của tấm gỗ dán chậm cháy không được vượt quá 1 mm/m.
5.2 Kết cấu của ván
5.1.1 Kết cấu của gỗ dán chậm cháy thông dụng phải phù hợp với những quy định tại TCVN 7755-2007.
5.1.2 Ván nền và ván mỏng trang sức của gỗ dán được dán phủ bằng lớp ván mỏng chậm cháy phải phù hợp với những quy định trong TCVN 7755-2007.
5.3 Tính năng dán dính
Tính năng dán dính của keo dán dùng trong sản xuất gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với yêu cầu cho ván dán loại I hoặc ván dán loại II quy định trong TCVN 7755-2007.
5.4 Cấp chất lượng ngoại quan
5.4.1 Các khuyết tật cho phép về chất lượng ngoại quan phải phù hợp với những quy định tương ứng trong TCVN 7755-2007.
5.4.2 Yêu cầu các vết ghép nối trên lớp mặt của các loại gỗ dán chậm cháy thông dụng phải phù hợp với những quy định trong TCVN 7755-2007.
5.4.3 Các vết vá của gỗ dán chậm cháy thông dụng phải phù hợp theo các quy định trong TCVN 7755-2007.
5.4.4 Mức độ thấm của dung dịch chất chậm cháy trên bề mặt của gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với quy định trong bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu về mức độ thấm của dung dịch chất chậm cháy trên bề mặtgỗ dán chậm cháy
Tên và loại sản phẩm | Yêu cầu |
Gỗ dán chậm cháy thông dụng | mức độ rất nhẹ |
Gỗ dán được dán phủ bằng lớp ván mỏngchậm cháy | mức độ rất nhẹ |
5.5 Tính chất vật lý, cơ học
5.5.1 Tính chất vật lý, cơ học của các loại gỗ dán chậm cháy thông dụng khi xuất xưởng phải phù hợp với các quy định trong bảng 2.
Bảng 2 - Chỉ tiêu về tính chất vật lý, cơ học của gỗ dán chậm cháy thông dụng
Hạng mục | Trị số các chỉ tiêu |
Độ ẩm, % | 6-14 |
Độ bền dán dính, MPa | ≥ 0,70 |
5.5.2 Tính chất vật lý, cơ học của các loại ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy phải phù hợp với những quy định trong bảng 3.
Bảng 3 - Chỉ tiêu về tính chất vật lý, cơ học của ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy
Hạng mục | Trị số các chỉ tiêu |
Độ ẩm, % | 6-14 |
Thí nghiệm bong tách khi ngâm | Độ dài bong tách theo mỗi cạnh của lớp keo dán bề mặt và mỗi lớp keo trong ván không lớn hơn 25 mm |
Độ bền dán dính lớp bề mặt, MPa | ≥0,50 |
5.6 Tính năng cháy
Tính năng cháy của gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với yêu cầu của vật liệu chậm cháy quy định trong ASTM D3201.
a) Đạt được những chỉ tiêu quy định tại ASTM D3201, đồng thời không cho phép xuất hiện các điểm lửa làm cháy giấy lọc khi thí nghiệm;
b) Chiều dài trung bình còn dư lại của mỗi nhóm mẫu thí nghiệm cháy ≥ 15 cm (trong đó chiều dài còn dư của mỗi mẫu đều > 0 cm), ngoài ra nhiệt độ cao nhất của khói tại mỗi lần thí nghiệm ≤ 200°C;
c) Cấp mật độ của khói (SDR) ≤ 75.
6 Phương pháp thí nghiệm
6.1 Xác định kích thước
6.1.1 Xác định kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày, đường chéo, độ cong vênh của gỗ dán chậm cháy được dựa theo những quy định trong TCVN 7756-2-2007.
6.1.2 Xác định độ không thẳng của cạnh bên
Sử dụng thước thẳng kim loại hoặc thước cuộn bằng thép đo theo 2 góc của cùng cạnh, dùng thường có khắc mức đo 0,5 mm để xác định độ chênh lớn nhất giữa thước thẳng và cạnh bên của ván, độ chính xác 0,5 mm. Cạnh ván bị cong lồi ra thì dùng dấu “+” để biểu thị, còn cạnh ván bị cong lõm vào thì dùng dấu “-” để biểu thị. Cả 4 cạnh ván đều cần phải đo.
6.2. Kiểm tra chất lượng ngoại quan
6.2.1 Thông thường dùng mắt thường để quan sát xác định những khuyết tật của nguyên liệu gỗ và khuyết tật gia công đối với gỗ dán chậm cháy, sau đó phân định cấp chất lượng ngoại quan của ván.
6.2.2 Điều kiện kiểm tra chất lượng ngoại quan của ván dán được dán phủ bằng ván mỏng chậm cháy phải căn cứ vào những quy định trong TCVN 7755-2007.
