NỘI DUNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT TÀU CÁ
1. Tiêu chuẩn này chỉ quy định nội dung thiết kế kỹ thuật của tất cả các loại tàu dùng trong ngành thủy sản.
Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp thiết kế kỹ thuật của các loại tàu dùng trong ngành thủy sản.
2. Thiết kế kỹ thuật là giai đoạn thứ ba trong quá trình thiết kế sau khi đã có nhiệm vụ thiết kế và thiết kế sơ bộ được duyệt.
3. Mục đích của thiết kế kỹ thuật là:
- Cung cấp đầy đủ tài liệu để khách hàng có thể phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tàu, tính năng vận hành tàu đó và trên cơ sở đó có thể tiến hành việc ký kết hợp đồng giữa khác hàng và xí nghiệp thi công.
- Làm cơ sở cho việc lập các bản vẽ thi công và các tài liệu kỹ thuật giao theo tàu, đồng thời làm cơ sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng tàu trong quá trình đóng ráp.
4. Yêu cầu của thiết kế kỹ thuật là giải quyết cụ thể tất cả các phần cấu thành của tàu: thân tàu cùng với các thượng tầng, lầu, trang thiết bị v.v… phương pháp tổ chức thi công.
5. Nội dung thiết kế kỹ thuật gồm:
- Các bản vẽ
- Các bản tính
- Thuyết minh chung
6. Trong thiết kế kỹ thuật phải có các bản vẽ sau đây:
- Đường hình: Đường hình chung, phần mũi, phần đuôi, sườn thực tế.
- Bố trí chung: Cắt dọc, cắt ngang, các mặt boong, hầm hàng và lầu.
- Bố trí buồm
- Kết cấu chung thân tàu và thượng tầng, lầu.
Cắt dọc, mặt boong, sàn, hầm hàng, thượng tầng, lầu buồng lái.
- Các mặt cắt ngang điển hình trong đó có mặt cắt ngang giữa tàu.
- Các vách dọc và vách ngang
- Khai triển vỏ và các mặt boong, sàn
- Kết cấu mạn chắn sóng
- Kết cấu phần mũi, lô mũi
- Kết cấu phần đuôi, sống đuôi
- Đà máy chính, đà máy phụ
- Các đà máy khác: Tời kéo lưới, tời neo, máy móc mặt boong
- Kết cấu ki
Neo
Kéo, đẩy, cập bến.
Bốc dỡ và sắp xếp hàng trên tàu
An toàn lao động, bảo hiểm
Thiết bị vỏ tàu. Cửa sổ các loại, cửa ra vào, cửa và nắp đậy trong kết cấu kín nước, cầu thang trong tàu, thang lên xuống cảng cầu. - thiết bị lạnh.
Cứu sinh. Xuồng cứu sinh, phao tập thể, phao cá nhân, thang dây, giá đỡ xuồng cứu sinh.
- Bản vẽ sơ đồ và chi tiết cách nhiệt thân tàu, thượng tầng và lầu.
- Sơ đồ các hệ thống ống
- Bố trí chung buồng máy
- Lắp đặt hệ động lực
- Hệ trục chân vịt
- Chân vịt (chong chóng)
- Sơ đồ đường ống buồng máy
- Sơ đồ điện
- Sơ đồ trang thiết bị thông tin, hàng hải.
- Sơ đồ bố trí và chi tiết chuyên môn. Nếu là tàu đánh cá thì phải có các bản vẽ sau:
a. Sơ đồ trích lực chung (nếu trích lực từ động cơ chính của tàu)
b. Tổng đồ trích lực và chi tiết (gồm nhiều cụm)
c. Tổng đồ tời kéo lưới và chi tiết
d. Sơ đồ thao tác đánh bắt. Các bộ phận và chi tiết
e. Tổng đồ các máy móc phục vụ thao tác và chi tiết nếu có
g. Tổng đồ và chi tiết các máy khai thác kiêm nghề.
