Standard guide for household hazardous waste training outline for household hazardous wastecollection operations
Lời nói đầu
TCVN 10612:2014 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ASTM D6498-99, Standard guide for household hazardous waste training outline for household hazardous waste collection operations.
TCVN 10612:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI RẮN - HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI HỘ GIA ĐÌNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI NGUY HẠI HỘ GIA ĐÌNH
Standard guide for household hazardous waste training outline for household hazardous wastecollection operations
1.1Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các chủ đề đào tạo được khuyến nghị liên quan đến an toàn và sức khỏe cho người lao động khi thực hiện các hoạt động thu gom chất thải nguy hại từ các hộ gia đình hoặc một lượng nhỏ chất thải của nguồn phát sinh được miễn trừ có điều kiện, hoặc cả hai, không quan tâm đến loại hình thu gom chất thải. Mặc dù tiêu chuẩn này nhằm mục đích bảo vệ người lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và bảo vệ môi trường, nhưng nó không đáp ứng tất cả các yêu cầu đào tạo về an toàn và sức khỏe dưới góc độ pháp luật. Vì vậy, khuyến nghị rằng người điều hành các hoạt động thu gom chất thải từ các hộ gia đình cũng nên tìm hiểu thêm các quy định hiện hành.
1.2Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc về an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.
Các định nghĩa, thuật ngữ sau được sử dụng riêng trong tiêu chuẩn này:
2.1
Lượng nhỏ chất thải của nguồn phát sinh được miễn trừ có điều kiện (conditionally exempt small quantity generator)
Một nguồn phát sinh có thể thải ra không quá 100 kg chất thải nguy hại trong một tháng (dương lịch) và thải ra không quá 1 kg chất thải nguy hại cấp tính trong một tháng, và tồn trữ không quá 1000 kg chất thải nguy hại tại chỗ, tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng đó.
2.2
Thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình (household hazardous waste collection)
Một cơ sở cố định, định vị tạm thời, hoạt động lưu động hoặc của khu dân cư để thu gom chất thải nguy hại thải ra từ các hộ gia đình. Ngoài chất thải nguy hại hộ gia đình, một số hoạt động thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình cũng có thể tiếp nhận/thu gom chất thải của nguồn phát sinh một lượng nhỏ chất thải được miễn trừ có điều kiện.
2.3
Người lao động (worker)
Người làm công hoặc người tình nguyện thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình hoặc người làm công của nhà thầu đã ký hợp đồng để thực hiện các dịch vụ tại nơi thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình.
3.1Tiêu chuẩn này được soạn thảo cho tất cả các cá nhân tham gia trong các quá trình thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình (CTNH HGĐ), nhưng đặc biệt áp dụng cho các cá nhân có trách nhiệm thiết lập và đào tạo cho người lao động thu gom CTNH HGĐ. Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp các chủ đề đào tạo được khuyến nghị đề cập đến trong các khóa đào tạo ban đầu và đào tạo bồi dưỡng hàng năm. Các chủ đề thực tế và nội dung đào tạo cho từng người lao động phải được đánh giá bởi người điều hành thu gom CTNH HGĐ cho từng trường hợp. Cùng với sự chú ý nhấn mạnh đối với từng nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng người lao động. Những yếu tố chính mà người điều hành phải nghiên cứu cân nhắc là dự đoán được các mối nguy mà mỗi người lao động có thể phải tiếp xúc và những quy trình kiểm soát/thực hành lao động mà người lao động cần phải biết, nắm vững để thực hiện nhiệm vụ được phân công của họ một cách an toàn.
3.2Một yếu tố khác nữa mà người điều hành phải nghiên cứu cân nhắc là các khu vực mà từng người lao động dự kiến sẽ làm việc, hoặc các khu vực mà người lao động sẽ tiếp cận như một phần của nhiệm vụ được giao. Ví dụ, nếu một nhân viên hành chính chỉ tiếp cận khu vực hành chính, và không bao giờ đến khu vực thu gom CTNH HGĐ, thì nội dung đào tạo chỉ cần giới hạn đến những hành động cần thiết như một phần của kế hoạch dự phòng ứng phó các sự việc bất ngờ. Tuy nhiên, nếu nhân viên hành chính này đôi khi được điều động vào khu vực hoạt động thu gom CTNH HGĐ, thì nội dung đào tạo phải chi tiết hơn tùy theo các mối nguy được dự đoán mà nhân viên hành chính này có thể phải tiếp xúc trong khi đang ở trong khu vực thu gom CTNH HGĐ.
