SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VỚI CHẤT LỎNG - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGÂM NƯỚC
Paints and varnishes - Determination of resistance to liquids - Part 2: Water immersion method
Lời nói đầu
TCVN 10517-2:2014 hoàn toàn tương đương ISO 2812-2:2007.
TCVN 10517-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Côn g nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10517 (ISO 2812) Sơn và vecni - Xác định độ bền với chất lỏng, bao gồm các phần sau:
- TCVN 10517-1:2014 (ISO 2812-1:2007) Phần 1: Ngâm trong chất lỏng không phải nước;
- TCVN 10517-2:2014 (ISO 2812-2:2007) Phần 2: Phương pháp ngâm nước;
- TCVN 10517-3:2014 (ISO 2812-3:2012) Phần 3: Phương pháp sử dụng môi trường hấp thụ;
- TCVN 10517-4:2014 (ISO 2812-4:2007) Phần 4: Phương pháp tạo đốm;
- TCVN 10517-5:2014 (ISO 2812-5:2007) Phần 5: Phương pháp tủ sấy gradient nhiệt độ.
SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VỚI CHẤT LỎNG - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGÂM NƯỚC
Paints and varnishes - Determination of resistance to liquids - Part 2: Water immersion method
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền của hệ vật liệu phủ đơn lớp hoặc đa lớp đối với ảnh hưởng của nước khi ngâm toàn bộ hoặc một phần.
Phương pháp này giúp cho người thực hiện thử nghiệm xác định ảnh hưởng của nước lên lớp phủ và đánh giá hư hại đối với nền, nếu cần.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi , bổ sung (nếu có).
TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni – Tấm chuẩn để thử.
TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni – Xác định độ dày màng.
ISO 4628-2, Paints and varnishes – Evaluation of degradation of coatings – Designation of quantity and size of defects, and of intensity of uniform changes in appearance – Part 2: Assessment of degree of blistering (Sơn và vecni – Đánh giá sự xuống cấp của lớp phủ – Ký hiệu số lượng và kích cỡ các khuyết tật và mức độ thay đổ i đồng nhất về ngoại quan – Phần 2: Đánh giá độ phồng rộp).
ISO 15711, Paints and varnishes – Determination of resistance to cathodic disbonding of coatings exposed to sea water (Sơn và vecni – Xác định độ bền bong tróc ca-tốt của lớp phủ bị phơi nhiễm với nước biển)
ISO 17872, Paints and varnishes – Guidelines for the introduction of scribe marks through coatings on metallic panels for corrosion testing (Sơn và vecni – Hướng dẫn khắc vạch dấu qua lớp phủ trên tấm kim loại đối với thử nghiệm ăn mòn)
Tấm thử đã sơn phủ được ngâm trong nước và ảnh hưởng của việc ngâm nước được đánh giá theo các tiêu chí thỏa thuận trước giữa các bên liên quan. Những tiêu chí này thường mang tính chủ quan.
Tất cả các bộ phận của thiết bị tiếp xúc với nước phải được làm từ vật liệu trơ.
Sử dụng các thiết bị thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Bồn chứa, có kích cỡ phù hợp, có nắp đậy, có khả năng kiểm soát nhiệt và gia nhiệt. Kích cỡ phù hợp của bồn chứa là 700 mm × 400 mm × 400 mm.
4.2. Hệ thống tuần hoàn và sục khí cho nước, hoặc các phương tiện khuấy được sử dụng kết hợp với nguồn khí nén, khô và không có dầu. Nếu sử dụng bơm thì phải có công suất thích hợp để khuấy được toàn bộ dung dịch trong bồn chứa.
4.3. Giá đỡ cho tấm thử, được làm từ vật liệu không dẫn điện và được sắp xếp sao cho tấm thử được giữ ở góc 15o đến 20o so với phương thẳng đứng, có bề mặt thử hướng lên trên và mặt phẳng của chúng song song với hướng nước chảy trong bồn chứa. Tấm thử phải để cách nhau ít nhất 30 mm, được đặt cách đáy bồn chứa ít nhất 30 mm và cách thành bồn chứa ít nhất 30 mm. Vị trí của chúng phải được thay đổi định kỳ, hoặc thao tác bằng máy hoặc thao tác bằng tay.
