Industrial automation systems and integration - Open technical dictionariesandtheir application to master data - Part 30: Identification guide representation
Lời nói đầu
TCVN 10566-30:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 22745-30:2009.
TCVN 10566-30:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn:
- TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản;
- TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng;
- TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển;
- TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ;
- TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ;
- TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển;
- TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở;
- TCVN 10566-30:2014 (ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Thể hiện hướng dẫn định danh;
- TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng;
- TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Thể hiện dữ liệu cái;
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 30: THỂ HIỆN HƯỚNG DẪN ĐỊNH DANH
Industrial automation systems and integration - Open technical dictionariesandtheir application to master data - Part 30: Identification guide representation
Tiêu chuẩn này quy định một mô hình thông tin khái niệm đối với các hướng dẫn định danh và datatype (kiểu dữ liệu) cần thiết để hỗ trợ các hướng dẫn định danh. Tiêu chuẩn này cũng quy định một cấu trúc trao đổi ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) đối với các hướng dẫn định danh. Mô hình khái niệm trong ngôn ngữ lập mô hình thống nhất (UML). Định dạng tệp vật lý được dựa trên cơ sở ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML).
Điều sau đây trong phạm vi của tiêu chuẩn này:
● mô hình khái niệm đối với các hướng dẫn định danh;
● định dạng trao đổi đối với các hướng dẫn định danh.
Điều sau đây ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này:
● mô hình khái niệm và định dạng trao đổi đối với các OTD;
CHÚ THÍCH 1 Xem TCVN 10566-10 đối với mô hình khái niệm và định dạng trao đổi đối với các OTD.
● mô hình khái niệm và định dạng trao đổi đối với các danh mục phân loại.
CHÚ THÍCH 2 Xem TCVN 10566-40 đối với mô hình khái niệm và định dạng trao đổi đối với các danh mục phân loại.
Mô hình khái niệm và định dạng trao đổi được quy định cho các hướng dẫn định danh bởi tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng bởi mọi tiêu chuẩn để mô tả các sản phẩm và dịch vụ bằng phương tiện các bản thể luận về các lớp và đặc tính. Việc sử dụng của việc lập mô hình tài nguyên được đưa ra bởi các mô hình này đảm bảo các bên nhận dữ liệu để quy định với độ chính xác cao hơn loại thông tin họ yêu cầu đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tìm kiếm.
VÍ DỤ ISO 13584, IEC 61360, ISO 15926 và ISO 13399 mô tả các sản phẩm và dịch vụ bằng phương tiện bản thể luận về các lớp và đặc tính.
TCVN 10566-2 (ISO 22745-2), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 2: Từ vựng.
ISO/TS 29002-5, Industrial automation systems and integration - Exchange of characteristic data - Part 5: Identification scheme (Hệ thống tự động hóa ngành công nghiệp và tích hợp - Trao đổi dữ liệu đặc trưng - Phần 5: Lược đồ định danh).
ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1) - Part 1: Specification of basic notation (Công nghệ thông tin - Ký pháp cú pháp trừu tượng Một (ASN.1) - Phần 1: Đặc tả ký pháp cơ sở).
ISO/IEC 9945-2, Information technology - Portable Operating System Interface (POSIX) - Part 2: System Interfaces (Công nghệ thông tin - Giao diện hệ điều hành di động (POSIX) - Phần 2: Giao diện hệ thống).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10566-2.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ viết tắt sau đây:
DTD | Định nghĩa kiểu tài liệu (document type definition) |
IRDI | Định danh dữ liệu đăng ký quốc tế (international registration data identifier) |
OTD | Từ điển kỹ thuật mở (Open Technical Dictionary) |
UML | Ngôn ngữ lập mô hình thống nhất (Unified Modeling Language) |
URN | Tên tài nguyên đồng nhất (uniform resource name) |
XML | Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language) |
5. Giả định và các khái niệm cơ bản
Mỗi identification_guide (hướng dẫn định danh) quy định một tập các quy tắc để mô tả các mục thuộc vào một lớp nào đó, có sử dụng các tham chiếu tới các khái niệm được xác định trong một từ điển dữ liệu, để đáp ứng các yêu cầu dữ liệu của một người nhận dữ liệu nào đó.
CHÚ THÍCH 1 Từ điển dữ liệu được tham chiếu có thể là một OTD, một thư viện các phần ISO 13584, một thư viện dữ liệu tham chiếu ISO 15926 hoặc mọi từ điển dữ liệu để mô tả các sản phẩm và dịch vụ bằng phương tiện bản thể luận về các lớp và đặc tính, được đưa ra để từ điển dữ liệu gán một IRDI cho mỗi lớp và đặc tính.
Hầu hết các bên nhận dữ liệu yêu cầu các mục mô tả dữ liệu thuộc vào nhiều lớp. Một nhóm hướng dẫn định danh là một bộ sưu tập về các hướng dẫn định danh cùng với mô tả các yêu cầu của bên nhận dữ liệu đối với mô tả các mục thuộc vào nhiều lớp.
Đối với các mục đích của tiêu chuẩn này, một bên nhận dữ liệu có thể là một tổ chức hoặc một nhóm các tổ chức có các yêu cầu dữ liệu tương tự. Một nhóm hướng dẫn định danh được quản lý bởi một tổ chức nào đó có thể là bên nhận dữ liệu hoặc một vài tổ chức khác đại diện cho bên nhận dữ liệu.
VÍ DỤ Ủy ban liên minh NATO 135 công bố một tập các hướng dẫn định danh Mục (Item) mô tả định dạng và các yêu cầu dữ liệu đối với việc trao đối dữ liệu danh mục phân loại cho xấp xỉ 37,000 "tên mục được phê chuẩn" (các AIN). Mỗi AIN chỉ rõ một mục về nguồn cung cấp. Trong tiêu chuẩn này, các yêu cầu dữ liệu cho mỗi AIN được mô tả bởi một đối tượng identification_guide (hướng dẫn định danh), và tập đầy đủ các IIG của NATO, thể hiện các yêu cầu dữ liệu đối với tất cả các AIN, được coi là một nhóm hướng dẫn định danh.
CHÚ THÍCH 2 Tiêu chuẩn này không gồm một mô hình dữ liệu hoặc định dạng trao đổi cho các nhóm hướng dẫn định danh.
6. Mô hình hướng dẫn định danh
6.1. Phần chính
6.1.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với mô hình con mức đỉnh hướng dẫn định danh được đưa ra trong Hình 1.
6.1.2. identification_guide (hướng dẫn định danh)
Một identification_guide (hướng dẫn định danh) là một đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu cho một danh mục phân loại để đáp ứng các nhu cầu của một bên nhận dữ liệu.
Các định nghĩa thuộc tính:
identification_guide_ID (ID hướng dẫn định danh): | định danh toàn cầu rõ rang đối với identification_guide (hướng dẫn định danh). |
is_strict (hạn chế): | Có hay không một danh mục phân loại mà phù hợp với identification_guide (hướng dẫn định danh) này chỉ cần gồm thông tin được gọi một cách rõ ràng trong identification_guide (hướng dẫn định danh). |
item_specification (đặc tả hạng mục): | prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định định dạng và các yêu cầu dữ liệu để mô tả một lớp nào đó của các hạng mục để đáp ứng các nhu cầu của một bên nhận dữ liệu. |
manager_reference_string (chuỗi tham chiếu người quản lý): | Văn bản để người quản lý của identification_guide (hướng dẫn định danh) dùng để đề cập tới identification_guide (hướng dẫn định danh). |
title (tiêu đề): | tên được dùng bởi người đề cập tới identification_guide (hướng dẫn định danh). |
used_concept (khái niệm được sử dụng): | Sử dụng khái niệm để quy định thuật ngữ ưu tiên đối với identification_guide (hướng dẫn định danh). |
Các xác nhận:
Mỗi identification_guide (hướng dẫn định danh) có các yêu cầu dữ liệu được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_item (hạng mục được quy định). Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định các yêu cầu dữ liệu đối với không hoặc một identification_guide (hướng dẫn định danh).
Mỗi identification_guide (hướng dẫn định danh) có thuật ngữ ưu tiên được quy định bởi không, một hoặc nhiều các đối tượng sử dụng khái niệm. Mỗi sử dụng khái niệm quy định thuật ngữ ưu tiên cho đúng một identification_guide (hướng dẫn định danh).
6.1.3. prescribed_item (hạng mục được quy định)
prescribed_item (hạng mục được quy định) là một đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu để mô tả một lớp nào đó của các hạng mục trong một danh mục phân loại.
