XÂY DỰNG TIÊU CHUẦN - PHẦN 1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Development of standards - Part 1: Procedures for developing national standards
Lời nói đầu
TCVN 1-1:2015 thay thế TCVN 1-1:2008 .
TCVN 1-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 1 Xây dựng tiêu chuẩn gồm hai phần:
- TCVN 1-1:2015, Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
- TCVN 1-2:2008 , Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
XÂY DỰNG TIÊU CHUẦN - PHẦN 1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Development of standards - Part 1: Procedure for developing national standards
Tiêu chuẩn này quy định quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) do ban kỹ thuật thực hiện, bao gồm cả quy trình xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN.
Tiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo để áp dụng đối với việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành xây dựng dự thảo chưa theo phương pháp ban kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự quốc phòng (TCVN/QS) và an ninh (TCVN/AN), tiêu chuẩn cơ sở và các tài liệu chuẩn khác.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.
TCVN 1-2:2008, Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC Guide 21-1:2005), Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC
TCVN 6709-2:2007 (ISO/IEC Guide 21-2:2005), Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 2: Chấp nhận tài liệu khác của ISO vàlEC
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004) và thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (national technical committee)
Tổ chức tư vấn kỹ thuật về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể.
Thành viên của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (BKT) là các chuyên gia đại diện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia độc lập có liên quan.
4 Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
4.1 Tiêu chuẩn quốc gia phải được xây dựng dựa trên nhu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh, thương mại và các nhu cầu khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
4.2 Tiêu chuẩn quốc gia phải được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận, với sự tham gia của đại diện các bên liên quan thích hợp và các chuyên gia độc lập có liên quan.
4.3 Quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
4.4Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc tế, có thể sử dụng tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến khác;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chếquy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết.
4.5 Tiêu chuẩn quốc gia phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống.
4.6 Tiêu chuẩn quốc gia cần được rà soát định kỳ hoặc khi cần thiết để đảm bảo sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung tiêu chuẩn, cần sửa đổi hoặc thay thế tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn quốc gia có nội dung lạc hậu, không phù hợp hoặc không còn cần thiết phải được hủy bỏ.
5 Trình tự xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
5.1 Quy định chung
5.1.1 Tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo trình tự bẩy bước với các tài liệu tương ứng được nêu trong Bảng 1.
5.1.2Các dự thảo được soạn thảo và trình bày theo TCVN 1-2:2008 , TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC Guiđe 21-1:2005) và TCVN 6709-2:2007 (ISO/IEC Guide 21-2:2005) và các quy định hiện hành khác.
5.1.3Chi tiết các bước thực hiện được nêu trong 5.2 dưới đây. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể rút ngắn các bước thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận của dự thảo TCVN.
Bảng 1 - Trình tự các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Các bước xây dựng TCVN | Kết quả | ||
Tài liệu | Ký hiệu | ||
Bước 1 | Đề nghị xây dựng TCVN | Dự án xây dựng TCVN (viết tắt là Dự án TCVN) Dự thảo tiêu chuẩn đề nghị (nếu có) Xác định rõ nhu cầu khảo sát, khảo nghiệm (nếu có) | DATCVN
DTĐN |
Bước 2 | Xét duyệt dự án TCVN và đưa vào kế hoạch xây dựng TCVN | Bản kế hoạch xây dựng TCVN được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt |
|
Bước 3 | Biên soạn dự thảo | Dự thảo BKT | DTBKT |
Bước 4 | Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN | Dự thảo TCVN | DTTCVN |
Bước 5 | Thẩm định TCVN | Hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt | HS TCVN |
Bước 6 | Công bố TCVN | Quyết định công bố TCVN |
|
Bước 7 | Xuất bản và phát hành TCVN | Tiêu chuẩn quốc gia | TCVN |
5.2 Các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
5.2.1Bước 1: Đềnghị xây dựng TCVN
Căn cứ vào nhu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh, thương mại và các nhu cầu khác trong hoạt động kinh tế - xã hội, mọi tổ chức và cá nhân đều có thể đề nghị xây dựng TCVN. Đề nghị xây dựng TCVNđược trình bày dưới dạng dự án TCVN theo yêu cầu nêu trong Phụ lục A và có thể kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đề nghị (nếu có).