Lấy mẫu đại diện của vật liệu phủ để thử nghiệm theo TCVN 2090 (ISO 15528).
Thử nghiệm sơ bộ từng mẫu theo TCVN 5669 (ISO 1513) và chuẩn bị mẫu thử cho các thử nghiệm tiếp theo.
6.1. Vật liệu và kích cỡ
Tấm thử phải là thép được đánh bóng phù hợp với TCVN 5670 (ISO 1514), có kích cỡ khoảng 150 mm × 100 mm và có độ dày từ 0,7 mm đến 1,0 mm, trừ khi có qui định hoặc thỏa thuận khác.
6.2. Chuẩn bị và sơn phủ
Chuẩn bị từng tấm thử theo qui định trong TCVN 5670 (ISO 1514) và sau đó phủ tấm thử bằng sản phẩm hoặc hệ sản phẩm cần thử theo phương pháp qui định.
Nên sơn phủ cả hai mặt tấm thử và bảo vệ các cạnh tấm thử. Cần thỏa thuận xem mặt còn lại của tấm thử được bảo vệ bằng lớp phủ có đủ độ bền hay cả hai mặt được phủ bằng vật liệu phủ cần thử.
6.3. Làm khô và ổn định
Làm khô (hoặc sấy khô) và làm già hóa (nếu áp dụng) từng tấm thử đã được phủ trong thời gian xác định dưới các điều kiện qui định. Quy trình thử nghiệm phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
6.4. Làm hư hỏng nhân tạo
Nếu có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, vạch một đường trên lớp phủ, theo qui định trong ISO 17872, hoặc để khuyết một phần theo qui định trong ISO 15711.
6.5. Độ dày lớp phủ
Xác định độ dày màng khô của lớp phủ, tính bằng micromet, sử dụng một trong những phương pháp không phá hủy theo qui định tron g TCVN 9760 (ISO 2808).
7.1. Số lượng phép xác định
Tiến hành phép thử song song, trừ khi có thỏa thuận khác.
7.2. Phép xác định
Thêm một lượng nước vừa đủ (xem đoạn tiếp theo) vào bồn chứa (4.1) sao cho tấm thử, khi được định vị trên giá đỡ (4.3), được ngâm ba phần tư chiều dài tấm thử. Nếu có qui định, bắt đầu tuần hoàn và sục khí cho nước (4.2) trong bồn chứa. Trừ khi có thỏa thuận khác, điều chỉnh nhiệt độ của nước đến (40 ± 1) oC và duy trì nhiệt độ này trong suốt quá trình thử nghiệm.
Sử dụng nước phù hợp yêu cầu loại 3 trong TCVN 4851 (ISO 3696). Phụ thuộc vào thực tế sử dụng của lớp phủ, có thể sử dụng loại nước khác, ví dụ nước biển nhân tạo hoặc tự nhiên.
Mẫu thử có thể được ngâm một phần hoặc toàn bộ. Nếu yêu cầu ngâm một phần, mẫu thử phải được ngâm đến ba phần tư chiều dài mẫu thử. Nếu yêu cầu ngâm toàn bộ, mẫu thử phải được ngâm sao cho mực nước tối thiểu cao hơn đỉnh mẫu thử là 50 mm để tránh ảnh hưởng của sự chênh lệch về nồng độ oxy theo mực nước.
Đặt tấm thử vào bồn chứa trong khoảng thời gian xác định, định kỳ sắp xếp lại tấm thử theo khoảng thời gian không quá 3 ngày. Nếu sử dụng nước loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696), thay thế nước thử nghiệm nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thử nghiệm, nước trở nên đục hoặc chuyển màu hoặc độ dẫn điện của nước vượt quá 2 mS/m hoặc nếu hàm lượng oxy xuống dưới 5 mg/L.
