HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỐNG KÊ QUÁ TRÌNH (SPC) - PHẦN 2: DANH MỤC CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
Guidelines for implementation of statistical process control (SPC) - Part 2: Catalogue of tools and techniques
Lời nói đầu
TCVN 10432-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11462-2:2010;
TCVN 10432-2:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10432 (ISO 11462), Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thống kê quá trình (SPC), gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 10432-1:2014 (ISO 11462-1:2001), Phần 1: Các thành phần của SPC;
- TCVN 10432-2:2014 (ISO 11462-2:2010), Phần 2: Danh mục các công cụ và kỹ thuật
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỐNG KÊ QUÁ TRÌNH (SPC) - PHẦN 2: DANH MỤC CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
Guidelines for implementation of statistical process control (SPC) - Part 2: Catalogue of tools and techniques
Tiêu chuẩn này cung cấp danh mục các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ tổ chức trong việc hoạch định, thực hiện và đánh giá hệ thống kiểm soát thống kê quá trình (SPC) hiệu quả. Danh mục này đưa ra các công cụ và kỹ thuật thiết yếu cho việc thực hiện thành công các thành phần SPC được quy định trong TCVN 10432-1 (ISO 11462-1).
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCNV 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
TCNV 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCNV 8244-1 (ISO 3534-1) và TCVN 8244-2 (ISO 3534-2).
4. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
ANOM | phân tích trung bình |
ANOVA | phân tích phương sai |
biểu đồ c | biểu đồ kiểm soát số đếm |
CDF | hàm phân bố tích lũy |
Cp | chỉ số năng lực quá trình |
Cpk | chỉ số năng lực nhỏ nhất của quá trình |
CTQ | thiết yếu về chất lượng |
EWMA | trung bình trượt có trọng số mũ |
biểu đồ EWMA | biểu đồ kiểm soát sử dụng trung bình trượt có trọng số mũ |
FMEA | phân tích kiểu và tác động của sai lỗi |
FMECA | phân tích tới hạn kiểu và tác động của sai lỗi |
FTA | phân tích cây sai lỗi |
biểu đồ Me | biểu đồ kiểm soát sử dụng trung vị mẫu Me |
biểu đồ MR | biểu đồ kiểm soát sử dụng độ rộng trượt MR |
biểu đồ np | biểu đồ kiểm soát số đơn vị theo loại |
biểu đồ p | biểu đồ kiểm soát tỷ lệ đơn vị theo loại |
biểu đồ P | biểu đồ kiểm soát phần trăm đơn vị theo loại |
Pm | chỉ số năng lực hiệu năng máy |
Pmk | năng lực hiệu năng nhỏ nhất của máy |
Pp | chỉ số tiềm năng quá trình |
Ppk | chỉ số hiệu năng quá trình |
PDPC | biểu đồ chương trình quyết định của quá trình |
QC | kiểm soát chất lượng |
QFD | triển khai chức năng chất lượng |
biểu đồ R | biểu đồ kiểm soát sử dụng độ rộng mẫu R |
s | độ lệch chuẩn, giá trị được thừa nhận |
biểu đồ s | biểu đồ kiểm soát sử dụng độ lệch chuẩn, giá trị được thừa nhận |
SPC | kiểm soát thống kê quá trình |
biểu đồ u | biểu đồ kiểm soát số đếm trên đơn vị |
X | giá trị đo được cá thể |
| trung bình nhóm con (Xbar) |
biểu đồ | biểu đồ kiểm soát sử dụng trung bình mẫu |
Danh mục này được dự kiến sử dụng làm hướng dẫn trong giai đoạn hoạch định chất lượng, kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục, để hỗ trợ cho việc nhận biết và giải quyết vấn đề trong các hoạt động vận hành có sử dụng các phương pháp kiểm soát thống kê quá trình (SPC).