3.3Khi quyết định chủ đề đào tạo cho các khóa đào tạo bồi dưỡng hàng năm, người điều hành thu gom CTNH HGĐ phải quyết định về các chủ đề tại Điều 6 có liên quan đến người lao động thu gom CTNH HGĐ tham gia vào lớp học bồi dưỡng. Các yếu tố phải cân nhắc là:
3.3.1Các mối nguy mà người lao động có thể phải đối mặt;
3.3.2Các thay đổi trong các quy trình thao tác tiêu chuẩn, kế hoạch dự phòng kể từ lần đào tạo trước;
3.3.3Khoảng thời gian kể từ khi người lao động được đào tạo về các chủ đề nêu tại Điều 6; và
3.3.4 Nhận dạng các tai nạn, các mối nguy, các điều kiện mất an toàn, hoặc bất kỳ các tình huống khác cho thấy cần phải tiến hành đào tạo lại cho người lao động theo các chủ đề cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và môi trường làm việc lành mạnh.
4.1 Đào tạo cơ bản ban đầu và tần suất đào tạo định kỳ và liên tục cho người lao động thu gom CTNH HGĐ được khuyến nghị như dưới đây.
4.1.1Đào tạo ban đầu - Đào tạo cơ bản ban đầu sẽ được thực hiện cho người lao động trước khi giao nhiệm vụ thu gom CTNH HGĐ. Đào tạo cơ bản ban đầu phải bao gồm tất cả các môđun nêu tại Điều 6, đó là các môđun cụ thể, riêng cho từng nhiệm vụ của người lao động. Khuyến nghị là đào tạo cơ bản bao gồm sự kết hợp giảng dạy trên lớp và đào tạo theo kiểu giám sát thực hiện công việc. Người lao động thu gom CTNH HGĐ không được phép làm việc tại các vị trí không được giám sát cho đến khi họ hoàn thành tất cả các chương trình đào tạo cơ bản theo yêu cầu. Một chương trình đào tạo cơ bản có hiệu quả phải bao gồm cả giới thiệu về các mối nguy riêng tại chỗ và các quy trình/các quy ước riêng tại chỗ. Vì vậy, nếu một người người lao động nhận được chương trình đào tạo cơ bản của họ từ bên ngoài, như lớp đại học mở rộng hoặc tại hội nghị, thì người điều hành thu gom CTNH HGĐ phải bổ sung chương trình đào tạo bên ngoài bằng chương trình đào tạo tại chỗ và bổ sung các thông tin riêng về vị trí và nhiệm vụ được giao, các mối nguy, các quy trình và thực hành công việc.
4.1.2Đào tạo định kỳ- Chương trình đào tạo bồi dưỡng định kỳ phải thực hiện ít nhất mỗi năm một lần.
4.1.3Các cuộc họp “chớp nhoáng” về an toàn - Bổ sung cho các khóa đào tạo định kỳ/hàng năm, khuyến nghị là người điều hành thu gom CTNH HGĐ còn phải thực hiện việc đào tạo liên tục thông qua các cuộc họp “chớp nhoáng” về an toàn, khi đó các chủ đề về an toàn và sức khỏe được đem ra thảo luận cùng người lao động, ở đây cũng khuyến nghị là các cuộc họp chớp nhoáng phải được tổ chức trước khi thu gom và được tổ chức bất cứ khi nào có xảy các vấn đề sau:
4.1.3.1Thay đổi các quy trình thao tác tiêu chuẩn;
4.1.3.2Thay đổi kế hoạch dự phòng ứng phó các sự việc bất ngờ;
4.1.3.3Giới thiệu thiết bị, hàng cung cấp, hoặc máy móc mới mà có thể làm cho người lao động phải tiếp xúc với các mối nguy mới;
4.1.3.4Nhận dạng các mối nguy mới hoặc các mối nguy chưa được xác định trước đó tại nơi thu gom CTNH HGĐ;
4.1.3.5 Phân công nhiệm vụ mới/khác cho người lao động, mà trước đó họ chưa được đào tạo trong vòng sáu tháng gần nhất;
4.1.3.6 Nhận thấy sự thiếu kiến thức của người lao động khi (những) người lao động không có được sự hiểu biết hoặc kiến thức cần thiết từ các khóa đào tạo trước đó;
4.1.3.7Giới thiệu về dòng chất thải mới hoặc chưa được xác định trước đó;
4.1.3.8Bất kỳ tình huống nào phát sinh mà cần tiến hành đào tạo lại để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh;
4.1.3.9Khi có các vấn đề hoặc các tai nạn, hoặc cả hai xảy ra tại nơi thu gom CTNH HGĐ.
