SÂN BAY DÂN DỤNG - MẶT ĐƯỜNG SÂN BAY - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Civil Aerodrome - Pavement - Specifications for Design
Lời nói đầu
TCVN 10907 : 2015 do Cục Hàng không Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SÂN BAY DÂN DỤNG - MẶT ĐƯỜNG SÂN BAY - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Civil Aerodrome - Pavement - Specifications for Design
1.1 Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu dùng cho thiết kế xây dựng mới và cải tạo sửa chữa mặt đường sân bay dân dụng.
Khi thiết kế mặt đường sân bay dân dụng, ngoài tiêu chuẩn này, có thể tham khảo thêm các Tiêu chuẩn và khuyến nghị của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
1.2 Tiêu chuẩn này trình bày cấu tạo và tính toán kết cấu mặt đường cho các bộ phận của sân bay:
- Đường cất hạ cánh;
- Đường lăn;
- Sân đỗ máy bay, bao gồm sân ga máy bay hành khách; sân đỗ bảo dưỡng máy bay và sân chuyên dụng cho máy bay.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8753:2011 Sân bay dân dụng - Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác;
TCVN 8871 : 2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử;
TCVN 2683 : 2012 Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu;
TCVN 9153 : 2012 Đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất.
СП 121.13330.2012 Аэродромы. Актуализированная редакция СНиП 32-03-96 (СП 121.13330.2012 Sân bay. Ấn bản hướng dẫn của СНиП 32-03-96);
AC 150/5320 - 6 Airport Pavement Design and Evaluation - Federal Aviation Administration (AC 150/5320 - 6 Thiết kế và đánh giá mặt đường cảng hàng không - Cục Hàng không Liên bang Mỹ);
Annex 14 - Aerodromes - Volume I - Aerodrome Design and Operations - International Civil Aviation Organization (Phụ lục 14 - Sân bay - Tập I - Thiết kế và khai thác sân bay - Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) ;
ASTM D3569 Standard Specification for Joint Sealant, Hot-Applied, Elastomeric, Jet-Fuel-Resistant Type for Portland Cement Concrete Pavements (Tiêu chuẩn matit dạng nóng, đàn hồi, chịu dầu dùng cho mặt đường bê tông xi măng Pooc lăng);
ASTM D5893 Standard Specification for Cold Applied, Single Component, Chemically Curing Sillicone Joint Sealant for Portland Cement Concrete Pavements (Tiêu chuẩn matit dạng nguội, một thành phần, silicon dùng cho mặt đường bê tông xi măng Pooc lăng);
ASTM D1557 Standard Test Method for Laboratory Compaction Characteristics of Soil Using Modified Effort (Tiêu chuẩn thử nghiệm trong phòng xác định hệ số đầm nén cải tiến).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Mặt đường sân bay (Aerodrome pavement)
Kết cấu, tiếp nhận tải trọng và tác động của máy bay và các yếu tố khai thác, tự nhiên, bao gồm:
- Lớp trên, được gọi là “mặt đường”, trực tiếp tiếp nhận tải trọng từ bánh máy bay, tác động của các yếu tố tự nhiên (chế độ thay đổi độ ẩm-nhiệt độ, ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, phong hóa), tác động nhiệt và cơ của các dòng khí từ động cơ máy bay và các máy móc khai thác sân bay cũng như tác động của các yếu tố khác;
- Lớp dưới, được gọi là “móng nhân tạo”, bảo đảm cùng với mặt đường truyền tải trọng đến nền đất mà ngoài chức năng mang tải còn có thể thực hiện chức năng làm khô, chống tạo bùn, cách nhiệt, chống trương nở, cách nước.
3.2 Sân bay (Aerodrome)
Một khu vực xác định trên mặt đất hoặc mặt nước bao gồm nhà cửa, công trình và trang thiết bị được dùng một phần hay toàn bộ cho máy bay bay đến, bay đi và di chuyển.
3.3 Chỗ đỗ máy bay (Aircraft stand)
Một khu vực trên sân đỗ máy bay giành cho máy bay đỗ.
3.4 Sân đỗ máy bay (Apron)
Khu vực xác định trên sân bay mặt đất giành cho máy bay đỗ phục vụ hành khách lên xuống, xếp dỡ bưu kiện hay hàng hóa, nạp nhiên liệu, đỗ chờ thông thường hay đỗ để bảo dưỡng máy bay.
3.5 Khu bay (Movement area)
Phần sân bay dùng cho máy bay cất cánh, hạ cánh và lăn bao gồm cả khu cất hạ cánh và sân đỗ máy bay.
3.6 Đường cất hạ cánh (Runway)
Một khu vực hình chữ nhật được xác định trên sân bay mặt đất dùng cho máy bay cất cánh và hạ cánh. Đường cất hạ cánh còn có thể gọi là đường băng.
3.7 Sân quay đường cất hạ cánh (Runway turn pad)
Khu vực được xác định giáp cạnh bên đường CHC sân bay mặt đất dùng cho máy bay quay đầu 180 độ để trở về đường CHC.
3.8 Dải hãm phanh đầu (Stopway)
Một đoạn xác định trên mặt đất hình chữ nhật ở cuối chiều dài chạy đà công bố, được chuẩn bị cho máy bay dừng trong trường hợp cất cánh bỏ dở, còn có thể gọi là dải hãm đầu.
3.9 Đường lăn (Taxiway)
Đường xác định trên sân bay mặt đất dùng cho máy bay lăn từ bộ phận này đến bộ phận khác của sân bay.
BTXM: Bê tông xi măng
BTXMLT: Bê tông xi măng lưới thép
BTN: Bê tông nhựa
CBR: Chỉ số sức chịu tải Caliphocnia (California Bearing Ratio)
Đường CHC: Đường cất hạ cánh
ĐL: Đường lăn
SĐ: Sân đỗ
CĐMB: Chỗ đỗ máy bay
5 Những nội dung thiết kế mặt đường sân bay
5.1 Yêu cầu thiết kế
5.1.1 Các giải pháp kỹ thuật cơ bản của dự án xây dựng mới, sửa chữa hoặc mở rộng mặt đường sân bay hiện hữu được xác định trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án.
Phương án thiết kế được chọn cần đảm bảo:
- Giải pháp cấu tạo mặt đường sân bay đồng bộ với các giải pháp quy hoạch, hệ thống thoát nước mặt và nước ngầm và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và kỹ thuật nông nghiệp;
- Đảm bảo điều kiện cho máy bay cất hạ cánh thường xuyên, an toàn;
- Nền móng và mặt đường sân bay cũng như các công trình phục vụ trong sân bay bền vững, sử dụng được lâu;
- Sử dụng đất và vật liệu xây dựng có tính năng cơ lý tốt nhất cho việc xây dựng mặt đường sân bay;
- Bề mặt mặt đường bằng phẳng, chống mài mòn, chống bụi và có độ nhám thích hợp;
- Tiết kiệm thép và vật liệu kết dính;
- Sử dụng rộng rãi vật liệu xây dựng tại chỗ, các sản phẩm phụ của công nghiệp;
- Khả năng công nghiệp hóa, cơ giới hóa tối đa trong công nghệ xây dựng và sửa chữa;
- Có điều kiện khai thác sân bay và các thành phần riêng biệt của nó với chất lượng tối ưu;
- Gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh;
- Thỏa mãn yêu cầu đầu tư ban đầu, chi phí xây dựng từng hạng mục sân bay không lớn và có khả năng phân kỳ xây dựng, nâng cấp và mở rộng.
5.1.2 Phân cấp mặt đường sân bay dân dụng
5.1.2.1 Mã chuẩn sân bay - gồm 2 thành phần là một số và chữ cái được chọn phù hợp với những tính năng của máy bay mà công trình sân bay dự kiến phục vụ.
5.1.2.2 Mã chuẩn sân bay gồm mã chữ và số được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Mã chuẩn sân bay
Thành phần 1 - số | Thành phần 2 - chữ | |||
Mã số | Chiều dài dải bay tham chiếu đến máy bay m | Mã chữ | Sải cánh máy bay m | Khoảng cách bánh ngoài càng chínha m |
1 | Nhỏ hơn 800 | A | Dưới 15 m | Dưới 4,5 m |
2 | Từ 800 đến dưới 1 200 | B | Từ 15 đến dưới 24 | Từ 4,5 đến dưới 6 |
3 | Từ 1 200 đến dưới 1 800 | C | Từ 24 đến dưới 36 | Từ 6 đến dưới 9 |
4 | Bằng và lớn hơn 1 800 | D | Từ 36 đến dưới 52 | Từ 9 đến dưới 14 |
|
| E | Từ 52 đến dưới 65 | Từ 9 đến dưới 14 |
|
| F | Từ 65 đến dưới 80 | Từ 14 đến dưới 16 |
a Khoảng cách giữa các mép ngoài của các bánh ngoài càng chính |
5.1.2.3 Thành phần 1 của mã chuẩn sân bay là một số xác định theo Bảng 1, cột 1 bằng cách chọn mã số tương ứng với giá trị chiều dài dải bay tham chiếu đến máy bay lớn nhất tính toán cho các loại máy bay dùng đường CHC đó. Chiều dài dải bay tham chiếu đến máy bay được xác định như là chiều dài dải bay nhỏ nhất yêu cầu khi cất cánh với trọng lượng cất cánh lớn nhất, tại mực nước biển, điều kiện khí quyển tiêu chuẩn, gió lặng và độ dốc đường cất hạ cánh bằng 0 được Nhà chức trách có thẩm quyền quy định trong Sổ tay lái máy bay thích hợp hoặc từ Nhà sản xuất máy bay.
Bảng 2 - Các thông số về cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán
Cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán | Tải trọng tiêu chuẩn Fn trên càng chính kg | Áp suất bánh hơi, pa MPa (kG/cm²) | Càng chính |
Ngoại hạng | 85 000 | 1,5 (15) | Càng 4 bánh |
I | 70 000 | 1,4 (14) | |
II | 55 000 | 1,0 (10) | |
III | 40 000 | ||
IV | 30 000 | ||
V | 8 000 | 0,6 (6) | Càng 1 bánh |
VI | 5 000 | 0,4 (4) | |
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách giữa các vệt bánh xe của càng 4 bánh lấy 70 cm đối với các bánh xe hàng ngang và 130 cm cho các bánh xe hàng dọc. CHÚ THÍCH 2: Tải trọng tiêu chuẩn cấp III và IV cho phép thay bằng trọng tải trên càng chính 1 bánh và lấy tương ứng 17000 kg và 12 000 kg, áp suất bánh hơi đối với tải trọng tiêu chuẩn cấp V và VI lấy bằng 0,8 MPa. CHÚ THÍCH 3: 1 MPa= 10 kG/cm² |
5.2.2 Khi tính toán mặt đường sân bay theo cường độ, hệ số động kd và hệ số giảm tải gf (tính đến vận hành trên mặt đường của máy bay với tốc độ cao) cho tất cả các nhóm khu vực sân bay lấy theo Bảng 3.
Bảng 3 - Hệ số động kd và hệ số giảm tải gf và theo nhóm khu vực mặt đường sân bay
Nhóm khu vực mặt đường sân bay | Hệ số giảm tải gf | Hệ số động kd khi áp suất bánh hơi MPa (kG/cm²) | ||
Nhỏ hơn hoặc bằng 1,0 (10) | Lớn hơn 1,0 (10) đến 1,5 (15) | Lớn hơn 1,5 (15) | ||
A B C và D | 1,00 1,00 0,85 | 1,20 1,10 1,10 | 1,25 1,15 1,10 | 1,30 1,20 1,10 |
CHÚ THÍCH: Khi tính toán mặt đường mềm cho tất cả các khu vực và áp suất bánh hơi, hệ số động lấy bằng 1,1. |
5.2 Tải trọng trên mặt đường
5.2.1 Mặt đường sân bay tính toán cho máy bay tính toán với các thông số của máy bay khai thác được quy đổi về máy bay tính toán.
Máy bay tính toán là máy bay tạo ra momen uốn lớn nhất (yêu cầu chiều dày mặt đường lớn nhất) trên cơ sở tần suất hoạt động dự báo của loại máy bay đó.
Trong trường hợp chưa có dữ liệu dự báo máy bay thì có thể tính theo cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán. Các thông số về cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán lấy theo Bảng 2.
5.3 Các lớp cấu tạo mặt đường
Mặt đường sân bay chịu tác dụng của tải trọng và luồng khí phụt của động cơ máy bay, các yếu tố khai thác và thiên nhiên. Mặt đường sân bay gồm lớp trên hay còn gọi là “mặt đường” và lớp dưới hay còn gọi là “móng nhân tạo”.
5.4 Phân loại mặt đường
Mặt đường sân bay được phân loại theo nhiều tiêu chí.
5.4.1 Theo tuổi thọ và mức độ hoàn thiện, mặt đường sân bay được chia thành:
- Cấp cao (mặt đường cứng và bê tông nhựa (BTN);
- Cấp thấp (mặt đường mềm, ngoại trừ BTN).
5.4.2 Theo tính chất chịu tải, mặt đường sân bay được chia thành:
- Mặt đường cứng: gồm có bê tông xi măng (BTXM), bê tông xi măng lưới thép (BTXMLT), bê tông xi măng cốt thép (BTXMCT), bê tông xi măng cốt thép ứng suất trước(BTXMCTƯST) cũng như BTN (BT asphalt) trên mặt đường BTXM;
- Mặt đường mềm: gồm có mặt đường BTN polime, mặt đường BTN, mặt đường đá cấp phối chặt thấm nhập nhựa, mặt đường đá dăm, đá cuội, đất và vật liệu tại chỗ gia cố chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ.
5.4.3 Mặt đường BTXMCT là loại mặt đường BTXM có bố trí hai lớp cốt thép có tiết diện được tính theo độ bền và bề rộng mở rộng vết nứt, tỷ lệ cốt thép trên tiết diện tấm theo tính toán, lớn hơn 0,25%.
5.4.4 Mặt đường BTXMLT còn gọi là mặt đường bê tông ít thép, là loại mặt đường BTXM có một lớp lưới thép nhằm chịu ứng suất nhiệt cho bê tông với tỷ lệ cốt thép trên diện tích tiết diện tấm tính toán không lớn hơn 0,25%.
Lưới thép đặt cách mặt trên bê tông một khoảng cách bằng 1/3 đến 1/2 chiều dày tấm.
5.5 Phân chia khu vực mặt đường
5.5.1 Phần đất bảo hiểm đầu giáp với cuối dải cất hạ cánh cần phải được tính toán để chịu được tải trọng máy bay lăn ra mà không làm hư hại kết cấu máy bay.
5.5.2 Dọc biên đường CHC nhân tạo cần xây dựng lề gia cố theo cấp sân bay chịu được tải trọng cất cánh của máy bay lăn ra.
5.5.3 Bảo hiểm sườn của đường CHC được lu lèn chặt và trồng cỏ.
5.5.4 Kết cấu lề gia cố của mọi khu vực mặt đường phải tuân thủ các yêu cầu chuyển động an toàn của máy bay theo các tiêu chuẩn liên quan và chịu được máy bay khai thác tính toán lăn ra.
5.5.5 Dọc lề ĐL trong phạm vi dải lăn cần gia cố để chịu được tải trọng máy bay lăn ra.
5.5.6 Dọc mép sân đỗ máy bay, chỗ đỗ máy bay, sân đỗ chuyên dụng nên xây dựng lề đất rộng không nhỏ hơn 10 m và lề (sát mép mặt đường vật liệu) gia cố chịu được tải trọng máy bay lăn ra.
5.5.7 Kết cấu lề gia cố của các khu vực mặt đường và dải hãm phanh (nếu có) được tính toán với tải trọng 0,5 tải trọng tính toán cho khu vực nhóm D (Xem 5.5.10).
5.5.8 Ở những nơi giao nhau giữa ĐL với đường CHC, sân đỗ máy bay, chỗ đỗ máy bay và ĐL khác cũng như những nơi giao cắt nhau, cần xem xét mở rộng lề mặt đường sao cho bánh ngoài càng chính cách mép mặt đường một khoảng quy định theo Điều 7.9.3 của TCVN 8753:2011 hoặc Điều 3.9.3 của Annex 14 - Aerodromes - Volume I.
5.5.9 Kích thước và hình dáng sân đỗ máy bay, chỗ đỗ máy bay và sân đỗ chuyên dụng phải bảo đảm:
- Chứa đủ số lượng máy bay tính toán và an toàn khi di chuyển;
- Cơ động và đỗ của các phương tiện chuyên chở và cơ giới hóa sân đỗ máy bay;
- Nơi đỗ các thiết bị di động và cố định dùng cho phục vụ kỹ thuật máy bay;
- Nơi bố trí các công trình ngầm (hệ thống điện), các móc neo máy bay, tường chắn luồng hơi phụt cũng như các công trình cần thiết khác.
5.5.10 Mặt đường sân bay dưới tác dụng của tải trọng của máy bay và khả năng chịu tải có thể chia ra làm nhiều nhóm khu vực tương ứng với Hình 1 hoặc như quy định trong СП 121.13330.2012 Sân bay. Ấn bản hướng dẫn của СНиП 32-03-96.
Tùy theo mặt bằng bố trí của hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn của sân bay, tính năng khai thác của máy bay khai thác cụ thể mà điều chỉnh lại khu vực chịu tải trọng máy bay sao cho ít ảnh hưởng đến vận hành của máy bay khi sân đường máy bay phải đóng cửa từng phần để duy tu, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp.
6 Vật liệu cấu tạo mặt đường sân bay và các chỉ tiêu thiết kế
6.1 Bê tông xi măng
6.1.1 BTXM nặng (Có dung trọng trung bình từ 2 000 đến 2500 kg/m³) sử dụng cho mặt đường cứng sân bay.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu có luận chứng kỹ thuật cho phép có thể sử dụng bê tông hạt nhỏ (Có dung trọng trung bình từ 1 800 đến 2 000 kg/m³).
Kích thước tính bằng mét
Sơ đồ 1
Sơ đồ 2
CHÚ DẪN:
1) Sơ đồ 1- đối với các sân bay cho máy bay di chuyển chủ yếu trên đường lăn chính;
2) Sơ đồ 2- đối với các sân bay và các máy bay di chuyển chủ yếu trên đường CHC nhân tạo:
A - Đường lăn chính; sân đỗ, khu vực cuối đường CHC nhân tạo; khu vực ở giữa theo chiều rộng đường CHC nhân tạo, ở đó máy bay thường xuyên di chuyển;
B - Ở sơ đồ 1, khu vực giáp khu vực cuối đường CHC nhân tạo; ĐL phụ, nối, khu vực hai bên phần giữa đường CHC nhân tạo; chỗ đỗ máy bay (CĐMB) và các khu vực tương tự khác cho máy bay đỗ;
C - Theo sơ đồ 1, phần giữa đường CHC nhân tạo;
D - Theo sơ đồ 1, hai bên cạnh đường CHC nhân tạo ở khu vực giữa loại trừ những nơi giáp với đường lăn chính.
CHÚ THÍCH 1: Khi chia thành các nhóm khu vực như Hình 1 cần có sự cân nhắc trên cơ sở xem xét các phương án khai thác vận hành máy bay trên khu vực đường CHC, đường lăn và sân đỗ sao cho ít ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay nhất trong trường hợp phải duy tu, sửa chữa một trong các bộ phận nói trên. Ngoài ra cũng nên có sự so sánh kinh tế - kỹ thuật xây dựng giữa phương án phân chia nhóm khu vực như Hình 1 và phương án phân chia nhóm khu vực khác nếu có.
CHÚ THÍCH 2: Khi chia thành các nhóm khu vực như Hình 1, chiều rộng tối thiểu khu C là 30 m.
Hình 1 - Phân chia các khu vực mặt đường sân bay
BTXM được đặc trưng bởi:
- Cường độ chịu nén;
- Cường độ chịu kéo khi uốn, còn gọi là cường độ kéo uốn;
- Mô đun đàn hồi;
- Hệ số Poisson.