7. Trong thiết kế kỹ thuật bao gồm các bản tính sau:
- Bản tính và bản vẽ đường cong các yếu tố đường hình
- Bản tính sức bền chung toàn tàu (đối với tàu thiết kế không theo quy phạm)
- Bản tính sức bền cục bộ
- Bản tính sức bền chong chóng
- Tính giao động
- Bản tính và bản vẽ tỷ lệ Bonjean
- Bản tính mạn khô
- Bản tính và bản vẽ đường cong cánh tay đòn ổn định hình dáng
- Nghiêng dọc và ổn tính ban đầu
- Kiểm tra ổn tính
- Thí nghiệm nghiêng tàu
- Thông báo ổn tính
- Trọng tâm, khối lượng
- Dung tích các khoang
- Tính chống chìm
- Sức cản, tốc độ, sức kéo, chong chóng
- Tính toán buồm (nếu có)
- Tính lắc
- Tính hạ thủy
- Các bản tính về thiết bị. Neo, lái, bốc dỡ và sắp xếp hàng trên tàu v.v…
- Các bản tính về phần hệ động lực và trang bị buồng máy, hệ thống ống cụ thể bao gồm các bản tính sau đây:
a. Bản tính toán hệ trục theo đăng kiểm. Đường kính trục trung gian, đường kính trục đẩy, kiểm tra độ bền của một số chi tiết của trục, trục chân vịt, tính giao động hệ trục.
b. Bản tính các hệ thống ống
c. Bản tính toán chung cho hệ sinh hoạt: Đường kính, ống công suất bơm, lưu lượng, tính toán cấp nước áp lực.
d. Bản tính toán hệ phục vụ. Hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí…
e. Bản tính hệ thống lạnh. Tính chất cách nhiệt buồng lạnh, hiệu suất lạnh, chọn máy lạnh…
g. Bản tính và các hệ thuộc động lực:
Hệ dầu nhờn
Hệ nhiên liệu
Hệ làm mát
Hệ ống khói
Hệ thống điều khiển từ xa
h. Bản tính để chọn máy phụ
- Bản tính toán về phần điện
- Bản tính toán về kinh tế. Dự đoán giá thành, tính kinh tế
- Dự trù vật tư và trang thiết bị toàn tàu
- Sơ đồ nguyên tắc chia tàu ra phân đoạn, phần
- Sơ đồ hàn (nếu là tàu thép), săm - (nếu là tàu gỗ) và lắp ráp thân tàu.
8. Thuyết minh chung ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật phải trình bày theo dạng dưới đây.
PHẦN I. NHỮNG THÔNG SỐ CHỦ YẾU
1) Loại và công dụng tàu
2) Vùng hoạt động. Vùng hoạt động của tàu, cảng đăng ký, khoảng cách từ ngư trường đến bờ, cảng đậu
3) Quy phạm và tiêu chuẩn đóng tàu: Quy phạm, cấp tàu
4) Kích thước chính
- Chiều dài toàn bộ | LTbộ |
- Chiều dài lớn nhất | Lmax |
- Chiều dài hai trụ | L^^ |
- Chiều dài theo đường nước | Ldn |
- Chiều dài thiết kế | LTK |
- Chiều rộng lớn nhất | Bmax |
- Chiều rộng thiết kế | BTK |
- Chiều cao đến boong chính | D |
- Chiều chìm trung bình | dtb |
- Chiều chìm mũi | dm |
- Chiều chìm đuôi | dđ |
- Lượng chiếm nước theo L | D^^ |
- Lượng chiếm nước theo Lđn | Dđn |
- Lượng chiếm nước thiết kế | Dtk |
- Chiều cao từ boong chính đến boong một | D1 = |
- Chiều cao từ boong chính đến boong hai | D2 = |
- Chiều cao từ boong chính đến buồng lái | D3 = |
5) Lượng chiếm nước, chiều chìm trung bình, chiều chìm mũi, đuôi ở các trường hợp tải trọng khác nhau.
- Lượng chiếm nước tàu không
- Các trường hợp tải trọng
- Nghiêng dọc và ổn định ban đầu
- Số lượng người trên tàu
- Lượng chở.
6) Hình dáng thân tàu và các hệ số thân tàu.
- Hình dáng
- Các hệ số thân tàu bao gồm:
Hệ số khối chữ nhật | d = |
Hệ số đường nước | a = |
Hệ số mặt cắt ngang | b = |
Tốc độ tâm nổi | xc = |
7) Ổn định. Kết quả tính toán ổn tính ở các trường hợp tải trọng khác nhau.
