CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
LỜI NÓI ĐẦU :
28TCN 127:1998 'Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản' do Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động biên soạn và đề nghị Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 668/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 11 năm 1998.
- Tiêu chuẩn này qui đình tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc của mỗi nghề trong lĩnh vực khai thác hải sản.
- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản thuộc các thành phần kinh tế.
Các nghề của công nhân nuôi trồng thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng 1.
Bảng 1. Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản
TT | Danh mục nghề | Bậc kỹ thuật |
1 | Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
2 | Công nhân nuôi cá lồng, bè nước ngọt, nước mặn | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
3 | Công nhân nuôi, cấy trai ngọc | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
4 | Công nhân sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
5 | Công nhân sản xuất thuốc kích dục tố HCG | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
Công nhân các nghề trong Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây :
3.1 Chấp hành nội qui lao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là Doanh nghiệp) theo Ðiều 83 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các văn bản hướng dẫn thực hiện Ðiều này của Nhà nước.
3.2 Hiểu và chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật an toàn lao động có liên quan đến công việc đảm nhận; làm được công việc sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động.
3.3 Bảo quản tốt ngư cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
3.4 Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 trở lên, phải học qua trường lớp đào tạo nghề hoằc trường, lớp của Doanh nghiệp và được cấp bằng nghề, hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 đến bậc 4, tối thiểu phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2), hoặc tương đương; từ bậc 5 trở lên, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học phổ thông (cấp 3), hoặc tương đương.
3.5 Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3.6 Công nhân bậc 5, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lừc quản lý ở một tổ sản xuất. Công nhân kỹ thuật bậc 6, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý ở một trại, hoặc một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
3.7 Công nhân kỹ thuật bậc trên, phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề. Công nhân kỹ thuật bậc trên trong cùng một nghề, phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.
4. Nội dung cấp bậc kỹ thuật các nghề.
4.1 Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm
Bậc 1.
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết được các loài cá nuôi nước ngọt chủ yếu ở địa phương.
2. Ðặc điểm để phân biệt cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.
3. Các loại hình nuôi cá nước ngọt (nuôi cá trong ao, hồ, ruộng ...)
b) Làm được :
1. Làm được các công việc lao động giản đơn như : đào đắp đất tu sửa bờ ao, mương máng; đóng mở cống lấy, hoặc tháo nước; cho cá ăn, kéo lưới, chuyển cá trong trại nuôi ...
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi như : tẩy ao, diệt tạp, bón phân, lấy nước vào ao gây màu nước ...
3. Chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu công việc cần làm trong ngày. Bảo quản được ngư cụ sau khi sử dụng.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết
1. Khái quát tập tính sống của một số loài cá nuôi chủ yếu hiện nay ở địa phương.
2. Ðặc điểm, cấu trúc và yêu cầu của ao, hồ nuôi cá.
3. Những khái niệm cơ bản về một số yếu tố của môi trường nước như : độ trong, nhiệt độ, độ pH ... trong kỹ thuật nuôi cá.
4. Các biện pháp cải tạo ao trước khi nuôi cá. Tác dụng của vôi bột, một số loại thuốc diệt tạp và các loại phân bón trong việc cải tạo ao.
5. Nội dung công việc chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
b) Làm được :
1. Chủ động làm được các công việc đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị ao, hồ nuôi cá. Tính được lượng vôi, phân bón cần thiết để cải tạo ao, hồ.
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật các công việc như : quấy đảo ao nuôi; ép, luyện cá giống trước khi vận chuyển.
3. Phát hiện được bờ ao rò rỉ, tổ chức sửa chưũa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ðặc điểm cơ bản về sinh trưởng của các loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Vai trò, tác dụng của thức ăn; các loại thức ăn đối với cá nuôi nước ngọt.