Cường độ kéo uốn của bê tông bằng cường độ thí nghiệm mẫu bê tông 28 ngày tuổi.
6.1.2 Cường độ BTXM thiết kế không nhỏ hơn các giá trị tương ứng trong Bảng 4.
Bảng 4 - Cường độ thiết kế tối thiểu của BTXM
Mặt đường sân bay | Cường độ thiết kế tối thiểu của BTXM MPa (kG/cm²) | |
Kéo uốn | Nén | |
Mặt đường lắp ghép một lớp bằng tấm bê tông cốt thép ƯST: - Cốt thép sợi hoặc bó sợi -Thanh thép |
4,5 (45) 45 (45) |
35 (350) 35 (350) |
Mặt đường bê tông một lớp đổ tại chỗ, bê tông lưới thép, bê tông cốt thép | 4,5 (45) | 35 (350) |
Lớp trên mặt đường 2 lớp bằng bê tông, bê tông lưới thép hoặc bê tông cốt thép | 4,5 (45) | 35 (350) |
Lớp dưới mặt đường 2 lớp và tấm đệm dưới khe co dãn | 3,5 (35) | 25 (250) |
CHÚ THÍCH 1: Đối với mặt đường bê tông cốt thép, cấp bê tông theo cường độ chịu nén lấy không nhỏ hơn 35 MPa (không giới hạn theo cường độ chịu kéo uốn). CHÚ THÍCH 2: Đối với mặt đường tính toán theo tải trọng tiêu chuẩn cấp V và VI, cho phép lấy cường độ chịu kéo uốn và cường độ chịu nén của bê tông tương ứng không nhỏ hơn 3,5 MPa và 25 MPa. CHÚ THÍCH 3: Cường độ BTXM khi nghiệm thu không nhỏ hơn các giá trị được chọn trong tính toán. |
6.1.3 Các đặc trưng tính toán và tiêu chuẩn của BTXM và BTN, vật liệu sử dụng làm móng dưới mặt đường cứng và mặt đường mềm phải lấy theo Phụ lục F.
6.2 Cốt thép
6.2.1 Loại và cấp cốt thép, đặc trưng của chúng đáp ứng yêu cầu thép xây dựng dân dụng phụ thuộc vào loại mặt đường, điều kiện khí hậu, công nghệ sản xuất và phương pháp sử dụng (không có ứng suất trước hay có ứng suất trước).
6.2.2 Bê tông đúc bệ móc neo giữ máy bay trên sân đỗ cần phải sử dụng bê tông cấp cường độ chịu nén không nhỏ hơn 20 MPa. Thép dùng làm móc neo phải dùng thép cán nóng.
6.2.3 Cốt thép tăng cường cạnh tấm như cốt thép dùng cho mặt đường.
6.3 Thanh truyền lực
6.3.1 Thép dùng để làm thanh truyền lực là thép trơn cán nóng và cốt thép trơn thường mác thép CB240T. Thép dùng làm thanh chống trôi ở mép mặt đường là thép vằn mác CB400-V.
6.3.2 Bố trí thanh truyền lực tối thiểu theo cấu tạo như Bảng 5.
Bảng 5 - Bố trí thanh truyền lực tối thiểu theo chiều dày tấm bê tông
Chiều dày tấm bê tông cm | Đường kính mm | Chiều dài cm | Giãn cách cm | |
Trong khe xuyên suốt | Trong khe giả | |||
16-20 | 20 | 40 | 30 | 40 |
21-30 | 25 | 50 | 30 | 40 |
31-45 | 30-40 | 60 | 30 | 40 |
6.4 Vật liệu chèn khe
Vật liệu chèn khe biến dạng cho mặt đường cứng cần sử dụng vật liệu mastic polime dùng trong trạng thái nguội (xem ASTM D5893 hoặc tương đương) và mastic polime đổ vào khe trong trạng thái nóng (xem ASTM D3569 hoặc tương đương) hoặc các thanh dẻo đáp ứng các yêu cầu đối với vật liệu chèn khe mặt đường cứng.
6.5 Vật liệu ngăn cách
6.5.1 Vật liệu ngăn cách dùng cho mặt đường cứng bằng giấy dầu, vật liệu polime hoặc các vật liệu thích hợp khác.
6.5.2 Mặt đường mềm có móng nhân tạo từ vật liệu hạt thô, rải trực tiếp trên đất sét và bụi, cần làm lớp chống mao dẫn bằng vật liệu không bị trạng thái dẻo khi ẩm ướt (cát, đất tại chỗ gia cố bitum và v.v.), để tránh hiện tượng đất chui vào móng đường khi có độ ẩm (do nước) ở lớp vật liệu hạt thô rỗng.
Chiều dày lớp chống mao dẫn không nhỏ hơn kích thước hạt lớn nhất của vật liệu sử dụng, nhưng không nhỏ hơn 5 cm.
Có thể sử dụng lớp ngăn cách bằng vài địa kỹ thuật (xem TCVN 8871 : 2011).
6.6 Vật liệu cấu tạo móng mặt đường cứng
Vật liệu cấu tạo móng mặt đường cứng gồm: đá dăm, sỏi, cấp phối đá dăm, cát gia cố xi măng, đá gia cố xi măng, bê tông nghèo, bê tông nhựa...
6.7 Vật liệu cấu tạo mặt đường mềm
6.7.1 Mặt đường mềm sân bay cùng với móng nhân tạo thiết kế thành nhiều lớp với cường độ tăng dần từ dưới lên trên bề mặt.
6.7.2 Vật liệu cấu tạo mặt đường mềm và móng nhân tạo được sử dụng gồm:
- Bê tông nhựa;
- Đá dăm, cuội, đất, gia cố chất dính kết hữu cơ;
- Đá dăm gia cố chất dính kết hữu cơ theo phương pháp thấm nhập;
- Đất và đá gia cố chất dính kết vô cơ;
- Đá dăm hoặc đá cuội không gia cố rải trên lớp móng cát;
- Đá dăm không gia cố rải trên móng chặt (cứng) (móng bằng đá hay bằng đất gia cố chất kết dính).
6.7.3 Các lớp trên mặt đường BTN dùng hỗn hợp BTN chặt, các lớp dưới dùng hỗn hợp BTN chặt hoặc rỗng thỏa mãn các đặc trưng cường độ theo Bảng F.2.
Mác và chủng loại BTN đối với các lớp trên của mặt đường tương ứng với mác nhựa đường theo yêu cầu phụ thuộc vào cấp tải trọng tiêu chuẩn các thành phần sân bay và vùng khí hậu đường.
Đối với tải trọng tiêu chuẩn cấp IV trở lên nên dùng mặt đường BTN rải trên móng từ vật liệu gia cố chất kết dính.
Mặt đường BTN không được xây dựng ở những nơi chịu tác dụng luồng khí phụt từ động cơ máy bay trong thời gian (trên 3 đến 4 min) vì trên mặt đường nhiệt độ lên đến 100 °C và tốc độ luồng khí phụt vượt quá 50 m/s.
6.8 Nền đường
6.8.1 Đất tại chỗ hoặc đất tự nhiên từ nơi khác chở đến được sử dụng làm nền đường.
6.8.2 Nền đất (đất tại chỗ hoặc đất nơi khác chở đến, được san phẳng, đầm nén để chịu được tác dụng tải trọng phân bố qua các lớp cấu tạo mặt đường) được thiết kế đảm bảo các điều kiện về cường độ và ổn định của mặt đường không bị phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và thời gian trong năm có tính đến:
- Thành phần và tính chất của đất trong phạm vi lớp bị nén (khu vực tác dụng) và vùng chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên;
- Các khu vực khí hậu đường theo Phụ lục A;
- Cấp tải trọng tiêu chuẩn máy bay;
- Thực tế thiết kế, xây dựng và khai thác sân bay nằm trong các điều kiện tương ứng về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và khí hậu.
6.8.3 Phải có nghiên cứu riêng sử dụng đất trương nở và lún sụt.
Đất sét phụ thuộc vào thành phần hạt và chỉ số dẻo chia ra làm nhiều dạng, xem Phụ lục B - Phân loại đất.
6.8.4 Cần xác định đặc trưng của nền đất thiên nhiên cũng như đất nền nhân tạo trên cơ sở thí nghiệm hiện trường hoặc trong phòng, có tính đến khả năng thay đổi độ ẩm của đất trong quá trình xây dựng và khai thác các công trình sân bay. Các đặc trưng tính toán của đất đồng nhất (hệ số nền KS đối với mặt đường cứng, mô đun đàn hồi E của mặt đường mềm) tương ứng trong Phụ lục C. Đối với nền đất nhiều lớp hoặc lớp đất trên được đầm nén, lớp đất dưới giữ nguyên không được đầm nén có hệ số rỗng e > 0,8, cũng như ở lớp dưới có lớp đá cứng với ứng suất nén một trục không nhỏ hơn 5 MPa (50 kG/cm²) hệ số hóa mềm không lớn hơn 0,75 và không hòa tan trong nước thì sử dụng hệ số nền tương đương Kse, xác định theo Phụ lục D.
Không được dùng nền đất để thiết kế khi thiếu các số liệu về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn hoặc các số liệu cần thiết khác.
6.8.5 Chiều dày lớp đất bị nén (khu vực tác dụng), mà trong giới hạn đó phải xem xét thành phần và tính chất của đất, lấy theo Bảng 6 phụ thuộc vào cấp tải trọng tiêu chuẩn và lấy theo Bảng 7 phụ thuộc vào tải trọng trên 1 bánh của càng chính của máy bay cụ thể.
Bảng 6 - Chiều dày lớp đất bị nén theo cấp tải trọng tiêu chuẩn
Cấp tải trọng tiêu chuẩn | Ngoại hạng và cấp I | II | III | IV | V | VI |
Chiều sâu lớp đất nền bị nén, tính từ bề mặt mặt đường (m) | 6,0 | 5,0 | 4,5 | 4,0 | 3,0 | 2,0 |
Bảng 7 - Chiều dày lớp đất bị nén theo tải trọng càng chính
Số bánh trên càng chính máy bay | Chiều sâu lớp đất bị nén tính từ bề mặt mặt đường (m), khi tải trọng trên 1 bánh càng chính kN (t) | ||||
250 (25) | 200 (20) | 150 (15) | 100 (10) | 50 (5) | |
1 | 5,0 | 4,5 | 4,0 | 3,0 | 2,0 |
2 | 6,0 | 6,0 | 5,0 | 4,5 | 4,0 |
4 và nhiều hơn | 6,0 | 6,0 | 6,0 | 5,0 | 5,0 |
6.8.6 Độ lún đất nền trong khi thi công nền đất cũng như sự cố kết liên tục của đất nền trong quá trình khai thác mặt đường do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết, cần phải tính đến nếu nền đất thuộc loại đất yếu (đất sét no nước, than bùn, bùn, bùn thối), đất rừng, đất nhiễm mặn và các dạng lún khác.
CHÚ THÍCH: Đất yếu thuộc về nhóm đất mà mô đun biến dạng của nó nhỏ hơn 5 MPa (50 kG/cm²).
6.8.7 Trị số tính toán độ lún của nền Sd trong quá trình khai thác mặt đường không được vượt quá trị số giới hạn Su trong Bảng 8.
Bảng 8 - Trị số giới hạn độ lún của nền đất
Mặt đường sân bay | Trị số giới hạn độ lún của nền đất Su đối với m | ||
Đường CHC | ĐL chính | SĐ, ĐL và các SĐ khác | |
- Mặt đường cứng: +Bê tông, bê tông cốt thép đổ tại chỗ, bê tông lưới thép + Bê tông cốt thép lắp ghép - Mặt đường mềm cấp cao - Mặt đường mềm cấp thấp |
0,02
0,03 0,04 |
0,03
0,04 0,05 |
0,04
0,06 0,08 |
6.8.8 Khi thiết kế nền đất cần xem xét các biện pháp loại trừ hoặc giảm tối thiểu những tác động có hại của những yếu tố thiên nhiên và khai thác, khắc phục tính chất không thuận lợi của nền đất dưới mặt đường:
- Xây dựng các lớp nền nhân tạo ngăn nước, không thấm nước;
- Dùng các biện pháp ngăn nước đối với đất chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi độ ẩm (quy hoạch đứng và ngang mặt bằng sân bay, bảo đảm thoát nước mặt tốt, đặt hệ thống thoát nước);
- Xem xét giải pháp thoát nước móng mặt đường;
- Cải tạo tính chất xây dựng của đất nền (đầm nén, thay toàn bộ hay một phần đất không thỏa mãn các yêu cầu đất đắp) trên chiều dày được xác định bằng tính toán từ điều kiện hạ thấp độ lún của đất nền đến trị số cho phép;
- Gia cố đất (bằng hóa học, điện hóa, và các biện pháp khác);
- Giới hạn của lớp đất nền hoặc lớp đất đã được cải tạo phải được xây dựng lấn ra cách mép mặt đường không nhỏ hơn 3 m.
6.8.9 Chênh cao bề mặt đường sân bay so với mực nước ngầm tính toán nên lấy không nhỏ hơn giá trị trong Bảng 9. Trong trường hợp phải hạ mực nước ngầm để đạt yêu cầu Bảng 9, trước khi áp dụng phải nghiên cứu tác động lún sụt do hạ mực nước ngầm đến các công trình hiện hữu trên và xung quanh sân bay.
6.8.10 Yêu cầu độ chặt đầm nén đất đắp thể hiện qua hệ số đầm nén (tỷ số giữa độ chặt yêu cầu tối thiểu yêu cầu của đất khô và độ chặt tối đa của đất khô khi đầm nén theo phương pháp cải tiến - theo ASTM D1557 hoặc tiêu chuẩn tương đương) với trị số ghi trong Bảng 10.
Nếu dưới mặt đường sân bay, độ chặt đất tự nhiên nhỏ hơn độ chặt đất yêu cầu thì phải đầm chặt đất đến độ chặt theo Bảng 10 với độ sâu 1,2 m cho khu vực khí hậu đường I - II và 0,8 m cho khu vực khí hậu đường III tính từ mặt nền đất.
Bảng 9 - Chênh cao tối thiểu bề mặt đường sân bay so với mực nước ngầm
Đất nền (đắp) | Chênh cao tối thiểu bề mặt đường sân bay so với mực nước ngầm trong khu vực khí hậu đường m | ||
| I | II | III |
- Cát hạt trung - Cát hạt mịn, á cát - Sét, á sét, cát và á cát dạng bột | 1,1 1,6 2,3 | 0,9 1,2 1,8 | 0,8 1,1 1,5 |
6.8.11 Đối với nền đất đắp nơi có độ dốc lớn phải chú ý đến nếu điều kiện bảo đảm ổn định nền đất phụ thuộc vào chiều cao nền đắp và dạng đất.
Bảng 10 - Hệ số đầm nén đất nền
Loại đất | Hệ số đầm nén đất nền | ||
Trong mặt đường sân bay | Phần đất khu bay và dải bảo hiểm | ||
Loại cấp cao | Loại cấp thấp | ||
Cát và á cát Á sét Sét | 0,95 0,95 0,98 | 0,95 0,95 0,95 | 0,90 0,95 0,95 |
6.8.12 Nền trên đất trương nở
6.8.12.1 Tính chất trương nở của đất sét, sử dụng làm nền, cần tính đến nếu khi ngâm trong nước hoặc trong dung dịch hóa học, trị số trương nở tự do tương đối εsw ≥ 0,04.
Trị số trương nở tương đối (tỷ số tăng chiều cao mẫu đất trong kết quả ngâm nước hoặc bằng loại chất lỏng khác và chiều cao ban đầu của mẫu đất với độ ẩm thiên nhiên) được xác định theo các thí nghiệm.
6.8.12.2 Khi thiết kế nền đất trên đất trương nở cần xem xét các biện pháp cấu tạo để giảm tối thiểu độ ẩm thiên nhiên của đất, cũng như thay đất trương nở hoặc đắp bằng đất không trương nở để giới hạn trên của lớp đất trương nở nằm ở độ sâu cách mặt trên mặt đường sân bay (m) không nhỏ hơn:
1,3 m đối với đất trương nở nhẹ (0,04 ≤ εsw ≤ 0,08);
1,8 m đối với đất trương nở trung bình (0,08 < εsw ≤ 0,12);
2,3 m đối với đất trương nở mạnh (εsw > 0,12).
6.8.13 Nền trên đất yếu
6.8.13.1 Tính chất lún của đất sử dụng làm nền móng cần tính đến trong giới hạn chiều dày của lớp đất, khi mà:
- Ứng suất nén tổng cộng do trọng lượng bản thân của đất và mặt đường σzg và tải trọng khai thác σzp vượt quá áp lực tiền cố kết psc;
- Độ ẩm của đất wp lớn hơn (hoặc có thể trở thành lớn hơn) độ ẩm tiền cố kết (độ ẩm tối thiểu, khi xảy ra tính chất lún của đất);
- Lún tương đối dưới tác dụng tải trọng bên ngoài ec ≥ 0,01. Khi thiết kế móng đặt trên đất lún sụt, cần phải tính đến khả năng tăng độ ẩm của đất, có mức ẩm Sr ≤ 0,5 vì điều kiện bốc hơi tự nhiên do xây dựng mặt đường sân bay (lớp màng) bị phá vỡ. Độ ẩm cuối cùng của đất lấy bằng độ ẩm ở giới hạn lăn wp.
6.8.13.2 Những điều kiện đất nằm trên đất lún phụ thuộc vào khả năng xuất hiện lún, chia ra làm hai loại:
I - Do tác dụng của tải trọng khai thác, đất chỉ bị lún trong phạm vi chiều dày lớp đất bị nén (chủ yếu ở phần trên), còn do trọng lượng bản thân đất không bị lún hoặc lún không vượt quá 0,05 m;
II - Cùng với hiện tượng đất lún do tải trọng khai thác, đất có thể lún (thường ở phần dưới) do trọng lượng bản thân của nó, vượt quá 0,05 m;
6.8.13.3 Cần phải xem xét biện pháp loại trừ tính chất lún của đất căn cứ vào điều kiện
σzp + σzg ≤ psc (1)
trong đó:
σzp là ứng suất nén thẳng đứng trong đất do tải trọng khai thác, được xác định theo Phụ lục E;
σzg là ứng suất nén thẳng đứng do trọng lượng bản thân của đất và mặt đường;
psc là áp lực tiền cố kết (áp lực tối thiểu, làm cho đất bị lún khi bão hòa nước).
Nếu điều kiện (1) thỏa mãn, thì đầm nén lớp trên của đất lún theo các yêu cầu ở Điều 6.8.10.
Nếu σzp + σzg > psc, ngoài việc đầm nén lớp trên cần xem xét các biện pháp khắc phục tính lún của đất (thay một phần hay toàn bộ lớp đất đó bằng cát, sỏi sạn, đá dăm, các vật liệu khác không lún và các biện pháp xử lý lún khác) với độ sâu thỏa mãn điều kiện:
ssc ≤ su (2)
trong đó:
ssc là giá trị độ võng của nền do bị lún, xác định khi độ ẩm wp ở giới hạn lăn.
su là giá trị giới hạn độ lún, lấy theo Bảng 8.
6.8.13.4 Khi thiết kế sân bay nằm trên đất loại II, cần xem xét khắc phục tính chất lún của đất và xây dựng lớp cách ly nước dưới mặt đường và ở khoảng cách 3 m tính từ mép mặt đường, cả hai bên, xây dựng tường ngăn không thấm nước rộng không nhỏ hơn 2 m, còn nếu độ ẩm lún ban đầu wsc nhỏ hơn độ ẩm ở giới hạn lăn wp - Khắc phục tính lún của đất bằng cách làm ẩm trước.