5 Trình độ chuyên môn của các giảng viên
5.1Đào tạo ban đầu và đào tạo định kỳ - Các giảng viên phải có đủ sức khỏe và kiến thức/kinh nghiệm về an toàn đối với các chủ đề được nêu dưới đây.
5.2 Các cuộc họp chớp nhoáng - Chương trình đào tạo chớp nhoáng có thể được hỗ trợ bởi các nhà quản lý, giám sát, và/hoặc các cán bộ lãnh đạo, với điều kiện là các lãnh đạo này có đủ kiến thức và kinh nghiệm về các chủ đề liên quan đến an toàn và sức khỏe mà đang được thảo luận.
6.1 Các mối nguy hóa học và lý học - Môđun này sẽ thảo luận về các vấn đề hóa học cơ bản mà các học viên tham gia cần nắm vững để hiểu về các mối nguy mang tính hóa học. Môđun này sẽ thảo luận về các chuẩn cứ/các tính chất mà làm cho hóa chất hoặc chất thải độc hại, bao gồm:
6.1.1Các đặc tính hóa học và lý học;
6.1.2Khả năng phản ứng;
6.1.3Khả năng bắt lửa;
6.1.4Tính ăn mòn;
6.1.5Tính độc hại;
6.1.6Danh pháp hóa học; và
6.1.7Khả năng tương thích hóa học.
6.2 Nhận biết mối nguy hiểm - Môđun này thảo luận các mối nguy hóa học, lý học và sinh học tiềm ẩn mà có thể xảy ra tại nơi thu gom CTNH HGĐ.
6.2.1 Giới thiệu
6.2.2 Các mối nguy về hóa học
6.2.2.1 Tiếp xúc với hóa chất;
6.2.2.2Cháy, nổ;
6.2.2.3Các phản ứng hóa học;
6.2.2.4Không khí dễ cháy, nổ;
6.2.2.5Không khí giàu oxy;
6.2.2.6Các phản ứng;
6.2.2.7Khí nén;
6.2.2.8Thiếu hụt oxy;
6.2.2.9Tích tụ các chất dễ bay hơi;
6.2.2.10 Cacbon monoxit phát thải từ phương tiện giao thông;
6.2.2.11Amiăng;
6.2.2.12 Bụi và tạp chất dạng hạt;
6.2.2.13Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, và thuốc diệt chuột; và
6.2.2.14Các mối nguy thông thường của thu gom CTNH HGĐ.
6.2.3Các mối nguy sinh học - Các mối nguy sinh học tiềm ẩn có thể có trong hoạt động thu gom CTNH HGĐ phải được thảo luận. Các mối nguy này có thể bao gồm nhưng không giới hạn: chất thải y tế và lây nhiễm; các vết cắn, đốt của các con vật hoặc côn trùng; và các tác động mang tính độc tại từ các nhà máy;
6.2.4Các mối nguy về lý học:
6.2.4.1Bức xạ ion hóa;
6.2.4.2Các mối nguy về điện;
6.2.4.3Các phương tiện giao thông và máy móc;
6.2.4.4Tiếng ồn;
6.2.4.5Bị trượt, hụt, và ngã;
6.2.4.6Ecgonomi, an toàn nâng hạ, chuyển động lặp lại gây thương tích; và
6.2.4.7Ứng suất nhiệt (biến dạng nhiệt và ứng suất lạnh).
6.3 Chất độc- Môđun này phải thảo luận về các nguyên tắc cơ bản về chất độc sao cho người lao động hiểu và nhận biết các mối nguy mà họ có thể gặp phải.
6.3.1Giới thiệu;
6.3.2Mối nguy hại và rủi ro;
6.3.3Chất độc;
6.3.4Phân loại các chất độc;
6.3.5Các đường tiếp xúc;
6.3.6Mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng;
6.3.7Khoảng thời gian tiếp xúc; và
6.3.8Các dấu hiệu và triệu chứng khi tiếp xúc.