Các định nghĩa thuộc tính:
annotation (chú giải): | implementation_note (chú thích thực thi) để đưa ra hướng dẫn có thể đọc về cách thể hiện các hạng mục thuộc vào lớp. |
class (lớp): | lớp của các hạng mục mà định dạng của nó và các yêu cầu dữ liệu đang được quy định. |
constraint (ràng buộc): | điều kiện cần duy trì giữa các đặc tính. CHÚ THÍCH 1 Một ràng buộc có thể được thể hiện như mọi phần tử XML. Biểu diễn cụ thể của các ràng buộc nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. VÍ DỤ 1 Một hạng mục có hình dạng tròn và các đặc tính bán kính và đường kính, quy luật: Đường kính = 2 * bán kính có thể được thể hiện như một ràng buộc. VÍ DỤ 2 Một hạng mục có hình dạng chữ nhật và có các đặc tính chiều rộng và chiều dài, quy luật: Chiều rộng ≤ chiều dài có thể được thể hiện như một ràng buộc. VÍ DỤ 3 Một hạng mục có một hình dạng tròng hoặc chữ nhật và có các đặc tính đường kính, chiều rộng và chiều dài, quy luật: Hoặc đặc tính đường kính có mặt hoặc các đặc tính chiều rộng và chiều dài có mặt. có thể được thể hiện như một ràng buộc. |
must_be_dependent (cần phụ thuộc): | Có hay không một hạng mục theoprescribed_item (hạng mục được quy định) này cần tồn tại phụ thuộc vào hạng mục khác. CHÚ THÍCH 2 Trong TCVN 10566-40 mô hình dữ liệu, một hạng mục được quy định là phụ thuộc tồn tại bởi việc thiết lập thuộc tính is_dependent (phụ thuộc) của nó là true (đúng). CHÚ THÍCH 3 Một hạng mục phụ thuộc tồn tại đôi khi được coi là như "con" của hạng mục mà nó phụ thuộc. VÍ DỤ 4 Phần đầu của một bu-lông đầu-lục giác có thể được thể hiện như một hạng mục phụ thuộc tồn tại. “Cha” là một bu-lông tổng thể. |
prescribed_item_ID (ID hạng mục được quy định): | định danh toàn cầu rõ ràng đối với prescribed_item (hạng mục được quy định). |
Property (đặc tính): | prescribed_property (đặc tính được quy định) quy định định dạng và các yêu cầu dữ liệu đối với mô tả một đặc tính nào đó của một hạng mục thuộc vào lớp. |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định các yêu cầu dữ liệu đối với không hoặc một identification_guide (hướng dẫn định danh). Mỗi identification_guide (hướng dẫn định danh) có các yêu cầu dữ liệu được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_item (hạng mục được quy định).
Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định các hạng mục có thể được tham chiếu bởi các giá trị được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục). Mỗi item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục) quy định các giá trị để tham chiếu các hạng mục được quy định bởi đúng một prescribed_item (hạng mục được quy định).
Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) được chú giải bởi không, một hoặc nhiều đối tượng implementation_note (chú thích thực thi) (chú thích thực thi). Mỗi chú giải implementation_note (chú thích thực thi) không hoặc một prescribed_item (hạng mục được quy định).
Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định việc biểu diễn của các hạng mục thuộc vào đúng một lớp (lớp). Mỗi class (lớp) có việc biểu diễn hạng mục được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_item (hạng mục được quy định).
Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) có đặc tính được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_property (đặc tính được quy định). Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) quy định một đặc tính đối với không hoặc một prescribed_item (hạng mục được quy định).
6.1.4. prescribed_property (đặc tính được quy định)
Một prescribed_property (đặc tính được quy định) là một đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu đối với mô tả một đặc tính của một hạng mục.
Các định nghĩa thuộc tính:
annotation (chú giải): | implementation_note (chú thích thực thi) đưa ra hướng dẫn có thể đọc về cách thể hiện đặc tính đó. |
combination_allowed (kết hợp cho phép): | có hay không một kết hợp của các giá trị có thể được dùng như giá trị đặc tính đó. |
datatype (kiểu dữ liệu): | kiểu dữ liệu cho phép đối với thành phần giá trị của một cặp giá trị đặc tính được quy định bởi prescribed_property (đặc tính được quy định). CHÚ THÍCH Khi không quy định kiểu dữ liệu nào, kiểu dữ liệu mặc định cho kiểu dữ liệu được quy định cho đặc tính đó trong từ điển. Nếu không kiểu dữ liệu nào được quy định cho đặc tính đó trong từ điển, thì kiểu dữ liệu mặc định là string_type (kiểu chuỗi). |
environment (môi trường): | Đặc tả về một nhóm các điều kiện liên quan để thay đổi ý nghĩa một giá trị đặc tính phù hợp với prescribed_property (đặc tính được quy định). VÍ DỤ Thành viên của trong lớp của vòng bi lực đẩy dạng cầu có một mức tải tại một tốc độ quay nào đó dựa trên cơ sở một tuổi thọ trung bình nào đó. Ví dụ, vòng bi lực đẩy dạng cầu với số hiệu tham chiếu "SAO 8" có một mức tải là 60 lbs tại 100 rpm, dựa trên cơ sở tuổi thọ trung bình là 2500. prescribed_property (đặc tính được quy định) tham chiếu đặc tính “công suất lực đẩy”. Môi trường bao gồm hai đối tượng prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định): (phần tử điều kiện được quy định) một đối với tốc độ quay và một đối với tuổi thọ trung bình. |
is_differentiating (được phân biệt): | có hay không hai các hạng mục thuộc vào lớp được tham chiếu bởi prescribed_item (hạng mục được quy định) cha nhất thiết phải phân biệt nếu chúng có các giá trị khác nhau đối với đặc tính. |
is_requyred (được yêu cầu): | có hay không một giá trị đối với đặc tính cần có mặt trong mọi lớp hoặc tính năng tuân theo prescribed_item (hạng mục được quy định) cha. |
multiple_instances_allowed (cho phép nhiều trường hợp): | có hay không nhiều giá trị đối với đặc tính có thể có mặt trong một lớp hoặc tính năng tuân theo prescribed_item (hạng mục được quy định) cha. |
one_of_allowed (một trong các trường hợp được cho phép): | có hay không một giá trị của đặc tính có thể gồm một phần tử one_of (một trong). |
prescribed_property_ID (ID đặc tính được quy định): | Định danh toàn cầu rõ ràng đối với prescribed_property (đặc tính được quy định). |
property (đặc tính): | đặc tính đó đối với prescribed_property (đặc tính được quy định) quy định việc sử dụng. |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) quy định một đặc tính đối với không hoặc một prescribed_item (hạng mục được quy định). Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) có đặc tính được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_property (đặc tính được quy định).
Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) có khi kiểu dữ liệu của nó không hoặc một datatype (kiểu dữ liệu). Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu dữ liệu đối với không hoặc một prescribed_property (đặc tính được quy định).
Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) được chú giải bởi không, một hoặc nhiều đối tượng implementation_note (chú thích thực thi) (chú thích thực thi). Mỗi chú giải implementation_note (chú thích thực thi) có không hoặc một prescribed_property (đặc tính được quy định).
Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) có các điều kiện về đo lường được quy định không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định). Mỗi prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) quy định các điều kiện về đo lường cho đúng một prescribed_property (đặc tính được quy định).
Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) quy định việc sử dụng của đúng một property (đặc tính). Mỗi property (đặc tính) được quy định đã sử dụng bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_property (đặc tính được quy định).
6.1.5. prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định)
Một prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) là một đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu cho một tập các điều kiện sửa đổi ý nghĩa của một giá trị đặc tính.
Các định nghĩa thuộc tính:
condition_element (phần tử điều kiện): | đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu cho một cặp giá trị đặc tính để mô tả một điều kiện. |
is_requyred (được yêu cầu): | có hay không điều kiện cần được chứa trong mọi trường hợp của đặc tính mà định dạng của nó và các yêu cầu dữ liệu được quy định bởi việc bao gồm prescribed_property (đặc tính được quy định). |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) có điều kiện được quy định bởi một hoặc nhiều đối tượng prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định). Mỗi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) quy định một điều kiện cho đúng một prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định).
Mỗi prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) quy định các điều kiện về đo lường cho đúng một prescribed_property (đặc tính được quy định). Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) có các điều kiện về đo lường được quy định không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định).
6.1.6. prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định)
Một prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) là một đặc tả về các yêu cầu dữ liệu và định dạng đối với một cặp giá trị đặc tính sửa đổi ý nghĩa của cặp giá trị đặc tính được quy định bởi một prescribed_property (đặc tính được quy định).