6.8.13.5 Để đắp đất (chiều dày dưới 1 m) trên khu vực đất lún loại II nên xem xét việc sử dụng đất không thấm. Đất thấm chỉ cho phép sử dụng ở khu vực đất loại I, trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Để đắp đất với chiều dày lớn hơn 1m cho phép sử dụng đất thấm nước. Tuy nhiên đất tự nhiên dưới đất đắp và ở khoảng cách không nhỏ hơn 5 m về hai phía cần phải đầm nén với chiều dày không nhỏ hơn 0,5 m đến độ chặt đất khô ρd = 1 700 kg/m³ hoặc phần dưới đất đắp (chiều dày 0,5 m) cần phải đắp đất không thấm.
6.8.13.6 Khi thiết kế nền đất dưới mặt đường sân bay nằm trên đất than bùn và đất sét yếu nên xem xét:
- Đối với nền đất dưới mặt đường sân bay tính cho tải trọng tiêu chuẩn ngoại hạng, cấp I, II, III, còn mặt đường BTN tính cho trọng tải tiêu chuẩn cấp IV, V, VI, thay lớp đất than bùn ở tất cả chiều sâu của nó và thay lớp đất sét yếu trong phạm vi chiều sâu bị nén.
- Đối với nền đất dưới mặt đường cấp thấp cũng như mặt đường bê tông cốt thép lắp ghép tính theo tải trọng tiêu chuẩn cấp IV, cho phép sử dụng đất than bùn và đất yếu trong giới hạn chiều sâu chịu nén của nền đất và xây dựng mặt đường sân bay sau khi đắp đất lên các lớp đó để ổn định đến độ lún ss (m), xác định theo công thức:
ss = stot - su, (3)
trong đó:
stot là độ lún tổng cộng (m);
su là độ lún giới hạn của mặt đường sân bay (m), lấy theo Bảng 8.
6.8.13.7 Để tăng khả năng chịu lực đất đắp trên đất bùn và đất yếu, tăng ổn định khi tác dụng tải trọng khai thác, loại trừ lún cục bộ và xáo trộn đất xấu vào đất đắp, xem xét rải lớp ngăn cách bằng polime, vải địa kỹ thuật trên lớp đất than bùn hoặc đất sét yếu.
6.8.14 Nền trên đất nhiễm mặn
6.8.14.1 Khi thiết kế nền đất ở vùng đất nhiễm mặn cần tính đến vùng có đất nhiễm mặn, tính chất đặc biệt của nó nếu tầng nhiễm mặn ở trong giới hạn chiều dày chịu nén của đất (xem Bảng 6 và 7). Có thể sử dụng đất có mức độ nhiễm mặn khác nhau làm nền tự nhiên và đất đắp cần tham khảo Bảng 11. Trong trường hợp mức độ nhiễm mặn không đều theo chiều sâu thì lấy trung bình hàm lượng chứa muối.
6.8.14.2 Khi thiết kế nền đất ở vùng đất nhiễm mặn, đất có chứa thạch cao cho phép sử dụng làm nền tự nhiên không hạn chế, còn dùng cho đất đắp ở khu vực đường III thì chứa thạch cao không quá 30% khối lượng đất khô.
Bảng 11 - Đất theo mức độ nhiễm mặn sử dụng làm nền
Đất theo mức độ nhiễm mặn | Hàm lượng trung bình muối hòa tan, % khối lượng đất khô khi tỷ lệ hàm lượng ion CI- và SO4-2 | Khả năng sử dụng làm nền | |
Muối clo và sunfat clo CI-/SO4-2 > 1 | Muối sunfat và sunfat clo 0,3 ≤ CI-/SO4-2 ≤ 1 | ||
Nhiễm mặn nhẹ Nhiễm mặn vừa Nhiễm mặn cao Nhiễm mặn quá nhiều | Từ 0,3 đến 1,0 Lớn hơn 1,0 đến 5,0 Lớn hơn 5,0 đến 8,0 Lớn hơn 8,0 | Từ 0,3 đến 0,5 Lớn hơn 0,5 đến 2,0 Lớn hơn 2,0 đến 5,0 Lớn hơn 5,0 | Có thể Có thể Có thể Không thể |
Đối với sân bay ở vùng có mương dẫn nước tưới cây, hoặc khi mực nước ngầm cao, đất nhiễm mặn cao không dùng được làm nền móng cho mặt đường sân bay, tỷ lệ giới hạn chứa thạch cao trong đất đắp cần hạ xuống đến 10%.
6.8.14.3 Cần nâng cao độ mặt đường sân bay trên mực nước ngầm tính toán lớn hơn 20% giá trị trong Bảng 9, nếu không có điều kiện đó thì cần xem xét đặt lớp ngăn nước đối với đất nhiễm mặn trung bình và nhiễm mặn cao.
6.8.14.4 Hệ số đầm nén đất đắp từ đất nhiễm mặn nên lấy không nhỏ hơn 0,98 cho mặt đường loại cấp thấp và đối với phần đất dải bay, 1,00 - cho mặt đường cấp cao.
7 Yêu cầu khảo sát và thí nghiệm
7.1 Yêu cầu khảo sát và thí nghiệm nền đất
7.1.1 Đánh giá khu vực theo điều kiện địa chất thủy văn
Điều kiện địa chất thủy văn ảnh hưởng đến các thông số tính toán của nền đất. Do đó phải khảo sát đánh giá điều kiện địa chất thủy văn.
7.1.2 Yêu cầu phân loại đất.
Phân loại đất và đánh giá sơ bộ nền đất mang ý nghĩa định tính. Các số liệu tính toán được chọn phụ thuộc vào số liệu thí nghiệm hiện trường và kết quả xử lý số liệu thí nghiệm.
Tiêu chuẩn này sử dụng hệ thống phân loại đất hiện hành trong xây dựng dân dụng của Việt Nam, xem Phụ lục B - Phân loại đất.
7.1.3 Yêu cầu khảo sát nền đất
7.1.3.1 Phân bố và các đặc tính của đất
Để cung cấp thông tin chủ yếu về các loại đất khác nhau, cần khảo sát để xác định sự phân bố và các đặc tính vật lý của chúng. Thông tin này kết hợp với những dữ liệu chụp ảnh tại chỗ và các lưu trữ về khí hậu sẽ cung cấp tài liệu cơ bản thiết yếu cho việc triển khai xây dựng sân bay hiệu quả. Khảo sát các điều kiện đất tại sân bay bao gồm:
(1) Thăm dò: Thăm dò nhằm xác định trình tự sắp xếp các lớp đất liên tiếp khác nhau theo cao trình của nền cần xem xét;
(2) Lấy mẫu: Thu thập những mẫu tiêu biểu của các lớp đất;
(3) Thí nghiệm: Thí nghiệm các mẫu để xác định đặc tính của các vật liệu đất khác nhau về tỷ trọng tại hiện trường và loại nền đất;
(4) Tính thích dụng của đất: Cần đánh giá tính thích dụng của đất dùng cho xây dựng nền và mặt đường.
7.1.3.2 Các quy trình
Quy trình và kỹ thuật điều tra và lấy mẫu, thí nghiệm đất và đá cho mục đích xây dựng theo TCVN 2683 : 2012 Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu và TCVN 9153 : 2012 Đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất.
7.1.4 Yêu cầu khảo sát và lấy mẫu.
7.1.4.1 Khoan đất
Bước khởi đầu của khảo sát điều kiện đất là khảo sát đất để xác định khối lượng và phạm vi phân bố của các loại đất khác nhau, trình tự sắp xếp các lớp đất và độ sâu của nước dưới bề mặt. Mặt cắt những lỗ khoan này thường được thực hiện bằng khoan đất hoặc dụng cụ tương tự. Không nên dùng khoan nước vì nó xác định độ sâu không chính xác. Mục đích của khoan là xác định mặt cắt của đất hoặc đá và phạm vi phân bố ngang của nó. Mỗi vị trí có những vấn đề riêng biệt và biến đổi khác nhau nên giãn cách của các lỗ khoan và lấy mẫu không thể cứng nhắc theo khoảng định trước. Các tiêu chí tham khảo về vị trí, độ sâu và số lượng lỗ khoan được cho ở Bảng 12. Những tiêu chí này có thể thay đổi nhiều do điều kiện tại chỗ.
7.1.4.2 Số lượng lỗ khoan, vị trí và độ sâu lỗ khoan
Cơ bản, các vị trí, độ sâu và số lượng lỗ khoan phải cho phép xác định các biến đổi của đất và đưa lên bản đồ. Khi thực tế khai thác tại chỗ khảo sát đã chỉ ra rằng các khu đắp sâu có vấn đề nghi vấn về độ lún và độ ổn định hoặc theo quan điểm của người kỹ sư và những điều tra bổ sung đã khẳng định, thì có thể phải bổ sung số lượng lỗ khoan và tăng độ sâu khoan phục vụ thiết kế để chọn vị trí và xây dựng được tốt. Ngược lại nếu các điều kiện đất là đồng nhất thì số lượng lỗ khoan có thể giảm đi.
Bảng 12 - Khoảng cách các lỗ khoan và độ sâu khoan đất tối thiểu
Khu vực | Giãn cách | Độ sâu |
Đường cất hạ cánh và đường lăn | Khoan mặt cắt ngang mặt đường tuỳ ý với giãn cách 70 m | Khu đào 5 m dưới mặt san hoàn thiện Khu đắp 5 m dưới mặt đất hiện hành |
Các khu vực khác của mặt đường | 1 lỗ khoan trên 10 000 m2 của khu vực | Khu đào 5 m dưới mặt san hoàn thiện Khu đắp 5 m dưới mặt đất hiện hữu |
Các khu vực khác xung quanh ngoài mặt đường | Làm các thí nghiệm đủ để xác định tính chất vật liệu của các khu vực lấy đất | Đến chiều sâu đào đất (lấy đất) |
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp khoan khảo sát tại các khu vực mới hoặc chưa có dữ liệu tin cậy về không có đất yếu, nên có một vài hố khoan sâu đến 10 m để kiểm tra xác suất sự hiện diện của đất yếu. Nếu phát hiện có đất yếu cần đề xuất khoan sâu thêm và bổ sung thêm các hố khoan để xác định độ sâu và phạm vi đất yếu. CHÚ THÍCH 2: Căn cứ điều kiện thực tế có thể bố trí các hố đào kích thước (1x1x1) m nhằm xác định độ chặt đất tự nhiên, xác định CBR (chỉ số sức chịu tải California) và kiểm tra chiều dày lớp kết cấu hiện hữu (nếu có). CHÚ THÍCH 3: Nếu đắp cao, các độ sâu khoan phải đủ để xác định phạm vi cố kết và hoặc trượt gây ra bởi đất đắp. |
7.1.4.3 Mặt cắt lỗ khoan
Sơ đồ mặt cắt lỗ khoan có ý nghĩa lớn trong quá trình đánh giá các điều kiện nền. Cần lập sơ đồ mặt cắt lỗ khoan điển hình để tổng hợp các kết quả điều tra đất. Hình 2 là một sơ đồ mặt cắt lỗ khoan điển hình mẫu gồm: (1) vị trí/ (2) ngày giờ hoàn thành khoan/ (3) loại khoan /(4) cao trình bề mặt /(5) chiều sâu của vật liệu /(6) số lượng số hiệu nhận biết mẫu khoan /(7) phân cấp (loại) /(8) mực nước ngầm.
7.1.4.4 Phạm vi lớp đất khảo sát
Không chỉ giới hạn khảo sát ở những đất gặp phải khi quy hoạch san nền hoặc trong phạm vi ranh giới sân bay. Còn cần điều tra vật liệu tại chỗ có thể sử dụng tại những khu vực lấy đất hoặc nguồn vật liệu.
7.1.4.5 Mẫu nguyên dạng (không bị xáo trộn)
Các mẫu đất tiêu biểu của các lớp khác nhau và các vật liệu xây dựng khác nhau phát hiện được phải đem thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định các đặc tính cơ lý. Các đặc tính tại hiện trường như tỷ trọng, cường độ, các đặc tính cố kết,....cần được xác định từ những mẫu nguyên dạng. Điều quan trọng nhất là mỗi mẫu phải tiêu biểu cho một loại đất vật liệu mà không phải là một hỗn hợp của nhiều loại vật liệu.
7.1.4.6 Thí nghiệm tại chỗ: các hố khoan, đào hoặc cả hai loại đều cần được thí nghiệm sức chịu tải tại chỗ, lấy mẫu nguyên dạng, đưa lên bản đồ các lớp đất biến đổi. Loại điều tra đất bổ trợ này cần được tiến hành khi đòi hỏi độ chính xác cao hoặc khi điều kiện đất phức tạp cần điều tra mở rộng.
Hình 2 - Sơ đồ mặt cắt lỗ khoan điển hình
7.1.5 Yêu cầu thí nghiệm cường độ của đất
Việc phân loại đất với mục đích xây dựng cho biết tính chất của đất làm nền cho mặt đường. Tuy nhiên tính chất này chỉ là gần đúng. Tính chất đất có thể khác với tính chất dự báo do nhiều nguyên nhân như độ lèn chặt, độ bão hoà, chiều cao của mặt đường phía trên. Có thể khắc phục phần lớn sự khác biệt đó bằng cách thí nghiệm hiện trường và trong phòng thí nghiệm cường độ của đất, hệ số nền, mô đun biến dạng, mô đun đàn hồi theo yêu cầu của phương pháp tính.
Thông thường dùng 3 thí nghiệm xác định từng chỉ tiêu cần thiết cho mỗi loại đất chính khác nhau.
Khảo sát lớp đất sơ bộ sẽ phát hiện có bao nhiêu loại đất khác nhau cần thí nghiệm. Giá trị thiết kế phải được lựa chọn một cách hợp lý. Nói chung chọn giá trị thiết kế nhỏ hơn giá trị trung bình tiêu chuẩn theo các quy trình thí nghiệm.
7.2 Yêu cầu thí nghiệm móng đường
Vật liệu cấu tạo móng được thí nghiệm xác định thành phần hạt, cường độ, mô đun đàn hồi tùy thuộc vào loại mặt đường và móng đường thiết kế.
7.3 Yêu cầu thí nghiệm mặt đường
7.3.1 Yêu cầu thí nghiệm đánh giá mặt đường bao gồm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu theo yêu cầu thiết kế xây dựng cải tạo mặt đường:
- Mác bê tông sử dụng trong xây dựng mặt đường;
- Cường độ chịu nén và kéo khi uốn của mẫu bê tông mặt đường;
- Mô đun đàn hồi của bê tông;
- Loại thép và cường độ chịu kéo của thép làm cốt và thanh truyền lực;
- Mô đun đàn hồi của thép.
7.4 Yêu cầu tổng thể
7.4.1 Yêu cầu thí nghiệm đánh giá mặt đường đã và đang khai thác được thực hiện theo quy trình đánh giá sức chịu tải mặt đường sân bay.
7.4.2 Yêu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng nền móng và mặt đường sân bay theo các quy trình thí nghiệm trong công tác thi công và nghiệm thu mặt đường sân bay.
8.1 Cấu tạo mặt đường mềm sân bay
8.1.1 Nguyên tắc cấu tạo
Mặt đường mềm sân bay cùng với móng nhân tạo thiết kế thành nhiều lớp với cường độ giảm dần từ trên xuống dưới.
8.1.2 Cấu tạo các lớp
Mặt đường mềm gồm các lớp cấu tạo như sau:
- Lớp mặt bằng BTN, đá dăm thấm nhập, hoặc lớp đá trộn nhựa, lớp cấp phối, mặt đường đất và mặt đường cỏ;
- Lớp móng được làm từ các lớp có cấu trúc và cường độ nhỏ hơn lớp mặt, bê tông nghèo (cường độ nén từ 75 kG/cm² đến 150 kG/cm²), cấp phối đá dăm gia cố xi măng;
- Lớp mặt và móng cũng có thể gồm nhiều lớp.
8.1.2.1 Chiều dày tối thiểu cho phép của các lớp kết cấu (ở trạng thái đã đầm chặt) của mặt đường mềm và móng nhân tạo lấy theo Bảng 13. Chiều dày lớp kết cấu trong tất cả các trường hợp không nhỏ hơn 1,5 kích thước hạt lớn nhất của vật liệu khoáng sử dụng cho lớp đó.
Bảng 13 - Chiều dày tối thiểu cho phép của các lớp kết cấu
Vật liệu cấu tạo các lớp mặt đường mềm và móng nhân tạo | Chiều dày tối thiểu một lớp cm |
BTN khi áp suất bánh hơi máy bay (MPa (kG/cm²)): Nhỏ hơn 0,6 (6) Từ 0,6 (6) đến 0,7 (7) Lớn hơn 0,7 (7) đến 1,0 (10) Lớn hơn 1,0 (10) |
5 7 9 12 |
Đá dăm, cuội, đất, gia cố chất dính kết hữu cơ | 8 |
Đá dăm gia cố chất dính kết hữu cơ theo phương pháp thấm nhập | 8 |
Đất và đá chất lượng thấp gia cố chất dính kết vô cơ | 15 |
Đá dăm hoặc đá cuội không gia cố rải trên lớp nền cát | 15 |
Đá dăm không gia cố rải trên móng chặt (cứng) (móng bằng đá hay bằng đất gia cố chất dính kết) | 8 |
8.1.2.2 Rải các lớp trên cho mặt đường BTN bằng hỗn hợp BTN chặt, các lớp dưới dùng hỗn hợp BTN chặt hoặc rỗng.
Mác và chủng loại BTN đối với các lớp trên của mặt đường tương ứng với mác nhựa đường và lấy theo tiêu chuẩn mặt đường BTN phụ thuộc và cấp tải trọng tiêu chuẩn các thành phần sân bay và vùng khí hậu đường.
8.2 Tính toán mặt đường mềm xây dựng mới
8.2.1 Cơ sở tính toán
Mặt đường mềm sân bay được tính toán theo trạng thái độ võng giới hạn tương đối. Tính toán trạng thái giới hạn đối với mặt đường mềm sân bay như sau:
- Loại cấp cao - trạng thái giới hạn theo độ võng tương đối tất cả kết cấu và theo cường độ các lớp BTN;
- Loại cấp thấp - trạng thái giới hạn theo độ võng tương đối toàn kết cấu.
8.2.2 Các hệ số tính toán
Các hệ số liên quan đến tải trọng tính toán mặt đường mềm như hệ số động kd và hệ số giảm tải gf (tính đến vận hành trên mặt đường của máy bay với tốc độ cao) cho tất cả các nhóm khu vực sân bay lấy theo Bảng 3.
8.2.3 Tính toán mặt đường mềm xây dựng mới
8.2.3.1 Tính toán mặt đường mềm sân bay theo độ võng tương đối giới hạn theo điều kiện:
ld ≤ gclu (4)
trong đó:
ld là độ võng tương đối tính toán của mặt đường do tải trọng tác dụng, xác định theo Điều 8.2.3.2;
gc là hệ số điều kiện làm việc, lấy đối với các nhóm khu vực mặt đường sân bay (xem Hình 1): A: 1; B và C: 1,05; D: 1,1;
lu là độ võng tương đối giới hạn của mặt đường, xác định theo Điều 8.2.3.3.
Nếu trong kết quả tính toán, tổng chiều dày mặt đường mềm vượt quá 50 cm, mô đun đàn hồi đất dính bằng 24 MPa (240 kG/cm²) và nhỏ hơn, thì nên tăng thêm độ võng tương đối giới hạn:
khi chiều dày kết cấu từ 51 cm đến 75 cm tăng thêm 5%;
khi chiều dày kết cấu từ 76 cm đến 100 cm tăng thêm 10%;
khi chiều dày kết cấu từ 101 cm đến 125 cm tăng thêm 15%;
khi chiều dày kết cấu lớn hơn 125 cm tăng thêm 20%.