8) Tính chống chìm
9) Lượng dự trữ và khả năng hàng hải.
Nước, dầu, mỡ, người và đồ đạc, lương thực
10) Tốc độ và sức kéo, chong chóng
- Tốc độ tự do (hl / h)
- Tốc độ kéo lưới (nt)
- Chong chóng. Kiểu, đặc tính cơ bản của chong chóng bao gồm:
Đường kính | D = |
Bước xoắn | H = |
Tỷ số | H/D = |
Tỷ lệ mặt đĩa | q = |
Hiệu suất | h = |
11) Tính quay trở.
Bán kính quay trở của tàu. Hệ thống điều khiển lái
12) Thành phần đội thủy thủ.
Quy định chức vụ từng người
13) Bố trí chung toàn tàu.
Mô tả bố trí chung theo các mặt boong và các khoang, có ghi chỉ dẫn phù hợp với bản vẽ nào. (Ghi cả ký hiệu bản vẽ theo TCN …)
Ví dụ: Trong bản thuyết minh chung tàu 403B có các phần sau đây khi mô tả về bố trí chung:
a. Các khoang dưới mặt boong chính (xem bản vẽ 403 B.022.003)
- Khoang lái
- Khoang lưới
- Khoang cá
- Khoang máy
- Khoang ắc quy, máy phụ
b. Bố trí các khoang trên mặt boong (xem bản vẽ 403B .022.033)
- Buồng ăn, nhà bếp…
- Kho
- Buồng ở thủy thủ
- Cabin lái
c. Bố trí chung trên mặt boong chính
d. Nhận xét về bố trí chung.
14) Phương tiện liên lạc và quan sát.
Máy thu phát trang thiết bị phục vụ cho việc liên lạc với bờ, với các tàu thuyền khác và quan sát khi vận hành.
15) Trang bị hàng hải.
Kê trang thiết bị hàng hải
16) Điều khiển tàu.
Mô tả trang thiết bị, vị trí, cách sử dụng hệ thống điều khiển tàu.
PHẦN II. THÂN TÀU
17) Vỏ (thép, gỗ, xi măng lưới thép…)
a. Thông số chung. Loại quy phạm, vật liệu
b. Tính kín nước. Phương tiện làm kín nước, quy trình quy phạm dùng để thử kín nước.
c. Hệ thống kết cấu thân tàu, khoảng sườn vị trí các vách ngăn
d. Phương pháp gắn các phần cấu thành thân tàu với nhau, phương pháp hàn, que hàn, nguồn điện để hàn
e. Ghi lại kết cấu và kích thước các chi tiết kết cấu. Lô mũi, hông lái, ki, kết cấu đáy, kết cấu mạn, vỏ, mặt boong, sàn, vách ngăn, các miệng hầm…
g. Thượng tầng, lầu, mạn chắn sóng, kích thước các phần cấu thành của chúng.
18) Các đà, giá đỡ, gia cường. Mục đích, bố trí và kết cấu.
PHẦN III. TRANG TRÍ, TRANG BỊ
19) Các vật liệu khác trong kết cấu thân, thượng tầng và lầu. Nếu tính năng, chất lượng và sử dụng các loại vật liệu trên
20) Cách nhiệt các khoang, phòng. Vật liệu, phương pháp cách nhiệt từng khoang, phòng.
21) Lát sàn, láng xi măng
22) Sơn và trang trí. Sơn thân tàu, sơn và trang trí, ghi tên thượng tầng, lầu, các khoang, phòng.
23) Chống rỉ, chống hà. Vật liệu, phương pháp.
24) Trang bị các khoang, phòng:
a. Trang bị các phòng ở, kê các trang bị, dụng cụ.
b. Trang bị các phòng ăn, phòng công cộng.
c. Trang bị các khoang chứa thực phẩm, nhà bếp.
d. Trang bị các phòng sinh hoạt, vệ sinh. Phòng tắm, nhà xí, rửa mặt, sấy khô…
e. Trang bị buồng máy. Chỉ ghi những trang bị có liên quan đến thân tàu, ví dụ: trang bị ở vị trí người trực máy, thùng cát cứu hỏa…
g. Trang bị các kho. Trang bị các kho chứa hàng ướt, kho chứa dụng cụ chăn màn, quần áo lao động…
h. Trang bị buồng lái
i. Trang bị khác, ví dụ: bàn ghế, dụng cụ ở ngoài các khoang (ở mặt boong)
k. Trang bị an toàn lao động.