5.2.2 Bước 2: Xét duyệt dự án TCVN và đưa vào kế hoạch xây dựng TCVN
Xem xét và phê duyệt dự án TCVN. Dự án TCVN được duyệt là căn cứ cho việc lập kế hoạch xây dựng TCVN.
5.2.3 Bước 3: Biên soạn dự thảo
Biên soạn dự thảo bao gồm các công việc sau:
- Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu, kết quả thử nghiệm, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các thông tin về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, ... có liên quan;
- Khảo sát, khảo nghiệm (nếu cần);
- Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc soạn thảo (nếu có);
- Biên soạn dự thảo BKT;
- Viết thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn theo yêu cầu trong Phụ lục B;
- Gửi dự thảo kèm theo bản thuyết minh để lấy ý kiến thành viên BKT trong lĩnh vực tiêu chuẩn tương ứng. Thời hạn lấy ý kiến cho dự thảo theo tiến độ trong Dự án TCVN;
- Tổ chức các cuộc họp để thông qua dự thảo. Việc thông qua dự thảo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Trường hợp dự thảo không được ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên của BKT nhất trí thì phải sửa chữa và lấy ý kiến lại trong BKT cho đến khi dự thảo được thông qua.
- Thu thập và xử lý các ý kiến góp ý, lập bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý (xem Phụ lục C), tổ chức sửa chữa, bổ sung dự thảo BKT, soạn thảo thành dự thảo TCVN và viết thuyết minh kèm theo dự thảo TCVN.
5.2.4 Bước 4: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN
5.2.4.1Dự thảo TCVN và bản thuyết minh (đã được thông qua trong BKT) được gửi đi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) hoặc hình thức tương tự để lấy ý kiến rộng rãi của các bên quan tâm.
Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải lấy ý kiến được xác định trong dự án TCVN đã được xét duyệt.
Thời gian lấy ý kiến là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo; trong trường hợp cần thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn.
5.2.4.2Xử lý các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, lập bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý (xem Phụ lục C), tổ chức sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo TCVN.
5.2.4.3Nếu các ý kiến góp ý hoàn toàn đồng ý với nội dung của dự thảo TCVN, lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định trong Phụ lục D và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN của BKT.
5.2.4.4Trong trường hợp có ý kiến chưa nhất trí, dự thảo TCVN được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề để tìm phương án xử lý.
Thành phần tham dự Hội nghị chuyên đề có thể bao gồm các thành viên của BKT và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN lấy ý kiến và các chuyên gia khác, nếu thấy cần thiết.
Khi cần, có thể tiến hành việc thử nghiệm, lấy thêm số liệu hoặc gửi dự thảo TCVN đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến bổ sung và tổ chức hội nghị chuyên đề nhiều lần để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận cho đến khi dự thảo TCVN hoàn chỉnh.
Xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý, tổ chức sửa chữa, bổ sung để hoàn chỉnh dự thảo TCVN. Sau đó, lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định trong Phụ lục D và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN của BKT.
5.2.4.5Hồ sơ dự thảo TCVN phải được thẩm tra theo các nội dung quy định trong Phụ lục E trước khi trình thẩm định.
5.2.5 Bước 5: Thẩm định tiêu chuẩn quốc gia
5.2.5.1 Hồ sơ dự thảo TCVN được thẩm định theo các nội dung quy định trong Phụ lục E.
5.2.5.2 Tổ chức Hội đồng thẩm định. BKT có trách nhiệm bảo vệ dự thảo TCVN trước Hội đồng và có trách nhiệm xử lý, hoàn thiện dự thảo, hồ sơ dự thảo TCVN theo kết luận của Hội đồng (nếu có).
5.2.5.3 Cấp số hiệu cho dự thảo TCVN, sau khi hoàn thành các thủ tục thẩm định.
5.2.6 Bước 6: Công bố tiêu chuẩn quốc gia
5.2.6.1 Tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCVN trình công bố theo quy định trong Phụ lục D.
Bản TCVN trình công bố phải rõ ràng, chính xác, được trình bày theo đúng quy định.
5.2.6.2 Quyết định công bố TCVN được thông báo rộng rãi.
5.2.7 Bước 7: Xuất bản và phát hành TCVN
Tổ chức xuất bản và phát hành TCVN đã được công bố.