6.3 Xác định tính chất vật lý, cơ học
6.3.1 Xác định độ ẩm
Độ ẩm của gỗ dán chậm cháy được dựa vào những quy định trong TCVN 7756-1-2007.
6.3.2 Xác định độ bền dán dính
Độ bền dán dính của gỗ dán chậm cháy thông dụng được dựa theo những quy định trong TCVN 7756-7-2007.
6.3.3 Thí nghiệm độ bong tách khi ngâm
Thí nghiệm xác định độ bong tách khi ngâm đối với gỗ dán được dán phủ bề mặt bằng ván mỏng chậm cháy dựa theo những quy định trong TCVN 7756-9-2007.
6.3.4 Xác định độ bền dán dính lớp bề mặt
Độ bền dán dính lớp bề mặt của gỗ dán được dán phủ bằng ván mỏng chậm cháy dựa theo những quy định trong TCVN 7756-7-2007.
6.3.5 Các kết quả thí nghiệm và giá trị tính toán phải đồng nhất về trị số làm tròn với trị số các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng.
6.4 Thí nghiệm tính năng cháy
Thí nghiệm tính năng cháy của gỗ dán chậm cháy phân biệt dựa theo những quy định trong ASTM D3201.
7 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản
Ký hiệu, ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản ván dán chậm cháy phải phù hợp với các quy định trong TCVN 7755-2007.
Phụ lục
(Tham khảo)
Quy tắc kiểm tra
1 Phân loại kiểm tra và hạng mục kiểm tra
Kiểm tra sản phẩm gỗ dán chậm cháy được phân thành 2 loại là kiểm tra theo yêu cầu và kiểm tra xuất xưởng.
1.1 Kiểm tra theo yêu cầu
Kiểm tra theo yêu cầu sản phẩm gỗ dán chậm cháy bao gồm thí nghiệm kiểm tra về cấp chất lượng ngoại quan, kích thước, tính chất vật lý, cơ học và tính năng cháy của ván. Đối với ván dán được dán phủ bề mặt bằng ván mỏng chậm cháy thì kiểm tra theo yêu cầu còn phải bao gồm cả việc kiểm tra về tính chất vật lý, cơ học của lớp ván dán nền.
Khi xuất hiện một trong những tình huống sau thì cần phải tiến hành kiểm tra theo yêu cầu:
a) Khi sản xuất bình thường thì mỗi nửa năm cần tiến hành kiểm tra 1 lần;
b) Khi có sự thay đổi lớn về nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất mà có khả năng ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm;
c) Khôi phục sản xuất sau khi dừng một thời gian dài;
d) Khi các cơ quan kiểm định chất lượng quốc gia yêu cầu.
1.2 Kiểm tra xuất xưởng
Khi sản phẩm gỗ dán chậm cháy xuất xưởng, giao hàng cần tiến hành kiểm tra các hạng mục sau:
a) Cấp chất lượng ngoại quan;
b) Kích thước;
c) Tính chất vật lý, cơ học.
2 Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả
2.1 Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả khi kiểm tra kích thước, cấp chất lượng ngoại quan, tính chất vật lý, cơ học của gỗ dán chậm cháy được dựa theo những quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7755-2007.
2.2 Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả khi kiểm tra kích thước, cấp chất lượng ngoại quan, tính chất vật lý, cơ học của ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy dựa theo những quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7755-2007.
2.3 Mẫu thí nghiệm khả năng cháy của gỗ dán chậm cháy được rút ngẫu nhiên từ lô sản phẩm khi giao hàng (ít nhất 50 tấm), kết quả được dựa vào mục 5.7 để phán định. Nếu lần kiểm tra sơ bộ không hợp quy cách thì cho phép kiểm tra lại lần 2 với số mẫu gấp đôi; Nếu lần kiểm tra thứ 2 toàn bộ số lượng hợp quy cách thì hạng mục này được pháp đoán là hợp quy cách, ngược lại thì được phán định là không hợp quy cách.
3 Phán định kết quả tổng hợp
Khi tất cả các kết quả kiểm tra về khả năng cháy, cấp chất lượng ngoại quan, kích thước, tính chất vật lý, cơ học đều phù hợp quy cách thì lô sản phẩm này được phán định là hợp quy cách, ngược lại được phán định là không hợp quy cách. Trong điều kiện kiểm tra khả năng cháy hợp quy cách, có thể tiến hành giảm cấp chất lượng hoặc giảm loại hình đối với các sản phẩm không phù hợp quy cách.
4 Báo cáo kiểm tra
Báo cáo kiểm tra phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Tiêu chuẩn làm căn cứ cho quá trình kiểm tra;
b) Toàn bộ chi tiết của sản phẩm bị kiểm tra;
c) Kết quả kiểm tra;
d) Ngày kiểm tra, người kiểm tra và đơn vị kiểm tra.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Phân loại
4 Yêu cầu kỹ thuật
5 Phương pháp thí nghiệm
6 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản
7 Phụ lục
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.