Các kỹ thuật liệt kê trong tiêu chuẩn này cho phép tổ chức đưa các quá trình vào trạng thái kiểm soát thống kê và ở trạng thái dự đoán, tiến hành đánh giá năng lực quá trình theo các yêu cầu kỹ thuật và xác định năng lực và độ tin cậy vốn có của quá trình. Danh mục cung cấp phương tiện quản lý để nâng cao một cách hiệu quả hiểu biết về quá trình tạo các thông số sản phẩm hoặc thông số quá trình thiết yếu về chất lượng (CTQ). Hiểu biết về năng lực quá trình có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc quy định dung sai hoặc đánh giá tính khả thi.
Kiểm soát thống kê quá trình thường được gọi là ý kiến của khách hàng vì nó báo hiệu thời điểm quá trình mất kiểm soát, cho phép người vận hành/người sở hữu quá trình tìm ra nguyên nhân và hiệu chỉnh quá trình để đưa nó trở lại trong tầm kiểm soát. Bằng cách làm giảm các nguyên nhân đặc biệt của trạng thái mất kiểm soát, nó cho phép quản lý đưa ra các hành động cải tiến nhằm giảm sự biến động nguyên nhân thông thường.
Quá trình là đáng tin cậy, có thể dự đoán và có khả năng cung cấp cho tổ chức hiệu năng hiệu lực, hiệu quả và kinh tế hơn, và tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng.
Danh mục trong tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn cho tổ chức để sử dụng trong việc hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá hệ thống kiểm soát thống kê quá trình. Trong thực tế, bảy công cụ QC được sử dụng trên cơ sở liên tục và bao trùm phần lớn các vấn đề và nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những trường hợp loạt công cụ đầy đủ được liệt kê trong danh mục đã áp dụng. Danh mục này hữu ích trong việc tìm tiêu chuẩn có thể áp dụng.
6. Phân loại các công cụ và kỹ thuật chất lượng
Xem Bảng 1.
Bảng 1 - Phân loại các công cụ và kỹ thuật chất lượng
| Thành phần | Công cụ và kỹ thuật thống kê | Tham khảo |
6.1 | Biểu đồ kiểm soát khuyết tật | Các công cụ đánh giá |
|
6.2 | Biểu đồ kiểm soát p | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định tính | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.3 | Biểu đồ kiểm soát np | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định tính | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.4 | Biểu đồ kiểm soát c | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định tính | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.5 | Biểu đồ kiểm soát u | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định tính | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.6 | Biểu đồ kiểm soát (Xbar) và s | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định lượng (thường được sử dụng trong các thiết bị cơ khí hóa) | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.7 | Biểu đồ kiểm soát nhiều định tính/khuyết tật/trọng số | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định tính | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) ISO 7870-5c tương lai |
6.8 | Biểu đồ kiểm soát Pareto | Phân tích tính tới hạn và ý nghĩa | TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.9 | Nhóm trung bình (hoặc trung vị) trượt ngắn hạn và độ rộng trượt | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu mẫu nhỏ | ISO 7870-5c tương lai |
6.10 | Biểu đồ kiểm soát chấp nhận | Như trong TCVN 7076 (ISO 8258a) và TCVN 7074 (ISO 7966b) | TCVN 7076 (ISO 8258a) và TCVN 7074 (ISO 7966b) |