Các định nghĩa thuộc tính:
datatype (kiểu dữ liệu): | kiểu dữ liệu cho phép đối với thành phần giá trị của một cặp giá trị đặc tính được quy định bởi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định). CHÚ THÍCH Khi không quy định kiểu dữ liệu nào, kiểu dữ liệu mặc định cho kiểu dữ liệu được quy định cho đặc tính đó trong từ điển, nếu không kiểu dữ liệu nào được quy định cho đặc tính đó trong từ điển, thì kiểu dữ liệu mặc định cho string_type (kiểu chuỗi). |
is_requyred (được có yêu cầu): | hay không một cặp giá trị đặc tính được quy định bởi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) cần có mặt trong mọi môi trường dữ liệu tương ứng với prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định). |
property (đặc tính): | đặc tính đó đối với prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) quy định việc sử dụng. |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) có kiểu dữ liệu của nó không hoặc một datatype (kiểu dữ liệu). Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu dữ liệu đối với không hoặc một prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định).
Mỗi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) quy định việc sử dụng của đúng một property. Mỗi đặc tính được quy định đã sử dụng bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định).
Mỗi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) quy định một điều kiện cho đúng một prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định). Mỗi prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) có điều kiện được quy định bởi một hoặc nhiều đối tượng prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định).
6.1.7. implementation_note (chú thích thực thi)
Một implementation_note (chú thích thực thi) là hướng dẫn không chính thức về cách mô tả một hạng mục hoặc đặc tính trong một danh mục phân loại.
Các định nghĩa thuộc tính:
content (nội dung): | văn bản của implementation_note (chú thích thực thi). CHÚ THÍCH Nội dung có thể được thể hiện như mọi nội dung XML được trộn. Một trường hợp đặc biệt của Nội dung XML được trộn là một chuỗi văn bản đơn giản. Biểu diễn cụ thể của nội dung nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. |
Các xác nhận:
Mỗi implementation_note (chú thích thực thi) chú giải không hoặc một prescribed_item (hạng mục được quy định). Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) được chú giải bởi không, một hoặc nhiều đối tượng implementation_note (chú thích thực thi).
Mỗi implementation_note (chú thích thực thi) chú giải không hoặc một prescribed_property (đặc tính được quy định). Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) được chú giải bởi không, một hoặc nhiều đối tượng implementation_note (chú thích thực thi).
6.2. Sử dụng khái niệm
6.2.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng sử dụng khái niệm được đưa ra trong Hình 2.
Hình 2 - Sơ đồ lớp UML đối với sử dụng khái niệm
6.2.2. concept_use (khái niệm sử dụng)
Concept_use (khái niệm sử dụng) là một tuyên bố hướng dẫn định danh thuật ngữ của người quản lý ưu tiên cho một khái niệm đã cho.
Các định nghĩa thuộc tính:
preferred_definition nghĩa được ưu tiên): | (định định nghĩa để người quản lý hướng dẫn định danh sử dụng đối với khái |
preferred_image (hình được ưu tiên): | ảnh hình ảnh để người quản lý hướng dẫn định danh sử dụng đối với khái niệm. |
preferred_term (thuật được ưu tiên): | ngữ thuật ngữ để người quản lý hướng dẫn định danh sử dụng đối với khái niệm. |
used_concept (khái được sử dụng): | niệm khái niệm đối với concept_use (khái niệm sử dụng) nêu rõ thuật ngữ ưu tiên. |
Các xác nhận:
Mỗi concept_use (khái niệm sử dụng) quy định một ưu tiên đối với không hoặc một thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ có một ưu tiên được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng concept_use (khái niệm sử dụng).
Mỗi concept_use (khái niệm sử dụng) quy định một ưu tiên đối với không hoặc một định nghĩa. Mỗi định nghĩa có một ưu tiên được quy định bởi không, một hoặc nhiều các đối tượng concept_use (khái niệm sử dụng).
Mỗi concept_use (khái niệm sử dụng) quy định một ưu tiên đối với không hoặc một hình ảnh. Mỗi hình ảnh có một ưu tiên được quy định bởi đúng một concept_use (khái niệm sử dụng).
Mỗi concept_use (khái niệm sử dụng) quy định thuật ngữ ưu tiên cho đúng một khái niệm. Mỗi khái niệm có thuật ngữ ưu tiên được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng concept_use (khái niệm sử dụng).
Mỗi concept_use (khái niệm sử dụng) quy định thuật ngữ ưu tiên cho đúng một identification_guide (hướng dẫn định danh). Mỗi identification_guide (hướng dẫn định danh) có thuật ngữ ưu tiên được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng concept_use (khái niệm sử dụng).
7. Mô hình Datatype (kiểu dữ liệu)
7.1. Phân cấp
Sự phân cấp của datatype (kiểu dữ liệu) được chỉ ra trong Hình 3.
Hình 3 - Sơ đồ lớp UML đối với phân cấp datatype (kiểu dữ liệu)
7.2. Gốc datatype (kiểu dữ liệu)
7.2.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng gốc datatype (kiểu dữ liệu) được đưa ra trong Hình 4.
Hình 4 - Sơ đồ lớp UML đối với gốc datatype (kiểu dữ liệu)
7.2.2. datatype (kiểu dữ liệu)
Một datatype (kiểu dữ liệu)là một tập các giá trị phân biệt, được đặc điểm hóa bởi các đặc tính của các giá trị đó, và bởi các thao tác trên các dữ liệu đó.
CHÚ THÍCH Bao gồm đơn vị đo.
Các định nghĩa thuộc tính:
thể hiện: biểu diễn để đưa ra chi tiết hơn về datatype (kiểu dữ liệu).
Các xác nhận:
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở của không hoặc một aggregate_type (kiểu khối tập hợp). Mỗi aggregate_type (kiểu khối tập hợp) có kiểu cơ sở đúng một datatype (kiểu dữ liệu).
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở cho không hoặc một choice_type (kiểu lựa chọn). Mỗi choice_type (kiểu lựa chọn) có kiểu cơ sở một hoặc nhiều đối tượng datatype (kiểu dữ liệu).
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) có chi tiết về việc biểu diễn được đưa ra bởi không hoặc một representation (cách thể hiện). Mỗi representation (cách thể hiện) đưa ra chi tiết về việc biểu diễn đối với không, một hoặc nhiều đối tượng datatype (kiểu dữ liệu).
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở của không hoặc một field_specification (đặc tả trường). Mỗi field_specification (đặc tả trường) có kiểu cơ sở đúng một datatype (kiểu dữ liệu).
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu dữ liệu đối với không hoặc một prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định). Mỗi prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) có kiểu dữ liệu của nó không hoặc một datatype (kiểu dữ liệu).
Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu dữ liệu đối với không hoặc một prescribed_property (đặc tính được quy định). Mỗi prescribed_property (đặc tính được quy định) có kiểu dữ liệu của nó không hoặc một datatype (kiểu dữ liệu).
7.3. Các kiểu số
7.3.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng các kiểu số được đưa ra trong Hình 5.
Hình 5 - Sơ đồ lớp UML đối với các kiểu số
7.3.2. numeric_type (kiểu số)
Một numeric_type (kiểu số) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó về khái niệm là các đại lượng trong hệ thống số toán học nào đó.
VÍ DỤ true (đúng), -45, 7/13, và 2.96 đều là thành phần của numeric_type (kiểu số). "màu xanh" không phải.
Các xác nhận:
Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở cho không hoặc một currency_type (kiểu tiền tệ). Mỗi currency_type (kiểu tiền tệ) có kiểu cơ sở đúng một numeric_type (kiểu số).
Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở đối với không hoặc một measure_type (kiểu đo). Mỗi measure_type (kiểu đo) có kiểu cơ sở của nókhông hoặc một numeric_type (kiểu số).
Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở đối với không hoặc một prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định). Mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) có kiểu cơ sở của nó không hoặc một numeric_type (kiểu số).
7.3.3. integer_type (kiểu số nguyên)
Một số nguyên_type (kiểu số nguyên) là một numeric_type (kiểu số) các thành phần của nó là các số nguyên theo toán học.
VÍ DỤ 7 và -452 là các thành phần của integer_type (kiểu số nguyên). 3.25 và 11/13 không phải.
Các định nghĩa thuộc tính:
Format (định dạng): | integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho phép đối với các giá trị của integer_type (kiểu số nguyên). |
Các xác nhận:
Mỗi integer_type (kiểu số nguyên) có định dạng được quy định bởi không hoặc một integer_format (định dạng số nguyên). Mỗi integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho đúng một integer_type (kiểu số nguyên).
7.3.4. integer_format (định dạng số nguyên)
Một integer_format (định dạng số nguyên) là một đặc tả về cách sắp xếp cho phép của các ký tự đối với thể hiện một số nguyên, phù hợp với lớp DecimalFormat của Java 5 SE API [11].
Các định nghĩa thuộc tính:
pattern (mẫu thức): | các ký hiệu đối với số nguyên, phù hợp với lớp DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) của Java 5 SE API [11]. CHÚ THÍCH 1 Việc biểu diễn của DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nó có thể được quy định trong một phiên bản sau của tiêu chuẩn này. |
symbols (ký hiệu): | các ký hiệu đối với số nguyên, phù hợp với lớp DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) của Java 5 SE API [11]. CHÚ THÍCH 2 Việc biểu diễn của DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nó có thể được quy định trong một phiên bản sau của tiêu chuẩn này. |
Các xác nhận:
Mỗi integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho đúng một integer_type (kiểu số nguyên). Mỗi integer_type (kiểu số nguyên) có định dạng được quy định bởi không hoặc một integer_format (định dạng số nguyên).