8.2.3.2 Độ võng tương đối tính toán của mặt đường do tải trọng tác dụng xác định theo công thức:
(5)
trong đó:
pa là áp suất bánh hơi máy bay (MPa);
Eed là mô đun đàn hồi tương đương của kết cấu mặt đường mềm, trong đó gồm cả nền đường (MPa);
Eed = Emt . Ψk; (6)
Emt là mô đun đàn hồi trung bình của kết cấu nhiều lớp (MPa), gồm cả mặt đường và lớp đáy móng:
Ψk là hệ số xác định theo biểu đồ Hình G.7
E1, E2,..., En là mô đun đàn hồi tính toán của từng lớp kết cấu (MPa);
t1, t2,..., tn là chiều dày từng lớp kết cấu (m);
ttot là tổng chiều dày các lớp kết cấu (m);
E là mô đun đàn hồi của đất nền thiên nhiên (MPa);
De là đường kính (m) vệt bánh máy bay, xác định theo Điều 8.2.3.5.
8.2.3.3 Độ võng giới hạn tương đối của mặt đường lu lấy theo đồ thị Hình G.8, phụ thuộc vào loại đất, áp suất bánh hơi máy bay và trùng phục tải trọng Nr, tính theo Điều 8.2.3.6.
Trị số võng giới hạn tương đối của mặt đường lu lấy theo Hình G.8, cần tăng lên 20% cho mặt đường quá độ từ vật liệu đá dăm cấp phối gia cố chất dính kết vô cơ hoặc hữu cơ.
8.2.3.4 Cường độ các lớp BTN của kết cấu mặt đường mềm sân bay cần thỏa mãn điều kiện:
σr ≤ gc. Rd ; (9)
σr = σr . pa . (10)
trong đó :
σr là ứng suất kéo tối đa khi uốn ở lớp xem xét do tải trọng tính toán (MPa);
gc là hệ số điều kiện làm việc của BTN lấy phụ thuộc vào khu vực mặt đường sân bay: A-1; B và C- 1,1; D- 1,2;
Rd là cường độ tính toán kéo khi uốn của BTN (MPa), lấy theo Bảng F.2;
là ứng suất kéo đơn vị khi uốn xác định theo biểu đồ Hình G.9.
trong đó :
Eab là mô đun đàn hồi trung bình các lớp BTN (MPa), tính như Emt, xác định tương tự công thức (7);
Ee là mô đun đàn hồi tương đương móng đường dưới BTN, gồm cả nền đất (MPa):
Ee = Em Ψk ; (12)
Em là mô đun đàn hồi trung bình các lớp móng dưới BTN (không tính đến nền đất), (MPa), xác định tương tự công thức (7);
Ψk là hệ số xác định theo biểu đồ Hình G.7, lấy thay trị số Emt và Eed tương ứng trị số Em và Ee:
Dei là đường kính đường tròn có diện tích bằng vệt bánh xe (m) dưới tải trọng bánh đơn tương đương đối với các lớp BTN xác định theo Điều 8.2.3.5.
Khi tính toán mặt đường BTN hai lớp hoặc ba lớp thì tính theo cường độ kéo khi uốn cho lớp dưới, trước tiên quy đổi BTN nhiều lớp về một lớp với mô đun đàn hồi trung bình Eab.
8.2.3.5 Đường kính đường tròn có diện tích bằng diện tích vệt bánh xe dưới tải trọng bánh đơn tương đương tính theo công thức:
trong đó :
Fe là tải trọng bánh đơn tương đương (kN) thay cho tác dụng của tải trọng càng nhiều bánh, lấy bằng Fd (kN) khi ttot ≤ ; Fn khi ttot ≥ 2ad, còn các trường hợp còn lại xác định theo công thức:
Fd,nk - xem Điều 9.2.3.2;
pa,Fn - xem Điều 5.2.1;
a là khoảng cách nhỏ nhất giữa các bánh gần nhất của càng chính (m):
at,ad - tương ứng khoảng cách giữa các trục bánh máy bay gần nhất ở càng và khoảng cách lớn nhất giữa các bánh xe ở càng chính (m), lấy theo Hình G.10, phụ thuộc vào sơ đồ bố trí bánh trên càng;
ttot là tổng chiều dày các lớp kết cấu mặt đường mềm (m) để xác định Fe (ttot lấy bằng tổng chiều dày kết cấu (m), khi tính toán cường độ theo độ võng giới hạn tương đối và tổng chiều dày các lớp BTN khi tính toán cường độ kéo khi uốn).
8.2.3.6 Khi tính toán cường độ mặt đường chịu tải trọng của nhiều loại máy bay khác nhau thì cần quy đổi tác dụng của trùng phục của tải trọng thực sang tác dụng của tải trọng trùng phục tương đương tính toán Nr. Trong đó chỉ lấy những máy bay mà tải trọng trên càng chính lớn hơn hoặc bằng một nửa (1/2) trị số tải trọng trên càng chính máy bay tính toán. Trị số Nr xác định theo công thức:
trong đó:
Ni là số lần cất cánh trung bình ngày của máy bay i lấy ở năm cuối của thời hạn trong thiết kế mặt đường, lấy bằng 10 năm cho loại mặt đường cấp cao và 5 năm cho loại mặt đường cấp thấp;
nj là số lượng loại máy bay trong tính toán;
na là số lượng trục ở càng chính; trong tính toán cường độ theo độ võng giới hạn tương đối lấy na = 1;
kn là hệ số quy đổi tải trọng, xác định theo biểu đồ Hình G.11, phụ thuộc vào tỷ số: và ;
Dei, Ded là đường kính vệt bánh xe dưới tải trọng bánh đơn tương đương tương ứng máy bay i và máy bay tính toán. Trị số Dei và Ded xác định theo công thức (14) riêng cho tính toán các lớp BTN chịu kéo khi uốn và tính toán cường độ kết cấu theo độ võng giới hạn tương đối;
pai, pd là áp suất bánh hơi tương ứng máy bay i và máy bay tính toán.
8.3 Thiết kế cải tạo mặt đường mềm cũ
8.3.1 Đánh giá chất lượng mặt đường cũ và các thông số tính toán
Cải tạo mặt đường có thể có hai cấp độ:
- Sửa chữa hư hỏng: Đây là mức độ cải tạo nhẹ, yêu cầu cải tạo chỉ là phục hồi khả năng chịu lực của mặt đường đáp ứng yêu cầu khai thác đã được thiết kế do mặt đường bị hư hỏng không đáp ứng yêu cầu khai thác theo thiết kế;
- Tăng cường mặt đường: Đây là mức độ cải tạo tăng cường nhằm nâng cao khả năng chịu tải của mặt đường theo yêu cầu khai thác mới.
Khi cải tạo mặt đường mềm cần đánh giá chất lượng mặt đường mềm cũ theo định tính và định lượng.
Các thông số thiết kế định lượng được xác định bằng thí nghiệm mẫu.
8.3.2 Cơ sở thiết kế và các hệ số tính toán
Thiết kế cải tạo tăng cường mặt đường mềm cũ có thể bằng mặt đường mềm hoặc mặt đường cứng. Các thông số thiết kế phụ thuộc vào kết quả thí nghiệm và giải pháp tăng cường mặt đường cũ bằng mặt đường mềm hoặc mặt đường cứng, các hệ số tính tải trọng tương tự như khi thiết kế mặt đường mới.
8.3.3 Nguyên tắc tính toán cải tạo tăng cường mặt đường mềm cũ
Khi cải tạo tăng cường mặt đường mềm bằng mặt đường cứng thì coi mặt đường mềm như móng của mặt đường cứng và tính toán theo phương pháp tính toán mặt đường cứng.
Khi cải tạo tăng cường mặt đường mềm bằng mặt đường mềm thì coi mặt đường mềm cũ là các lớp dưới của mặt đường mềm mới và tính toán theo phương pháp tính toán mặt đường mềm với các thông số theo thí nghiệm đánh giá hiện trạng.
9.1 Cấu tạo mặt đường cứng sân bay
9.1.1 Nguyên tắc cấu tạo
Thiết kế mặt đường cứng sân bay gồm hai phần: Cấu tạo các lớp và tính toán chiều dày các lớp mặt đường
- Cấu tạo mặt đường có nghĩa là bố trí các lớp cấu tạo từ trên xuống dưới đảm bảo truyền tải hợp lý xuống nền đất phù hợp với biểu đồ phân bố ứng suất theo chiều sâu.
- Tính toán chiều dày tấm bê tông có nghĩa là tính chiều dày tấm và các lớp móng trên nền đất cụ thể chịu được tải trọng thiết kế sao cho tấm bê tông, nền đất và từng lớp móng cấu tạo không phải chịu ứng suất hoặc biến dạng vượt quá yêu cầu khai thác cho phép và khả năng chịu tải tương ứng của chúng.
9.1.2 Cấu tạo các lớp
9.1.2.1 Mặt đường cứng được cấu tạo gồm các lớp:
- Mặt đường bằng tấm bê tông một hoặc hai lớp rải trên lớp ngăn cách bằng giấy dầu, pegamin, màng polime hoặc vật liệu thích hợp khác;
- Móng cát gia cố xi măng, đá gia cố xi măng, bê tông nghèo hoặc các loại mặt đường mềm , nó có thể gồm một hoặc nhiều lớp;
- Nền đất cấp phối, hoặc đá dăm, sỏi gia cố. Lớp này có thể không có nếu nền đất tự nhiên đủ sức chịu tải.
Toàn bộ kết cấu trên được đặt trên nền đất tự nhiên. Khi nền đất tự nhiên kém, trên mặt nó có thể rải vải địa kỹ thuật hoặc các lớp ngăn cách có tác dụng chống nước hoặc đất xâm nhập từ dưới lên.
9.1.2.2 Chiều dày yêu cầu các lớp BTXM đổ tại chỗ xác định theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn 16 cm. Khi tăng cường mặt đường bê tông hoặc bê tông lưới thép thì chiều dày nhỏ nhất lấy bằng 20 cm.
9.1.2.3 Theo nguyên tắc, nên thiết kế mặt đường cứng mới có một lớp. Có thể áp dụng mặt đường hai lớp chỉ khi khả năng kỹ thuật không rải được một lớp bê tông có chiều dày tính toán hoặc khi tăng cường mặt đường hiện hữu, dựa trên các tính toán kinh tế - kỹ thuật.
9.1.2.4 Chiều dày lớp bảo vệ ở mặt đường bê tông cốt thép đổ tại chỗ không nhỏ hơn 40 mm đối với cốt thép lớp trên và 30 mm - lớp dưới.
9.1.2.5 Mặt đường bê tông lưới thép, khi chiều dày tấm đến 30 cm nên dùng lưới thép với thanh thép có đường kính từ 10 mm đến 14 mm, khi chiều dày tấm lớn hơn 30 cm - đường kính từ 14 mm đến 18mm. Lưới thép được bố trí cách bề mặt tấm bê tông xi măng 1/3 đến 1/2 chiều dày tấm.
Tỷ lệ cốt thép dọc của tấm từ 0,10% đến 0,15%, bước cốt thép từ 15 cm đến 40 cm, phụ thuộc vào chiều dài tấm và đường kính thanh cốt thép.
Cốt thép ngang - thép cấu tạo; khoảng cách giữa các cốt thép ngang lấy bằng 40 cm.
9.1.2.6 Dùng thép với đường kính từ 12 mm đến 18 mm ở dạng lưới hàn cho mặt đường bê tông cốt thép không ứng suất trước. Diện tích cần thiết của tiết diện cốt thép xác định theo tính toán, tỷ lệ phần trăm cốt thép không được nhỏ hơn 0,25. Cốt thép cần được phân bố theo hướng dọc và ngang ở lớp trên và lớp dưới tiết diện tấm tương ứng với trị số momen uốn.
Khoảng cách giữa các thanh thép phụ thuộc vào diện tích yêu cầu của cốt thép và đường kính cốt thép, lấy từ 10 cm đến 30 cm.
9.1.2.7 Mặt đường hai lớp, theo nguyên tắc, nên thiết kế trùng khe ở các lớp. Trong trường hợp riêng cho phép thiết kế mặt đường hai lớp không trùng khe (mặt đường không trùng khe nghĩa là các khe dọc và khe ngang ở lớp trên và lớp dưới nằm lệch nhau một khoảng cách lớn hơn 2tsup, với tsup - chiều dày lớp trên).
Khi thiết kế mặt đường trùng khe phải xem xét lệch khe ở hai hướng từ 1,5 đến 2,0 tsup. Ở mặt đường trùng khe, độ cứng lớp dưới không được lớn hơn 2 lần so với độ cứng lớp trên.
9.1.2.8 Đối với mặt đường hai lớp phải rải lớp cách ly bằng giấy dầu, vật liệu polime hoặc các vật liệu có tính năng giảm ma sát khác. Ở mặt đường không trùng khe sử dụng giấy dầu 2 lớp làm lớp cách ly, ở mặt đường trùng khe - có thể rải một lớp.
9.1.2.9 Phần lề giáp với mặt đường CHC, ĐL, SĐ máy bay và chỗ đỗ máy bay cần có mặt đường chịu tác dụng của luồng khí phụt của động cơ máy bay cũng như tải trọng của các loại xe khai thác sân bay.
Khi xây dựng lề bằng bê tông nhựa cần phải đáp ứng các yêu cầu ở Điều 6.7.3.
Chiều dày mặt đường ở lề lấy theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn chiều dày cấu tạo cho phép của các lớp vật liệu.
9.1.2.10 Mặt đường ở khu vực bảo hiểm đầu giáp đầu đường CHC nhân tạo cần đạt các yêu cầu như mặt đường phần lề.
9.1.2.11 Giữa các tấm mặt đường cứng đổ tại chỗ và móng nhân tạo cần rải lớp cách ly giấy dầu, pergamin, vật liệu polime hoặc các vật liệu có tính năng giảm ma sát khác. Không dùng lớp cách ly đối với mặt đường lắp ghép.
Xây dựng mặt đường lắp ghép bằng tấm bê tông cốt thép ứng suất trước đặt trên móng móng cát xi măng, trừ móng cát.
9.1.2.12 Khi thiết kế móng nhân tạo từ vật liệu hạt thô, rải trực tiếp trên đất sét và bụi, cần xem xét lớp chống mao dẫn bằng vật liệu không bị trạng thái dẻo khi ẩm ướt (cát, đất tại chỗ gia cố bitum và v.v.), để tránh hiện tượng đất chui vào móng bằng vật liệu hạt thô rỗng khi bị ẩm.
Chiều dày lớp chống mao dẫn không nhỏ hơn kích thước hạt lớn nhất của vật liệu sử dụng ở đó, nhưng không nhỏ hơn 5 cm.
9.1.2.13 Khi nền đất tại chỗ là đất không thấm (sét, á sét, á sét bụi và á cát bụi) trong kết cấu móng nhân tạo nên làm lớp thấm từ cát hạt thô và hạt trung với hệ số thấm không nhỏ hơn 7 m/s và chiều dày tương ứng theo Bảng 14.
Bảng 14 - Chiều dày tối thiểu lớp thấm nước đối với vùng khí hậu đường sá
Đất nền tại chỗ | Chiều dày tối thiểu lớp thấm nước đối với vùng khí hậu đường sá cm | ||
I | II | III | |
Sét, á sét Á sét bụi và á cát bụi | 35 50 | 30 40 | 25 35 |
9.1.3 Kích thước tấm và cấu tạo khe
9.1.3.1 Mặt đường cứng sân bay chia ra các tấm riêng biệt bởi những khe biến dạng. Kích thước tấm phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng nơi cũng như công nghệ thi công. Các loại khe và điều kiện sử dụng được trình bày trong Bảng 15.
9.1.3.2 Khoảng cách giữa các khe co, đối với mặt đường đổ tại chỗ không vượt quá:
- Bê tông có chiều dày nhỏ hơn 25 cm. ............................................4,0 m
- Bê tông có chiều dày từ 25 cm đến 35 cm .....................................4,5 m
- Bê tông có chiều dày từ 35 cm đến 40 cm .....................................5,5 m
- Bê tông có chiều dày từ 40 cm và lớn hơn......................................6,0 m
- Bê tông cốt thép. .………….............................................................20 m
- Bê tông lưới thép khi biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngày đêm:
45 °C và lớn hơn .............................................................10 m
Nhỏ hơn 45 °C ....................................................................15 m
Đối với sân bay nằm trong những khu vực có điều kiện địa chất công trình phức tạp thì kích thước tấm bê tông cốt thép và bê tông lưới thép không lớn hơn 10 m.
Ở mặt đường bê tông đổ tại chỗ, khe dọc (do công nghệ thi công) được coi là khe co hoặc giãn.
Đối với các dải kề nhau của mặt đường (khe ngăn cách giữa 2 công trình) xem như khe ngang.
CHÚ THÍCH 1: Biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngày đêm trong năm được tính như chênh lệch nhiệt độ trung bình của không khí giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất..
CHÚ THÍCH 2: Khe thi công do chiều rộng của máy rải bê tông (khe dọc) và do ngừng thi công.
CHÚ THÍCH 3: Khoảng cách tối thiểu giữa các khe giãn (m) có thể tính theo công thức: L=b/(β.α.Δt.100). Trong đó b (cm) là chiều rộng khe giãn, β là hệ số ép co của vật liệu chèn khe, đối với mattic nhựa lấy bằng 2, α=0,00001 là hệ số giãn nở của bê tông, Δt (°C) là hiệu số nhiệt độ không khí cao nhất của địa phương và nhiệt độ khi đổ bê tông.
Bảng 15 - Các loại khe và điều kiện sử dụng
Loại khe | Điều kiện sử dụng khe | |
Khe dọc | Khe ngang | |
Khe dãn có thanh truyền lực - A | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước |
Khe dãn suốt tăng dày cạnh tấm - B1 | Cho mặt đường bê tông tại chỗ giao nhau và tiếp giáp với các công trình hoặc các loại mặt đường khác | Cho mặt đường bê tông và bê tông cốt thép trên đất trương nở hoặc lún sụt, tại chỗ giao nhau và tiếp giáp với các công trình hoặc các loại mặt đường khác, trừ mặt đường ứng suất trước |
Khe dãn suốt tăng cường cốt cạnh tấm - B2 | Cho mặt đường bê tông cốt thép và lưới thép tại chỗ giao nhau và tiếp giáp với các công trình hoặc các loại mặt đường khác | Cho mặt đường bê tông và bê tông cốt thép trên đất trương nở hoặc lún sụt, tại chỗ giao nhau và tiếp giáp với các công trình hoặc các loại mặt đường khác, trừ mặt đường ứng suất trước. |
Khe dãn suốt có tấm kê - B3 | - | Cho mặt đường bê tông cốt thép và lưới thép |
Khe co có ngàm - C | Cho mọi loại mặt đường khi tấm bê tông dày trên 24 cm | - |
Khe co suốt có thanh truyền lực - D1 | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại các chỗ kết thúc ca thi công |
Khe co suốt tăng cường cốt cạnh tấm - D2 | Cho mặt đường bê tông và bê tông xi măng lưới thép ở khe thi công | Cho mặt đường bê tông và bê tông xi măng lưới thép ở khe thi công |
Khe co có thanh chống trôi - E1 (có ngàm hoặc suốt) | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại khu vực gần mép ngoài của mặt đường có khả năng trôi tấm do điều kiện tự nhiên | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại khu vực gần mép ngoài của mặt đường có khả năng trôi tấm do điều kiện tự nhiên |
Khe co giả có thanh chống trôi - E2 | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại khu vực gần mép ngoài của mặt đường có khả năng trôi tấm do điều kiện tự nhiên | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại khu vực gần mép ngoài của mặt đường có khả năng trôi tấm do điều kiện tự nhiên |
Khe co giả có thanh truyền lực - F1 | Cho mặt đường bê tông xi măng | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước |
Khe co giả tăng cường cốt cạnh tấm- F2 | Cho mặt đường bê tông xi măng | Cho mặt đường bê tông xi măng lưới thép |
Khe co giả - H | Cho mặt đường bê tông xi măng | Cho mọi loại mặt đường trừ bê tông cốt thép ứng suất trước |
Khe chuyển tiếp K | - | Tại vị trí chuyển tiếp từ kết cấu BTXM sang BTN và ngược lại |
CHÚ THÍCH: Xem hình vẽ các loại khe và chi tiết khe mặt đường cứng ở Phụ lục J và AC 150/5320 - 6. |
9.1.3.3 Đối với mặt đường lắp ghép bằng các tấm bê tông ứng suất trước có liên kết truyền lực, cản trở sự xê dịch dọc của tấm, cần có khe co.