6.11 | Biểu đồ kiểm soát nghiêng | Nhóm các biểu đồ đối với dữ liệu định lượng | ISO 7870-5c tương lai |
6.12 | Biểu đồ xác suất, biểu đồ kiểm soát phân bố không chuẩn | Xác định phân bố đối với dữ liệu đã cho và đánh giá năng lực ngắn hạn | TCVN 9947-3 (ISO 22514-3) TCVN 9944-4 (ISO/TR 22514-4) |
6.13 | Biểu đồ kiểm soát xác suất | Xác định phân bố đối với dữ liệu đã cho và đánh giá năng lực ngắn hạn | TCVN 9944-3 (ISO 22514-3) TCVN 9944-4 (SO/TR 22514-4) |
6.14 | Cá thể X với độ rộng trượt (không chuẩn) | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định lượng | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.15 | Cá thể X với độ rộng trượt (chuẩn) | Biểu đồ kiểm soát đối với dữ liệu định lượng | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.16 | Biểu đồ kiểm soát trung vị | Biểu đồ nhóm đối với dữ liệu định lượng | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.17 | Biểu đồ kiểm soát hiệu chỉnh | Biểu đồ cho phép độ trôi quá trình | ISO 7870-5c tương lai |
6.18 | Biểu đồ kiểm soát trung bình trượt | Biểu đồ đối với xu hướng quan sát | ISO 7870-5c tương lai |
6.19 | Biểu đồ kiểm soát độ rộng trượt | Biểu đồ đối với xu hướng quan sát | ISO 7870-5c tương lai |
6.20 | Biểu đồ kiểm soát trước kiểm soát (không ưu tiên) | Biểu đồ đối với các cá thể sử dụng dung sai |
|
6.21 | Kiểm nghiệm loạt | Kiểm nghiệm đối với phân tích dữ liệu xu hướng | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) |
6.22 | Biểu đồ kiểm soát được chuẩn hóa (biểu đồ Z) | Biểu đồ nhóm của biểu đồ ngắn hạn đối với dữ liệu định lượng | ISO 7870-5c tương lai |
6.23 | Biều đồ kiểm soát được chuẩn hóa (hoặc danh nghĩa) | Biểu đồ nhóm của biểu đồ ngắn hạn đối với dữ liệu định lượng | ISO 7870-5c tương lai |
6.24 | Biểu đồ kiểm soát (Xbar), nhóm con không đổi | Biểu đồ nhóm đối với dữ liệu định lượng | TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.25 | Biểu đồ kiểm soát (Xbar), nhóm con cố định | Biểu đồ nhóm đối với dữ liệu định lượng | TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.26 | Biểu đồ kiểm soát nhóm | Để theo dõi số lượng lớn các vị trí hoặc dòng quá trình | TCVN 9945 (ISO 7870) (tất cả các phần) |
6.27 | Biểu đồ kiểm soát đa biến | Theo dõi nhiều đặc trưng | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) |
6.28 | Biểu đồ kiểm soát CUSUM | Biểu đồ kiểm soát nâng cao đối với dữ liệu định lượng | ISO/TR 7871 |
6.29 | Biểu đồ kiểm soát EWMA | Biểu đồ kiểm soát nâng cao đối với dữ liệu định lượng | TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.30 | Sơ đồ Manhattan (biểu đồ kiểm soát) | Biểu đồ đáp ứng ban đầu | ISO/TR 18532 |
6.31 | Biểu đồ kiểm soát thích nghi | Biểu đồ kiểm soát theo chuỗi thời gian đối với dữ liệu định lượng | TCVN 7076 (ISO 8258a) |
6.32 | Biểu đồ kiểm soát cột | Thống kê mô tả | TCVN 9945 (ISO 7870) (tất cả các phần) |
6.33 | Hệ số biến động | Thống kê mô tả |
|
6.34 | Cp, Cpk được đo theo các giới hạn quy định | Phép đo về thống kê năng lực quá trình | TCVN 9944 (ISO 22514) (tất cả các phần) |
6.35 | Biểu đồ tần số (phân bố tần số) | Thống kê mô tả | TCVN 9945 (ISO 7870) (tất cả các phần) |
6.36 | Kiểm nghiệm tính chuẩn | Thống kê mô tả | TCVN 9603 (ISO 5479) |
6.37 | Biểu đồ kiểm soát hình bánh (phân bố tần số) | Thống kê mô tả | TCVN 9945 (ISO 7870) (tất cả các phần) |