3. Tập tính ăn của các loài cá nuôi ở các giai đoạn bột, hương, giống và trưởng thành.
4. Yêu cầu kỹ thuật của một ao, hồ nuôi cá đạt năng suất cao.
5. Tiêu chuẩn phân loại chất lượng cá giống, cá thương phẩm.
6. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống.
b) Làm được :
1. Thành thạo các công việc trong quy trình nuôi như : ương cá giống, nuôi cá thịt, nuôi đơn, nuôi ghép ...
2. Biết sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ, thức ăn tinh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi.
3. Chủ động tổ chức được và thành thạo các công việc như : kéo lưới bắt cá, cân đo đong đếm cá hương, cá giống ...
4. Sử dụng và bảo quản tốt các loại ngư cụ chuyên dung; vá được lưới rách đơn giản.
5. Biết sử dụng và bảo quản máy bơm nước phục vụ ao nuôi.
6. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên, tham gia vận chuyển cá giống bằng các loại dụng cụ (thúng sơn, bạt, nilông bơm ôxy ...) và phương tiện (xe đạp, ôtô, tàu hoả, máy bay ...).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những kiến thức cơ bản về cấu tạo và sinh thái một số loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Các yếu tố lý, hoá, sinh vật học chủ yếu của môi trường nước ao nuôi. Mối quan hệ giữa môi trường nước với đời sống của các đối tượng nuôi.
3. Mùa vụ sinh sản của một số loài cá nuôi chủ yếu.
4. Sự biến động và phát triển của sinh vật phù du ảnh hưởng tới chất lượng nước (tốt, hoặc xấu) liên quan đến đời sống của các loài cá nuôi.
b) Làm được :
1. Vận chuyển cá giống thành thạo bằng các loại dụng cụ và phương tiện vận chuyển.
2. Thành thạo công việc lựa chọn cá giống theo quy cỡ; tính toán được mật độ cá giống để thả nuôi.
3. Ðiều chỉnh được màu nước của ao nuôi. Tính được khối lượng thức ăn hợp lý hằng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng nuôi.
4. Thành thạo các công viềc quản lý, chăm sóc ao nuôi cá. Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý các hiện tượng bất thường của ao nuôi : cá nổi đầu, cá có dấu hiệu bị mắc bệnh, chất lượng nước ao biến động ...
5. Lắp ráp được vợt vớt cá; vá được các tấm lưới rách phức tạp.
6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
2.Quan hệ tương hỗ giữa các loài cá nuôi; cơ cấu hợp lý đàn cá nuôi trong ao, hồ.
3. Triệu chứng, tác nhân gây bệnh một số loài bệnh thường gặp và sự lây lan bệnh đối với nghề nuôi cá nước ngọt.
4. Tác dụng của một số loại thuốc phòng, trị bệnh cho cá nuôi.
5. Kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Chủ động tổ chức và chỉ đạo được công tác vận chuyển cá giống (bố trí nhân lực, tính toán mật độ cho từng loại dụng cụ, bơm ôxy, bảo quản trên đường ...).
2. Phát hiện và phân biệt được các loại bệnh thường xẩy ra trong ao, hồ nuôi. Thành thạo thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi.
3. Kiểm tra định kỳ, xác định được tốc độ sinh trưởng của cá nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về mật độ cá nuôi và khối lượng thức ăn hằng ngày.
4. Thao tác thành thạo xác định một số yếu tố môi trường như : độ pH, độ trong, nhiệt độ ...
5. Lắp ráp được giềng phao, giềng chì một tấm lưới cá hương, cá giống.
6. Có năng lực tổ chức, quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bấc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Khái quát về hệ sinh thái nước ngọt; chuỗi thức ăn trong vùng nước ao, hồ nuôi cá.
2. ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. Nắm vững các quy trình kỹ thuật về nuôi cá nước ngọt và có thể đánh giá được hiệu quả của từng khâu trong quá trình sản xuất. Biết sơ bộ quy trình cho cá đẻ nhân tạo.
4. Nắm chắc thị trường con giống và cá thương phẩm, để cân đối về lượng cũng như thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp.
