TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10201-1:2013
ISO 23815-1:2007
CẦN TRỤC - BẢO TRÌ -PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Cranes - Maintenance - Part 1: General
TCVN 10220-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 1385-1:1977.
TCVN 10220-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc giaTCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10220 (ISO 1385) Phtalat ester sử dụng trongcông nghiệp - Phương pháp thử gồm phần sau:
TCVN 10220-1 (ISO 1385-1), Phần 1: Tổng quan.
Bộ tiêu chuẩn ISO 1385 Phthalate esters for industrial use -Methods of test còn các phần sau:
- ISO 1385-2 Measurement of colour after heat treatment (Diallyl phtalatale excluded) [Đo màu sau khi xử lý nhiệt (ngoại trừ diallyl phtalat)];
- ISO 1385-3 Determination of ash (Xác định tro);
- ISO 1385-4 Determination of acidity to phenolphtalein - Titrimetric method (Xác định tính axit đối với phenolphtalein - Phương pháp chuẩn độ);
- ISO 1385-5 Determination of ester content - Titrimetric method after sanonification (Xác định hàm lượng ester - Phương pháp chuẩn độ sau khi xà phòng hóa).
CẦN TRỤC - BẢO TRÌ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Cranes - Maintenance - Part 1: General
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành đối với người sử dụng/chủ sở hữu khi bảo trì cần trục.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997), Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.
TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung;
TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành;
TCVN 8242-3 (ISO 4306-3), Cần trục - Từ vựng - Phần 3: Cần trục tháp;
ISO 4309, Crane - Wire ropes - Care, maintenance, installation, examination and discard (Cần trục - Cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, lắp đặt, kiểm tra và loại bỏ);
ISO 9927-1, Cranes - Inspections - Part 1: General (Cần trục - Kiểm tra - Phần 1: Yêu cầu chung);
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), TCVN 8242-3 (ISO 4306-3), TCVN 7549-1 (ISO 12480-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1.
Bảo trì (maintenance)
Tổ hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc khôi phục cần trục ở trạng thái có thể thực hiện các chức năng yêu cầu.
VÍ DỤ: Giám sát, đo và thử, thay thế, điều chỉnh, sửa chữa, hoạt động hành chính (trong một số trường hợp).
3.2.
Bảo trì định kỳ (planned maintenance)
Bảo trì phòng ngừa (preventive maintenance)
Bảo trì tiến hành theo lịch trình đã thiết lập và thực hiện theo các tiêu chí quy định với mục đích giảm xác suất hư hỏng hoặc xuống cấp chức năng của cần trục.
CHÚ THÍCH: Lịch trình được thiết lập tùy theo thời gian chạy máy, thời gian vận hành hoặc số lần sử dụng.
3.3.
Bảo trì bất thường (unplanned maintenance)
Bảo trì sửa chữa (corrective maintenance, reakdown maintenance)
Bảo trì tiến hành sau khi xuất hiện hư hỏng, hoặc phát hiện lỗi, với mục đích khôi phục cần trục về trạng thái có thể thực hiện các chức năng yêu cầu.
3.4.
Chương trình bảo trì (maintenance programme)
Chương trình được thiết kế để duy trì cần trục ở trạng thái vận hành an toàn.
3.5.
Người có trách nhiệm (responsible person)
(Bảo trì) Người được chủ sở hữu hoặc người sử dụng cần trục chỉ định từ các nhân viên bảo trì.
4. Bảo trì
4.1. Chương trình bảo trì
4.1.1. Yêu cầu chung
Chương trình bảo trì phải được thiết lập phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có các chỉ dẫn này, chương trình bảo trì phải do người có thẩm quyền thiết lập. Biên bản có ghi ngày phải được lưu trong hồ sơ.
CHÚ THÍCH: Về tài liệu hướng dẫn bảo trì, xem TCVN 10200-1: 2013 (ISO 12478-1).
4.1.2. Nhân viên bảo trì
4.1.2.1. Trách nhiệm
Nhân viên bảo trì phải chịu trách nhiệm về bảo trì cần trục và về hoạt động đúng yêu cầu và an toàn của cần trục. Nhân viên bảo trì phải tiến hành tất cả các việc bảo trì cần thiết phù hợp vớitài liệu hướng dẫn bảo trì của nhà sản xuất và an toàn khi làm việc.
4.1.2.2. Yêu cầu tối thiểu
Nhân viên bảo trì phải
a) Là người có năng lực;
b) Thông thạo loại máy và các nguy hiểm mà họ được yêu cầu bảo trì;
c) Được hướng dẫn và đào tạo đúng cách, kể cả người phụ việc, tại các khóa học phù hợp sửdụng các thiết bị đặc biệt; và
d) Tương tự quy định trong Điều 10 TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997).