6.38 | Pm, Pmk đối với máy (hoặc bất kỳ yếu tố sản xuất đơn nào khác) | Thống kê mô tả | TCVN 9947-3 (ISO 22514-3) |
6.39 | pm, pmk đối với quá trình | Thống kê mô tả | TCVN 9944-4 (ISO/TR 22514-4) |
6.40 | Đồ thị điểm phân vị | Thống kê mô tả | TCVN 9945 (ISO 7870) (tất cả các phần) |
6.41 | Kiểm nghiệm có ý nghĩa | Sự suy luận | ISO 2854 |
6.42 | Phân tích phương sai, hiệp phương sai và ANOVA | Các công cụ thiết kế thực nghiệm |
|
6.43 | Phân tích giá trị trung bình (ANOM) | Các công cụ thiết kế thực nghiệm |
|
6.44 | Biểu đồ nguyên nhân và kết quả | Công cụ điều tra |
|
6.45 | Thiết kế thực nghiệm | Các công cụ thiết kế thực nghiệm | ISO/TR 29901 |
6.46 | Hoạt động phát triển | Kỹ thuật thực nghiệm |
|
6.47 | Shainin: tìm các thành phần, tìm biến, tìm sản phẩm-quá trình, so sánh cặp, B vs. C. Nhiều phân tích khác nhau | Shainin các công cụ thiết kế thực nghiệm |
|
6.48 | Đồ thị hộp và râu | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.49 | Bảng kiểm tra | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.50 | Theo dõi mật độ (biểu đồ bệnh sởi) | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.51 | Đồ thị điểm | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.52 | Đồ thị phân tán | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.53 | Đồ thị thân và lá | Phân tích dữ liệu điều tra |
|
6.54 | Kiểm nghiệm giả thuyết | Suy luận | ISO 2854 |
6.55 | Kiểm nghiệm giá trị bất thường (khác nhau) | Suy luận |
|
6.56 | Phân tích độ lặp lại và độ tái lập | Phân tích hệ thống đo | TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) |
6.57 | Phân tích hiệu chuẩn | Phân tích xu hướng hao mòn |
|
6.58 | Phân tích sự phân biệt | Phân tích hệ thống đo |
|
6.59 | Phân tích dự đoán trung gian | Phân tích hệ thống đo |
|
6.60 | Phân tích tuyến tính | Phân tích hệ thống đo |
|
6.61 | Phân tích độ ổn định | Phân tích hệ thống đo |
|
6.62 | Phân tích nhóm | Phân tích đa biến |
|
6.63 | Phân tích sự phân biệt | Phân tích đa biến |
|
6.64 | Biểu đồ T bình phương của Hotelling | Phân tích đa biến |
|
6.65 | Phân tích thành phần chính | Phân tích đa biến |
|
6.66 | Phân tích hồi quy | Chẩn đoán hồi quy |
|
6.67 | FMEA và FMECA hệ thống, thiết kế và quá trình | Phân tích nguyên nhân gốc rễ |
|
6.68 | Phân tích cây sai lỗi (FTA) | Phân tích nguyên nhân gốc rễ |
|
6.69 | Phân tích năm tại sao | Phân tích nguyên nhân gốc rễ |
|
6.70 | Sơ đồ mối quan hệ | Các công cụ liên quan |
|
6.71 | Bảng kế hoạch kiểm soát | Các công cụ liên quan |
|
6.72 | Vẽ bản đồ quá trình liên chức năng | Các công cụ liên quan |
|
6.73 | Sơ đồ ma trận | Các công cụ liên quan |
|
6.74 | Poka yoke (ngăn ngừa sai lỗi) | Công cụ phòng ngừa |
|
6.75 | Biểu đồ chương trình quyết định quá trình (sơ đồ PDCP) | Các công cụ liên quan |
|
6.76 | Sơ đồ dòng quá trình | Các công cụ liên quan |
|
6.77 | Triển khai chức năng chất lượng (QFD) | Công cụ hoạch định chất lượng |
|
6.78 | Sơ đồ quan hệ | Nhóm con hợp lý |
|
6.79 | Sự phân tầng | Các công cụ liên quan |
|
6.80 | Sơ đồ cây | Các công cụ liên quan |
|
6.81 | Phân tích độ tin cậy: đồ thị hàm nguy cơ (Weibull tổng quát hóa, chưa biết phân bố); phân tích cấp tăng độ tin cậy; dự đoán độ tin cậy; dự đoán sống sót; phân tích sống sót, dấu vết log-rank, phân bố sống sót; ước lượng phân bố khả năng sống sót; phân vị sống sót, đồ thị Weibull/đồ thị loga chuẩn/đồ thị hàm mũ (đã biết phân bố) | Phân tích độ tin cậy/sự sống sót |