5. Các tính toán hiệu quả kinh tế của một vụ, một năm sản xuất của cơ sở.
6. Những khái niệm cơ bản để lưu giữ đàn cá thuần chủng, đảm bảo giống nuôi không bị thoái hoá.
7. Nắm được kiến thức về tổ chức, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận dụng thành thạo các biện pháp kỹ thuật, linh hoạt trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
2. Ðánh giá được hiệu quả kinh tế một vụ, hoặc một năm sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng được các phương án sản xuất hằng năm cho cơ sở.
3.Tổng kết được kinh nghiệm; phát huy các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Ðồng thời, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cá nuôi và hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá.
4. Có khả năng tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm, phụ giúp thành thạo công việc lai tạo giống cá, xử lý chuyển đổi giới tính cá rô phi ..
5. Biết lắp ráp hoàn chỉnh một vàng lưới cá hương, cá giống, cá thịt.
6. đủ năng lực phụ trách công tác kỹ thuật, hoặc quản lý tốt một đội sản xuất (hoặc trại sản xuất, hoặc đơn vị tương đương).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.2 Công nhân nuôi cá lồng, bè nước ngọt, nước mặn.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết, phân biệt được các loài cá thường nuôi ở lồng, hoặc bè
2. Giá trị kinh tế của các đối tượng cá nuôi lồng, bè thuộc nước ngọt, hoặc nước mặn.
3. Nắm đại cương cấu trúc của lồng, bè; tên gọi các bộ phận cấu tạo của lồng, bè.
b) Làm được :
1. Làm được các công việc giản đơn theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên như : chuẩn bị nguyên vật liệu và tham gia lắp ráp lồng, bè; chuẩn bị thức ăn thô, hoặc nguyên liệu để chế biến thức ăn tại chỗ; tham gia phòng chống mưa, bão, lũ ... bảo vệ an toàn cho lồng, bè nuôi cá.
2. Biết cách cho cá ăn đúng lượng, đúng thời gian, đúng vị trí ... theo chỉ dẫn ban đầu của cán bộ kỹ thuật.
3. Bảo quản được nguyên vật liệu, thức ăn, ngư cụ.
4. Bảo đảm an toàn lao động khi làm việc trên lồng, bè; bơi chèo thuyền thành thạo.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nội dung chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng, bè.
2. Nắm được sơ bộ một số đặc điểm sinh học về tính ăn, sinh trưởng, tập tính sống của các loài cá nuôi lồng, bè.
3. Cỡ loại giống và loại thức ăn phù hợp của các loài cá nuôi lồng, bè.
4. Một số kiến thức cơ bản về dòng chảy và thuỷ triều trên sông, trên biển.
b) Làm được
1. Neo, cột, cố định được lồng bè nuôi cá.
2. Ðan, vá giai, vợt. Sửa chữa được những hư hỏng đơn giản của lồng, bè.
3. Lựa chọn được cá giống tốt, thả cá giống vf bắt cá thịt đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
4. Biết sử dụng Bảng thuỷ triều.
5. Chủ động được các công việc cần thiết để phòng chống mưa, bão, lũ đảm bảo an toàn cho người và lồng, bè nuôi cá.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những yêu cầu kỹ thuật về chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi trên sông, hoặc trên biển.
2. Yêu cầu về môi trường với từng đối tượng cá nuôi lồng, bè. Vai trò của một số yếu tố của môi trường như : nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ pH và thức ăn tự nhiên của các đối tượng nuôi.
3. Tác dụng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng, tập tính ăn của đối tượng nuôi theo từng giai đoạn phát triển.
4. Các loại thức ăn, hệ số thức ăn, loại thức ăn ưa thích của từng đối tượng nuôi.
b) Làm được :
1. Quản lý, chăm sóc tốt trong quá trình nuôi cá (kiểm tra, đánh giá hoạt động bắt mồi của cá, phát hiện được những hiện tượng bất thường của cá, hoặc của môi trường, tình hình địch hại, tình trạng an toàn của lồng, bè ...).