6.4 Vệ sinh công nghiệp- Môđun này phải thảo luận về các nguyên tắc vệ sinh công nghiệp cơ bản như công nhận, đánh giá và kiểm soát các mối nguy
6.4.1Nhận biết
6.4.1.1Thiết bị giám sát con người và quan trắc không khí;
6.4.1.2Biểu đồ thiết bị quan trắc;
6.4.1.3Không khí thiếu oxy;
6.4.1.4Không khí dễ cháy, nổ;
6.4.1.5Không khí độc hại.
6.4.2Đánh giá
6.4.2.1 Tính toán liều lượng và các mức độ tiếp xúc, và
6.4.2.2 Đánh giá các mối nguy.
6.4.3Kiểm soát
6.4.3.1Lựa chọn các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động - Kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính; hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc tất cả các hình thức trên; và
6.4.3.2Lựa chọn và giám sát quần áo và phương tiện bảo vệ cá nhân.
6.5 Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định hiện hành - Môđun này phải thảo luận về các quyền lợi và trách nhiệm của người lao động dưới nội dung của các quy định hiện hành quốc gia.
6.5.1Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp - Trách nhiệm chính của người điều hành thu gom CTNH HGĐ đối với các chủ thầu.
6.5.2Các điều khoản áp dụng theo các quy định quốc gia
6.5.2.1Quy định về cảnh báo mối nguy hiểm
6.5.2.2Thiết lập mức liều lượng trên người lao động và hồ sơ y tế, và
6.5.2.3Nhật ký bệnh tật.
6.5.3Quyền lợi của người lao động
6.5.3.1Đại diện của người lao động trong quá trình thanh tra;
6.5.3.2Hồ sơ khiếu nại;
6.5.3.3Thời gian thảo luận cho phép đối với việc giảm thiểu các mối nguy được trích dẫn
6.5.3.4Từ chối công việc không an toàn.
6.6 Nơi làm việc an toàn - Môđun này phải thảo luận các quy trình an toàn tại nơi làm việc, các quy trình thực hành, và các biên bản đã được thiết lập về hoạt động an toàn thu gom CTNH HGĐ.
6.6.1Sẵn sàng ứng phó và phòng ngừa;
6.6.2Các quy trình thực hành an toàn;
6.6.3Các cuộc họp và giao ban về an toàn;
6.6.4Các quy trình thao tác tiêu chuẩn;
6.6.5 Các bản đồ an toàn nơi làm việc;
6.6.6Ban an toàn; và
6.6.7Báo cáo các mối nguy quan sát được, các điều kiện không an toàn, hoặc các quy trình thực hành công việc không an toàn.
6.7 Cấp cứu- Môđun này phải thảo luận về kế hoạch ứng phó khẩn cấp đã được thiết lập của thu gom CTNH HGĐ, kế hoạch dự phòng, có thể yêu cầu cùng phối hợp với các cơ quan địa phương, nhà nước khác. Từng người lao động phải được đào tạo và giới thiệu vai trò/trách nhiệm của họ trong trường hợp cấp cứu. Môđun này cũng phải đề cập đến các thiết bị ứng phó khẩn cấp theo yêu cầu được đặt tại nơi thu gom CTNH HGĐ, kèm theo là giới thiệu/đào tạo về cách sử dụng các thiết bị cứu thương mà có thể mỗi người người lao động có thể được yêu cầu sử dụng. Cuối cùng thì môđun này phải đề cập đến sự tiếp tục theo dõi điều tra, phê bình, báo cáo, hoặc lập thành hồ sơ theo yêu cầu sau các lần cấp cứu, các sự cố tràn, hoặc xả thải.
6.7.1Thiết bị cấp cứu;
6.7.2Kế hoạch ứng phó khẩn cấp;
6.7.3Kế hoạch dự phòng;
6.7.4Xả thải;
6.7.5Phản ứng ban đầu;
6.7.6 Trợ giúp khẩn cấp và tự giải cứu;
6.7.7Khử trùng khẩn cấp;
6.7.8Tiếp tục điều tra nghiên cứu và lập thành hồ sơ, và
6.7.9Sử dụng bình chữa cháy.