8.1. Kiểm tra giữa kỳ
Đối với việc kiểm tra giữa kỳ trong quá trình thử nghiệm, nếu có qui định, lấy từng tấm thử ra khỏi bồn chứa tại thời điểm thích hợp và làm khô tấm thử bằng cách thấm với giấy thấm nước.
Trong vòng 1 min làm khô, kiểm tra sự phồng rộp của tấm thử theo ISO 4628-2 hoặc kiểm tra các dấu hiệu hư hại khác và ngay lập tức ngâm lại tấm thử trong bồn chứa.
8.2. Kiểm tra cuối cùng
Tại thời điểm cuối của thời gian thử nghiệm đã qui định, lấy từng tấm thử ra khỏi bồn chứa và làm khô tấm thử bằng cách thấm với giấy thấm nước. Trong vòng 1 min làm khô, kiểm tra toàn bộ bề mặt thử nghiệm của từng tấm thử đối với hiện tượng phồng rộp theo qui định trong ISO 4628-2 hoặc kiểm tra các dấu hiệu hư hại khác của lớp phủ. Đánh giá sự thay đổi bám dính cũng có thể được thực hiện tại giai đoạn này.
Để tấm thử ở nhiệt độ phòng trong 24 h và kiểm tra lại bề mặt thử đối với mất bám dính, gỉ sét, thay đổi màu, giòn hoặc các đặc tính khác có thể đã được qui định.
Nếu có qui định, lấy cẩn thận một mảnh có kích cỡ 150 mm × 50 mm từ bề mặt thử bằng chất tẩy sơn không gây ăn mòn và kiểm tra các dấu hiệu ăn mòn của kim loại đã tiếp xúc. Đối với mục đích đối chứng, bảo vệ diện tích đã tiếp xúc bằng loại sơn trong suốt phù hợp.
Nếu kết quả đánh giá của các phép xác định song song đối với hiện tượng phồng rộp hoặc các dấu hiệu hư hại khác chênh lệch đáng kể, lặp lại phép xác định, tiến hành phép xác định song song.
Báo cáo kết quả của tất cả các phép xác định, bao gồm cả các phép xác định lặp lại.
Hiện không có thông tin chi tiết về giới hạn độ lặp lại (r) và giới hạn độ tái lập (R).
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tất cả thông tin cần thiết để nhận dạng lớp phủ được kiểm tra, bao gồm nhà sản xuất, thương hiệu, số lô, v.v…;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 10517-2:2014 (ISO 2812-2:2007)];
c) chi tiết của tấm thử, bao gồm:
1) vật liệu (bao gồm độ dày) và xử lý trước bề mặt nền;
2) phương pháp được sử dụng để sơn phủ nền với mẫu cần thử, bao gồm thời gian làm khô và điều kiện làm khô đối với tất cả các lớp; các điều kiện già hóa trước khi thử nghiệm, nếu áp dụng;
3) độ dày màng khô của lớp phủ, tính bằng micromét, bao gồm phương pháp đo được chọn
theo TCVN 9760 (ISO 2808);
d) chi tiết phương pháp được sử dụng, bao gồm:
1) thời gian thử nghiệm;
2) mẫu thử được ngâm toàn bộ hay ngâm một phần và độ sâu ngâm nếu được ngâm một phần;
3) nhiệt độ của nước;
4) thời gian từ khi kiểm tra đến khi lấy tấm thử ra khỏi nước;
e) kết quả thử nghiệm theo qui định trong Điều 8, bao gồm bất kỳ khác biệt nào quan sát được giữa phần được ngâm và không được ngâm của bề mặt thử nghiệm;
f) tên người thực hiện thử nghiệm;
g) bất kỳ sai lệch nào so với quy trình đã được qui định;
h) bất kỳ đặc tính bất thường nào (dị thường) quan sát được trong quá trình thử nghiệm;
i) ngày thử nghiệm.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Nguyên tắc
4. Thiết bị, dụng cụ
5. Lấy mẫu
6. Tấm thử
7. Cách tiến hành
8. Đánh giá
9. Độ chụm
10. Báo cáo thử nghiệm
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.