Khoảng cách (m) giữa các khe biến dạng dọc cũng như khe biến dạng ngang ở sân đỗ máy bay và chỗ đỗ máy bay không vượt quá giá trị sau, khi biên độ nhiệt độ trung bình tháng trong năm (°C):
Lớn hơn 45..........................................................................................12 m
Từ 30 đến 45.......................................................................................18 m
Nhỏ hơn 30..........................................................................................24 m
- Không cần đặt khe co dọc ở mặt đường lắp ghép trên đường CHC và đường lăn.
9.1.3.4 Khoảng cách giữa các khe co ở lớp dưới mặt đường bê tông hai lớp không vượt quá 10 m.
9.1.3.5 Ở khe co của mặt đường một lớp cần phải bố trí các thanh thép để truyền tải từ tấm này sang tấm khác và cho phép tấm chuyển dịch dọc theo hướng thẳng góc với khe. Có thể thay thanh truyền lực bằng cách tăng cường cốt thép ở cạnh tấm hoặc tăng chiều dày tấm và có thể đặt tấm đệm cho hai tấm kề nhau.
9.1.3.6 Mặt đường hai lớp trùng khe nên có liên kết truyền lực ở khe dọc và ngang. Liên kết truyền lực chỉ cần đặt ở lớp trên, nhưng các thông số của nó lấy như đối với tấm một lớp có độ cứng bằng tổng số độ cứng các lớp.
9.1.3.7 Ở mặt đường hai lớp không trùng khe thì chỉ bố trí liên kết truyền lực ở khe ngang (khe thi công). Tại khu vực dưới của lớp trên cần xem xét bố trí thép gia cường trên khe của lớp dưới hoặc tăng thêm chiều dày lớp trên.
9.1.3.8 Cạnh tấm được tăng cường cốt thép hoặc tăng dày cạnh tấm đủ kích thước rộng bằng kích thước lớn hơn trong hai kích thước sau: 1 m hoặc 0,8l, trong đó l là đặc tính đàn hồi của tấm, theo công thức tính trong Điều 9.2.3.2. Tấm đỡ dưới khe rộng bằng hai lần kích thước chọn ở trên.
9.1.3.9 Cốt thép tăng cường cạnh tấm phụ thuộc vào chiều dày tấm theo cấu tạo như Bảng 16.
Với tấm dày trên 30 cm, có thể kiểm tra bằng tính toán nhưng diện tích cốt thép không nhỏ hơn giá trị trong Bảng 16.
Bảng 16 - Cốt thép tăng cường cạnh tấm và chiều dày tấm
Chiều dày mặt đường cm | Cốt thép vằn (AII) ở lưới trên và dưới tiết diện tấm | |
Khe suốt | Khe co giả | |
16-20 | 4Ф12 | 3Ф12 |
21-30 | 5Ф12 | 4Ф12 |
31-40 | 6Ф12 | 5Ф12 |
41-45 | 5Ф14 | 5Ф14 |
9.2 Tính toán thiết kế mặt đường cứng xây dựng mới
9.2.1 Cơ sở tính toán thiết kế
9.2.1.1 Mặt đường sân bay tính toán theo trạng thái giới hạn do tác dụng thẳng đứng của tải trọng máy bay lên kết cấu mặt đường nằm trên nền đàn hồi.
Tính theo trạng thái giới hạn đối với những tiết diện:
- Bê tông và bê tông lưới thép - trạng thái giới hạn theo cường độ;
- Bê tông cốt thép - trạng thái giới hạn theo cường độ và mở rộng vết nứt;
- Bê tông cốt thép có ứng suất trước - trạng thái giới hạn hình thành vết nứt.
9.2.1.2 Mặt đường sân bay tính toán theo tải trọng như Điều 5.2.1.
Bảng 17 - Hệ số điều kiện làm việc của mặt đường cứng
Mặt đường Sân bay | Hệ số gc điều kiện làm việc mặt đường cứng theo khu vực trên sân bay | ||
A | B, C | D | |
Bê tông Bê tông lưới thép Bê tông cốt thép không ứng suất trước Tấm bê tông lắp ghép cốt thép ứng suất trước | 0,70 0,80 0,90 1,20 | 0,80 0,90 0,90 1,30 | 1,00 1,10 1,20 1,40 |
9.2.2 Các hệ số tính toán
9.2.2.1 Mặt đường sân bay có thể được chia ra làm nhiều nhóm khu vực theo Hình 1 phụ thuộc vào tính chất tác dụng của tải trọng máy bay và khả năng chịu tải của mặt đường.
9.2.2.2 Khi tính toán cường độ mặt đường cứng sân bay, hệ số động kd và hệ số giảm tải gf (tính đến vận hành trên mặt đường của máy bay với tốc độ cao) cho tất cả các nhóm khu vực sân bay lấy theo Bảng 3.
Hệ số điều kiện làm việc của mặt đường gc, phụ thuộc vào khu vực sân bay tính toán lấy theo Bảng 17.
9.2.3 Trình tự tính toán mặt đường cứng một lớp
9.2.3.1 Khi tính toán mặt đường cứng sân bay theo cường độ và xuất hiện vết nứt cần thỏa mãn điều kiện:
md ≤ mu (18)
trong đó:
md là momen uốn tính toán ở tiết diện xem xét của tấm mặt đường, được xác định ở Điều 9.2.3.2;
mu là momen uốn giới hạn ở tiết diện xem xét của tấm mặt đường, được xác định ở Điều 9.2.3.4.
9.2.3.2 Trị số tính toán momen uốn md, (kN.m/m) trên đơn vị chiều rộng tiết diện mặt đường cứng một lớp tất cả loại xác định theo công thức:
md = mc,max kkNkx(y)(19)
trong đó:
mc.max là momen uốn tối đa khi đặt tải trọng ở giữa tấm (kN.m/m), tính như momen tổng lớn nhất tạo nên bởi các bánh máy bay ở tiết diện tính toán của tấm, thẳng góc trục x hoặc y (Hình 3), trong đó cần loại trừ các bánh cho trị số momen âm trong diện tính toán:
k là hệ số chuyển từ momen uốn do tải trọng tác dụng ở tâm đến momen uốn do tải trọng tác dụng ở mép tấm, hệ số đó lấy bằng:
- đối với mặt đường bê tông và bê tông lưới thép với liên kết truyền lực hoặc gia cường cốt thép cạnh tấm - 1,2;
- đối với mặt đường bê tông và bê tông lưới thép không có liên kết truyền lực và gia cường cốt thép cạnh tấm - 1,5;
- đối với mặt đường lắp ghép từ những tấm bê tông cốt thép ứng suất trước - 1,0;
- đối với mặt đường bê tông cốt thép - theo Hình G.1.
kN là hệ số tính đến tích lũy biến dạng dư ở móng từ vật liệu không gia cố chất kết dính và lấy bằng 1,1 cho nhóm khu vực A và chỗ đỗ máy bay;
Đối với móng vật liệu gia cố chất kết dính, cũng như không phụ thuộc vào loại móng, đối với nhóm khu vực B (ngoại trừ chỗ đỗ máy bay), C và D lấy kN = 1,0;
kx(y) là hệ số tính đến phân bố nội lực ở tấm bất đẳng hướng với độ cứng khác nhau Bx và By hướng dọc và hướng ngang lấy theo đồ thị Hình G.2;
Đối với mặt đường bê tông, bê tông lưới thép và bê tông cốt thép không ứng suất trước lấy kx(y) = 1,0;
m1 là momen uốn do tác dụng của bánh máy bay có tâm vệt bánh trùng với tiết diện tính toán (kN.m/m):
m1 = Fd . f(α) (21)
nk là số lượng bánh trên càng;
mx(y)i là momen uốn do tác dụng của bánh máy bay i nằm ngoài tiết diện tính toán của tấm,
Fd là tải trọng tính toán trên bánh máy bay (kN)
f(α) là hàm số momen do tác động của bánh xe chính với trị số lấy ở Bảng G.1;
Re là bán kính đường tròn có diện tích bằng diện tích vệt bánh máy bay (m):
pa là áp suất bánh hơi máy bay (MPa);
Fn là tải trọng tiêu chuẩn trên càng chính của máy bay tính toán (kN);
l - đặc trưng đàn hồi của tấm (m);
Kd, gf là hệ số động và hệ số giảm tải, xác định theo Bảng 3;
Ks là hệ số nền tính toán của nền đất đồng nhất (MN/m³) xác định theo Phụ lục C. Đối với nền đất nhiều lớp cũng như nền nhân tạo không gia cố chất dính kết, trong tính toán đưa vào trị số nền tương đương Kse, được xác định theo Phụ lục D;
- momen uốn đơn vị ở tiết diện tính toán, do tác dụng của bánh xe i của càng máy bay xác định theo Bảng G.2, phụ thuộc vào tọa độ:
và ;
yi, xi là tọa độ đặt lực Fd tính từ gốc tọa độ (xem Hình 3):
B là độ cứng tiết diện tấm mặt đường (kN.m²/m), trên đơn vị chiều rộng tiết diện và được xác định theo Điều 9.2.3.3.
CHÚ THÍCH: Đối với càng nhiều bánh trong tính toán cần tìm một bánh trong số các bánh trong càng mà dưới vệt của nó xuất hiện momen uốn lớn nhất.
F1 Tải trọng tính toán trên bánh xe chính.
F2, F3, F4 Tải trọng của các bánh xe còn lại.
Hình 3 - Sơ đồ tính toán càng máy bay
9.2.3.3 Độ cứng tiết diện của tấm mặt đường B được xác định trên một đơn vị chiều rộng tiết diện theo các công thức sau:
- Đối với tiết diện tấm bê tông, bê tông lưới thép và bê tông cốt thép ứng suất trước:
B=0,085Ebt3 ; (27)
- Đối với tiết diện tấm bê tông cốt thép không có ứng suất trước:
trong đó:
Es là mô đun đàn hồi cốt thép (MPa);
Eb là mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông (MPa), lấy theo Bảng F.1;
As là diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo trên đơn vị chiều rộng tiết diện tấm (m²/m);
ψb là hệ số tính đến sự làm việc của bê tông giữa các vệt nứt của vùng chịu kéo và lấy bằng 0,2 khi tính theo cường độ, lấy bằng 1 khi tính theo mở rộng vết nứt;
ho là chiều cao làm việc của tiết diện (m);
h0=t - tp r - d/2 (29)
t là chiều dày tấm (m);
x là chiều cao vùng chịu nén của bê tông ở tiết diện tính (m);
d là đường kính cốt thép (m);
ψc là hệ số tính đến sự phân bố không đều biến dạng vùng nén của tiết diện, phụ thuộc vào tỷ lệ khoảng cách đặt cốt thép ls và chiều dày tấm t.
Đối với tiết diện cốt thép không ứng suất trước ở tấm bê tông ứng suất trước thì hệ số Ψc lấy bằng 0,6;
Bảng 18 - Hệ số Ψc
0,5 | 0,75 | 1 | 1,25 | 1,5 và lớn hơn | |
Ψc | 0,79 | 0,67 | 0,59 | 0,53 | 0,48 |
μ là hệ số đặt cốt thép:
tpr là chiều dày lớp bảo vệ (m).
9.2.3.4 Momen uốn giới hạn mu, (kN.m/m), trên đơn vị chiều rộng tiết diện xác định theo công thức:
- Đối với mặt đường bê tông và bê tông lưới thép:
- Đối với mặt đường bê tông cốt thép không có ứng suất trước:
mu=gc.As. Rs (ho - x/3); (32)
- Đối với mặt đường bê tông cốt thép ứng suất trước:
mu=gc.(Rbtb,ser (t2/6)ku+mr)). (33)
trong đó:
gc là hệ số điều kiện làm việc của mặt đường, lấy theo Bảng 17;
Rbtb, Rbtb.ser là cường độ tính toán của bê tông chịu kéo khi uốn (MPa), lấy theo Bảng F.1;
Rs là cường độ tính toán của cốt thép chịu kéo (MPa);
ku là hệ số tính đến số lần trùng phục tải trọng của máy bay trong thời gian sử dụng mặt đường, xác định theo biểu đồ Hình G.3. Thời gian thiết kế sử dụng mặt đường cứng trong tính toán lấy bằng 20 năm.
mr là momen (MN.m/m), của tổng hợp lực NF ở cốt thép dự ứng lực phía dưới và phía trên, trên đơn vị chiều rộng tiết diện, so với trục xuyên qua điểm lõi, cách xa nhất vùng tiết diện tạo vết nứt; mr xác định theo các phương pháp tính kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước [14].
9.2.3.5 Số lần tính toán trùng phục tải trọng U xác định theo công thức:
trong đó:
Uei là số lần tương đương trùng phục tải trọng càng của máy bay i, quy đổi về số lần trùng phục tải trọng của càng máy bay tính toán, xác định theo biểu đồ Hình G.4;
Uei=f(Ui; (mci/mcd )); (35)
nj là số loại máy bay được tính;
mci; mcd là momen tương ứng tải trọng máy bay i và máy bay tính toán, xác định theo Điều 9.2.3.2;
Ui = naNi là số lần trùng phục tải trọng của càng máy bay i;
na là số lượng trục trên càng chính máy bay;
Ni là số lần cất cánh máy bay trong thời gian khai thác mặt đường;
Cho phép xác định số lần tính toán trùng phục tải trọng theo công thức:
Trong đó kn là hệ số, lấy theo biểu đồ G.5, phụ thuộc vào tỷ số tải trọng tính toán trên bánh Fdi của máy bay i và tải trọng tính toán lớn nhất trên bánh Fmax. Trị số Fdi và Fmax tính theo 9.2.3.2 như tính Fd.
9.2.3.6 Khi tính toán mặt đường bê tông cốt thép không có ứng suất trước khi mở rộng vết nứt theo điều kiện sau:
acrc ≤ 0,3 (37)
trong đó:
acrc là chiều rộng vệt nứt ở tiết diện tính toán của tấm (mm), xác định theo Điều 9.2.3.7.
9.2.3.7 Chiều rộng vệt nứt acrc (mm) ở tiết diện tính toán của tấm với cốt thép không ứng suất trước, xác định theo công thức:
acrc =1000(σS/ES).ac(38)
trong đó:
σS là trị số ứng suất trong cốt thép chịu kéo (MPa):
ac là khoảng cách giữa các vết nứt (m):
ac = kc (Ass/Us)(Es/Eb). ηj; (40)
Us là chu vi tiết diện cốt thép trên một đơn vị chiều rộng tiết diện tấm (m);
η1 là hệ số lấy bằng 0,7 cho cốt thép vằn; bằng 1,25 lưới hàn từ thép kéo nguội.
9.2.3.8 Tính toán chiều dày móng nhân tạo theo Phụ lục D, nếu lớp móng không gia cố và Phụ lục H nếu lớp móng gia cố chất dính kết.
9.3 Thiết kế mặt đường hai lớp và tăng cường mặt đường cứng cũ
9.3.1 Đánh giá chất lượng mặt đường cũ và các thông số tính toán
Cải tạo mặt đường cứng cũng có hai cấp độ tương tự như cải tạo mặt đường mềm đã trình bày.
9.3.1.1 Đánh giá chất lượng mặt đường cũ khi sửa chữa sân bay dựa trên cơ sở cấp hạng sân bay và cấp tải trọng tiêu chuẩn, cũng như phụ thuộc vào tình trạng mặt đường hiện hữu, nền móng thiên nhiên và nhân tạo và hệ thống thoát nước, điều kiện địa chất thuỷ văn tại chỗ, tính chất vật liệu của mặt đường hiện hữu và móng đường, cao độ của mặt đường so với cao độ xung quanh.
9.3.1.2 Cấp hạng hư hỏng mặt đường cứng hiện hữu xác định tương ứng theo Bảng 19.
9.3.1.3 Phương án thiết kế tăng cường mặt đường phải xem xét việc xử lý móng và khôi phục mặt đường bị hư hỏng, trong đó có việc làm phẳng mặt đường hiện hữu do mặt bị bóc, nứt, vỡ sâu trên 2 cm, cũng như khôi phục lại và phát triển mạng lưới thoát nước, trong trường hợp thiếu hệ thống đó thì cần phải xây dựng lại.
Bảng 19 - Phân cấp hư hỏng mặt đường cứng
Cấp hạng hư hỏng của tấm ở mặt đường cứng hiện hữu | Số lượng tấm, % có tình trạng | |||
Bị bóc, tróc với độ sâu lớn hơn 1 cm | Vỡ mép dọc theo các khe | Nứt xuyên (dọc hoặc ngang) | Vỡ góc, nứt xuyên dọc hoặc ngang | |
I II III IV | Nhỏ hơn 10 Từ 10 đến 30 Lớn hơn 30 | --- Nhỏ hơn 30 30 và lớn hơn | --- Nhỏ hơn 20 Từ 20 đến 30 Lớn hơn 30 | --- --- Nhỏ hơn 20 20 và lớn hơn |
Không tiêu chuẩn | ||||
CHÚ THÍCH 1: Cấp hạng hư hỏng dựa trên dấu hiệu mức độ hư hỏng cao nhất. CHÚ THÍCH 2: Nứt xuyên được tính đến nếu khoảng cách trung bình giữa các vết nứt nhỏ hơn 5 m. CHÚ THÍCH 3: Khi xác định tỉ lệ tấm bị hư hỏng cần chú ý: đối với đường CHC dải giữa, chiều rộng bằng 1/2 đường CHC trên toàn bộ chiều dài. Đối với ĐL và những thành phần khác của mặt đường - những tấm chịu tải trọng của càng chính máy bay; đối với SĐ máy bay và chỗ đỗ máy bay - toàn bộ diện tích sân. |
9.3.2 Cơ sở thiết kế và các hệ số tính toán
9.3.2.1 Mặt đường bê tông và bê tông lưới thép đổ tại chỗ được tăng cường bằng bê tông, bê tông lưới thép, bê tông cốt thép đổ tại chỗ, tấm bê tông cốt thép lắp ghép ứng suất trước hoặc BTN.
Mặt đường bê tông cốt thép được tăng cường bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc BTN.
Mặt đường lắp ghép từ các tấm bê tông cốt thép ứng suất trước cần được tăng cường bằng các tấm bê tông cốt thép ứng suất trước lắp ghép hay BTN; Không cho phép tăng cường trên nó bằng bê tông đổ tại chỗ hoặc bê tông lưới thép.
Khi tăng cường mặt đường lắp ghép bằng các tấm lắp ghép, các khe của lớp tăng cường không nên trùng nhau mà phải lệch nhau theo chiều dọc không nhỏ hơn 0,5 m và theo chiều ngang -1 m.
Khi tăng cường mặt đường cứng xây dựng nơi có điều kiện địa chất thuỷ văn không thuận lợi, bằng bê tông đổ tại chỗ hoặc bê tông lưới thép thì kích thước tấm tăng cường lấy theo hướng dẫn Điều 9.1.3.4.
9.3.2.2 Khi tăng cường mặt đường cứng đổ tại chỗ bằng bê tông, bê tông lưới thép hay bê tông cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu đối với mặt đường hai lớp theo hướng dẫn Điều 9.1.2.7, 9.1.2.8, 9.1.3.4, 9.1.3.6, 9.1.3.7. Khi số lượng các lớp lớn hơn hai thì lớp dưới xem như lớp nằm trực tiếp dưới lớp trên, còn các lớp còn lại được xem như móng nhân tạo.
