TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10199-3:2013
ISO 9942-3:1999
CẦN TRỤC - NHÃN THÔNG TIN - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP
Cranes - Information labels - Part 3: Tower cranes
Lời nói đầu
TCVN 10199-3:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 9942-3:1999.
TCVN 10199-3:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10199 (ISO 9942), Cần trục - Nhãn thông tin gồm các phần sau:
- TCVN 10199-1:2013 (ISO 9942-1:1994), Phần 1: Yêu cầu chung.
- TCVN 10199-3:2013 (ISO 9942-3:1999), Phần 3: Cần trục tháp.
CẦN TRỤC - NHÃN THÔNG TIN - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP
Cranes - Information labels - Part 3: Tower cranes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu liên quan đến nhãn thông tin đối với cần trục tháp.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10199-1:2013 (ISO 9942-1:1994), Cần trục - Nhãn thông tin - Phần 1: Yêu cầu chung.
3. Dữ liệu nhận biết
3.1. Dữ liệu của nhà sản xuất
Đối với cần trục tháp, dữ liệu của nhà sản xuất phải như quy định tại TCVN 10199-1:2013 (ISO 9942-1:1994), 2.1.
3.2. Dữ liệu tải trọng nâng danh định
Một nhãn bền chắc thể hiện sơ đồ đặc tính tải trọng với chữ và hình vẽ dễ đọc phải được cung cấp cho mỗi cần trục và được gắn tại vị trí dễ nhìn đối với người lái cần trục khi ngồi tại trạm điều khiển và tại trạm điều khiển từ xa. Nội dung của nhãn này phải bao gồm (nhưng không hạn chế) các thông tin sau:
a) Phạm vi tải trọng danh định đầy đủ và hoàn chỉnh cho tất cả các tầm với vận hành đã định, chiều dài cần, sơ đồ đi dây của xe con và khi thích hợp, cho mỗi phạm vi tốc độ có thể có của sơ đồ đi dây xe con và cho các trường hợp lắp đối trọng được đề nghị;
b) Các lưu ý phòng ngừa và cảnh báo liên quan đến các giới hạn của thiết bị và quy trình vận hành;
c) Vận tốc gió lớn nhất cho phép trong làm việc;
d) Khuyến cáo rằng dây treo và bộ phận mang tải là một phần của tải trọng. Nếu cụm móc treo được coi như một phần của tải trọng thì cũng phải chỉ rõ trong sơ đồ đặc tính tải trọng.
Ngoài ra, khả năng tải và tầm với tương ứng phải được hiển thị cho người lái cần trục sao cho chúng dễ đọc được từ vị trí vận hành. Nếu chiều dài hoặc góc nghiêng cần thay đổi trong quá trình vận hành thì góc nghiêng này cũng phải được hiển thị.
Nếu dùng các tấm hoặc cờ kim loại gắn trên cần để chỉ tải trọng danh định thì phải bố trí sao cho người lái cần trục luôn nhìn thấy rõ và dễ đọc. Đối với các cần trục được thiết kế để lắp đặt và làm việc theo các tổ hợp khác nhau thì các dữ liệu và thể hiện chúng phải tương ứng với tổ hợp hiện hành.
4. Thông tin về vận hành đối với người lái cần trục
4.1. Thiết bị điều khiển và thiết bị chỉ báo
Tất cả các điều khiển phải được gán nhãn bằng chữ hoặc ký hiệu để chỉ báo chức năng của chúng và khi thích hợp thì cả chiều chuyển động. Thông tin phải dễ đọc và phải gắn ở nơi có thể nhìn thấy rõ ràng.
4.2. Chỉ dẫn trường hợp khẩn cấp
Các chỉ dẫn cho trường hợp khẩn cấp và lưu ý cảnh báo nhà sản xuất xét thấy cần thiết thì phải thể hiện trên nhãn ở vị trí mà người lái cần trục có thể nhìn thấy rõ ràng.
4.3. Nhiệm vụ của người lái cần trục
Thông tin về nhiệm vụ của người lái cần trục tháp phải theo quy định trong TCVN 10199-1:2013 (ISO 9942-1:1994), 3.2
5. Thông tin cho người ở trong phạm vi làm việc của cần trục
Cảnh báo về các nguy hiểm có thể gặp phải đối với người làm việc trên hoặc xung quanh cần trục phải được bố trí tại vị trí phù hợp dưới dạng nhãn viết, các vạch sơn cảnh báo và/hoặc các ký hiệu thích hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.