5.3 Rà soát tiêu chuẩn quốc gia
5.3.1 Các TCVN được rà soát định kỳ sau ba năm kể từ khi công bố hoặc sớm hơn khi cần thiết để đảm bảo sự phù hợp của TCVN với trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Rà soát TCVN là một nội dung trong kế hoạch xây dựng TCVN hàng năm.
5.3.2Kết quả rà soát TCVN có thể là:
a) Giữ nguyên TCVN;
b) HủybỏTCVN;
c) Đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN.
5.3.3 Rà soát TCVN thực hiện theo các bước như sau:
- Lập và phê duyệt kế hoạch rà soát TCVN;
- Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu, hoặc kết quả thử nghiệm, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các thông tin về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng,... có liên quan;
- Nghiên cứu nội dung TCVN, viết thuyết minh, trong đó giải trình những lý do và cơ sở cho việc kiến nghị giữ nguyên, sửa đổi, thay thế hoặc hủy bỏ TCVN;
- Gửi bản TCVN và thuyết minh đi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Tổ chức các Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần);
- Lập hồ sơ TCVN kiến nghị giữ nguyên, sửa đổi, thaythế hoặc hủy bỏ TCVN;
- Thẩm định và quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ TCVN hoặc đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN.
5.4 Sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia
5.4.1Trình tự các bước sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN được thực hiện tương tự như đối với việc xây dựng TCVN từ 5.2.2 đến 5.2.7.
5.4.2Nội dung sửa đổi của TCVN được in rời cho đến khi tái bản TCVN đó.
5.4.3Đối với trường hợp thay thế TCVN, khi trình hồ sơ TCVN thay thế cần trình đề nghị hủy bỏ TCVN tương ứng.
5.5 Lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
Hồ sơ dự thảo TCVN bao gồm các tài liệu được quy định trong Phụ lục D.
Hồ sơ dự thảo TCVN được lưu giữ và bảo quản theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.
(quy định)
Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1. Tên tiêuchuẩn(tên tiêu chuẩn kèm theo tên, số hiệu tiêu chuẩn chấp nhận, hoặc số hiệu TCVNsoát xét, nếu có)
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn(nêu tóm lược phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn)
3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị
Tên tổ chức (cá nhân) …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………..………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………..Fax: ………………………E-mail: …………………………….
Tên cơ quan chủ quản (nếu có): ………………………………………………………………………….
4.Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước và ngoài nước(nêu tình hình sản xuất, kinh doanh,quản lý, hiện trạng tiêu chuẩn hóa đối với đối tượng tiêu chuẩn ở trong nước và quốc tế)
5. Lý do và mục đích xây dựng TCVN
- Lý do (lý do cần xây dựng, tính cấp thiết)
- Tiêu chuẩn đáp ứng những mục tiêu sau đây:
+ Thông tin, thông hiểu + An toàn sức khoẻ môi trường + Đổi lẫn + Chức năng công dụng chất lượng | □ □ □ □ | + Tiết kiệm + Giảm chủng loại + Các mục đích khác (ghi dưới) | □ □ □
| ||
- Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không? - Tiêu chuẩn có dùng để công nhận không? | □có □có | □ không □ không | |||
- Căn cứ |
|
| |||
+ Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầuphát triển KTXH của Nhà nước không? + Thuộc chương trình nào? | □có
| □ không
| |||
+ Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực): | □có | □ không | |||
6. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn
- Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (hoặc sửa đổi, bổ sung):
+ Thuật ngữ và định nghĩa | □ | + Tiêu chuẩn cơ bản | □ |
+ Phân loại | □ | + Yêu cầu an toàn vệ sinh | □ |
+ Ký hiệu | □ | + Yêu cầu về môi trường | □ |
+ Thông số và kích thước cơ bản | □ | + Lấy mẫu | □ |
+ Yêu cầu kỹ thuật | □ | + Phương pháp thử và kiểm tra | □ |
+ Tiêu chuẩn về quá trình | □ | + Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản | □ |
+ Tiêu chuẩn về dịch vụ | □ | + Các khía cạnh và yêu cầu khác | □ |
- Bố cục, nội dung các phần chính của TCVN dự kiến:
- Nhu cầu khảo sát, khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực tế: □có□không
(nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo sát, khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo sát, khảo nghiệm)
7. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN
- Phương thức thực hiện:
+ Xây dựng mới + Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực... | □ □ | + Sửa đổi, bổ sung + Thay thế | □ □ |
- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (bản chụp kèm theo):
8. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện
9. Cơ quan phối hợp
- Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị (nếu có).
- Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có liên quan phải lấy ý kiến.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể lấy ý kiến.
10. Dự kiến tiến độ thực hiện
TT | Nội dung công việc | Thời gian | |
Bắt đầu | Kết thúc | ||
1 | Xây dựng, xét duyệt dự án |
|
|
2 | Biên soạn dự thảo TCVN |
|
|
| - Thu thập tài liệu, khảo sát, khảo nghiệm (nếu cần) |
|
|
| - Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc biên soạn tiêu chuẩn quốc gia |
|
|
| - Biên soạn dự thảo BKT |
|
|
| - Gửi lấy ý kiến dự thảo BKT |
|
|
| - Họp xem xét nội dung dự thảo BKT |
|
|
| - Biên soạn dự thảo TCVN |
|
|
3 | Lấy ý kiến dự thảo TCVN |
|
|
4 | Hội nghị chuyên đề |
|
|
5 | Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập hồ sơ dự thảo TCVN |
|
|
6 | Thẩm tra hồ sơ dự thảo TCVN |
|
|
7 | Gửi hồ sơ dự thảo TCVN để thẩm định |
|
|
8 | Thẩm định dựthảoTCVN |
|
|
9 | Lập hồ sơ TCVN trình duyệt |
|
|
10 | Trình duyệt và công bố |
|
|
11. Dự toán kinh phí thực hiện
a. Tổng kinh phí dự kiến: …………………….. trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: …………………………………………………………………………………….
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ..………………………………………………………………….
(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)
- Nguồn khác: …………………………………………………………………………………………….
b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
| ………, ngày …. tháng …. năm ..... |
(quy định)
Yêu cầu đối với bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
B.1 Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn là tài liệu kèm theo dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và được gửi lấy ý kiến cùng với dự thảo tiêu chuẩn. Bản thuyết minh cần phải trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng.
B.2 Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm:
- Tên tiêu chuẩn, BKT biên soạn;
- Tóm tắt tình hình đối tượng tiêu chuẩn, lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn;
- Giải thích nội dung của tiêu chuẩn: Nêu tóm tắt những phần nội dung chính của tiêu chuẩn; giải thích những quy định trong tiêu chuẩn; nêu tính ưu việt và những điểm cần chú ý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý dự thảo;
- Mối liên quan của dự thảo tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước cũng như các quy định hiện hành, thông báo mức độ phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn với những văn bản đó;
- Các dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn có liên quan với dự thảo tiêu chuẩn. Khi đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế liên quan đến các tiêu chuẩn hiện hành, cần nêu rõ những tiêu chuẩn nào, chương mục nào hoặc điều nào cần thay đổi hoặc hủy bỏ cũng như thời hạn phải thực hiện việc này;
- Kiến nghị của BKT bao gồm các kiến nghị đối với cơ quan công bố tiêu chuẩn (ví dụ như kiến nghị thay thế hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn, tài liệu liên quan...).
B.3 Bản thuyết minh phải được BKT thông qua trước khi gửi kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đi lấy ý kiến. Mỗi lần soạn thảo và gửi lấy ý kiến lại, phải có bản thuyết minh kèm theo giải thích sự khác biệt so với dự thảo lần trước.
(tham khảo)
Bản tổng hợp tiếp thu ý kiến dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Dưới đây trình bày một ví dụ mẫu bản tiếp thu ý kiến dự thảo TCVN do Ban kỹ thuật thực hiện.
BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN/TC ……… | BẢN TIẾP THU Ý KIẾN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN Sau khi lấy ý kiến lần ... ngày... tháng ... năm ... |
Số phần, điều của dự thảo tiêu chuẩn a) | Tên cơ quan, tổ chức, chuyên gia góp ý | Nội dung dự thảo | Ý kiến góp ýb) | Ý kiến tiếp thu c) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
|
|
|
|
a) Lần lượt từ đầu đến cuối tiêu chuẩn. b) Ghi tóm tắt nhưng đầy đủ từng ý kiến góp ý. c) Không ghi chung chung, nếu phải sửa lại dự thảo phải ghi rõ nguyên văn nội dung và hình thức sẽ sửa vào bản tiếp thu. |
| Ngày ….. tháng ….. năm …… Thư ký Ban kỹ thuật |
(quy định)
Yêu cầu về lập và quản lý hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
D.1 Việc lập và quản lý hồ sơ TCVN nhằm tập hợp một cách đầy đủ, có hệ thống tất cả các văn bản cần thiết, hình thành trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố tiêu chuẩn cũng như tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn sau này.