Mỗi integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho đúng một rational_type (kiểu số hữu tỷ). Mỗi rational_type (kiểu số hữu tỷ) có định dạng được quy định bởi không hoặc một integer_format (định dạng số nguyên).
7.3.5. rational_type (kiểu số hữu tỷ)
Một rational_type (kiểu số hữu tỷ) là một numeric_type (kiểu số) các thành phần của nó có thể được biểu diễn như một tỷ số của hai số nguyên.
Các định nghĩa thuộc tính:
Format (định dạng): | integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho phép đối với tử số và mẫu số của rational_type (kiểu số hữu tỷ). |
Các xác nhận:
Mỗi rational_type (kiểu số hữu tỷ) có định dạng được quy định bởi không hoặc một integer_format (định dạng số nguyên). Mỗi integer_format (định dạng số nguyên) quy định định dạng cho đúng một rational_type (kiểu số hữu tỷ).
7.3.6. real_type (kiểu số thực)
Một real_type (kiểu số thực) là một numeric_type (kiểu số) các thành phần của nó được tính toán xấp xỉ với các số thực trong toán học, được biểu diễn như các số dấu phẩy động.
Các định nghĩa thuộc tính:
Format (định dạng): | real_format (định dạng số thực) (định dạng số thực) quy định định dạng cho phép đối với các giá trị của real_type (kiểu số thực). |
Các xác nhận:
Mỗi real_type (kiểu số thực) có định dạng được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực). Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng cho đúng một real_type (kiểu số thực).
7.3.7. real_format (định dạng số thực)
Một real_format (định dạng số thực) là một đặc tả về cách sắp xếp cho phép của các ký tự đối với thể hiện một số thực, phù hợp với định dạng BigDecimal (số thập phân lớn) của Java 5 SE API [11].
Các định nghĩa thuộc tính:
pattern (mẫu thức): | mẩu thức để số thực cần phù hợp, theo cú pháp đối với đối số nguyên gốc của người lập đối với lớp DecimalFormat (định dạng thập phân) của Java 5 SE API [11]. |
symbols (ký hiệu): | các ký hiệu đối với số thực, phù hợp với lớp DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) của Java 5 SE API [11]. CHÚ THÍCH Việc biểu diễn của DecimalFormatSymbols (ký hiệu định dạng thập phân) không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nó có thể được quy định trong một phiên bản sau của tiêu chuẩn này. |
Các xác nhận:
Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng của phần thực cho đúng một complex_type (kiểu số phức). Mỗi complex_type (kiểu số phức) có định dạng của phần thực được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực).
Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng của phần ảo cho đúng một complex_type (kiểu số phức). Mỗi complex_type (kiểu số phức) có định dạng của phần ảo được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực).
Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng cho đúng một real_type (kiểu số thực). Mỗi real_type (kiểu số thực) có định dạng được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực).
7.3.8. complex_type (kiểu số phức)
Một complex_type (kiểu số phức) là một numeric_type (kiểu số) các thành phần của nó được tính toán xấp xỉ với các số phức trong toán học, dạng một + b·/trong đó/ là căn bậc hai của -1;a và b là số thuộc các tập số thực, được biểu diễn như các số dấu phẩy động.
CHÚ THÍCH 1 Xem TCVN 10566-40 đối với mô hình UML và định dạng trao đổi đối với các số phức.
CHÚ THÍCH 2 Các số thuộc kiểu số phức được thể hiện dưới dạng Đề-các. Tiêu chuẩn này không đưa ra đối với đặc tả về số kiểu số phức ở dạng cực.
Các định nghĩa thuộc tính:
imaginary_part_format (định dạng phần ảo): | real_format (định dạng số thực) quy định định dạng cho phép đối với các giá trị của phần ảo của complex_type (kiểu số phức). |
real_part_format (định dạng phần thực): | real_format (định dạng số thực) quy định định dạng cho phép đối với các giá trị của phần thực của complex_type (kiểu số phức). |
Các xác nhận:
Mỗi complex_type (kiểu số phức) có định dạng của phần thực được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực). Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng của phần thực cho đúng một complex_type (kiểu số phức).
Mỗi complex_type (kiểu số phức) có định dạng của phần ảo được quy định bởi không hoặc một real_format (định dạng số thực). Mỗi real_format (định dạng số thực) quy định định dạng của phần ảo cho đúng một complex_type (kiểu số phức).
7.4. Kiểu string (chuỗi) và Boolean (lô-gich)
7.4.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với boolean (lô-gich) và string (chuỗi) các vùng datatype (kiểu dữ liệu) được đưa ra trong Hình 6.
Hình 6 - Sơ đồ lớp UML đối với các kiểu dữ liệu boolean (lô-gich) và string (chuỗi)
7.4.2. boolean_type (kiểu lô-gich)
Một boolean_type (kiểu lô-gich) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là các giá trị true (đúng) và false (sai).
VÍ DỤ true (đúng) và false (sai) là các thành phần của boolean_type (kiểu lô-gich). 0 và 1 không phải là các thành phần thuộc của boolean_type (kiểu lô-gich).
7.4.3. string_type (kiểu chuỗi)
Một string_type (kiểu chuỗi) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là trình tự xác định của các ký tự và độc lập với ngôn ngữ.
CHÚ THÍCH Xem localized_text_type (kiểu văn bản được địa phương hóa) đối với các chuỗi phụ thuộc vào ngôn ngữ.
VÍ DỤ tên một nhãn hiệu hàng hóa.
Các định nghĩa thuộc tính:
Format (định dạng): string_format (định dạng chuỗi) quy định định dạng cho phép đối với các giá trị của string_type (kiểu chuỗi).
Các xác nhận:
Mỗi string_type (kiểu chuỗi) có định dạng được quy định bởi không hoặc một string_format (định dạng chuỗi). Mỗi string_format (định dạng chuỗi) quy định định dạng cho đúng một string_type (kiểu chuỗi).
7.4.4. string_format (định dạng chuỗi)
Một string_format (định dạng chuỗi) là một đặc tả về cách sắp xếp cho phép của các ký tự đối với thể hiện một chuỗi ký tự.
Các định nghĩa thuộc tính:
pattern (khuôn mẫu): | Khuôn mẫu mà chuỗi cần phù hợp, theo cú pháp biểu diễn chuẩn của ISO/IEC 9945-2. |
Các xác nhận:
Mỗi string_format (định dạng chuỗi) quy định định dạng cho đúng một string_type (kiểu chuỗi). Mỗi string_type (kiểu chuỗi) có định dạng được quy định bởi không hoặc một string_format (định dạng chuỗi).
7.4.5. localized_text_type (kiểu văn bản được địa phương hóa)
Một localized_text_type (kiểu văn bản được địa phương hóa) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó bao gồm ý nghĩa được truyền đạt như văn bản theo một hoặc nhiều ngôn ngữ.
VÍ DỤ Tập {["cuốn sách", tiếng Việt] , ["book", English], ["livre", French], ["buch", German], ["libro", Spanish]} là một thành phần của datatype (kiểu dữ liệu) localized_text_type (kiểu văn bản được địa phương hóa).
7.5. Các kiểu khoảng thời gian trong ngày
7.5.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng các kiểu khoảng thời gian trong ngày được đưa ra trong Hình 7.
Hình 7 - Sơ đồ lớp UML đối với các kiểu khoảng thời gian trong ngày
7.5.2. date_type (kiểu ngày tháng)
Một date_type (kiểu ngày tháng) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là các giá trị ngày-trong-tháng-trong-năm.
VÍ DỤ 2008-02-21 (Ngày 21 tháng 2 năm 2008) là một thành viên của data_type (kiểu dữ liệu) date_type (kiểu ngày tháng).
7.5.3. date_time_type (kiểu thời gian-ngày tháng)
Một date_time_type (kiểu thời gian-ngày tháng) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là thời gian trong ngày và các giá trị ngày-trong-tháng-trong-năm.
VÍ DỤ 2008-02-21T13:21:47 (Ngày 21 tháng 2 năm 2008, 1 giờ, 21 phút và 47 giây buổi chiều) là một thành viên của datatype (kiểu dữ liệu) date_time_type (kiểu thời gian-ngày tháng).
7.5.4. time_type (kiểu thời gian)
Một time_type (kiểu thời gian) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là các giá trị thời gian trong ngày.
VÍ DỤ 13:21:47 (1 giờ, 21 phút và 47 giây buổi chiều) là một thành viên của datatype (kiểu dữ liệu) time_type (kiểu thời gian).