6.8 Các quy trình thao tác tiêu chuẩn - Môđun này thảo luận về các quy trình thao tác tiêu chuẩn được thiết lập để làm việc/hoạt động thu gom CTNH HGĐ. Mỗi người lao động phải được giới thiệu về các thực hành an toàn lao động cho từng công việc/nhiệm vụ mà họ phải thực hiện.
6.8.1Tiếp nhận chất thải;
6.8.2Chấp nhận;
6.8.3Đổ chất thải và chứa các thùng chứa mở và bị rò rỉ;
6.8.4Ecgonomi;
6.8.5Phân loại và nhận dạng chất thải;
6.8.6Kiểm tra kịp thời và xác định các vấn đề chưa biết;
6.8.7Tách riêng các hóa chất không tương thích;
6.8.8Xử lý;
6.8.9Chất tải; và
6.8.10Đóng gói;
6.8.11Chuẩn bị để vận chuyển
6.8.11.1Liệt kê hàng hóa;
6.8.11.2Phân chia cấp nguy hiểm;
6.8.11.3Mô tả cách thức vận chuyển;
6.8.11.4Các thông tin phản ứng khẩn cấp;
6.8.11.5Đánh dấu các yêu cầu;
6.8.11.6 Ghi nhãn các yêu cầu;
6.8.11.7Thực hiện bao gói theo định hướng;
6.8.11.8Dán nhãn cảnh báo;
6.8.11.9Tách riêng trong quá trình vận chuyển;
6.8.12Thực hành chất tải an toàn;
6.8.13Bảoquản;
6.8.14Các quy trình xử lý khác tại chỗ;
6.8.15Sử dụng thiết bị và đóng/mở, và
6.8.16Các quy trình khử độc.
6.9 Kiểm soát sự phơi nhiễm - Môđun này phải thảo luận về việc sử dụng các phương pháp kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc tất cả các vấn đề nêu trên, để kiểm soát sự phơi nhiễm độc hại đối với các người lao động và/hoặc cộng đồng nói chung. Các phương pháp kiểm soát kỹ thuật phải được thảo luận là phương pháp ưa dùng, sau đó là kiểm soát hành chính và phương tiện bảo vệ cá nhân là các lựa chọn thứ hai và thứ ba để kiểm soát sự phơi nhiễm.
6.9.1Kiểm soát kỹ thuật:
6.9.1.1Thông gió;
6.9.1.2 Sửdụng các rào chắn;
6.9.1.3Quá trình cô lập (khu vực ăn uống hoặc khu tập trung đông đúc);
6.9.1.4Thay thế bằng hóa chất ít độc hại (Các hoạt động bảo dưỡng); và
6.9.1.5 Thiết bị xử lý cơ giới.
6.9.2Kiểm soát hành chính:
6.9.2.1Giảm thiểu thời gian tiếp xúc của người lao động;
6.9.2.2Luân phiên người lao động; và
6.9.2.3Luân phiên giờ làm việc.
6.9.3Phương tiện bảo vệ cá nhân.
6.10 Phương tiện bảo vệ cá nhân - Môđun này phải thảo luận về chương trình phương tiện bảo vệ cá nhân được chương trình thu gom CTNH HGĐ thiết lập và các loại phương tiện bảo vệ cá nhân mà từng người lao động phải sử dụng.
6.10.1Chương trình phương tiện bảo vệ cá nhân:
6.10.1.1Bảo vệ chung;
6.10.1.2Sử dụng và các hạn chế;
6.10.1.3Thanh kiểm tra, làm sạch, bảo dưỡng, bảo quản, và vệ sinh.
6.10.1.4Phương tiện bảo vệ cá nhân bắt buộc cho từng nhiệm vụ;
6.10.1.5Phương tiện bảo vệ cá nhân bắt buộc trong các khu vực chỉ định;
6.10.1.6Các mối nguy tiềm ẩn do mặc phương tiện bảo vệ cá nhân;
6.10.1.7Phương tiện bảo vệ cá nhân của các quy trình thao tác tiêu chuẩn;
6.10.1.8Ghi nhãn/nhận dạng bắt buộc của phương tiện bảo vệ cá nhân;
6.10.1.9Mặc và cởi bỏ; và
6.10.1.10Kế hoạch để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình phương tiện bảo vệ cá nhân.