Khi tăng cường mặt đường cứng bằng các tấm bê tông cốt thép ứng suất trước lắp ghép thì giữa mặt đường hiện hữu, và các tấm lắp ghép, không phụ thuộc vào độ bằng phẳng của mặt đường hiện hữu, cần xem xét việc rải một lớp làm phẳng mặt bằng vữa cát xi măng chiều dày trung bình không nhỏ hơn 3 cm, trong trường hợp này không rải lớp cách ly.
9.3.2.3 Chiều dày tối thiểu của lớp BTN tăng cường mặt đường cứng sân bay trong điều kiện nhiệt độ của Việt Nam lấy theo Bảng 20.
Khi tăng cường mặt đường cứng cần phải sử dụng hỗn hợp BTN chặt ở tất cả các lớp.
Bảng 20 - Chiều dày tối thiểu của các lớp bê tông nhựa
Chiều dày tối thiểu của các lớp BTN tăng cường mặt đường cứng ở các khu vực sân bay cm | |||||
Đường CHC, đường lăn chính | Các khu vực còn lại | ||||
Cho các cấp tải trọng tiêu chuẩn | |||||
Ngoại hạng, cấp I, II | III, IV | V, VI | Ngoại hạng, cấp I, II | III, IV | V, VI |
15 | 12 | 12 | 15 | 12 | 12 |
9.3.2.4 Tăng cường mặt đường mềm có thể dùng mặt đường mềm và mặt đường cứng tất cả các loại.
Tăng cường mặt đường mềm bằng mặt đường cứng cần rải lớp cách ly, trong trường hợp cần thiết làm lớp tạo phẳng, tương ứng theo hướng dẫn ở Điều 9.3.1.3.
9.3.2.5 Làm cốt cho lớp BTN tăng cường bằng lưới polime hoặc sợi thủy tinh (sản xuất riêng cho mục đích này) được đặt ở bên dưới lớp trên của BTN. Loại này được sử dụng cho các khu vực có nhiều vết nứt suốt.
Khi tăng cường mặt đường cứng bằng BTN không phụ thuộc vào trạng thái của chúng nên xem xét làm cốt bằng lưới cho lớp tăng cường:
- Ở những nơi thường xuyên kiểm tra và thử động cơ máy bay;
- Ở những khu vực đường lăn giáp với đường CHC;
- Trên toàn bộ chiều rộng khu vực đầu đường CHC với chiều dài 150 m;
- Trên toàn bộ chiều rộng chỗ đỗ tập thể dọc đường đi của càng chính và động cơ máy bay, trong đó gồm vùng tác động luồng khí phụt.
9.3.2.6 Phương án thiết kế tăng cường mặt đường cứng hiện hữu bằng BTN nên xem xét các biện pháp (làm cốt, cắt khe biến dạng) để giảm khả năng tạo vết nứt ở lớp tăng cường.
9.3.3 Nguyên tắc tính toán mặt đường cứng hai lớp và kết cấu tăng cường
9.3.3.1 Trình tự tính toán mặt đường cứng hai lớp tương tự như mặt đường cứng một lớp tại Điều 9.2.3.
9.3.3.2 Khi tính toán mặt đường cứng hai lớp cần thỏa mãn điều kiện công thức (18) cho tấm lớp trên và tấm lớp dưới.
Momen uốn giới hạn mu xác định theo công thức (31), trong đó momen uốn ở tấm lớp dưới tính theo công thức đó cần phải nhân với hệ số tra bảng km, xác định theo biểu đồ Hình G.6.
Momen uốn tính toán ở tấm lớp trên và lớp dưới của mặt đường hai lớp md,sup (inf) (kN.m/m) trên đơn vị chiều rộng tiết diện tấm xác định theo công thức:
Ở tấm lớp trên của mặt đường trùng khe:
Ở tấm lớp dưới của mặt đường trùng khe:
md, inf = k'.mc, max - md, sup ; (43)
Ở tấm lớp trên của mặt đường không trùng khe:
Ở tấm lớp dưới của mặt đường không trùng khe:
trong đó:
mc.max là momen uốn tối đa (kN.m/m) khi đặt tải trọng ở tâm của tấm một lớp với độ cứng Binf + Bsup tính theo Điều 9.2.3.2;
Bsup, Binf. là độ cứng của tấm tương ứng lớp trên và lớp dưới tính theo Điều 9.2.3.3;
k’ là hệ số lấy bằng 1,5 khi không có liên kết truyền lực cả lớp trên và lớp dưới; lấy 1,4 khi có liên kết truyền lực chỉ ở lớp dưới; lấy 1,2 khi có liên kết truyền lực ở cả lớp trên và lớp dưới hoặc chỉ ở lớp trên, nhưng với các thông số lấy theo chiều dày mặt đường được tính với độ cứng tổng cộng các lớp;
k1 là hệ số có tính đến tập trung momen uốn ở lớp trên mặt đường hai lớp nơi góc và cạnh tấm lớp dưới, lấy theo Bảng 21.
Khi tăng cường mặt đường bê tông xi măng hoặc bê tông xi măng lưới thép bằng BTXM hoặc BTXMLT cần tuân theo các điều kiện trong 9.3.3.2 theo tính toán mặt đường hai lớp không trùng khe.
Bảng 21 - Hệ số k1
k1 | k1 | ||
0 | 1,2 | 4 | 2,00 |
0,15 | 1,04 | 5 | 2,25 |
1 | 1,25 | 6 | 2,50 |
2 | 1,50 | 7 | 2,75 |
3 | 1,75 | 8 | 3,00 |
Khi xác định độ cứng và momen uốn của lớp BTXM và BTXMLT tăng cường mặt đường, chiều dày mặt đường hiện hữu tính toán tpd được lấy phụ thuộc vào cấp hư hỏng thiết lập trong Bảng 19 và chiều dày mặt đường hiện hữu tex với cấp hư hỏng:
I tpd= tex
II tpd= 0,9tex
III tpd= 0,8tex
Mặt đường cứng hiện hữu có cấp hư hỏng IV trong tính toán được coi là móng nhân tạo với hệ số nền Ks= 600 MPa/m³.
9.3.3.3 Chiều dày lớp BTN tab cần thiết để tăng cường mặt đường cứng hiện hữu được tính theo công thức:
Trong đó:
ten là chiều dày mặt đường BTXM một lớp (m) yêu cầu đối với tải trọng tính toán đã cho;
ted là chiều dày mặt đường BTXM tương đương về khả năng chịu tải của mặt đường hiện hữu, được lấy đối với:
BTXM: ted = tpd;
BTXMLT: ted = 1,1tpd;
Bê tông cốt thép, khi tỷ lệ phần trăm cốt thép là:
0,25 ted = 1,1tpd;
0,30 ted = 1,21tpd;
0,35 ted = 1,32tpd;
0,40 ted = 1,41tpd.
tab, min là chiều dày tối thiểu của lớp BTN tăng cường lấy theo Điều 9.3.2.3;
Eb, Eab là mô đun đàn hồi của BTXM và BTN lấy theo Bảng F.1 và F.2.
9.3.3.4 Khi xác định chiều dày yêu cầu của mặt đường BTXM một lớp:
Tính chất vật liệu, loại khe co giãn và thanh truyền lực lấy giống như của mặt đường hiện hữu; Giá trị hệ số động kd được giảm đi 15% so với số liệu lấy từ Bảng 3 nhưng không nhỏ hơn 1;
Hệ số làm việc gc được thiết lập có tính đến hệ số điều chỉnh km xác định theo Hình G.6.
Khu vực khí hậu đường phục vụ thiết kế mặt đường sân bay
Trong thiết kế mặt đường sân bay, phân loại khu vực khí hậu đường như sau:
Khu vực I. Khu vực có nguồn ẩm thừa do mưa nhiều, nước mặt bốc hơi kém, mực nước ngầm cao. Lượng nước ngấm xuống đất nhiều hơn lượng nước bốc hơi trong cùng thời kỳ từ 1,5 đến 2 lần. Đặc trưng cho khu vực này là vùng đồng bằng ven biển và các khu vực tương tự.
Khu vực II. Bao gồm những miền ẩm thừa thay đổi theo mùa, lượng nước ngầm vào đất và bốc hơi tương đương nhau. Đặc trưng cho khu vực này là các vùng cao của đồng bằng trung du, đất bị ảnh hưởng của độ ẩm và các khu vực tương tự.
Khu vực III. Khu vực thiếu ẩm, độ ẩm bề mặt đất phía trên thấp vì lượng nước bốc hơi cao hơn lượng nước mưa tới hai lần, nước ngầm ở khá sâu không ảnh hưởng đến lớp chịu lực của mặt đường. Đặc trưng cho khu vực này là trung du đồi núi, đất không bị ảnh hưởng của độ ẩm và các khu vực tương tự.
Bảng B.1: Phân loại đất theo Hàm lượng hạt của đất và Chỉ số dẻo IP
Đất | Các dạng đất | Hàm lượng hạt của đất kích thước từ 0,05 mm đến 2 mm, phần trăm trọng lượng đất khô % | Chỉ số dẻo IP % |
Á cát | Hạt thô | Lớn hơn 50a | I≤ IP≤ 7 |
Hạt nhỏ | Lớn hơn 50 | ||
Hạt mịn | Từ 20 đến 50 | ||
Hạt bụi | Nhỏ hơn 20 | ||
Á sét | Nhẹ | Lớn hơn 40 | 7P≤ 12 |
Bụi nhẹ | 40 và nhỏ hơn | ||
Nặng | Lớn hơn 40 | 12< IP≤ 17 | |
Bụi nặng | 40 và nhỏ hơn | ||
Sét | Hạt cát | Lớn hơn 40 | 17< IP≤ 27 |
Hạt bụi | Nhỏ hơn hạt kích thước từ 0,05 mm đến 0,005 mm | ||
Béo | Không tiêu chuẩn | IP>27 | |
a Đối với á cát hạt thô tính cho thành phần hạt kích thước từ 0,25 mm đến 2 mm. |
Các chỉ tiêu tính toán của đất
Bảng C.1: Hệ số nền tính toán Ks và Mô đun đàn hồi E của đất
Đất nền thiên nhiên | Hệ số nền tính toán Ks đối với khu vực khí hậu đường MN/m³ | Mô đun đàn hồi E đối với khu vực khí hậu đường MPa | ||||
| I | II | III | I | II | III |
Cát lẫn sỏi, cát hạt to | 160 | 160 | 170 | 130 | 130 | 130 |
Cát hạt trung bình | 130 | 140 | 150 | 120 | 120 | 120 |
Cát hạt nhỏ | 80 | 80 | 90 | 100 | 100 | 100 |
Cát hạt bụi | 60 | 80 | 100 | 50 | 50 | 50 |
Á cát | 60 | 80 | 100 | 39 | 42 | 45 |
Sét, á sét | 50 | 70 | 80 | 28 | 34 | 42 |
Á cát và á sét hạt bụi | 40 | 50 | 70 | 24 | 28 | 34 |
CHÚ THÍCH 1: Để chuyển đổi sang kG/cm3, hệ số nền tính toán đưa ra trong bảng được giảm đi 10 lần, còn để chuyển đổi sang kG/cm2, mô đun đàn hồi được tăng lên 10 lần. CHÚ THÍCH 2: Giá trị hệ số nền và mô đun đàn hồi trong bảng tương ứng với độ chặt tự nhiên và hệ số rỗng e bằng 0,5 đến 0,8. Khi e>0,8, giá trị các hệ số được giảm đi 35%. |
Xác định hệ số nền tương đương
Phụ lục này dùng để tính toán các lớp nền thiên nhiên, cũng như nền nhân tạo từ vật liệu mà cường độ tính toán theo kéo uốn không đưa vào tiêu chuẩn.
D.1 Đối với các lớp móng mặt đường cứng ở giới hạn chiều dày chịu nén Hc hệ số nền tương đương Kse (MN/m³) xác định theo công thức:
trong đó:
Ks1, Ks2, Ks3 là trị số hệ số nền tính toán (MN/m³), tương ứng với các lớp (tính từ trên) một, hai, ba của nền tự nhiên hay móng nhân tạo từ đất đồng nhất và vật liệu ở trạng thái khác nhau trong đó gồm các lớp thấm lấy theo Phụ lục C và F (Bảng F.6);
t1, t2 là chiều dày tương ứng các lớp một và hai của nền (móng) (m);
Dr là đường kính quy ước truyền tải trọng trên móng (m), lấy bằng:
- Đối với mặt đường bê tông đổ tại chỗ tính cho cấp tải trọng:
- Ngoại hạng và cấp I: 3,6 m.
- Cấp II: 3,2 m.
- Cấp III: 2,9 m.
- Cấp IV: 2,4 m.
- Cấp V và cấp VI: 2,2 m.
- Đối với mặt đường lắp ghép dày 14 cm: 1,40 m.
dày 18 cm: 1,75 m.
Đối với kết cấu gồm một lớp móng và một lớp nền, trị số t2 và α2 lấy bằng không.
D.2 Nếu kết cấu móng và nền lớn hơn 3 lớp, kết cấu đưa về 3 lớp, bằng cách hợp nhất các lớp mỏng nhất lại và khi tính hệ số nền tương đương sử dụng các chỉ số (chiều dày tred và trị số nền tính đổi Ksr) lớp hợp nhất, xác định theo công thức:
trong đó:
ti, Ksi - Tương ứng chiều dày (m), và hệ số nền (MN/m³), từ các lớp hợp nhất (xem Bảng F.6, Phụ lục F.6).
D.3 Khi sử dụng ở móng (trong giới hạn lớp chịu nén) lớp đất không đầm nén với hệ số độ rỗng e > 0,8, hệ số nền tính theo Phụ lục C (có tính đến CHÚ THÍCH 2).
Hình D-1 Biểu đồ xác định hệ số Kh lớp cứng. Số trên đường cong là hệ số nền lớp móng Ksr (MN/m³), nằm trên lớp cứng
D.4 Hệ số nền tương đương Kse của móng cứng (đá phiến) xác định theo công thức:
Kse = Ksr. Kh (D.4)
Kst là hệ số nền tính đổi của các lớp móng thiên nhiên và nhân tạo trên lớp cứng (MN/m³), lấy theo công thức (D.3).
Kh là hệ số ảnh hưởng đến lớp cứng lấy theo biểu đồ phụ thuộc vào chiều sâu tương đối dB/Dr từ dưới mặt đường và hệ số nền Kst;
dB là chiều sâu lớp đất cứng (m).
Xác định ứng suất nén trong đất do tải trọng khai thác và tải trọng bản thân kết cấu
E.1 Ứng suất nén trong đất do trọng lượng bản thân của đất và mặt đường sân bay σzq (kPa), xác định theo công thức:
trong đó:
tci là chiều dày lớp kết cấu (m);
ρdi là dung trọng vật liệu lớp cấu tạo (t/m³);
az là khoảng cách từ mặt nền đến điểm xác định ứng suất trong nền đất (m);
g=9,81 m/s² là gia tốc trọng trường;
ρdo - Dung trọng của đất (t/m³).
E.2 Ứng suất nén trong đất do tải trọng khai thác σzp, kPa, xác định theo công thức:
σzp=kz pk (E.2)
trong đó:
pk là trị số tối đa áp lực trên mặt nền đất (kPa).
E.3 Giá trị tối đa áp lực pk (kPa) đối với mặt đường cứng xác định theo công thức:
- Đối với càng một bánh:
- Đối với càng nhiều bánh:
trong đó:
Fd là tải trọng tính toán, (kN), xác định theo công thức (23);
l là đặc trưng đàn hồi của tấm mặt đường, lấy bằng 1,0 m, khi tính toán mặt đường cứng đổ tại chỗ và 0,5 m khi tính toán mặt đường lắp ghép;
ai là khoảng cách từ trọng tâm diện tích tiếp xúc tất cả các bánh của càng máy bay đến trung tâm diện tích tiếp xúc bánh máy bay i (m);
nk là số lượng bánh ở càng chính;
kp là hệ số, giá trị của nó bằng:
5,0 - đối với càng 1 bánh;
3,5 - đối với càng 2 bánh;
2,0 - đối với càng 4 bánh và nhiều hơn.
kz là hệ số phụ thuộc vào tỷ số ứng suất trong đất ở điểm xem xét và áp lực trên mặt nền.
E.4 Giá trị tối đa áp lực pk (kPa), đối với mặt đường mềm xác định theo công thức:
trong đó:
pa là áp suất bánh hơi (kPa);
kp- xem Điều E.3;
pk là áp lực đơn vị trên mặt nền đất, xác định theo biểu đồ Hình E.1 phụ thuộc vào các tỷ số và;
E là mô đun đàn hồi của nền đất (MPa);
Emt là mô đun đàn hồi trung bình kết cấu mềm (MPa);
ttot là tổng chiều dầy kết cấu mềm (m);
De là đường kính (m) diện tích tiếp xúc một bánh máy bay do tải trọng tương đương, gây ra.
E.5 Giá trị hệ số kz xác định theo Bảng E.1, phụ thuộc vào tỷ số khoảng cách tương đương ae từ điểm xem xét đến đáy tấm và đường kính quy ước diện tích truyền tải từ tấm đến móng Dr đối với mặt đường cứng và tỷ số biểu thức đối với mặt đường mềm.
E.6 Khoảng cách tương đương ae (m), xác định theo công thức:
trong đó:
az - xem Điều E.1;
ti là chiều dầy lớp kết cấu i móng nhân tạo (m);
koi là hệ số xác định theo Bảng E.2;
Hình E.1 - Biểu đồ xác định áp lực đơn vị pk trên mặt nền đất mặt đường mềm
Bảng E.1: Xác định giá trị hệ số kz
hay | kz |
| hay | kz |
0 | 1,000 | 1,8 | 0,106 | |
0,2 | 0,949 | 2,0 | 0,087 | |
0,4 | 0,756 | 2,2 | 0,073 | |
0,6 | 0,547 | 2,4 | 0,062 | |
0,8 | 0,390 | 2,6 | 0,053 | |
1,0 | 0,284 | 3,2 | 0,036 | |
1,2 | 0,213 | 3,8 | 0,025 | |
1,4 | 0,165 | 4,4 | 0,019 | |
1,6 | 0,130 | 5,0 | 0,015 |
Bảng E.2: Hệ số koi của vật liệu cấu tạo móng nhân tạo mặt đường cứng
Vật liệu cấu tạo móng nhân tạo mặt đường cứng | Hệ số koi |
- Cát | 1,5 |
- Hỗn hợp đất, đá dăm, sỏi không gia cố vật liệu kết dính | 2,5 |
- Như trên, gia cố chất kết dính hữu cơ; đá dăm rải theo phương pháp chèn | 3,5 |
- Xi măng cát, xi măng đất; đất gia cố tro bay | 6,0 |
E.7 Đường kính quy ước diện tích truyền tải trọng từ tấm mặt đường trên móng nhân tạo của mặt đường cứng và mặt đường mềm Dr (m) xác định theo công thức:
trong đó:
Fd là tải trọng tính toán trên càng máy bay (kN).