7.5.5. year_month_type (kiểu năm tháng)
Một year_month_type (kiểu năm tháng) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó bao gồm các giá trị tháng trong năm.
VÍ DỤ 2008-01 và 2005-04 là các thành viên của datatype (kiểu dữ liệu) year_month_type (kiểu năm tháng).
7.5.6. year_type (kiểu năm)
Một year_type (kiểu năm) là một datatype (kiểu dữ liệu)các thành phần của nó bao gồm các giá trị năm.
VÍ DỤ 1964 và 2008 là các thành viên của datatype (kiểu dữ liệu) year_month_type (kiểu năm tháng).
7.6. Kiểu giá trị được kiểm soát
7.6.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng kiểu giá trị được kiểm soát được đưa ra trong Hình 8.
Hình 8 - Sơ đồ lớp UML đối với kiểu giá trị được kiểm soát
7.6.2. controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát)
Một controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát) là một datatype (kiểu dữ liệu)các thành phần của nó bao gồm các lựa chọn của các giá trị từ một danh sách các giá trị.
VÍ DỤ Một nhà sản xuất tạo ra một kiểu dáng áo sơ mi nào đó theo 5 màu: đỏ, xanh lá cây, xanh dương, đen, và nâu. Màu áo sơ mi được thể hiện bởi một controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát) với giá trị cho phép bằng {xxxx}.
Các định nghĩa thuộc tính:
allowable_value (giá trị cho phép): | tập các giá trị được phép đối với giá trị được kiểm soát. |
Các xác nhận:
Mỗi controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát) có giá trị cho phép là một hoặc nhiều đối tượng value_of_property (giá trị đặc tính). Mỗi value_of_property (giá trị đặc tính) là một giá trị cho phép đối với không, một hoặc nhiều đối tượng controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát).
7.7. Các kiểu đo lường
7.7.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng các kiểu đo lường được đưa ra trong Hình 9.
Hình 9 - Sơ đồ lớp UML đối với các kiểu đo lường
7.7.2. measure_type (kiểu đo)
Một measure_type (kiểu đo) is datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó bao gồm các hệ thống đo lường.
Các định nghĩa thuộc tính:
base_type (kiểu cơ sở): | đặc tả về phần số của mỗi thành viên của measure_type (kiểu đo). |
unit (đơn vị): | đặc tả về đơn vị đo đối với các giá trị thuộc vào measure_type (kiểu đo). |
Các xác nhận:
Mỗi measure_type (kiểu đo) có kiểu cơ sở của nó là không hoặc một numeric_type (kiểu số). Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở đối với không hoặc một measure_type (kiểu đo).
Mỗi measure_type (kiểu đo) một hoặc nhiều đối tượng prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định). Mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) đúng một measure_type (kiểu đo).
Các ràng buộc:
Hoặc measure_type (kiểu đo) phải có một base_type (kiểu cơ sở) hoặc mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) tương ứng với measure_type (kiểu đo) phải có một base_type (kiểu cơ sở).
7.7.3. prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định)
Một prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) là một đặc tả về các yêu cầu dữ liệu đối với việc sử dụng một đơn vị đo nào đó với các giá trị của một measure_type (kiểu đo).
Các định nghĩa thuộc tính:
base_type | (kiểu đặc tả về phần số của các thành viên của measure_type (kiểu đo) để có đơn vị đó. cơ sở): |
unit (đơn vị): | đơn vị đo mà các yêu cầu dữ liệu của nó đang được quy định bởi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định). |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) có đúng một measure_type (kiểu đo). Mỗi measure_type (kiểu đo) có một hoặc nhiều đối tượng prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định).
Mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) có kiểu cơ sở của nó không hoặc một numeric_type (kiểu số). Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở đối với không hoặc một prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định).
Mỗi prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo được quy định) quy định việc sử dụng của đúng một unit_of_measure (đơn vị đo). Mỗi unit_of_measure (đơn vị đo) có cách sử dụng của nó được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo) (đơn vị đo được quy định).
7.7.4. measure_range_type (kiểu dải đo)
Một measure_range_type (kiểu dải đo) là một measure_type (kiểu đo) các thành phần của nó bao gồm các dải đo lường.
VÍ DỤ "2.9 đến 3.1 mm" là một dải đo
7.7.5. measure_number_type (kiểu số đo)
Một measure_number_type (kiểu số đo) là một measure_type (kiểu đo) các thành phần của nó bao gồm các giá trị không hạn định hoặc các tập hợp của các giá trị được hạn định.
Các định nghĩa thuộc tính:
qualifier (hạn định): | đặc tả về hạn định để có thể được sử dụng với các thành viên của measure_number_type (kiểu số đo). |
unqualified_value_allowed (giá trị được hạn định cho phép): | có hay không các thành viên của measure_number_type (kiểu số đo) có thể bao gồm các giá trị không được hạn định. VÍ DỤ "2.0 mm" là một giá trị đo lường không được hạn định. "2.0 mm danh định" là một giá trị đo lường được hạn định. |
Các xác nhận:
Mỗi measure_number_type (kiểu số đo) có hạn định được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định). Mỗi prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) quy định hạn định cho đúng một measure_number_type (kiểu số đo).
7.7.6. prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định)
Một prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) là một đặc tả về các yêu cầu dữ liệu đối với việc sử dụng của một hạn định nào đó với các giá trị của một measure_number_type (kiểu số đo).
Các định nghĩa thuộc tính:
is_requyred (được yêu cầu): | có hay không mỗi thành viên của measure_number_type (kiểu số đo) cần gồm một giá trị với hạn định này. VÍ DỤ 1một lớp các bu-lông chữ U có một đặc tính "đường kính trong của móc". Bên nhận dữ liệu yêu cầu rằng một giá trị danh định được cho trước đối với đặc tính này. Một giá trị lớn nhất và hoặc nhỏ nhất có thể cũng được cho trước. Đối tượng prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) đối với hạn định “danh định” có is Requyred (được yêu cầu) = true (đúng). Các đối tượng prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) đối với các hạn định “nhỏ nhất” và “lớn nhất”có is Requyred (được yêu cầu) = false (sai). |
qualifier (hạn định): | hạn định mà các yêu cầu dữ liệu của nó được quy định bởi prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định). VÍ DỤ 2 "Danh định", "nhỏ nhất" và "lớn nhất" là các hạn định đo lường được sử dụng chung. |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) quy định hạn định cho đúng một measure_number_type (kiểu số đo). Mỗi measure_number_type (kiểu số đo) có hạn định được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định).
Mỗi prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) có hạn định của nó đúng một qualifier_of_measure (hạn định đo). Mỗi qualifier_of_measure (hạn định đo) là một hạn định cho không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định).
7.8. Kiểu tiền tệ
7.8.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng kiểu tiền tệ được đưa ra trong Hình 10.
Hình 10 - Sơ đồ lớp UML đối với kiểu tiền tệ
7.8.2. currency_type (kiểu tiền tệ)
Một currency_type (kiểu tiền tệ) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó gồm lượng tiền.
Các định nghĩa thuộc tính:
allowable_currency (tiền tệ cho phép): | đặc tả về tiền tệ có thể được sử dụng đối với các giá trị của currency_type (kiểu tiền tệ). |
base_type (kiểu cơ sở): | đặc tả về các yêu cầu đối với phần định lượng của các thành viên của currency_type (kiểu tiền tệ). |
Các xác nhận:
Mỗi currency_type (kiểu tiền tệ) có kiểu cơ sở đúng một numeric_type (kiểu số). Mỗi numeric_type (kiểu số) là kiểu cơ sở cho không hoặc một currency_type (kiểu tiền tệ).
Mỗi currency_type (kiểu tiền tệ) có tiền tệ được quy định bởi một hoặc nhiều đối tượng prescribed_currency (tiền tệ được quy định). Mỗi prescribed_currency (tiền tệ được quy định) quy định tiền tệ cho đúng một currency_type (kiểu tiền tệ).
7.8.3. prescribed_currency (tiền tệ được quy định)
Một prescribed_currency (tiền tệ được quy định) là một đặc tả về các yêu cầu dữ liệu đối với mô tả một tiền tệ nào đó.
CHÚ THÍCH ISO 4217 gồm một danh sách các mã tiền tệ.
Các định nghĩa thuộc tính:
currency (tiền tệ): | đặc tả về tiền tệ có thể được sử dụng đối với các giá trị của currency_type (kiểu tiền tệ). |
Các xác nhận:
Mỗi prescribed_currency (tiền tệ được quy định) quy định tiền tệ cho đúng một currency_type (kiểu tiền tệ). Mỗi currency_type (kiểu tiền tệ) có tiền tệ được quy định bởi một hoặc nhiều đối tượng prescribed_currency (tiền tệ được quy định).