6.10.2Loại phương tiện bảo vệ cá nhân:
6.10.2.1Bảo vệ đầu;
6.10.2.2Bảovệmắt và mặt;
6.10.2.3Bảo vệthính giác;
6.10.2.4Bảovệbàn tay và cánh tay;
6.10.2.5Bảovệ chân;
6.10.2.6Bảo vệthân người;
6.10.2.7Bảovệcơ quan hô hấp.
6.11 Chương trình y tế - Môđun này phải thảo luận về chương trình giám sát y tế mà người điều hành thu gom CTNH HGĐ đang thực hiện để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt của người người lao động và tìm hiểu rõ về hiệu quả của các phương pháp kiểm soát. Môđun này cũng phải thảo luận về các phương tiện sơ cứu ban đầu có sẵn tại nơi thu gom CTNH HGĐ cùng với chương trình đào tạo sơ cứu ban đầu bắt buộc/hồi sức tim phổi đối với các người lao động được chỉ định. Trong trường hợp bị thương/cấp cứu, môđun này phải được thảo luận trách nhiệm của từng người lao động.
6.11.1Thiết kế, lập kế hoạch, và áp dụng chương trình giám sát y tế;
6.11.2Chứng chỉ sử dụng máy hô hấp;
6.11.3Kiểm tra máy đo thính lực;
6.11.4Sơ cứu ban đầu;
6.11.5Nhận biết sự căng thẳng;
6.11.6Sơ cứu ban đầu khi bị tiếp xúc hóa chất;
6.11.7Hồi sức tim phổi; và
6.11.8Huấn luyện cấp cứu.
6.12 Các vấn đề luật định và pháp lý - Môđun này thảo luận về các luật môi trường và nghề nghiệp, các quy định và các cơ quan áp dụng đối với các hoạt động của thu gom CTNH HGĐ (ví dụ: Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư quy định về quản lý chất thải nguy hại, Luật lao động, các quy định quốc gia và địa phương, các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy v.v...).
6.13 Vệ sinh và các điều kiện vệ sinh - Môđun này thảo luận về các tiêu chuẩn thực hành vệ sinh và các điều kiện vệ sinh để giảm thiểu sự hít vào, sự ăn uống, hoặc hấp thụ các chất độc hại, phòng ngừa hỏa hoạn, và giảm thiểu các thương tích do bị trượt, hụt, và ngã.
6.13.1Công việc dọn dẹp vệ sinh nói chung;
6.13.2Tiêu thụ và bảo quản đồ ăn, uống;
6.13.3Phòng thay đồ;
6.13.4 Thiết bị nhà tắm;
6.13.5Nước uống mang theo, và
6.13.6Các thiết bị vệ sinh.
6.14 Các tài liệu tham khảo - Môđun này thảo luận về các tài liệu tham khảo có sẵn về thu gom CTNH HGĐ cho người lao động và người điều hành sử dụng.
(tham khảo)
Một số quy định về hoạt động thu gom CTNH HGĐ của Mỹ
A.1 Quy định của Cục quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA)
Dưới đây là danh mục các phần của Quy định OSHA tại 29 CFR có thể áp dụng cho thu gom CTNH HGĐ. Khả năng áp dụng các quy định này là tùy thuộc vào (các) hoạt động hoặc (các) quy trình dành riêng cho từng hoạt động riêng lẻ của thu gom CTNH HGĐ. Trong các tiểu Bang mà được ủy quyền chương trình OSHA quốc gia, thì người điều hành thu gom CTNH HGĐ có thể tham khảo các quy định hiện hành tương đương của quốc gia.