|
6.82 | Lấy mẫu: ước lượng cỡ mẫu; ước lượng mức tin cậy của cỡ mẫu; ước lượng độ chụm cỡ mẫu; ngẫu nhiên hóa | Lấy mẫu | Tài liệu tham khảo [20] |
6.83 | Dung sai thống kê | Phân tích dung sai |
|
6.84 | Mô phỏng biến động | Phân tích dung sai |
|
a TCVN 7076 (ISO 8258) được thay thế bằng TCVN 9945-2 (ISO 7870-2). b TCVN 7074 (ISO 7966) được thay thế bằng TCVN 9945-3 (ISO 7870-3). c Bộ tiêu chuẩn ISO 7870 (TCVN 9945) (tất cả các phần) trong tương lai sẽ bao gồm ISO 7870-5 (biểu đồ kiểm soát chuyên dụng) và ISO 7870-6 (hướng dẫn áp dụng biểu đồ kiểm soát thống kê). |
7. Loại công cụ và kỹ thuật SPC
Loại công cụ và kỹ thuật SPC cho phép người dùng tìm ra phương pháp thích hợp để phân tích và giải quyết vấn đề chất lượng bằng cách sử dụng phương pháp đã được chứng minh (xem Bảng 2).
8. Mô tả về các công cụ và kỹ thuật quan trọng được khuyến nghị, ứng dụng và phạm vi
Xem Bảng 2.
Bảng 2 - Các công cụ và kỹ thuật quan trọng được khuyến nghị, ứng dụng và phạm vi
Tên gọi | Phạm vi | Ứng dụng | Mô tả | Tham khảo |
Biểu đồ kiểm soát p | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Khi thu thập dữ liệu định tính từ quá trình, hiểu biết về năng lực quá trình khi cỡ mẫu có thể khác nhau. Thường được sử dụng đối với dữ liệu dây chuyền lắp ráp. Có nhiều ứng dụng phi sản xuất như sai lỗi ngân hàng, đánh giá việc quản lý kho và tính năng phân phối. | Biểu đồ p là biểu đồ định tính được sử dụng để nghiên cứu phần trăm sản phẩm không phù hợp. Thông thường, dữ liệu được thu thập về nhiều đặc trưng. | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
Biểu đồ kiểm soát np | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Tương tự với biểu đồ p nhưng khi cỡ mẫu cố định để thuận tiện, ví dụ: số đơn vị không phù hợp từ cỡ mẫu ngẫu nhiên cố định là 30 phần. | Biểu đồ np được sử dụng theo cách tương tự như với biểu đồ p, nhưng khi cỡ mẫu là cố định. | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
Biểu đồ kiểm soát c | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Sử dụng biểu đồ tương tự, nhưng với các giới hạn kiểm soát khác nhau, nghĩa là sự không phù hợp được tìm thấy trên một tấm vật liệu đệm. | Biểu đồ c là biểu đồ định tính được sử dụng để phân tích số sự cố vốn có, sự không phù hợp trong một đơn vị, nghĩa là các khuyết tật được tìm thấy trên một tấm vật liệu đệm. | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
Biểu đồ kiểm soát u | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ nhiều đặc trưng thường được sử dụng để thu thập dữ liệu, cho phép sử dụng tối đa thông tin sẵn có, nghĩa là số không phù hợp trên 100 dụng cụ là một tỷ số. | Biểu đồ u là biểu đồ định tính được sử dụng để thu thập dữ liệu từ tỷ lệ không phù hợp trên số đơn vị cố định, khi số không phù hợp có thể khác nhau giữa một lô và lô tiếp theo. | TCVN 9945-1 (ISO 7870-1) TCVN 7076 (ISO 8258a) |
Biểu đồ kiểm soát (Xbar) và R | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Được sử dụng để phân tích quá trình kiểm soát thống kê, năng lực quá trình và mục đích kiểm soát để thay thế kiểm tra 100 % vì lý do kinh tế. | Biểu đồ X (Xbar) và R còn được gọi là biểu đồ trung bình và độ rộng; nó bao gồm hai biểu đồ: thứ nhất là xu hướng đo trung tâm Xbar và thứ hai là độ rộng, R. Dữ liệu được phân nhóm con, được vẽ trên biểu đồ riêng biệt và các giới hạn kiểm soát thống kê được áp dụng. | b |