Mỗi prescribed_currency (tiền tệ được quy định) quy định việc sử dụng của đúng một currency (tiền tệ). Mỗi tiền tệ được quy định đã sử dụng bởi không, một hoặc nhiều đối tượng prescribed_currency (tiền tệ được quy định).
7.9. Kiểu phức hợp
7.9.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng kiểu phức hợp được đưa ra trong Hình 11.
Hình 11 - Sơ đồ lớp UML đối với kiểu phức hợp
7.9.2. composite_type (kiểu phức hợp)
Một composite_type (kiểu phức hợp) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là kết hợp phi trật tự của các trường.
CHÚ THÍCH composite_type (kiểu phức hợp) tương tự với kiểu bản ghi/hồ sơ được xác định trong ISO/IEC 11404, ngoại trừ các thành phần của một bản ghi/hồ sơ được lập chỉ mục bởi tên trường, ngược lại, các thành phần của một giá trị phức hợp được lập chỉ mục bởi đặc tính.
VÍ DỤ một đặc tính có các giá trị bao gồm các điểm trên một mặt phẳng, được thể hiện như tọa độ Đề-các. Mỗi điểm có một tọa độ được thể hiện như một cặp số thực: (x,y). Datatype (kiểu dữ liệu) của đặc tính được quy định như một composite_type (kiểu phức hợp) với hai đối tượng field_specification (đặc tả trường): một đối với tọa độ x, và một đối với tọa độ y. Cả hai đối tượng field_specification (đặc tả trường) là datatype (kiểu dữ liệu) real_type (kiểu số thực). Một tham chiếu đặc tính "tọa độ x" trong OTD, và một tham chiếu đặc tính "tọa độ y".
Các định nghĩa thuộc tính:
field (trường): đặc tả về một phần tử của các giá trị thuộc vào composite_type (kiểu phức hợp).
Các xác nhận:
Mỗi composite_type (kiểu phức hợp) có trường được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng field_specification (đặc tả trường). Mỗi field_specification (đặc tả trường) quy định một trường cho đúng một composite_type (kiểu phức hợp).
Các ràng buộc:
Đối với mỗi composite_type (kiểu phức hợp), phải có nhiều nhất một field_specification (đặc tả trường) đang tham chiếu bất kỳ đặc tính cho trước nào.
7.9.3. field_specification (đặc tả trường)
Một field_specification (đặc tả trường) là một đặc tả về một phần tử của một giá trị phức hợp.
Các định nghĩa thuộc tính:
base_type cơ sở): | (kiểu datatype (kiểu dữ liệu) của trường. VÍ DỤ 1 trong một hướng dẫn định danh nào đó, tài liệu của một hạng mục được mô tả bởi một cặp giá trị: tên tài liệu và tác giả lập tài liệu. Tên tài liệu là văn bản tùy ý. Tác giả lập tài liệu là một trong điều sau đây: ● tham chiếu nhà sản xuất ● tiêu chuẩn hiệp hội ● tiêu chuẩn quốc gia ● quy chuẩn quốc gia ● tiêu chuẩn quốc tế Đặc tính tài liệu có một composite_type (kiểu phức hợp) là kiểu dữ liệu của nó. composite_type (kiểu phức hợp) có hai đối tượng field_specification (đặc tả trường). đối tượng field_specification (đặc tả trường) thứ nhất tham chiếu đặc tính "(tiêu đề" và có một string_type (kiểu chuỗi). Đối tượng field_specification (đặc tả trường) thứ hai tham chiếu đặc tính "tác giả lập tài liệu" và có một controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát). |
is_requyred (được yêu cầu): | có hay không trường được quy định bởi field_specification (đặc tả trường) này cần có mặt cho mỗi thành viên của composite_type (kiểu phức hợp). VÍ DỤ 2 một composite_type (kiểu phức hợp) bao gồm các tọa độ Đề-các. Mỗi tọa độ phải gồm một giá trị x và y, và có thể gồm một giá trị z. Thuộc tính is Requyred (được yêu cầu) là true (đúng) đối với các trường x và y, và là false (sai) đối với trường z. |
property (đặc tính): | đặc tính đối với field_specification (đặc tả trường) quy định việc sử dụng. |
Các xác nhận:
Mỗi field_specification (đặc tả trường) quy định một trường cho đúng một composite_type (kiểu phức hợp). Mỗi composite_type (kiểu phức hợp) có trường được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng field_specification (đặc tả trường).
Mỗi field_specification (đặc tả trường) có kiểu cơ sở đúng một datatype (kiểu dữ liệu). Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở của không hoặc một field_specification (đặc tả trường).
Mỗi field_specification (đặc tả trường) quy định việc sử dụng của đúng một đặc tính (đặc tính). Mỗi đặc tính (đặc tính) được quy định đã sử dụng bởi không, một hoặc nhiều đối tượng field_specification (đặc tả trường).
7.9.4. aggregate_type (kiểu khối tập hợp)
Một aggregate_type (kiểu khối tập hợp) là một datatype (kiểu dữ liệu)các thành phần của nó bao gồm các tập hoặc chuỗi các giá trị.
Các định nghĩa thuộc tính:
base_type (kiểu cơ sở): | đặc tả về kiểu dữ liệu của mỗi giá trị thuộc vào tập hoặc chuỗi. |
lower_bound (bao dưới): | số nhỏ nhất trong các giá trị trong mỗi tập hợp thuộc vào aggregate_type (kiểu khối tập hợp). |
upper_bound (bao trên): | số lớn nhất trong các giá trị trong mỗi tập hợp thuộc vào aggregate_type (kiểu khối tập hợp). |
Các xác nhận:
Mỗi aggregate_type (kiểu khối tập hợp) có kiểu cơ sở đúng một datatype (kiểu dữ liệu). Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở của không hoặc một aggregate_type (kiểu khối tập hợp).
7.9.5. set_type (kiểu tập hợp)
Một set_type (kiểu tập hợp) là một aggregate_type (kiểu khối tập hợp) các thành phần của nó bao gồm các tập giá trị.
7.9.6. bag_type (kiểu tập hợp phi trật tự)
Một bag_type (kiểu tập hợp phi trật tự) là một aggregate_type (kiểu khối tập hợp) các thành phần của nó là các tập hợp phi trật tự của các giá trị, có thể trùng lặp.
VÍ DỤ 1 [[1, 5, 13]] và [[2, 2, 3, 5, 5, 5, 9]] là các bao.
VÍ DỤ 2 Do số lượng của mỗi phần tử có nghĩa, nên [[2, 2, 7, 19]] không bằng [[2, 7, 19]].
VÍ DỤ 3 Do trật tự không có nghĩa, nên [[2, 2, 7, 19]] bằng [[7, 2, 19, 2]].
7.9.7. sequence_type (kiểu trình tự)
Một sequence_type (kiểu trình tự) là một aggregate_type (kiểu khối tập hợp) các thành phần của nó bao gồm chuỗi các giá trị.
7.9.8. choice_type (kiểu lựa chọn)
Một choice_type (kiểu lựa chọn) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó bao gồm hợp nhất các thành viên của một hoặc nhiều các datatype (kiểu dữ liệu) khác.
VÍ DỤ một lớp các đinh ốc có một đặc tính "chiều dài ren". Cho một hạng mục nào đó trong lớp này, chiều dài ren có thể hoặc là một phép đo lường hoặc là tuyên bố "mọi chấp nhận" hoặc "không ước lượng". Điều này được mã như một choice_type (kiểu lựa chọn) mà các kiểu cơ sở của nó là một measure_number_type (kiểu số đo) và một controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát) có danh sách các giá trị cho phép gồm các tham chiếu tới các giá trị "mọi chấp nhận" và "không ước lượng".
Các định nghĩa thuộc tính:
base_type (kiểu cơ sở): | đặc tả về kiểu dữ liệu của mỗi giá trị thuộc vào tập hoặc chuỗi. |
Các xác nhận:
Mỗi choice_type (kiểu lựa chọn) có kiểu cơ sở một hoặc nhiều đối tượng datatype (kiểu dữ liệu). Mỗi datatype (kiểu dữ liệu) là kiểu cơ sở cho không hoặc một choice_type (kiểu lựa chọn).
7.10. Kiểu tham chiếu
7.10.1. Sơ đồ
Sơ đồ lớp UML đối với vùng kiểu tham chiếu hạng mục được đưa ra trong Hình 12.
Hình 12 - Sơ đồ lớp UML đối với kiểu tham chiếu hạng mục
7.10.2. item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục)
Một item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục) là một datatype (kiểu dữ liệu)các thành phần của nó bao gồm các tham chiếu tới các đối tượng item (hạng mục).
CHÚ THÍCH 1 Xem TCVN 10566-40 cho một định nghĩa của datatype (kiểu dữ liệu) thực thể item (hạng mục).