Quy định OSHA (29 CFR) | Đối tượng |
1903.2 | Thông báo: Có sẵn Pháp lệnh, các quy chuẩn và |
1904.1-1904.16 | Lưu hồ sơ và báo cáo các chấn thương và bệnh tật nghề nghiệp |
1910.21-1910.30 | Các bề mặt nơi đi bộ và làm việc |
1910.35-1910.37 | Phương tiện đi lại |
1910.38 | Kế hoạch cấp cứu người lao động và kế hoạch phòng cháy |
1910.66-1910.68 | Sàn máy; xe nâng người và công việc trên xe cộ |
1910.94 | Thông gió |
1910.95 | Ngưỡng tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp |
1910.97 | Bức xạ không ion hóa |
1910.101 | Khí nén |
1910.106 | Các chất lỏng dễ cháy và cháy |
1910.120 | Các hoạt động liên quan chất thải nguy hại và các ứng phó khẩn cấp |
1910.132-1910.139 | Phương tiện bảo vệ cá nhân |
1910.141 | Thiết bị vệ sinh |
1910.144 | Mã màu an toàn để đánh dấu các mối nguy có tính vật lý |
1910.145 | Các tiêu chuẩn kỹ thuật về các ký hiệu và dấu hiệu phòng ngừa tai nạn |
1910.146-1910.147 | Các khu vực hạn chế |
1910.151 | Các dịch vụ y tế và sơ cứu ban đầu |
1910.157 | Bình cứu hỏa cầm tay |
1910.158 | Cột lấy nước và các hệ thống ống mềm |
1910.159-1910.163 | Thiết bị chữa cháy cố định |
1910.164 | Các hệ thống phát hiện cháy |
1910.165 | Các hệ thống báo động cho người lao động |
1910.169 | Khí nén và thiết bị không khí nén |
1910.176 | Xử lý vật liệu - Quy định chung |
1910.178 | Xe tải công nghiệp chạy bằng điện |
1910.211-1910.212 | Thiết bị máy móc và che chắn bảo vệ máy |
1910.241-1910.244 | Dụng cụ cầm tay và dụng cụ điện cầm tay và các dụng cụ cầm tay khác |
1910.303 | An toàn điện - Các yêu cầu chung |
1910.304 | Điện - Thiết kế hệ thống đường dây và bảo vệ |
1910.305 | Điện - Phương pháp đi dây, các bộ phận và thiết bị hỗ trợ |
1910.306 | Điện - Thiết bị có mục đích riêng đặc biệt và các phương pháp lắp đặt |
1910.307 | Điện - Các vị trí nguy hiểm |
1910.1000 | Các chất ô nhiễm không khí |
1910.1001 | Amiăng |
1910.1003-1910.1016 | 13 chất gây ung thư |
1910.1017 | Vinyl clorua. CH2:CHCI |
1910.1018 | Asen vô cơ |
1910.1020 | Tiếp cận với người lao động và các hồ sơ y tế |
1910.1025 | Chì |
1910.1027 | Cadimi |
1910.1028 | Benzen |
1910.1030 | Các tác nhân gây bệnh đường máu |
1910.1044 | 1,2- Dibrom-3-cloruapropan |
1910.1045 | Acrylonitrile |
1910.1047 | Oxit etylen |
1910.1048 | Formandehid |
1910.1050 | Metylenedialine |
1910.1051 | 1,3-Butadin |
1910.1052 | Clorua metylen |
1910.1096 | Bức xạ ion hóa |
1910.1200 | Truyền thông về mối nguy hiểm |
1910.1450 | Tiếp xúc nghề nghiệp với các hóa chất độc hại trong các phòng thử nghiệm |
A.2 Quy định của Bộ Giao thông Vận tải (DOT)
Dưới đây là danh mục các phần của Quy định của DOT tại 49 CFR có thể áp dụng cho thu gom CTNH HGĐ. Khả năng áp dụng các quy định này là tùy thuộc vào (các) hoạt động hoặc (các) quy trình dành riêng cho từng hoạt động riêng lẻ của thu gom CTNH HGĐ. Người điều hành thu gomCTNH HGĐ có thể tham khảo các quy định về giao thông vận tải bổ sung của địa phương hoặc quốc gia.
Quy định DOT (49 CFR) | Đối tượng |
Phần 172, khoản H | Đào tạo |
172.704 | Các yêu cầu về đào tạo |
Phần 177, khoản A | Các thông tin chung và các quy định |
177.800 | Trách nhiệm tuân thủ và đào tạo |
177.816 | Đào tạo lái xe |
A.3 Quy định của Cơ quan bảo vệ Môi trường (USEPA) về miễn trừ đối với chất thải nguy hại hộ gia đình (CTNH HGĐ) và lượng nhỏ chất thải của nguồn phát sinh được miễn trừ có điều kiện (CESQC)
A.3.1CTNH HGĐ - Chất thải hộ gia đình được miễn trừ khỏi phạm vi mục đích của quy định 40 CFR, Chương I (các phần 260-265) nếu cơ sở phục hồi tài nguyên nằm trong diện ngoại lệ của 40CFR 261.4(b)(1).
A.3.2CESQC - Nguồn phát sinh là CESQC nếu nguồn phát sinh đó đáp ứng các yêu cầu nêu tại 40 CFR 261.5.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.