25) Thiết bị có sẵn. Kê các loại cửa sổ, cửa ra vào, cửa và nắp đậy trong các kết cấu kín nước, cầu thang các loại.
PHẦN IV. THIẾT BỊ
26) Thiết bị neo. Loại neo; số lượng; tời neo; loại; tính năng chính; trọng lượng neo; chiều dài xích, đường kính xích.
27) Thiết bị lái. Máy lái, loại và tính năng chính của máy lái, bánh lái, loại và kích thước bánh lái - Hệ thống truyền lái lái phụ.
28) Thiết bị kéo; đẩy; cập bến: Số lượng, kích thước, vị trí các chi tiết thiết bị kéo, đẩy, cập bến, giây cáp.
29) Thiết bị bốc dỡ và sắp xếp hàng trên tàu. Tời, máy nâng hạ, cột cẩu, cần cẩu, cần trục, cột buồm: số lượng, loại, vị trí, trang thiết bị chằng giữ hàng hóa.
30) Thiết bị an toàn lao động, bảo hiểm. Lan can, rào bảo hiểm, tay vịn, dàn thép, gỗ để che bạt, căng buồm, trang bị để chuyển người trên biển.
31) Thiết bị cứu sinh. Số lượng, loại trang bị, bố trí các xuồng cứu sinh.
32) Thiết bị lạnh
PHẦN V. HỆ THỐNG ỐNG
33) Hệ thống ống các khoang:
- Hệ thống tháo nước làm khô
- Hệ thống nghiêng dọc
- Hệ thống nghiêng ngang
- Hệ thống cứu đắm
34) Hệ thống cứu hỏa:
- Hệ thống cứu hỏa bằng dội nước. Lưu lượng, áp lực, bố trí, số lượng vòi nước, đường ống…
- Hệ thống cứu hỏa phun nước dưới dạng bụi
- Hệ thống cứu hỏa bằng hơi nước
- Hệ thống cứu hỏa bằng cacbônic (CO2)
- Hệ thống cứu hỏa bằng bọt
- Thùng cát
- Hệ thống tín hiệu báo có hỏa hoạn
- Hệ thống báo khói
35) Hệ sinh hoạt:
- Nước uống
- Nước nóng và lạnh dùng để rửa
- Nước ngoài mạn: Nước đưa đến nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm)
- Nước vệ sinh (nước phân, nước tiểu)
- Hệ thống két nước đọng ở các chậu rửa mặt, buồng tắm v.v…
- Hệ thống rút nước trên mặt boong
36) Hệ phục vụ:
- Hệ thống sưởi bằng hơi, nước, không khí và điện
- Hệ thống thông gió toàn tàu: thông gió tự nhiên, cưỡng bức
- Hệ thống điều hòa không khí
- Hệ thống dẫn dầu đốt cho nhà bếp
37) Hệ thống lạnh:
- Làm lạnh
- Làm đông
- Làm khô không khí trong buồng
38) Các hệ thống khác:
Ghi các hệ thống khác chưa kể ở trên, ví dụ như:
- Hệ truyền lệnh: Đèn tín hiệu, ống truyền lệnh
- Hệ thống đo mực chất lỏng ở các két
- Hệ thống gió cho các két.
PHẦN VI. ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
39) Giới thiệu chung về phần động lực tàu.
Thông số chính, bố trí, loại máy, số trục chân vịt
Thuyết minh về bố trí buồng máy trên tàu
40) Tính năng cơ bản của máy chính. Số lượng, loại, ký hiệu, công suất, số vòng quay và các tính năng khác.
41) Các trang thiết bị nằm trên máy chính.
Các loại bơm, bình làm mát, đi na mô…
42) Lắp đặt hệ động lực:
- Hệ trục chân vịt
- Trục trung gian
- Hộp số
43) Máy phụ. Tính năng, bố trí, sử dụng, hệ thống
44) Nồi hơi. Tính năng, bố trí, sử dụng.