Biểu đồ kiểm soát(Xbar) và s | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ(Xbar) và s được sử dụng rộng rãi cho các kiểm soát quá trình tự động nội tuyến với sự hiệu chính tự động dựa trên các tín hiệu thống kê. | Biểu đồ(Xbar) và s được sử dụng khi các trung bình của dữ liệu thu thập được cơ khí hóa và việc tính toán được tự động hóa. | b |
Biểu đồ kiểm soát R | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Được sử dụng khi có sẵn dữ liệu định lượng, nhưng có hạn, nghĩa là thử nghiệm phá hủy hay các quá trình thay đổi chậm. | Nhóm trung bình (hoặc trung vị) trượt ngắn hạn và độ rộng trượt gồm hai biểu đồ đo trung bình và độ rộng trượt. Dữ liệu không được phân nhóm con và sự khác nhau giữa các số đọc tiếp theo và độ rộng trượt được vẽ trên biểu đồ R. | b |
Biểu đồ cá thể X | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ này được sử dụng để phân tích dữ liệu định lượng không được tạo ra đủ thường xuyên để sử dụng biểu đồ(Xbar) và r. | Biểu đồ cá thể X với độ rộng trượt (thông thường) gồm hai biểu đồ. Dữ liệu không được phân nhóm con, các kết quả dữ liệu cá thể được vẽ trên biểu đồ X và sự khác nhau giữa các kết quả liên tiếp và độ rộng trượt được vẽ trên biểu đồ độ rộng trượt. |
|
Biểu đồ kiểm soát phân tích Pareto | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng |
| Biểu đồ phân tích Pareto | b |
Biểu đồ kiểm soát nhóm | Kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ kiểm soát nhóm được sử dụng cho các quá trình nhiều điểm, như là máy tiện nhiều trục, vật đúc nhiều ngăn hoặc khuôn nhựa và nhiều ứng dụng khác khi các yếu tố chi phí kinh tế và thời gian của việc lấy mẫu sẽ tốn kém và mất thời gian. Việc phân tích được thực hiện để tìm ra nguồn dữ liệu lớn nhất và bất kỳ dạng thức bất thường nào của sự biến động. | Biểu đồ kiểm soát nhóm là sự thích ứng của biểu đồ đa biến khi mẫu được lấy từ tất cả các điểm theo phương án lấy mẫu được vẽ trên biểu đồ thống kê. Các kết quả được vẽ trực tiếp trên biểu đồ và đường thẳng được vẽ giữa số đọc cao nhất và thấp nhất. Trung bình được tính và vẽ. Trung bình của các mẫu liên tiếp được nối với nhau. Các giới hạn kiểm soát được tính dựa trên trung bình trên và dưới. | b |
Biểu đồ nguyên nhân và kết quả | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ nguyên nhân và kết quả, đôi khi được gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá, được sử dụng cho phân tích sâu hơn về nguyên nhân đặc biệt của một vấn đề quá trình. | Biểu đồ nguyên nhân và kết quả là biểu đồ hình xương cá với năm nhánh thường được gọi là năm M (Con người, Phương pháp, Vật liệu, Máy móc, Đo lường/môi trường) và báo cáo vấn đề được liệt kê trong hộp ở bên phải của biểu đồ. | b |
Chỉ số năng lực quá trình | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Chỉ số năng lực quá trình cho phép quản lý để xem xét “tiếng nói của quá trình” về hiệu năng trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ mới. Thực tế phổ biến hiện nay là quy định chỉ số năng lực như là mục tiêu chất lượng đối với chương trình mới. | Chỉ số năng lực, Cp, Cpk, đo năng lực quá trình theo các giới hạn quy định đối với các chỉ số hiệu năng khi quá trình trong trạng thái kiểm soát thống kê. | TCVN 9944 (ISO 22514) (tất cả các phần) |
| Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ thường được sử dụng để hiển thị phân bố tần số. Chúng bao gồm đồ thị thân và lá, biểu đồ đa giác, đồ thị điểm và biểu đồ CDF. | Biểu đồ (phân bố tần số) là biểu đồ tần số đơn biến trong đó hình chữ nhật có diện tích tỷ lệ với tần số lớp được xây dựng trên các đoạn của trục hoành, độ rộng của mỗi đoạn thể hiện khoảng cách lớp tương ứng của biến. | b |
Danh mục kiểm tra và bảng kiểm tra | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng |
| Danh mục kiểm tra là danh mục các đặc trưng được xác định trước đối với việc kiểm tra hoặc xem xét cho mục đích kiểm soát quá trình. Bảng kiểm tra là một dạng hoặc mẫu có cấu trúc, được chuẩn bị cho việc thu thập và phân tích dữ liệu. | b |
Biểu đồ phân tán | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Biểu đồ phân tán được sử dụng để tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến. | Biểu đồ phân tán hiển thị các mối quan hệ và xác nhận rằng chúng độc lập bằng cách vẽ dữ liệu bằng số, một biến trên mỗi trục để tìm mối quan hệ. Khi chúng tương quan, các điểm nằm dọc theo một đường thẳng hoặc đường cong. Mối quan hệ càng tốt thì độ trải theo dòng càng sát. | b |
Sự phân tầng | Kiểm soát và cải tiến chất lượng | Quá trình phân tầng có thể được chia trên cơ sở địa lý bằng cách phân chia diện tích mẫu thành các diện tích phụ trên biểu đồ. Sử dụng màu sắc phân biệt hoặc mã hóa để thể hiện hiệu ứng phân tầng. | Sự phân tầng là phân chia tổng thể thành các phần, được gọi là địa tầng, đặc biệt với mục đích lấy mẫu, một tỷ lệ được ấn định của mẫu được lựa chọn từ mỗi tầng. | b |
Lấy mẫu | Kiểm soát và cải tiến chất lượng | Lấy mẫu được sử dụng để đưa ra quyết định về lô nguyên liệu lớn hoặc các phần, trong trường hợp tốn kém về chi phí và thời gian cho thử nghiệm hoặc kiểm tra toàn bộ lượng đó. Phân nhóm con hợp lý là thiết yếu để tối đa hóa giá trị của SPC trong việc phát hiện độ biến động tối đa trong mẫu được lấy. | Lấy mẫu là việc đánh giá chất lượng nguyên liệu hoặc các đơn vị của sản phẩm bằng việc kiểm tra một phần của quá trình hoặc lô, thay vì kiểm tra 100 %, sử dụng phương án lấy mẫu thống kê được công nhận hoặc phân nhóm con hợp lý trong kiểm soát quá trình. | b |
Pm, Pmk | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng | Có thể được sử dụng để xác minh hoặc đánh giá năng lực máy tiềm ẩn bằng cách sử dụng kỹ thuật xác suất. | Pm, Pmk đối với máy (hoặc bất kỳ một yếu tố sản xuất đơn nào khác). Tương tự như Cpk nhưng từ một phân bố xác suất và không dựa trên cơ sở thời gian hoặc kiểm soát thống kê đã biết. | TCVN 9944-3 (ISO 22514-3) |
Biểu đồ kiểm soát CUSUM | Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng |
| Biểu đồ kiểm soát Cusum | ISO/TR 7871 |
a TCVN 7076 (ISO 8258) được thay thế bằng TCVN 9945-2 (ISO 7870-2). b Tiêu chuẩn quốc tế SPC của ISO/TC 69 chưa xây dựng cho những tham số này. |
Danh mục này có thể được sử dụng như hộp công cụ chất lượng chung cho chương trình cải tiến liên tục của doanh nghiệp và đề cập đến trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 2854, Statistical interpretation of data - Techniques of estimation and tests relating to means and variances (Giải thích dữ liệu thống kê - Kỹ thuật ước lượng và kiểm nghiệm liên quan đến trung bình và phương sai)