Phụ lục F
(Quy định)
Đặc tính vật liệu cấu tạo mặt đường sân bay
Bảng F.1 Đặc tính vật liệu BTXM
Cấp bê tông theo cường độ kéo khi uốn Bbtb | Cường độ tính toán kéo khi uốn khi tính toán MPa (kG/cm²) | Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông Eb MPa (kG/cm²) | ||
theo cường độ Rbtb | theo hình thành vệt nứt Rbtb, ser | nặng | hạt mịn (cát) | |
2,8 / 35 3,2 / 40 3,6 / 45 4,0 / 50 4,4 /55 4,8 /60 5,2 /65 5,6 /70 6,0 / 75 6,4 / 80 | 2,26 (23) 2,75 (28) 3,04 (31) 3,43 (35) 3,73 (38) 4,10 (42) 4,40 (45) 4,80 (49) 5,10 (52) 5,50 (56) | - - 3,60 (37,5) 4,00 (41,5) 4,40 (45,0) 4,80 (50,0) 5,20 (54,0) 5,60 (58,0) 6,00 (62,0) 6,40 (66,0) | 2,60.104(2,65.105) 2,84.104(2,90.105) 3,04.104(3,10.105) 3,24.104(3,30.105) 3,53.104(3,60.105) 3,53.104(3,60.105) 3,73.104(3,80.105) 3,73.104(3,80.105) 3,82.104(3,90.105) 3,82.104(3,90.105) | 2,16.104(2,20.105) 2,31.104(2,35.105) 2,45.104(2,50.105) 2,60.104(2,65.105) - - - - - - |
CHÚ THÍCH 1: Trước vạch là cấp bê tông theo cường độ kéo khi uốn Bltb, sau vạch tương ứng khi hệ số biến đổi cường độ 0,135 của mác bê tông theo cường độ kéo khi uốn Pu. CHÚ THÍCH 2: Cấp bê tông nói lên cường độ được bảo đảm của bê tông khi kéo uốn với hệ số 0,95. CHÚ THÍCH 3: Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông hạt mịn lấy đối với bê tông đông cứng tự nhiên, sản xuất từ cát có mô đun độ lớn hơn 2,0; đối với bê tông được đông cứng tự nhiên, sản xuất từ cát có mô đun độ lớn nhỏ hơn 2,0 thì trị số trong bảng nhân với 0,9. |
Bảng F.2: Đặc tính vật liệu BTN
Hỗn hợp BTN đối với mặt đường mềm | Cường độ kéo khi uốn Rd khi nhiệt độ tính toán BTN (°C) MPa | Mô đun đàn hồi Eab khi nhiệt độ tính toán BTN (°C) MPa | ||||
10 | 20 | 30 | 10 | 20 | 30 | |
Mác BTN chặt I II III BTN rỗng |
2,8/2,4 2,2/1,9 2,1/1,8 1,7/1,4 |
2,4/2,1 2,0/1,7 1,9/1,6 1,5/1,3 |
2,1/1,8 1,7/1,4 1,6/1,3 1,3/1,1 |
15.102 12. 102 9. 102 9. 102 |
10.102 8. 102 6. 102 6. 102 |
7. 102 5. 102 4. 102 4. 102 |
CHÚ THÍCH 1: Để chuyển sang kG/cm², trị số cường độ kéo khi uốn và mô đun đàn hồi nhân với 10. CHÚ THÍCH 2: Trước vạch là trị số cường độ BTN kéo khi uốn đối với số lần tải trọng trùng phục trong ngày đêm trung bình của càng tính toán trên một vệt 50 lần, sau vạch lớn hơn 50 lần. CHÚ THÍCH 3: Với nhiệt độ tính toán của BTN phải hiểu là nhiệt độ tối đa của mặt đường trong thời kỳ năm, khi khả năng chịu lực của nền đất tối thiểu. Khi không có các số liệu về nhiệt độ của mặt đường cho phép lấy 30 °C là nhiệt độ tính toán của BTN. CHÚ THÍCH 4: Mác BTN chặt được phân loại tùy theo cường độ chịu nén của mẫu nén hình trụ (đường kính 50,5 mm, chiều cao 50,5 ± 1 mm hoặc đường kính 71,5 mm, chiều cao 71,5 ± 1,5 mm) ở nhiệt độ 20 °C, loại I không nhỏ hơn 2,5 MPa, loại II - 2,2 MPa, loại III - 2,0 MPa. BTN chặt loại I dùng cho tải trọng ngoại hạng, I, II, III; loại II - tải trọng cấp IV; loại III - tải trọng cấp V cho đường CHC và đường lăn chính, các thành phần mặt đường còn lại của sân bay - cấp V và VI. |
Bảng F.3: Đặc tính vật liệu BT làm móng nhân tạo mặt đường cứng
Dạng BT đối với móng nhân tạo mặt đường cứng | Cấp BT theo cường độ kéo uốn Bbtb | Cường độ kéo uốn tính toán Rbtb MPa | Mô đun đàn hồi Eb MPa |
BT keramzit
Hạt mịn (cát)
BT xỉ | 1,6/20 2,0/25 2,4/30 2,8/35 1,6/20 2,0/25 2,4/30 1,6/20 | 1,2 1,5 1,8 2,1 1,2 1,5 1,8 1,2 | 12.103 13.103 14.103 15.103 14.103 17.103 20.103 9,5.103 |
CHÚ THÍCH 1: Trước vạch là cấp BT theo cường độ kéo uốn Bbtb, sau vạch khi hệ số biến đổi cường độ 0,135 mác bê tông theo cường độ kéo uốn Pu. CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 1, Bảng F.2. |
Bảng F.4: Đặc tính vật liệu móng nhân tạo
Vật liệu cấu tạo móng nhân tạo | Cấp theo cường độ nén theo [15] | Cường độ kéo uốn tính toán Rbtb MPa | Mô đun đàn hồi E khi tính toán mặt đường MPa | |
cứng | mềm | |||
Xi măng cát và xi măng đất chế tạo từ hỗn hợp đất tối ưu | 40 60 75 | 0,6 0,8 1,0 | 29.102 40.102 60.102 | 4,6.102 6,4.102 9,6.102 |
Xi măng đất từ đất á sét và á cát | 40 60 75 | 0,6 0,8 1,0 | 15.102 22.102 37.102 | 3,6.102 5,3.102 8,9.102 |
Xi măng đất từ á cát bột và sét | 40 60 | 0,6 0,8 | 14.102 19.102 | 3,4.102 4,6.102 |
CHÚ THÍCH 1: Trị số mô đun đàn hồi và cường độ kéo uốn tính toán trong bảng đối với vật liệu trộn tại chỗ. Đối với vật liệu trộn bằng máy thì trị số Rbtb và E tăng lên 30%. CHÚ THÍCH 2: Xem chú thích 1, Bảng F.2. |
Bảng F.5: Đặc tính vật liệu đất và hỗn hợp ở móng nhân tạo
Đất và hỗn hợp ở móng nhân tạo | Mô đun đàn hồi E khi tính toán mặt đường MPa | |
cứng | mềm | |
Đất sỏi cuội hạt lớn, cuội cát, hỗn hợp đất cuội và đất đá dăm có thành phần tối ưu, cát cuội hạt lớn và trung bình có gia cố: Tro bay hoặc than xỉ Như trên, cho thêm xi măng hoặc vôi Nhũ tương bi tum cho thêm xi măng |
48.102 / 24.102 48.102 / 36.102 |
8.102 / 4.102 8.102 / 6.102 |
Đất sỏi cuội hạt lớn, cuội cát, hỗn hợp đất cuội và đất đá dăm có thành phần tối ưu, có gia cố: Tro bay hoặc than xỉ Như trên, cho thêm xi măng hoặc vôi Nhũ tương bi tum cho thêm xi măng hoặc hắc ín |
48.102 / 24.102 48.102 / 24.102 |
8.102 / 4.102 8.102 / 4.102 |
Cát và á cát với chỉ số dẻo nhỏ hơn 3, được gia cố: Tro bay hoặc than xỉ Như trên, cho thêm xi măng hoặc vôi Nhũ tương bitum cho thêm xi măng hoặc hắc ín |
30.102 / 12.102 40.102 / 15.102 40.102 / 24.102 |
5.102 / 2,1.102 7.102 / 2,5.102 7.102 / 4.102 |
Á cát với chỉ số dẻo 3 và lớn hơn, được gia cố: Tro bay hoặc than xỉ Như trên, cho thêm xi măng hoặc vôi Như tương bi tum cho thêm xi măng Như trên |
30.102 / 12.102 40.102 / 12.102 40.102 / 24.102 48.102 / 24.102 |
5.102 / 2.102 7.102 / 2.102 7.102 / 4.102 8.102 / 4.102 |
Á sét gia cố tro bay hoặc than xỉ cho thêm ximăng hoặc vôi | 24.102 / 6.102 | 4.102 / 1.102 |
Đá dăm trộn bitum trộn trong máy trộn với giới hạn cường độ nén của đá gốc (MPa): Từ 100 đến 80 Nhỏ hơn 80 đến 60 Nhỏ hơn 60 đến 30 |
36.102 / 30.102 30.102 / 18.102 |
6.102 / 5.102 5.102 / 3.102 |
Đá dăm gia cố nhựa đường bằng phương pháp thấm nhập với chiều dày từ 6,5 cm đến 8 cm | 36. 102/30. 102 | 6.102/5.102 |
BTN: Chặt Rỗng |
60.102 36.102 |
Xem Bảng F.2 Như trên |
CHÚ THÍCH : Vật liệu sử dụng cho móng nhân tạo tính theo tải trọng tiêu chuẩn cấp V và VI, gia cố tro bay hoặc xi măng phụ thêm hoặc không, cần gia cố đạt giới hạn cường độ nén các mẫu no nước từ 2 Mpa đến 4 MPa, gia cố nhũ tương bitum có bổ sung thêm xi măng hoặc các loại nhựa đường - từ 1,5 MPa đến 2,5 MPa khi giới hạn cường độ kéo uốn không thấp hơn 0,6 MPa. Vật liệu cấu tạo móng nhân tạo, tính cho tải trọng tiêu chuẩn cấp IV và lớn hơn, cần phải có giới hạn cường độ nén mẫu no nước không thấp hơn 4 MPa và 2,5 MPa tương ứng giới hạn cường độ kéo uốn mẫu no nước- không thấp hơn 1 MPa. Thí nghiệm các mẫu vật liệu gia cố nhũ tương bi tum dẻo cần tiến hành ở nhiệt độ 20°C. CHÚ THÍCH 2: Đặc trưng cường độ của BTN phải tương ứng với các tiêu chuẩn quốc gia. CHÚ THÍCH 3: Trị số tối đa mô đun đàn hồi của đất sử dụng chế tạo hỗn hợp và trộn bằng máy và rải bằng máy rải hoặc chế tạo hỗn hợp bằng máy trộn đất lưu động. Trị số tối thiểu của mô đun đàn hồi được lấy khi thi công đất bằng máy trộn tại chỗ. CHÚ THÍCH 4: Trị số tính toán mô đun đàn hồi đối với đất gia cố bitum lỏng với xi măng, lấy bằng 1,5 lần nhỏ hơn trị số đối với đất gia cố nhũ tương bi tum với xi măng. CHÚ THÍCH 5: Trị số lớn của mô đun đàn hồi vật liệu gia cố chất dính kết hữu cơ tương ứng với các vùng có nhiệt độ nhỏ ôn hoà, trị số nhỏ với vùng có nhiệt độ trung bình. CHÚ THÍCH 6: Để đổi về kG /cm², trị số mô đun đàn hồi cần nhân với 10. |
Bảng F.6: Đặc tính vật liệu, đất, hỗn hợp cho móng nhân tạo mặt đường cứng và mềm
Đất, hỗn hợp, vật liệu cho móng nhân tạo mặt đường cứng và mềm | Mô đun đàn hồi E MPa | Hệ số nền Ks MN/m³ | |
Đá dăm từ đá gốc, rải bằng phương pháp chèn chặt (Macadam), với giới hạn cường độ nén (MPa) 100 80 60 |
3,5.10² 3,0.10² |
3,5.10² 3,0.10² | |
Đá dăm, sỏi không cấp phối với giới hạn cường độ nén không thấp hơn 60 MPa, có thành phần cỡ hạt %: |
2,1.10² 1,8.10² 1,6.10² |
2,1.10² 1,8.10² 1,6.10² | |
Lớn hơn 2 mm: Trên 85 Trên 70 đến 85 Trên 60 đến 70 Trên 50 đến 60 | Nhỏ hơn 0,05 mm: Đến 3 Trên 3 đến 7 Trên 7 đến 10 Trên quá 10 đến 12 | ||
Đá dăm gia cố xi măng cát bằng phương pháp trộn, có tỷ lệ xi măng cát, % đối với trọng lượng đá dăm: 40 30 20 10 |
17.10² 10.10² 6.10² |
8,5.10² 5.10² 3.10² | |
Đá dăm gia cố bằng phương pháp thấm nhập vữa xi măng cát với tỷ lệ xi cát 25% trọng lượng đá dăm: | 18.10² | 9.10² | |
Hỗn hợp sỏi đất, đá dăm đất, sỏi cát, đá dăm cát: Hạt lớn (lớn hơn 10 mm trên 50%) Hạt trung (lớn hơn 2 mm trên 50%) Hạt mịn (lớn hơn 2 mm từ 25% đến 50%) |
2,8.10² 2,5.10² 1,8.10² |
2,8.10² 2,5.10² 1,8.10² | |
Đất (cỡ hạt lớn hơn 10 mm trên 50%) | 2,8.10² | 2,8.10² | |
Cát: Hạt sỏi Hạt lớn Hạt trung |
1,5.10² 1,3.10² 1,2.10² |
1,5.10² 1,3.10² 1,2.10² | |
Xỉ sắt rải bằng phương pháp chèn | 4,2.10² | 4,2.10² | |
Xỉ sắt với thành phần hạt: Chọn Tốt Bình thường Không chọn |
4,0.10² 2,5.10² 1,7.10² |
4,0.10² 2,5.10² 1,7.10² | |
CHÚ THÍCH 1: Khi qui định đặc trưng tính toán của đá dăm, gia cố xi măng cát, có thành phần xi măng mác 400 - 12% trọng lượng cát. CHÚ THÍCH 2: Để chuyển sang kG/cm², trị số mô đun đàn hồi được nhân với 10, kG/cm³ - trị số hệ số nền- chia cho 10. | |||
Biểu đồ và các bảng tính mặt đường sân bay
Hình G.1: Giá trị hệ số chuyển đổi k
Hình G.6: Biểu đồ xác định hệ số km khi tính toán chiều dày tăng cường mặt đường bê tông
Hình G.7: Biểu đồ xác định hệ số ψK đối với mặt đường mềm
a) Á sét, sét, á cát (gồm có đất sỏi sạn).
b) Cát hạt bụi.
c) Cát hạt trung to và mịn.
CHÚ THÍCH
1) Các số trên đường biểu đồ chỉ áp suất bánh hơi máy bay pa (MPa (kG/cm²))
Hình G.8: Biểu đồ xác định độ võng giới hạn tương đối lu (m) của mặt đường mềm sân bay trên nền đất
Hình G.9: Biểu đồ xác định ứng suất kéo đơn vị khi võng ở bê tông nhựa
Hình G.10: Khoảng cách tính toán a, at và ad giữa các bánh ở càng máy bay
Hình G.11: Toán đồ xác định hệ số đổi tải trọng kn đối với mặt đường mềm
Bảng G.1 - Giá trị hàm ƒ(α)
α | ƒ(α) | α | ƒ(α) | α | ƒ(α) | α | ƒ(α) | α | ƒ(α) | α | ƒ(α) |
0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 0,16 0,18 0,20 0,22 | 0 0,4209 0,3565 0,3188 0,2921 0,2714 0,2545 0,2402 0,2278 0,2169 0,2072 0,1984 | 0,24 0,26 0,28 0,30 0,32 0,34 0,36 0,38 0,40 0,42 0,44 0,46 | 0,1904 0,1831 0,1763 0,1700 0,1641 0,1586 0,1534 0,1485 0,1438 0,1395 0,1353 0,1313 | 0,48 0,50 0,52 0,54 0,56 0,58 0,60 0,62 0,64 0,66 0,68 0,70 | 0,1275 0,1239 0,1204 0,1171 0,1139 0,1108 0,1079 0,1050 0,1023 0,0997 0,0971 0,0946 | 0,72 0,74 0,76 0,78 0,80 0,82 0,84 0,86 0,88 0,90 0,92 0,94 | 0,0922 0,0899 0,0877 0,0855 0,0834 0,0814 0,0794 0,0775 0,0756 0,0738 0,0721 0,0704 | 0,96 0,98 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 1,50 1,60 1,70 1,80 1,90 | 0,0687 0,0671 0,0655 0,0582 0,0513 0,0462 0,0411 0,0366 0,0326 0,0291 0,0259 0,0230 | 2,00 2,20 2,40 2,60 2,80 3,00 3,20 3,40 3,60 3,80 4,00 | 0,0204 0,0161 0,0126 0,0097 0,0075 0,0057 0,0043 0,0032 0,0023 0,0016 0,0011 |
Bảng G.2: Tính ảnh hưởng các bánh xe khác
η(ξ) | Giá trị và khi ξ(η) ở tiết diện tính toán của tấm mặt đường dưới tác dụng bánh i càng máy bay | |||||||
0 | 0,05 | 0,10 | 0,20 | 0,30 | 0,40 | 0,50 | 0,06 | |
0, 0,05 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 1,50 1,60 1,70 1,80 1,90 2,00 2,10 2,20 2,40 2,60 2,80 3,00 3,20 3,40 3,60 3,80 4,00 | - 0,3202 0,2578 0,1936 0,1565 0,1307 0,1108 0,0949 0,0824 0,0715 0,0620 0,0543 0,0476 0,0412 0,0360 0,0314 0,0273 0,0240 0,0208 0,0180 0,0156 0,0135 0,0116 0,0096 0,0072 0,0051 0,0034 0,0022 0,0014 0,0008 0,0003 0 0 | 0,2587 0,2578 0,2410 0,1754 0,1489 0,1297 0,1012 0,0887 0,0821 0,0710 0,0619 0,0542 0,0476 0,0412 0,0360 0,0313 0,0272 0,0239 0,0208 0,0179 0,0156 0,0135 0,0116 0,0096 0,0072 0,0051 0,0034 0,0022 0,0014 0,0008 0,0003 0 0 | 0,1918 0,2015 0,1937 0,1723 0,1365 0,1247 0,1007 0,0858 0,0818 0,0700 0,0610 0,0540 0,0474 0,0389 0,0360 0,0311 0,0272 0,0239 0,0208 0,0178 0,0156 0,0134 0,0116 0,0096 0,0072 0,0051 0,0034 0,0022 0,0014 0,0008 0,0003 0 0 | 0,1241 0,1283 0,1323 0,1330 0,1192 0,1119 0,0975 0,0850 0,0765 0,0660 0,0579 0,0504 0,0456 0,0380 0,0340 0,0303 0,0264 0,0230 0,0193 0,0172 0,0150 0,0132 0,0114 0,0095 0,0070 0,0050 0,0033 0,0022 0,0013 0,0007 0,0003 0 0 | 0,0979 0,0950 0,1000 0,0945 0,0925 0,0883 0,0824 0,0722 0,0666 0,0601 0,0530 0,0472 0,0408 0,0372 0,0325 0,0283 0,0247 0,0221 0,0192 0,0166 0,0143 0,0130 0,0112 0,0095 0,0069 0,0049 0,0032 0,0021 0,0013 0,0007 0 0 0 | 0,0667 0,0697 0,0745 0,0725 0,0707 0,0692 0,0659 0,0606 0,0578 0,0516 0,0469 0,0425 0,0372 0,0332 0,0290 0,0260 0,0225 0,0201 0,0177 0,0153 0,0132 0,0126 0,0108 0,0092 0,0062 0,0047 0,0030 0,0020 0,0012 0,0006 0 0 0 | 0,0482 0,0493 0,0526 0,0529 0,0524 0,0523 0,0512 0,0492 0,0462 0,0434 0,0389 0,0366 0,0330 0,0288 0,0259 0,0228 0,0203 0,0181 0,0162 0,0150 0,0130 0,0121 0,0104 0,0088 0,0060 0,0044 0,0028 0,0019 0,0011 0,0005 0 0 0 | 0,0338 0,0345 0,0365 0,0398 0,0467 0,0424 0,0386 0,0379 0,0366 0,0344 0,0323 0,0300 0,0272 0,0245 0,0221 0,0199 0,0175 0,0159 0,0137 0,0121 0,0115 0,0106 0,0101 0,0084 0,0059 0,0042 0,0026 0,0017 0,0011 0,0004 0 0 0 |
Bảng G.2: Tính ảnh hưởng các bánh xe khác
η(ξ) | Giá trị và khi ξ(η) ở tiết diện tính toán của tấm mặt đường dưới tác dụng bánh i càng máy bay | |||||||
0,70 | 0,80 | 0,90 | 1,00 | 1,10 | 1,20 | 1,30 | 1,40 | |
0 0,05 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 1,50 1,60 1,70 | 0,0219 0,0223 0,0235 0,0252 0,0254 0,0285 0,0275 0,0274 0,0272 0,0264 0,0250 0,0235 0,0220 0,0205 0,0190 0,0165 0,0148 0,0133 0,0118 | 0,0126 0,0128 0,0138 0,0148 0,0156 0,0173 0,0184 0,0189 0,0192 0,0195 0,0188 0,0175 0,0167 0,0158 0,0146 0,0131 0,0118 0,0107 0,0096 | 0,0054 0,0054 0,0054 0,0064 0,0084 0,0093 0,0105 0,0111 0,0121 0,0124 0,0127 0,0126 0,0121 0,0112 0,0106 0,0099 0,0092 0,0082 0,0072 | 0,0011 0,0011 0,0011 0,0013 0,0015 0,0028 0,0041 0,0055 0,0061 0,0069 0,0075 0,0076 0,0077 0,0074 0,0069 0,0067 0,0062 0,0057 0,0056 | -0,0058 -0,0058 -0,0058 -0,0048 -0,0037 -0,0022 -0,0013 -0,0003 0,0010 0,0019 0,0026 0,0032 0,0036 0,0036 0,0038 0,0036 0,0035 0,0032 0,0030 | -0,0098 -0,0098 -0,0098 -0,0098 -0,0083 -0,0070 -0,0060 -0,0046 -0,0032 -0,0027 -0,0014 -0,0006 0 0,0006 0,0010 0,0010 0,0020 0,0018 0,0018 | -0,0132 -0,0132 -0,0132 -0,0128 -0,0114 -0,0105 -0,0094 -0,0081 -0,0059 -0,0050 -0,0048 -0,0038 -0,0030 -0,0023 -0,0018 -0,0012 -0,0006 -0,0003 -0,0002 | -0,0155 -0,0155 -0,0155 -0,0150 -0,0144 -0,0132 -0,0123 -0,0110 -0,0098 -0,0087 -0,0078 -0,0058 -0,0047 -0,0044 -0,0042 -0,0037 -0,0029 -0,0025 -0,0024 |
Bảng G.2: Tính ảnh hưởng các bánh xe khác (kết thúc)
η(ξ) | Giá trị và khi ξ(η) ở tiết diện tính toán của tấm mặt đường dưới tác dụng bánh i càng máy bay | |||||||
0,70 | 0,80 | 0,90 | 1,00 | 1,10 | 1,20 | 1,30 | 1,40 | |
1,80 1,90 2,00 2,10 2,20 2,40 2,60 2,80 3,00 3,20 3,40 3,60 3,80 4,00 | 0,0104 0,0095 0,0081 0,0069 0,0059 0,0041 0,0038 0,0020 0,0015 0,0008 0,0003 0 0 0 | 0,0087 0,0082 0,0074 0,0063 0,0053 0,0037 0,0024 0,0014 0,0008 0,0005 0 0 0 0 | 0,0067 0,0062 0,0059 0,0054 0,0046 0,0031 0,0020 0,0011 0,0006 0 0 0 0 0 | 0,0050 0,0048 0,0040 0,0032 0,0025 0,0017 0,0007 0,0005 0 0 0 -0,0005 -0,0005 -0,0005 | 0,0028 0,0027 0,0027 0,0024 0,0019 0,0011 0,0003 0 0 -0,0004 -0,0005 -0,0006 -0,0006 -0,0006 | 0,0017 0,0012 0,0009 0,0005 0,0003 0 0 -0,0004 -0,0006 -0,0006 -0,0008 -0,0007 -0,0007 -0,0007 | -0,0004 -0,0004 0 0 -0,0004 -0,0007 -0,0009 -0,0008 -0,0009 -0,0009 -0,0009 -0,0009 -0,0008 -0,0007 | -0,0017 -0,0016 -0,0015 -0,0014 -0,0004 -0,0007 -0,0015 -0,0014 -0,0013 -0,0012 -0,0011 -0,0009 -0,0009 -0,0008 |
CHÚ THÍCH 1: Giá trị tìm được khi thay ξ cho η và ngược lại, đối với trường hợp đó chỉ số ξ và η trong ngoặc đơn.CHÚ THÍCH 2: Đối với giá trị ξ và η nằm ở giữa thì trị số m xi và m yi lấy theo nội suy. |
Tính toán móng nhân tạo dưới mặt đường cứng bằng vật liệu gia cố chất kết dính
Ở phụ lục này nói đến các lớp từ vật liệu gia cố chất kết dính, các lớp đó có cường độ kéo uốn tính toán.