4.2. Bảo trì định kỳ
Để đảm bảo an toàn và hoạt động đúng yêu cầu của cần trục, hệ thống bảo trì định kỳ đúng cách phải được thiết lập và sử dụng.
Tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất khuyến cáo các nhiệm vụ cụ thể được tiến hành tại từng khoảng thời gian nhất định, và không được vượt quá các khoảng thời gian này. Tài liệu còn chỉ rõ các vị trí cần chú ý bôi trơn, khoảng thời gian hoặc tần suất thay dầu hoặc mỡ, loại và số lượng chất bôi trơn cần dùng.
Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cũng bao gồm cả các bảo trì cần thiết khác như thay thế bộ lọc, áp suất khuyến cáo với lốp xe, tần suất kiểm tra an toàn các mối ghép bulông và lực xiết, cũng như về các điều chỉnh khác như điều chỉnh phanh và li hợp.
Hệ thống bảo trì định kỳ hiệu quả cần nhìn nhận nhu cầu có thể phải ngăn cấm sử dụng cần trục trong khi tiến hành việc bảo trì cần thiết.
4.3. Bảo trì dựa trên kết quả kiểm tra
Tùy theo kết quả kiểm tra hàng ngày, kiểm tra thường xuyên (hàng tuần, hàng tháng), kiểm tra định kỳ (hàng quý, hàng năm), kiểm tra toàn diện hoặc các kiểm tra khác (giám sát trạng thái, ngừng sử dụng, khi có sự cố, sửa chữa, động đất) các hạng mục được xác định cần phải điều chỉnh hoặc sửa chữa, hoặc khi cần thay thế chi tiết, phải được đưa vào chương trình bảo trì.
4.4. Biện pháp phòng ngừa an toàn
4.4.1. Yêu cầu chung
Chỉ những nhân viên bảo trì thích hợp có thẩm quyền mới được phép làm việc với các thiết bị đang hoạt động.
4.4.2. Trước khi bảo trì
Các biện pháp phòng ngừa sau đây phải được thực hiện trước khi tiến hành bảo trì cần trục:
a) Cần trục phải được chuyển về vị trí ít bị ảnh hưởng nhất bởi các cần trục khác hoặc các thao tác trong khu vực;
b) Nếu cần trục đang mang tải thì phải hạ tải xuống;
c) Tất cả các điều khiển phải đặt ở vị trí ngắt (OFF);
d) Phải thực hiện quy trình bằng khóa/thẻ. Phải cung cấp thẻ thể hiện ĐANG SỬA CHỮA hoặc các công tắc điều khiển hoặc các bảng thao tác phải khóa ở vị trí ngắt (OFF). Chỉ nhân viên bảo trì mới được phép giữ thẻ hoặc khóa;
e) Phải lắp đặt dấu hiệu cảnh báo và rào chắn tại sàn phía dưới cần trục khi việc bảo trì phía trên có thể gây nguy hiểm;
f) Nguồn của cần trục bảo trì phải được cách ly;
g) Trước khi tháo các thiết bị thủy lực, áp suất thủy lực phải được giải phóng.
4.4.3. Sau khi bảo trì
Sau khi bảo trì hoàn thành và trước khi đưa cần trục vào sử dụng bình thường:
- Các lan can bảo vệ phải được lắp lại;
- Các thiết bị bảo vệ phải được kích hoạt lại và hiệu chỉnh lại nếu cần thiết;
- Các chi tiết thay thế và vật tư hỏng phải chuyển đi nơi khác;
- Các dụng cụ và thiết bị bảo trì phải chuyển đi nơi khác.
4.5. Điều chỉnh và sửa chữa
Tất cả các trạng thái nguy hiểm phát hiện khi kiểm tra theo ISO 9927-1 phải được chỉnh sửa trước khi cần trục trở lại làm việc. Các điều chỉnh phải thực hiện để đảm bảo tất cả các bộ phận thực hiện đúng chức năng.
VÍ DỤ: Các cơ cấu chấp hành, thiết bị an toàn, hệ thống điều khiển, máy phát, hệ thống phanh.