Các định nghĩa thuộc tính:
referenced_item (hạng mục được tham chiếu): | đặc tả về định dạng và các yêu cầu dữ liệu đối với các đối tượng item (hạng mục) để có thể được tham chiếu bởi các thành viên của datatype (kiểu dữ liệu) item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục). CHÚ THÍCH 2 referenced_item (hạng mục được tham chiếu) có thể hoặc trong cùng hướng dẫn định danh hoặc trong một hướng dẫn định danh riêng. Nếu referenced_item (hạng mục được tham chiếu) trong một hướng dẫn định danh riêng, thì nó được tham chiếu bởi IRDI của nó. |
Các xác nhận:
Mỗi item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục) quy định các giá trị để tham chiếu các hạng mục được quy định bởi đúng một prescribed_item (hạng mục được quy định). Mỗi prescribed_item (hạng mục được quy định) quy định các hạng mục có thể được tham chiếu bởi các giá trị được quy định bởi không, một hoặc nhiều đối tượng item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục).
7.10.3. file_type (kiểu tệp)
Một file_type (kiểu tệp) là một datatype (kiểu dữ liệu) các thành phần của nó là các tham chiếu tới các tệp trên internet.
Một hướng dẫn định danh phải tham chiếu các khái niệm và siêu dữ liệu bên ngoài có sử dụng các IRDI phù hợp với ISO/TS 29002-5.
Ngoài ra, một hướng dẫn định danh quy định các yêu cầu dữ liệu cho một danh mục phân loại tuân theo TCVN 10566-40 nên sử dụng các IRDI gắn với tập con ISO/TS 29002-5 được quy định trong ISO 22745-13, nhưng nên sử dụng lược đồ XML định dạng trao đổi trong Phụ lục B.
A.1. Việc định danh tài liệu
Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng
{tiêu chuẩn TCVN 10566phần (30) phiên bản (1)}
được gán cho tiêu chuẩn này. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1, và được mô tả trong ISO 10303-1.
A.2. Việc định danh lược đồ
Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng
{tiêu chuẩn TCVN 10566phần (30) phiên bản (1) lược đồ (1) hướng dẫn định danh(1)}
được gán cho lược đồ hướng dẫn định danh. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1, và được mô tả trong ISO 10303-1.
Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng
{tiêu chuẩn TCVN 10566phần (30) phiên bản (1) lược đồ (1) kiểu dữ liệu (2)}
được gán cho lược đồ kiểu dữ liệu. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1, và được mô tả trong ISO 10303-1.
Danh sách máy tính có thể phiên dịch
Phụ lục này gồm việc biểu diễn và trao đổi của các hướng dẫn định danh. Các danh sách này sẵn có theo dạng máy tính có thể phiên dịch trong Bảng B.1.
Thông cáo sau đây áp dụng cho các tệp máy tích có thể phiên dịch trong phụ lục này.
Thông cáo về việc chấp nhận và chối bỏ sau đây phải bao gồm trong tất cả các bản sao của (“Lược đồ”) DTD/XML này và các dẫn xuất từ lược đồ đó: Việc chấp nhận ở đây được thừa nhận, miễn phí vĩnh viễn, cho bất kỳ người nào có được bản sao lược đồ để sử dụng, sao chép, sửa đổi, kết hợp và phân phối miễn phí các bản sao lược đồ với các mục đích phát triển, thực thi, cài đặt và sử dụng phần mềm dựa trên cơ sở lược đồ đó và cho phép các cá nhân người được trang bị lược đồ đó có thể làm như vậy, tùy thuộc vào các điều kiện sau: LƯỢC ĐỒ ĐƯỢC CUNG CẤP “NHƯ HIỆN TRẠNG”, KHÔNG BẢO ĐẢM VỀ BẤT KỲ LOẠI NÀO, RÕ RÀNG HAY HÀM Ý, BAO GỒM NHƯNG KHÔNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI CÁC BẢO ĐẢM THƯƠNG MẠI, PHÙ HỢP CHO MỘT MỤC ĐÍCH NÀO ĐÓ VÀ KHÔNG VI PHẠM. KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO MÀ TÁC GIẢ HAY NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO MỌI KHIẾU NẠI, THIỆT HẠI HOẶC CÁC TRÁCH NHIỆM KHÁC, DÙ LÀ HÀNH ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG, SAI LẦM HOẶC CÁC HÀNH ĐỘNG KHÁC, NẢY SINH TỪ BÊN NGOÀI HOẶC TRONG VIỆC KẾT NỐI VỚI LƯỢC ĐỒ HOẶC SỬ DỤNG HAY CÁC XỬ LÝ KHÁC TRONG LƯỢC ĐỒ. Ngoài ra, mọi bản sao đã sửa đổi của Lược đồ phải bao gồm thông cáo sau: LƯỢC ĐỒ NÀY ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI TỪ LƯỢC ĐỒ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG TCVN 10566-30 VÀ KHÔNG NÊN HIỂU LÀ TUÂN THỦ THEO TIÊU CHUẨN ĐÓ. |
Bảng B.1 - Các lược đồ XMLđược xác định trong tiêu chuẩn này
Mô tả | Tệp HTML | Tệp ASCII | URI | Tài liệu nguồn |
Lược đồ XML hướng dẫn định danh | identification- guide.xsd | identification- guide.xsd | urn:iso:std:iso:ts:22745:-30:ed-1:tech:xml-schema:identification-guide | TCVN 10566-30 |
Lược đồ XML Datatype (kiểu dữ liệu) | data-type.xsd | data-type.xsd | urn:iso:std:iso:ts:22745:-30:ed-1:tech:xml-schema:data-type | TCVN 10566-30 |
CHÚ THÍCH Đuôi mở rộng “.txt” được gắn thêm vào tên của mỗi tệp ASCII để đảm bảo rằng nó được hiển thị phù hợp trên trình duyệt web. Để sử dụng một trong các tệp này trong một phần mềm ứng dụng cần gỡ bỏ đuôi mở rộng “.txt”.
Các lược đồ trong Bảng B.1 tham chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp các lược đồ xác định bên ngoài được liệt kê trong Bảng B.2.
Bảng B.2 - Các lược đồ XML xác định ngoài tiêu chuẩn này
Mô tả | Tệp HTML | Tệp ASCII | URI | Tài liệu nguồn |
Lược đồ XML định danh | identifier.xsd | identifier.xsd | urn:iso:std:iso:ts:29002:-5:ed-1:tech:xml- schema:identifier | ISO/TS 29002-5 |
Đoạn DTD đinh danh | identifier.dtd | identifier.dtd | urn:iso:std:iso:ts:29002:-5:ed-1:tech:dtd:identifier | ISO/TS 29002-5 |
Thông tin bổ sung có thể được đưa ra để hỗ trợ thực thi.Nếu thông tin này được đưa ra thì có thể tìm thấy tại URL sau đây:
Thông tin bổ sung: http://www.tc184-sc4.org/implementation_information/22745/00030
Sự tương ứng với mô hình danh mục phân loại
Bảng D.1 chỉ ra sự tương ứng giữa các mô hình được xác định trong tiêu chuẩn này và các mô hình đối với thể hiện các danh mục phân loại được xác định trong TCVN 10566-40.
Bảng D.1 - Sự tương ứng giữa mô hình hướng dẫn định danh và mô hình danh mục phân loại
Tài liệu trong đó được xác định | Mô hình chính | Mô hình hỗ trợ |
TCVN 10566-30 | Hướng dẫn định danh | datatype (kiểu dữ liệu) |
TCVN 10566-40 | Danh mục phân loại | Giá trị |
Bảng D.2 chỉ ra sự tương ứng giữa các thực thể được xác định trong hướng dẫn định danh và mô hình kiểu dữ liệu hỗ trợ của nó, được xác định trong tiêu chuẩn này, và các thực thể được xác định trong mô hình danh mục phân loại và mô hình kiểu dữ liệu hỗ trợ của nó, được xác định trong TCVN 10566-40.