H.1 Khi thiết kế mặt đường bê tông và bê tông lưới thép trên móng bằng vật liệu gia cố chất kết dính, trị số tính toán momen uốn (kN.m/m) trong mặt đường xác định theo công thức:
Đối với mặt đường một lớp:
Đối với lớp trên của mặt đường hai lớp trùng khe:
Đối với lớp trên của mặt đường hai lớp trùng khe:
Đối với lớp trên của mặt đường hai lớp trùng khe:
Đối với lớp trên của mặt đường hai lớp trùng khe
trong đó:
B là độ cứng của tấm mặt đường một lớp (kNm²/m) tương ứng đơn vị chiều rộng tiết diện;
Bsup, Binf là độ cứng tương ứng với lớp trên và lớp dưới của mặt đường hai lớp (kNm²/m) đối với một đơn vị chiều rộng tiết diện;
Bf là độ cứng lớp móng gia cố chất kết dính (kNm²/m);
Btot=Bsup+Binf+Bf, (kNm²/m);
mc,max là momen uốn khi đặt tải ở tấm (kNm/m), tính toán như đối với tấm một lớp có độ cứng B+Bf. Khi tính toán mặt đường hai lớp, momen uốn mc,max xác định như đối với tấm một lớp có độ cứng Btot;
ρ=1-0,167θ0;
θ0 - Trị số xác định theo biểu đồ Hình H.1 phụ thuộc vào trị số:
- đối với công thức (H.1);
- đối với công thức (H.2) và (H.3);
- đối với công thức (H.4);
k là hệ số chuyển đổi, xác định theo Điều 9.2.3.2;
k’, kl là các hệ số xác định theo Điều 9.3.3.2.
Với mặt đường hai lớp không trùng khe cần thỏa mãn điều kiện ρ.k1≥1. Nếu điều kiện đó không thỏa mãn thì lấy ρ.kl=1.
Hình H.1 - Biểu đồ xác định θ0
H.2 Chiều dày cần thiết móng nhân tạo tf, (m), từ vật liệu gia cố chất kết dính, đối với mặt đường bê tông cốt thép đổ tại chỗ và lắp ghép xác định theo công thức:
tf = Dr / (Dr / tf ) (H.6)
trong đó:
là tỷ số xác định theo biểu đồ Hình H.2, phụ thuộc vào trị số và
Ksd, ld là trị số tương ứng hệ số nền yêu cầu (MN/m³), và đặc trưng đàn hồi của tấm (m), tuân theo điều kiện cường độ mặt đường (xem công thức H.1);
Ks, l là trị số tương ứng hệ số nền yêu cầu (MN/m³), và đặc trưng đàn hồi của tấm (m), nằm trên nền đất;
Dr là đường kính quy ước diện tích truyền tải từ tấm mặt đường trên móng nhân tạo (m):
Ec - mô đun đàn hồi vật liệu móng (MPa) lấy theo Phụ lục C;
kw - hệ số lấy bằng:
1,0 | 0,8 | 0,6 | 0,4 | 0,2 | |
kw | 1,0 | 1,05 | 1,15 | 1,27 | 1,45 |
Kα là hệ số lấy phụ thuộc vào tỷ số bán kính đường tròn Re bằng diện tích vệt bánh của càng máy bay và đặc trưng đàn hồi tấm ld:
Kα |
| Kα | ||
0,1 | 1,042 |
| 0,6 | 1,300 |
0,2 | 1,095 | 0,7 | 1,363 | |
0,3 | 1,140 | 0,8 | 1,430 | |
0,4 | 1,190 | 0,9 | 1,500 | |
0,5 | 1,240 | 1,0 | 1,580 |
Hình H.2 - Biểu đồ xác định
Các thông số cốt thép xây dựng
Bảng I.1: Các đặc trưng cơ học của cốt thép
Nhóm cốt thép | Đường kính mm | Giới hạn chảy kG/cm² | Giới hạn bền kG/cm² | Độ giãn dài cực hạn % |
C-I | 6-40 | 2 200 | 3 800 | 25 |
C-I | 6-40 | 2 200 | 3 800 | 25 |
C-I | 6-40 | 2 200 | 3 800 | 25 |
C-I | 6-40 | 2 200 | 3 800 | 25 |
C-II | 10-40 | 3 000 | 5 000 | 19 |
C-III | 6-40 | 4 000 | 6 000 | 14 |
C-IV | 10-32 | 6 000 | 9 000 | 6 |
CHÚ THÍCH 1: Cốt nhóm C-I được sản xuất thành loại tròn nhẵn . CHÚ THÍCH 2: Cốt nhóm C-II;C-III;C-IV được sản xuất thành loại có vằn. |
Bảng I.2: Cường độ tiêu chuẩn, cường độ tính toán và Mô đun đàn hồi của một số nhóm thép
Nhóm cốt thép | Cường độ Tiêu chuẩn Rac kg/cm² | Cường độ tính toán kg/cm² | Modun đàn hồi Ea kg/cm² | ||
Về kéo Ra | Về nén Ra’ | Tính cốt ngang Rad | |||
A-I | 2 400 | 2 300 | 2 300 | 1 800 | 2 100 000 |
A-II | 3 000 | 2 800 | 2 800 | 2 200 | 2 100 000 |
A-III | 4 000 | 3 600 | 3 600 | 2 800 | 2 100 000 |
A-IV | 6 000 | 5 000 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
A-V | 8 000 | 6 400 | 3 600 | 4 000 | 1 900 000 |
AT-IV | 6 000 | 5 000 | 3 600 | 4 000 | 1 900 000 |
AT-V | 8 000 | 6 400 | 3 600 | 4 000 | 1 900 000 |
AT-VI | 10 000 | 8 000 | 3 600 | 4 000 | 1 900 000 |
B-II | |||||
d=3 mm | 19 000 | 12 300 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
d=4 mm | 18 000 | 11 600 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
d=5 mm | 17 000 | 11 000 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
BP-II | |||||
d=3 mm | 18 000 | 11 600 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
d=4 mm | 17 000 | 11 000 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
d=5 mm | 16 000 | 10 300 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
C-I | 2 200 | 2 000 | 2 000 | 1 600 | 2 100 000 |
C-II | 3 000 | 2 600 | 2 600 | 2 100 | 2 100 000 |
C-III | 4 000 | 3 400 | 3 400 | 2 700 | 2 000 000 |
C-IV | 6 000 | 5 000 | 3 600 | 4 000 | 2 000 000 |
CHÚ THÍCH 1: Các thông số trong các Bảng I.1, I.2 dùng để tham khảo khi tính toán và đối chiếu với các tài liệu kỹ thuật của Liên bang Nga. CHÚ THÍCH 2: Khi tính toán kết cấu mặt đường sân bay có liên quan đến thép, sử dụng TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông và tham khảo các Bảng I.1, I.2 ở trên để lựa chọn các thông số tính toán cho thép. |
KHE GIÃN
CHÚ THÍCH:
1) Phần khe tô đậm chèn bằng chất trám khe
Hình J.1 - Các loại khe mặt đường cứng và các chi tiết
KHE CO
CHÚ THÍCH:
1) Phần khe tô đậm chèn bằng chất trám khe
Hình J.1 - Các loại khe mặt đường cứng và các chi tiết (tiếp theo)
CHÚ THÍCH:
1) Chất trám khe có khả năng chống thấm nước, dễ rót dễ đổ tạo hình và ổn định theo yêu cầu trong khai thác.
2) Vật liệu gioăng chèn khe phải phù hợp với chất trám khe, có kích thước và hình dạng dễ chèn theo kích thước khe.
3) Chất chèn khe ngang vuông góc với đường CHC lõm 10-13 mm để thoát nước.
4) Làm vát cạnh khe như chi tiết 2,3 khi mặt đường chịu mật độ chuyển động cao.
Hình J.1 - Các loại khe mặt đường cứng và các chi tiết (kết thúc)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 22TCN 333-06 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
[2] TCCS 02 : 2009 /CHK Quy trình thiết kế mặt đường sân bay.
[3] Đề tài cấp Cục “Qui trình thiết kế mặt đường cứng sân bay” năm 2000-2001.
[4] 06 TCN 363 - 87 Sân bay quân sự cơ bản- Tiêu chuẩn thiết kế.
[5] AC 150/5320-6 Airport Pavement Design and Evaluation của Cục Hàng không Liên bang Mỹ.
[6] AC 150/5370 -10 Standards for Specifying Construction of Airport.
[7] AC 150/ 5320- 6C Planning the State airport System - June 1978.
[8] AC No: 150/5380-6A Guidelines and Procedures for Maintenance of Airport Pavements (Thông tư số: 150/5380-6A Hướng dẫn và Quy trình bảo dưỡng duy tu mặt đường sân bay của Cục Hàng không Liên bang Mỹ).
[9] AC No: 150/5370-11 Use of Nondeductive Testing Devices to the Evaluation of Airport Pavements (Sử dụng phương pháp thử nghiệm không phá huỷ để đánh giá mặt đường sân bay của Cục hàng không liên bang Mỹ).
[10] Planning and design of airport - by Frank McKelvey - 1986.
[11] Planning and design of airport - by Robert Horonieff and Frank McKelvey - 1996.
[12] Cтроительные Hормы и Правила - Аэродромы - CHиП 3.06.06-88 (Tiêu chuẩn và Nguyên tắc xây dựng sân bay CHUΠ 3.03.06.88).
[13]CH 121-73 Cтроительные Hорм - Указания по Производству и Приемке Аэродромно - Строительных Работ (CH 121-73 Tiêu chuẩn xây dựng - Chỉ dẫn thi công và nghiệm thu các công việc xây dựng sân bay).
[14] СП 63.13330.2012 Бетонные и железобетонные конструкции. Актуализированная редакция СНиП 52-01-2003.
[15] ГОСТ 23558-94 Смеси щебеночно-гравийно-песчаные и грунты, обработанные неорганическими вяжущими материалами, для дорожного и аэродромного строительства.
[16] Изыскания и Проэктирование Аэродромов - Москва 1982 (Khảo sát và thiết kế sân bay - Matxcơva 1982).
[17] Изыскания и Проектирование Аэродроммов - Справочник- Москва 1979 (Khảo sát và thiết kế sân bay - Sổ tay hướng dẫn - Matxcơva 1979).
MỤC LỤC
Lời nói đầu ............................................................................................................................
1 Phạm vi áp dụng ................................................................................................................
2 Tài liệu viện dẫn..................................................................................................................
3 Thuật ngữ và định nghĩa.....................................................................................................
4 Ký hiệu và chữ viết tắt .......................................................................................................
5 Những nội dung thiết kế mặt đường sân bay ....................................................................
5.1 Yêu cầu thiết kế ..............................................................................................................
5.2 Tải trọng trên mặt đường ................................................................................................
5.3 Các lớp cấu tạo mặt đường ............................................................................................
5.4 Phân loại mặt đường ......................................................................................................
5.5 Phân chia khu vực mặt đường .......................................................................................
6 Vật liệu cấu tạo mặt đường sân bay và các chỉ tiêu thiết kế .............................................
6.1 Bê tông xi măng ..............................................................................................................
6.2 Cốt thép ..........................................................................................................................
6.3 Thanh truyền lực.............................................................................................................
6.4 Vật liệu chèn khe ...........................................................................................................
6.5 Vật liệu ngăn cách .........................................................................................................
6.6 Vật liệu cấu tạo móng mặt đường cứng ........................................................................
6.7 Vật liệu cấu tạo mặt đường mềm....................................................................................
6.8 Nền đường .....................................................................................................................
7 Yêu cầu khảo sát và thí nghiệm.........................................................................................
7.1 Yêu cầu khảo sát và thí nghiệm nền đất.........................................................................
7.2 Yêu cầu thí nghiệm móng đường ..................................................................................
7.3 Yêu cầu thí nghiệm mặt đường .....................................................................................
7.4 Yêu cầu tổng thể.............................................................................................................
8 Mặt đường mềm sân bay...................................................................................................
8.1 Cấu tạo mặt đường mềm sân bay .................................................................................
8.1.1 Nguyên tắc cấu tạo .....................................................................................................
8.1.2 Cấu tạo các lớp............................................................................................................
8.2 Tính toán mặt đường mềm xây dựng mới .....................................................................
8.2.1 Cơ sở tính toán ............................................................................................................
8.2.2 Các hệ số tính toán.......................................................................................................
8.2.3 Tính toán mặt đường mềm xây dựng mới ...................................................................
8.3 Thiết kế cải tạo mặt đường mềm cũ ...............................................................................
8.3.1 Đánh giá chất lượng mặt đường cũ và các thông số tính toán ...................................
8.3.2 Cơ sở thiết kế và các hệ số tính toán ..........................................................................
8.3.3 Nguyên tắc tính toán cải tạo tăng cường mặt đường mềm cũ .....................................
9. Mặt đường cứng sân bay ..................................................................................................
9.1 Cấu tạo mặt đường cứng sân bay....................................................................................
9.1.1 Nguyên tắc cấu tạo........................................................................................................
9.1.2 Cấu tạo các lớp ............................................................................................................
9.1.3 Kích thước tấm và cấu tạo khe......................................................................................
9.2 Tính toán thiết kế mặt đường cứng xây dựng mới ..........................................................
9.2.1 Cơ sở tính toán thiết kế ................................................................................................
9.2.2 Các hệ số tính toán ......................................................................................................
9.2.3 Trình tự tính toán mặt đường cứng một lớp .................................................................
9.3 Thiết kế mặt đường hai lớp và tăng cường mặt đường cứng cũ.....................................
9.3.1 Đánh giá chất lượng mặt đường cũ và các thông số tính toán.....................................
9.3.2 Cơ sở thiết kế và các hệ số tính toán ...........................................................................
9.3.3 Nguyên tắc tính toán mặt đường cứng hai lớp và kết cấu tăng cường ........................
Phụ lục A (Quy định) Khu vực khí hậu đường phục vụ thiết kế mặt đường sân bay.............
Phụ lục B (Quy định) Phân loại đất.........................................................................................
Phụ lục C (Quy định) Các chỉ tiêu tính toán của đất ..............................................................
Phụ lục D (Tham khảo) Xác định hệ số nền tương đương.....................................................
Phụ lục E (Quy định) Xác định ứng suất nén trong đất do tải trọng khai thác và tải trọng bản thân kết cấu .............................................................................................................................
Phụ lục F (Quy định) Đặc tính vật liệu cấu tạo mặt đường sân bay ......................................
Phụ lục G (Quy định) Biểu đồ và các bảng tính mặt đường sân bay.....................................
Phụ lục H (Tham khảo) Tính toán móng nhân tạo dưới mặt đường cứng bằng vật liệu gia cố chất kết dính ...........................................................................................................................
Phụ lục I (Tham khảo) Các thông số cốt thép xây dựng.........................................................
Phụ lục J (Tham khảo) Các loại khe .......................................................................................
Thư mục tài liệu tham khảo ....................................................................................................
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.