- Các loại nồi hơi (ống nước, ống khí)
- Nồi hơi phụ (có vòi phun)
- Nồi hơi sử dụng nhiệt khí xả
- Nồi hơi sử dụng nhiệt khí xả cùng với nồi hơi phụ (nồi hơi phối hợp).
45) Hệ thống thông gió buồng nồi hơi.
46) Hệ thống bôi trơn. Loại, trang thiết bị
47) Hệ nhiên liệu
48) Hệ làm mát
49) Hệ khí nén. Khởi động máy chính, phụ và thông các miệng hút nước biển, còi hơi v.v…
50) Hệ ống khói
51) Hệ thống điều khiển từ xa máy chính
52) Hệ thống điều khiển tự động máy chính, phụ
53) Hệ thống tự động điều khiển hệ cứu hỏa
54) Xưởng dụng cụ (đối với tàu lớn). Trang thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa đơn giản (tàu nhỏ)
55) Các chi tiết phụ tùng và dự trữ (theo quy phạm đóng tàu của Việt Nam)
PHẦN VII. TRANG BỊ ĐIỆN
56) Thông số chính của dòng điện và chế độ tải
57) Nguồn điện năng, giới thiệu sơ lược và nguồn điện: Loại, ký hiệu và công suất các máy phát điện.
58) Phân bố điện năng và các bảng điện
59) Thiết bị điều chỉnh và kiểm tra
60) Trang bị điện cho các máy móc ở mặt boong
61) Trang bị điện cho các thiết bị (thông gió, neo, lái, cập bến, kéo, cứu sinh, các máy phục vụ cho việc tháo gỡ các miệng hầm…)
62) Hệ thống dây dẫn. Loại, tiết diện dây dẫn
63) Điện thắp sáng. Thắp sáng chính, dự trữ
64) Hệ thống đèn hàng hải
65) Tín hiệu. Phụ thuộc vào quy phạm hàng hải quy định cho từng cấp tàu, loại tàu.
66) Liên lạc trong tàu. Truyền lệnh; điện thoại: vị trí, loại, sử dụng, tín hiệu cháy, tai nạn.
67) Các máy điều khiển tàu. Điện tín, chỉ dẫn lái tàu. Số lượng, loại, vị trí, sử dụng.
68) Thiết bị VTĐ. Máy thu phát: số lượng, loại, công suất, nguồn cung cấp điện, vô tuyến truyền hình (nếu có)
69) Ắc quy: Số lượng, loại, thế hiệu, sử dụng, bố trí.
70) Biến thế điện bờ. Loại, thế hiệu, điện sử dụng
71) Quạt điện. Loại, số lượng, thế hiệu, công suất, vị trí đặt
72) Trang thiết bị dự trữ và thay thế
PHẦN VIII. THIẾT BỊ CHUYÊN MÔN
Thuyết minh về thiết bị chuyên môn phụ thuộc vào loại và công dụng tàu.
Đối với tàu đánh cá cần có các phần sau đây:
73) Hệ trích lực (nếu tời kéo lưới lấy công suất từ động cơ chính của tàu: Các cơ cấu chuyền mô men xoắn, chuyền lực kiểu ly hợp, hộp số, chuyền xích, chuyền đai, các kiểu khớp nối trục.
74) Tời kéo lưới. Kết cấu, tính năng, bảo quản, sử dụng và ưu nhược điểm.
75) Sơ đồ thao tác đánh bắt. Mưu tả boong thao tác, quy trình thao tác cho từng loại nghề; sử dụng, bảo quản các trang thiết bị đánh bắt và các vấn đề về an toàn trong khi thao tác.
76) Các máy trang bị mặt boong khác tham gia vào quá trình thao tác như máy bơm, hút cá, các cần cẩu nếu có.
77) Các máy trang bị kiêm nghề như máy thu lưới vây, rê hoặc nghề câu nếu có.
Chú thích: Các mục nêu trên là yêu cầu chung đối với các loại thủy sản, khi đi vào cụ thể từng cỡ loại tàu thì cho phép bỏ bớt, thêm, hoặc nhấn mạnh một số điểm cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.