D.2Hồ sơ TCVN phải đảm bảo tính cập nhật, đầy đủ các văn bản cần thiết và phải được lưu trữ theo đúng các quy định về lưu trữ hồ sơ.
D.3 Hồ sơ dự thảo TCVN trình thẩm định bao gồm:
- Công văn trình thẩm định;
- Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng TCVN kèm theo dự án xây dựng TCVN đã được phê duyệt;
- Báo cáo quá trình biên soạn dự thảo TCVN (xem Phụ lục F);
- Dự thảo TCVN (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo thuyết minh;
- Bản sao tài liệu gốc (tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật...) làm căn cứ chính để biên soạn dự thảo TCVN.Các báo cáo khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử, danh mục tài liệu tham khảo, dự thảo đề nghị của cơ quan đề nghị xây dựng tiêu chuẩn (nếu có);
- Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến và văn bản góp ý chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến góp ý;
- Bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến cho các dự thảo TCVN;
- Biên bản các hội nghị;
- Báo cáo thẩm tra dự thảo TCVN;
- Dự thảo TCVN trình thẩm định.
D.4 Hồ sơ dự thảo TCVN trình công bố gồm:
- Công văn trình công bố TCVN;
- Phiếu thẩm định hồ sơ và dự thảo TCVN;
- Biên bản hội đồng thẩm định TCVN;
- Bản TCVN trình duyệt.
D.5 Hồ sơ TCVN gồm:
- Hồ sơ dự thảo TCVN;
- Hồ sơ TCVN trình duyệt;
- Quyết định công bố TCVN.
D.6 Hồ sơ TCVN hủy bỏ trong trường hợp không thay thế TCVN gồm:
- Bản TCVN đề nghị hủy bỏ;
- Bản thuyết minh lý do hủy bỏ;
- Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến và công văn góp ý chính thức bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến góp ý;
- Biên bản các Hội nghị;
- Tờ trình Hồ sơ TCVN hủy bỏ;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
(quy định)
Nội dung thẩm tra, thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
E.1 Nội dung thẩm tra đối với hồ sơ và dự thảo TCVN
Nội dung thẩm tra bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra ban đầu trong dự án TCVN;
- Nhận xét về tiến độ biên soạn dự thảo tiêu chuẩn theo kế hoạch đã định;
- Nhận xét về hồ sơ dự thảo TCVN (có phù hợp và đầy đủ theo quy định không ?);
- Nhận xét về ý kiến góp ý cho dự thảo TCVN của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia được gửi lấy ý kiến góp ý;
- Nhận xét về dự thảo TCVN;
- Kết luận và kiến nghị.
E.2 Nội dung thẩm định đối với hồ sơ và dự thảo TCVN
Nội dung này bao gồm:
- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài;
- Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hòa lợi ích của các bên cóliên quan;
- Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
- Kết luận và kiến nghị.
(quy định)
Báo cáo quá trình biên soạn tiêu chuẩn quốc gia
Báo cáo quá trình biên soạn tiêu chuẩn quốc gia cần bao gồm các nội dung sau:
- Tên và số hiệu ban kỹ thuật thực hiện;
- Tên tiêu chuẩn kèm theo số hiệu tiêu chuẩn;
- Năm kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, ví dụ: 2015 - 2016;
- Nhận xét, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch vàlý giải về những thay đổi so với kế hoạch, nếu có;
- Các bước công việc đã thực hiện, trong đó làm rõ các vấn đề đã giải quyết trong quá trình xây dựng
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
5 Trình tự xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
5.1 Quy định chung
5.2 Các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
5.3 Rà soát tiêu chuẩn quốc gia
5.4Sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia
5.5 Lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục A (quy định) Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục B (quy định) Yêu cầu đối với bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục C (tham khảo) Bản tiếp thu ý kiến dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục D (quy định) Yêu cầu về lập và quản lý hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục E (quy định) Nội dung thẩm tra, thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
Phụ lục F (quy định) Báo cáo quá trình biên soạn tiêu chuẩn quốc gia
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.