2. Tính được khẩu phần thức ăn hằng ngày của cá. Tính được tỷ lệ nguyên liệu để chế biến thức ăn tại chỗ cho cá.
3. Phát hiện kịp thời và tổ chức sửa chưũa được những hư hỏng của lồng, bè.
4. Sử dụng thành thạo bảng thuỷ triều và một số phương tiện, dụng cụ thông dụng để xác định các yếu tố của môi trường như : nhiệt độ, độ mặn, độ pH, độ trong, lượng ôxy hoà tan ...
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu biết đại cương về hình thái, cấu tạo của các loài cá nuôi lồng, bè.
2. Nắm vững các yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của các đối tượng cá nuôi lồng, bè, ý nghĩa, mục đích của công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
3. Mối quan hệ qua lại giữa môi trường và các loài cá nuôi. Biện pháp kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.
4. Hiểu biết được nguyên nhân và tác hại của một số loại bệnh thường gặp đối với cá nuôi lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
b) Làm được :
1. Ðánh bắt và vận chuyển cá sống (cá giống, cá thịt) bằng các loại phương tiện và dụng cụ, đảm bảo chất lượng và tỷ lệ sống cao.
2. Phát hiện, phòng và chữa được một số bệnh thông thường của cá. Biết xử lý đối với các địch hại của cá nuôi trong lồng, bè.
3. Ðánh giá được tình hình dòng chảy trên sông, hoặc trên biển để chọn địa điểm đặt và lắp ráp lồng, bè.
4. Vận hành được một số máy móc phục vụ nuôi cá (máy chế biến thức ăn tại chỗ, máy sục khí ...), điều khiển được ca nô, xuồng máy công suất dưới 12 CV.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5.
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được qui trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Nắm vững cấu trúc lắp đặt và các biện pháp bảo đảm an toàn công trình lồng, bè nuôi cá trên sông, hoặc trên biển.
3. Nắm vững các yếu tố về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thuỷ văn ...) và chất lượng môi trường để xác định qui mô (về số lượng, kích thước của lồng bè) và vị trí đặt lồng, bè nuôi phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
4. Những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý của một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Thành thạo công việc trong công đoạn của qui trình kỹ thuật nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Thành thạo kỹ thuật đánh bắt, thu gom và vận chuyển cá giống.
3. Tổ chức thi công lắp đặt lồng, bè nuôi cá theo thiết kế kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật nuôi và an toàn cho công trình lồng, bè.
4. Có năng lức tổ chức quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Có kiến thức về những đặc điểm sinh học chủ yếu của các đối tượng cá nuôi; các dạng, công trình lồng, bè nuôi; kỹ thuật nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Tiếp thu được những kinh nghiệm tốt trong sản xuất và biện pháp nuôi cá lồng, bè đạt năng suất cao, có hiệu quả của các đơn vị khác, để có thể vận dụng cho cơ sở sản xuất của mình.
3. Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đảm bảo vệ sinh môi trường vùng nước nuôi cá; các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh lây lan có thể xảy ra.
4. Nắm được nội dung về tổ chức và quản lý một đội sản xuất.
b) Làm được :
1. Thiết kế và tổ chức hướng dẫn công nhân bậc dưới thi công lắp ráp lồng, bè nuôi cá.
2. Tổng kết được kinh nghiệm trong sản xuất; cải tiến, hoặc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp quản lý tốt vào thực tế sản xuất của cơ sở để nâng cao năng suất và hiệu qủa của nghề nuôi cá lồng, bè.