[2] TCVN 9603 (ISO 5479), Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
[3] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
[4] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
[5] TCVN 9945-1 (ISO 7870-1), Biểu đồ kiểm soát - Phần 1: Hướng dẫn chung
[6] TCVN 9945-4 (ISO 7870-4), Biểu đồ kiểm soát - Phần 4: Biểu đồ tổng tích lũy
[7] ISO/TR 7871, Cumulative sum charts - Guidance on quality control and data analysis using CUSUM techniques (Biểu đồ tổng tích lũy - Hướng dẫn về kiểm soát chất lượng và phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng kỹ thuật CUSUM)
[8] TCVN 7074 (ISO 7966), Biểu đồ kiểm soát chấp nhận
[9] TCVN 7076 (ISO 8258), Biểu đồ kiểm soát Shewhart
[10] ISO 11453:1996, Statistical interpretation of data - Tests and confidence intervals relating to proportions (Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm và khoảng tin cậy liên quan đến tỷ lệ)
[11] ISO/TR 13425, Guidelines for the selection of statistical methods in standardization and specification (Hướng dẫn lựa chọn các phương pháp thống kê trong tiêu chuẩn hóa và quy định)
[12] ISO/TR 18532, Guidance on the application of statistical methods to quality and to industrial standardization (Hướng dẫn áp dụng các phương pháp thống kê cho chất lượng và tiêu chuẩn hóa công nghiệp)
[13] TCVN 9944-1 (ISO 22514-1), Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 1: Nguyên tắc và khái niệm chung
[14] TCVN 9944-3 (ISO 22514-3), Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 3: Nghiên cứu hiệu năng máy đối với dữ liệu đo được trên bộ phận riêng biệt
[15] TCVN 9944-4 (ISO/TR 22514-4), Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 4: Ước lượng năng lực quá trình và đo lường hiệu năng
[16] ISO 22514-6, Statistical methods in process management - Capability and performance - Part 6: Process capability statistics for characteristics following a multivariate normal distribution (Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 6: Thống kê năng lực quá trình đối với các đặc trưng theo phân bố chuẩn đa biến)
[17] ISO/TR 29901, Selected illustrations of full factorial experiments with four factors (Hình minh họa được lựa chọn về thực nghiệm giai thừa đầy đủ với bốn yếu tố)
[18] GRANT, Eugene L. and LEAVENWORTH, Richard S., Statistical quality control. McGraw-Hill, 6th ed., 1988 (Kiểm soát thống kê chất lượng)
[19] HUBBARD, Merton R., Statistical quality control for the food industry. Springer, 3rd ed., 2003 (Kiểm soát chất lượng thống kê cho ngành công nghiệp thực phẩm).
[20] MONTGOMERY, Douglas C., Introduction to statistical quality control. Wiley, 5th ed., 2005 (Giới thiệu về kiểm soát chất lượng thống kê)
[21] TAGUE, Nancy R., The quality tool box. ASQ Quality Press, 2 nd ed., 2005 (Hộp công cụ chất lượng).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
5. Mục đích của danh mục
6. Phân loại các công cụ và kỹ thuật chất lượng
7. Loại công cụ và kỹ thuật SPC
8. Mô tả về các công cụ và kỹ thuật quan trọng được khuyến nghị, ứng dụng và phạm vi
9. Cải tiến liên tục
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.