Bảng D.2 -Sự tương ứng giữa các thực thể thể hiện hướng dẫn định danh và các thực thể thể hiện danh mục phân loại
Thực thể mô hình hướng dẫn định danh (và kiểu dữ liệu) | Thực thể mô hình danh mục phân loại (và giá trị) | Nhận xét |
aggregate_type (kiểu khối tập hợp) |
| Một giá trị khối tập hợp cần thuộc một trongphần chuyên biệt của aggregate_type (kiểu khối tập hợp): set_type (kiểu tập hợp), bag_type (kiểu tập hợp phi trật tự) hoặc sequence_type (kiểu trình tự). |
bag_type (kiểu tập hợp phi trật tự) | bag_value (giá trị bao) |
|
boolean_type (kiểu lô-gich) | boolean_value (giá trị lô-gich) |
|
choice_type (kiểu lựa chọn) |
| Tập các giá trị của một choice_type (kiểu lựa chọn) là sự hợp nhất của các tập giá trị của các kiểu cơ sở. Do đó, không có kiểu giá trị nào đặc thù tương ứng với choice_type (kiểu lựa chọn). |
complex_type (kiểu số phức) | complex_value (giá trị phức) |
|
composite_type (kiểu phức hợp) | composite_value (giá trị phức hợp) |
|
concept_use (khái niệm sử dụng) |
| Một trường hợp của concept_use (khái niệm sử dụng) được dùng để quy định thuật ngữ ưu tiên cho một khái niệm đã cho của bên nhận dữ liệu. Không có nhu cầu đối với nhà cung cấp dữ liệu để quy định thuật ngữ ưu tiên trong một tệp danh mục phân loại. |
controlled_value_type (kiểu giá trị được kiểm soát) | controlled_value (giá trị được kiểm soát) |
|
currency_type (kiểu tiền tệ) | currency_value (giá tị tiền tệ) |
|
datatype (kiểu dữ liệu) | Value (giá trị) |
|
date_time_type (kiểu thời gian- ngày tháng) | date_time_value (giá trị thời gian-ngày tháng) |
|
date_type (kiểu ngày tháng) | date_value (giá trị ngày tháng) |
|
field_specification (đặc tả trường) | Field (trường) |
|
file_type (kiểu tệp) | file_value (giá trị tệp) |
|
identification_guide (hướng dẫn định danh) | Catalogue (danh mục phân loại) |
|
implementation_note (chú thích thực thi) |
| Gồm các chỉ dẫncho người thực thi mộthướng dẫn định danh. Không cần hướng dẫn như vậy trong danh mục phân loại. |
integer_format (định dạng số nguyên) |
| Thực thể Helper (người hỗ trợ) đối với integer_type (kiểu số nguyên) và rational_type (kiểu số hữu tỷ). |
integer_type (kiểu số nguyên) | integer_value (giá trị nguyên) |
|
item_reference_type (kiểu tham chiếu hạng mục) | item_reference_value (giá trị tham chiếu hạng mục) |
|
localized_text_type (kiểu văn bản được địa phương hóa) | localized_text_value (giá trị văn bản địa phương hóa) |
|
measure_number_type (kiểu số đo) | measure_number_value (giá trị số đo) |
|
measure_range_type (kiểu dải đo) | measure_range_value (giá trị dải đo) |
|
measure_type (kiểu đo) | measure_value (giá trị đo lường) (giá trị đo) |
|
numeric_type (kiểu số) | numeric_value |
|
prescribed_condition_element (phần tử điều kiện được quy định) | condition_element (phần tử điều kiện) |
|
prescribed_currency (tiền tệ được quy định) |
|
|
prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) | data_environment (môi trường dữ liệu) |
|
prescribed_item (hạng mục được quy định) | Item (hạng mục) |
|
prescribed_property (đặc tính được quy định) | property_value (giá trị đặc tính) |
|
prescribed_qualifier_of_measure (hạn định đo được quy định) |
| Khái niệm từ điển qualifier_of_measure (hạn định đo) được tham chiếu bởi thuộc tính qualifier_ref (tham chiếu hạn định) của qualified_value (giá trị được hạn định). |
prescribed_unit_of_measure (đơn vị đo) (đơn vị đo được quy định) |
| Khái niệm từ điển unit_of_measure (đơn vị đo)được tham chiếu bởi thuộc tính UOM_ref (tham chiếu UOM) của measure_value (giá trị đo lường). |
rational_type (kiểu số hữu tỷ) | rational_value (giá trị hữu tỷ) |
|
real_format (định dạng số thực) |
| Thực thể Helper (người hỗ trợ) đối với real_type (kiểu số thực) và complex_type (kiểu số phức). |
real_type (kiểu số thực) | real_value (giá trị thực) |
|
sequence_type (kiểu trình tự) | sequence_value (giá trị trình tự) |
|
set_type (kiểu tập hợp) | set_value (giá trị tập) |
|
string_format (định dạng chuỗi) |
| Thực thể Helper (người hỗ trợ) đối với string_type (kiểu chuỗi). |
string_type (kiểu chuỗi) | string_value (giá trị chuỗi) |
|
time_type (kiểu thời gian) | time_value (giá trị thời gian) |
|
year_month_type (kiểu năm tháng) | year_month_value (giá trị năm tháng) |
|
year_type (kiểu năm) | year_value (giá trị năm) |
|
Điều này đưa ra hướng dẫn sử dụng thực thể data_environment (môi trường dữ liệu).
Trong một danh mục phân loại, thực thể data_environment (môi trường dữ liệu) được dùng để quy định các điều kiện dưới một đặc tính có một giá trị đã cho. Nếu đặc tính p có giá trị v chỉ dưới các điều kiện để các đặc tính khác p1 = v1, p2 = v2,..., điều này được thể hiện bởi một property_value (giá trị đặc tính) đối với p = v, với một data_environment (môi trường dữ liệu) tương ứng gồm các đối tượng condition_element (phần tử điều kiện) thể hiện các điều kiện p1 = v1, p2 = v2,....
Trong hướng dẫn định danh, thực thể prescribed_ data_environment (môi trường dữ liệu được quy định) được dùng để quy định để một thực thể data_environment (môi trường dữ liệu) có thể hoặc cần được liên kết với một property_value (giá trị đặc tính) cho một đặc tính cho trước.
VÍ DỤ Một bên nhận dữ liệu yêu cầu rằng khi mức tải cho một vòng bi lực đẩy dạng cầu được cung cấp, thì cần đưa ra tuổi thọ trung bình (theo giờ) và tốc độ quay (theo vòng/phút) đối với mức tải hợp lệ. Mức tải được đưa ra theo pound (1 pound = 0,45359237 kg).
OTD sử dụng các định danh khái niệm được liệt kê trong Bảng E.1.
Bảng E.1 - Các định danh khái niệm đối với ví dụ về điều kiện
Khái niệm | ||
Kiểu | Tên | ID |
Đặc tính | mức tải | 0161-1#02-016933#1 |
Đặc tính | Xếp hạng tuổi thọ trung bình | 0161-1#02-015649#1 |
Đặc tính | tốc độ quay | 0161-1#02-017966#1 |
Đơn vị đo | Pound (1 pound = 0,45359237 kg) | 0161-1#05-003157#1 |
Đơn vị đo | Giờ | 0161-1#05-003185#1 |
Đơn vị đo | Vòng/phút | 0161-1#05-004516#1 |
Đoạn mã XML sau đây chỉ ra cách yêu cầu này có thể được mã hóa trong một hướng dẫn định danh.
Mã hóa:
Giải mã:
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 4217, Codes for the representation of currencies and funds (Mã thể hiện tiền tệ và quỹ).
[2] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration -Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Trao đổi và thể hiện dữ liệu sản phẩm).
[3] ISO 13399 (all parts), Cutting tool data representation and exchange (Thể hiện và trao đổi dữ liệu công cụ cắt).
[4] ISO 13584 (all parts), Industrial automation systems and integration - Parts library (Hệ thống tự động ngành công nghiệp - Thư viện các phần).
[5] ISO 15926 (all parts), Industrial automation systems and integration - Integration of life-cycle data for process plants including oil and gas production facilities (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Tích hợp dữ liệu vòng đời trong các nhà máy xử lý bao gồm các phương tiện sản xuất dầu và khí ga).
[6] TCVN 10566-10 (ISO/TS 22745-10), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 10: Thể hiện từ điển.
[7] TCVN 10566-13 (ISO 22745-13), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ.
[8] TCVN 10566-40 (ISO 22745-40), Hệ thống tự động hóa ngành công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 40: Thể hiện dữ liệu cái.
[9] ISO/IEC 11404, Information technology - General-Purposedatatype (GPD) (Công nghệ thông tin - Kiểu dữ liệu mục đích chung).
[10] IEC 61360 (all parts), Standard data element types with associated classification schemeforelectric components (Kiểu phần tử dữ liệu tiêu chuẩn với lược đồ phân loại tương ứng đối với các cấu kiện điện).
[11] Java™ 2 Platform Standard Edition 5.0 API Specification. Sun Microsystems (Đặc tả API của tiêu chuẩn nền tảng Java™ 2, phiên bản 5.0. Vi hệ thống của Sun).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Thuật ngữ viết tắt
5 Giả định và các khái niệm cơ bản
6 Mô hình hướng dẫn định danh
7 Mô hình Datatype (kiểu dữ liệu)
8 Định danh
Phụ lục AĐăng ký đối tượng thông tin
Phụ lục BDanh sách máy tính có thể phiên dịch
Phụ lục CThông tin hỗ trợ thực thi
Phụ lục DSự tương ứng với mô hình danh mục phân loại
Phụ lục EHướng dẫn sử dụng
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.