3. Làm tốt công tác phụ trách kỹ thuật ở một cơ sở nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
4. Có năng lực tổ chức, quản lý một đội sản xuất (bè nuôi có quy mô lớn, hoặc nhiều lồng, bè nuôi có quy mô nhỏ).
5. Hướng dãn kỹ thuật cho công nhận từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.3 Công nhân nuôi, cấy trai ngọc.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết, phân biệt được các loài trai nuôi để cấy ngọc ở đơn vị; những loài trai cấy ngọc có giá trị kinh tế cao.
2. Phân biệt được trai giống, trai nguyên liệu, trai bố mẹ để sản xuất giống nhân tạo và nuôi trai cấy ngọc.
3. Tác hại của các sinh vật là địch hại đối với trai ngọc như : sun, hà ...
4. Nhận biết cấu tạo của lồng bè, của hệ thống dàn bè nuôi trai và nhà xưởng cấy ngọc, xử lý sản phẩm...
b) Làm được :
1. Làm các công việc giản đơn theo yêu cầu và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên như : chuẩn bị nguyên vật liệu và tham gia lắp ráp dàn bè; thả và kéo vớt lồng nuôi trai; làm vệ sinh trai và lồng, dàn bè nuôi trai 9cạo sun, hà bám); tham gia phòng chống mưa bão bảo vệ dàn bè nuôi ...
2. Bảo quản nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, sửa chữa được lồng nuôi trai.
3. Bảo đảm an toàn lao động khi làm việc trên dàn bè nuôi trai.
Bậc 2.
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới; thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được sơ bộ về một số đặc điểm sinh hòc chủ yếu của trai ngọc như : tính ăn, sinh trưởng, sinh sản ...
2. Khái quát nội dung qui trình công nghệ nuôi trai, cấy ngọc.
3. Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của các loại địch hại đối với trai ngọc như : sun, hà ...
4. Kiến thức cơ bản về thuỷ triều.
b) Làm được :
1. Bơi chéo thuyền thành thạo.
2. Biết cách sử dụng bảng thuỷ triều trong sản xuất.
3. Làm được lồng nuôi trai theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Chủ động được các công việc cần thiết để phòng chống mưa, bão, đảm bảo an toàn cho người, nhà xưởng và dàn bè nuôi trai.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng phải làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường.
2. Nắm được những kiến thức cơ bản về hình thái, cấo tạo, tính ăn, sinh trưởng, sinh sản của trai ngọc và mối liên quan với kỹ thuật nuôi trai và cấy ngọc.
3. Mối quan hệ của môi trường đối với quá trình sinh trưởng của trai và chất lượng của ngọc.
b) Làm được :
1. Thành thạo kỹ thuật đưa trai ra, xếp trai vào lồng nuôi và kỹ thuật nuôi từ trai giống tới trai nguyên liệu.
2. ép luyện trai trước khi cấy theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Phát hiện kịp thời và tổ chức sửa chưũa dàn bè nuôi trai bị hư hỏng.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những yêu cầu kỹ thuật để chọn địa điểm đặt dàn bè nuôi trai, cấy ngọc và xây dựng nhà xưởng.
2. Nắm vững về hình thái, giải phẫu và cấu tạo của trai ngọc, nguyên lý hình thành ngọc trai.
3. Kiến thức đại cương về động thực vật phù du, về loại thức ăn và tập tính ăn của trai ngọc.
4. Nắm đước sơ bộ quy trình nuôi trai, cấy ngọc.
b) Làm được :
1. Thành thạo các kỹ thuật mở miệng trai, cài nêm, lựa chọn trai cấy nhân, cắt miếng tế bào ... theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Phân loại, đánh giá sơ bộ được chất lượng ngọc sau khi thu hoạch.
3. Hướng dẫn kỹ thuật công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững qui trình kỹ thuật nuôi trai, cấy ngọc (từ công đoạn nuôi trai giống và trai nguyên liệu; cấy nhân và nuôi trai tạo ngọc thương phẩm).
2. Nắm được danh mục, tác dụng những trang thiết bị cần thiết cho một cơ sở nuôi trai, cấy ngọc.
3. Nội dung tổ chức và quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Thành thạo kỹ thuật cấy ngọc đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật, đạt tỷ lệ tạo thành ngọc cao.