Tùy theo các kiểm tra thường xuyên trong chương trình bảo trì, các sửa chữa hoặc thay thế sau đây phải thực hiện, nếu cần thiết cho vận hành:
- Các chi tiết của cơ cấu chấp hành bị nứt, gãy, ăn mòn, cong hoặc xoắn quá mức;
- Các chi tiết kết cấu cần trục bị nứt, cong, gãy hoặc bị ăn mòn quá mức;
- Móc bị hư hỏng hoặc mòn - không được phép sửa chữa móc rèn bằng cách hàn hoặc tạo hình lại;
- Các tiếp điểm điện bị tróc rỗ hoặc cháy chỉ được chỉnh sửa bằng cách thay mới và cả bộ;
- Các chi tiết điều khiển phải được bôi trơn như khuyến cáo trong tài liệu hướng dẫn được cung cấp cùng cần trục;
- Nhãn trên các bảng chức năng, bảng chỉ dẫn, nhãn cảnh báo hoặc chú ý trên các trạm điều khiển treo phải dễ đọc.
Các chi tiết thay thế phải ít nhất tương đương đặc tính kỹ thuật nguyên gốc của nhà sản xuất.
Khi sửa chữa các chi tiết ổ trục chịu tải bằng cách hàn, phải xác định vật liệu và tuân thủ quy trình hàn phù hợp.
4.6. Bôi trơn
Tất cả các chi tiết chuyển động của cần trục được chỉ định bôi trơn phải được bôi trơn thường xuyên. Hệ thống bôi trơn phải được kiểm tra khả năng cung cấp chất bôi trơn, cần chú ý tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất về các vị trí và tần suất bôi trơn, duy trì mức bôi trơn và loại chất bôi trơn sử dụng. Máy cần đứng yên khi nạp chất bôi trơn và cần cung cấp bộ phận bảo vệ trừ khi có được trang bị bôi trơn tự động hoặc bôi trơn từ xa (xem thêm 4.7.2.2).
4.7. Thay thế và bảo trì cáp
4.7.1. Thay thế cáp
Khi cáp đạt đến bất kỳ chỉ tiêu thay thế/loại bỏ quy định trong ISO 4309, nó có thể được phép vận hành đến hết ca làm việc trên cơ sở đánh giá của người có năng lực. Cáp phải được thay sau ca làm việc này, vào cuối ngày hoặc tại thời điểm cuối cùng trước khi thiết bị sử dụng cho ca làm việc tiếp.
4.7.2. Bảo trì cáp
4.7.2.1. Yêu cầu chung
Cáp được lưu kho để ngăn ngừa hư hỏng hoặc xuống cấp. Cáp phải không được cuộn hoặc tháo khỏi cuộn để ngăn ngừa gây ra vặn và xoắn cáp. Trước khi cắt cáp phải có biện pháp chống xổ các sợi cáp. Trong quá trình lắp cần chú ý quan sát để ngăn ngừa kéo lê cáp trên đất bẩn hoặc trên các đối tượng có thể làm trầy xước, cắt khía, đè bẹp hoặc gây gấp cáp.
4.7.2.2. Bôi trơn cáp
Cáp phải được duy trì ở trạng thái bôi trơn tốt. Chất bôi trơn như một phần của chương trình bảo trì phải tương thích với chất bôi trơn nguyên gốc và phải là loại không gây cản trở cho việc kiểm tra bằng cách quan sát.
Phần cáp nằm trên puli hoặc ở những nơi bị che khuất khi kiểm tra và bảo trì thì phải chú ý đặc biệt khi bôi trơn.
4.8. Thử tải trọng danh định
Trước khi trở lại làm việc, tất cả các cần trục mà bộ phận mang tải bị sửa đổi, thay thế hoặc sửa chữa đều phải thử tải hoặc phải được phê duyệt bởi người có năng lực.
Báo cáo bằng văn bản phải do người có thẩm quyền cung cấp, chỉ rõ quy trình thử và khẳng định tính đầy đủ hoặc các sửa đổi.
Không cần trục nào được thay đổi tải trọng danh định vượt quá nguyên gốc, ngoại trừ việc này được nhà sản xuất cần trục hoặc người có thẩm quyền phê duyệt.
4.9. Hồ sơ bảo trì
Hồ sơ bảo trì phải bao gồm
a) Phạm vi kiểm tra bảo trì, điều chỉnh và bôi trơn;
b) Các quan sát về mọi bất thường; và
c) Danh mục các bộ phận thay thế;
Hồ sơ phải ghi ngày, có chữ ký và phải sẵn có để sử dụng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 10200-1:2013 (ISO 12478-1:1997), Cần trục - Tài liệu hướng dẫn bảo trì - Phần 1: Yêu cầu chung.
[2] ISO 12482-1, Cranes - Condition monitoring - Part 1: General (Cần trục - Giám sát trạng thái - Phần 1: Yêu cầu chung).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.