TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10056:2013
ISO 14930:2012
DA – DA ĐỂ LÀM GĂNG TAY THỜI TRANG – CÁC YÊU CẦU
Leather – Leather for dress gloves – Speccification
Lời nói đầu
TCVN 10056:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 14930:2012.
TCVN 10056:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – DA ĐỂ LÀM GĂNG TAY THỜI TRANG – CÁC YÊU CẦU
Leather – Leather for dress gloves – Speccification
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử cho da thuộc crom và da thuộc phèn nhôm – crom được sử dụng để sản xuất găng tay thời trang.
Tiêu chuẩn này không được áp dụng cho da sơn dương, da cừu, da dê và da thuộc phèn nhôm hoặc da để làm găng tay an toàn hoặc găng tay thể thao.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7115 (ISO 2419), Da – Điều hòa mẫu thử để xác định tính chất cơ lý;
TCVN 7116 (ISO 2588), Da – Lấy mẫu – Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng;
TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu;
TCVN 7121 (ISO 3376), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài;
TCVN 7122-2 (ISO 3377-2), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền xé – Phần 2: Xé 2 cạnh;
TCVN 7125 (ISO 3380), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền co đến 100 oC;
TCVN 7126 (ISO 4044), Da – Phép thử hóa học – Chuẩn bị mẫu thử hóa;
TCVN 7127 (ISO 4045), Da – Phép thử hóa học – Xác định pH;
TCVN 7130 (ISO 11640), Da – Phương pháp xác định độ bền màu – Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại;
TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon;
TCVN 10053 (ISO 11641), Da – Phép thử độ bền màu – Độ bền màu với mồ hôi.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Da thuộc phèn nhôm
Da thuộc trắng (alum tanned leather, tawed leather)
Da được chuẩn bị riêng với hỗn hợp có thành phần hoạt chất chính là muối nhôm, và thường, có thêm lòng đỏ trứng – phèn nhôm và bột.
CHÚ THÍCH Màu sắc tự nhiên của da là màu trắng.
3.2. Da cừu, da dê (chamois leather)
Da được làm từ da cừu, da dê hoặc da cừu non đã được nạo thịt hoặc từ da cừu hoặc da cừu non có mặt cật được nạo bằng cách mài nhẹ và được thuộc do có sự tham gia của quá trình oxi hóa của dầu cá hoặc dầu động vật biển trong da, bằng sử dụng các dầu (dầu cừu, dê nguyên chất) hoặc trước tiên là alđehyt và sau đó là các dầu (hỗn hợp dầu cừu, dê).
3.3. Da thuộc phèn nhôm-crom (chrome-alum tanned leather)
Trước tiên da được thuộc crom xuyên hết độ dày, sau đó được xử lý hoặc được thuộc với tác nhân thuộc phèn nhôm.
3.4. Da thuộc crom (chrome tanned leather)
Da chỉ được thuộc với muối crom hoặc với muối crom và một lượng nhỏ các tác nhân thuộc khác được sử dụng để hỗ trợ công đoạn thuộc crom, và hàm lượng không đủ để thay đổi đặc tính thuộc crom ban đầu của da.
4. Các yêu cầu
Da để làm găng tay thời trang phải phù hợp với các yêu cầu được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Các yêu cầu cho da làm găng tay thời trang
Đặc tính | Yêu cầu | Phương pháp thử |
pH của dung dịch chiết nước ∆pH của dung dịch chiết nước | ≥ 3,5 Nếu giá trị pH nhỏ hơn 4, ∆pH phải ≤ 0,7 | TCVN 7127 (ISO 4045) |
Nhiệt độ co | ≥ 90 oC | TCVN 7125 (ISO 3380) |
Độ bền màu đối với chà xát qua lại | Sự đổi màu và sự dây màu của đệm nỉ để đánh giá Nỉ khô 50 chu kỳ ≥ 3 thang xám Nỉ ướt 10 chu kỳ ≥ 2 thang xám | TCVN 7130 (ISO 11640) |
Độ bền xé | ≥ 15,0 N | TCVN 7122-2 (ISO 3377-2) |
Độ bền màu - với mồ hôi - với ánh sáng |
≥ 3 thang xám (đối với găng tay không có lót) ≥ thang xanh |
TCVN 10053 (ISO 11641) TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02) |
Độ giãn dài tại 2 N/mm2, tính bằng phần trăm | ≥ 20 % | TCVN 7121 (ISO 3376) |
5. Lấy mẫu
5.1. Khi có thể, vị trí và nhận dạng mẫu phòng thí nghiệm phải phù hợp với TCVN 7117 (ISO 2418).
5.2. Số lượng mẫu phải có thỏa thuận giữa các bên liên quan, trừ trường hợp có tranh chấp thì số lượng mẫu phải được lấy theo TCVN 7116 (ISO 2588). Nếu kích cỡ lô da lớn, thì số lượng mẫu da tối đa là năm.
6. Chuẩn bị và điều hòa mẫu
6.1. Mẫu để thử tính chất vật lý và độ bền màu phải được chuẩn bị và điều hòa theo TCVN 7115 (ISO 2419).
6.2. Mẫu để phân tích hóa học phải được chuẩn bị theo TCVN 7126 (ISO 4044).
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) kết quả các phép thử liệt kê trong Bảng 1;
c) ngày và nơi thử;
d) chi tiết đầy đủ để nhận dạng mẫu thử;
e) các sai khác so với tiêu chuẩn này hoặc qui trình thử đã sử dụng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.