2. Thành thạo kỹ thuật nuôi và các công việc quản lý chăm sóc trai sau khi đã cấy nhân.
3. Có năng lực tổ chức, quản lý công việc của một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững kiến thức về đặc điểm sinh học chủ yếu của trai ngọc; công trình dàn bè nuôi trai; quy trình kỹ thuật sản xuất giống, nuôi trai và cấy ngọc.
2. Ðánh giá hiệu quả của các quy trình nuôi trai, cấy ngọc đối với một số loài trai nước mặn, nước ngọt ở nước ta.
3. Ðánh giá, phân tích và tiếp thu những kinh nghiệm tốt trong sản xuất, các biện pháp kỹ thuật nuôi trai đạt năng suất cao, nâng cao tỷ lệ thành ngọc và chất lượng tốt ... cảu các đơn vị khác để có thể vận dụng cho cơ sở sản xuất của mình.
4. Nội dung công tác tổ chứuc, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Dự trù nguyên vật liệu và tổ chức thi công các dàn bè, lồng nuôi trai theo thiết kế kỹ thuật.
2. Lập kế hoạch sản xuất hàng năm cho đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương phù hợp với yêu cầu thực tế.
3. Có năng lực tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất của một đội, hoặc đơn vị tương đương (về nuôi trai nguyên liệu, cấy nhân, nuôi trai sau khi cấy nhân ...)
4. Tổng kết các kinh nghiệm tốt trong sản xuất; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt vào thực tế sản xuất của cơ sở để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.4 Công nhân sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Mục đích công việc đang đảm nhận như : xay nghiền nguyên liệu, phơi khô làm sạch và cân đong nguyên liệu.
2. Nhận biết và cách phân biệt một số loại nguyên liệu thô như : cá, tôm và các loại bột ngũ cốc để sản xuất thức ăn nuôi tôn, cá.
3. Tính năng, tác dụng và yêu cầu an toàn đối với một số thiết bị được đảm nhận trong sản xuất như : xe đẩy, buống sấy ...
4. Sự cần thiết phải giữ vệ sinh để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu.
b) Làm được :
1. Di chuyển, sắp xếp nguyên vật liệu theo các công đoạn trong quy trình sản xuất thức ăn.
2. Ðảm bảo giữ được an toàn nhiên liệu, giữ được chất lượng của nguyên liệu, tránh được tác hại của các yếu tố hoá học, nhiệt độ ...
3. Phục vụ được công việc theo yêu cầu của sản xuất như : cấp liệu xay, ra bột xay, định lượng đóng bao, thu gom nguyên liệu.
4. Vệ sinh công nghiệp nơi làm việc theo qui định, đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.
5. Nhận biết được các loại sản phẩm theo nhãn hiệu bao bì.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Mục đích, yêu cầu của công việc được đảm nhận như : cỡ hạt nguyên liệu cần chuẩn bị, thay đổi được lưới và làm kín máy xay, hiểu biết tốc độ cấp liệu cần thiết.
2. Tính năng, tác dụng và nguyên lý làm việc của các máy đơn giản đang đảm nhận : máy sấy mẻ, máy xay thô, máy thái cá ...
3. Tác dụng và gọi đúng tên các loại nguyên liệu tinh như : bột cá, bột tôm, bột mực, bột đậu nành, các loại bột ngũ cốc ... để sản xuất thức ăn cho nuôi tôm, hoặc cho nuôi cá
4. Thuộc ký hiệu ban hành ở xưởng đối với các loại sản phẩm, số lô, loại bao bì, thời hạn ...
b) Làm được :
1. Vận hành được các loại máy như : xay thô, sấy mẻ, thái cá, dán bao PE, máy bao, trộn thô.
2. Phát hiện được sự cố và dừng máy kịp thời. Biết xử lý một số sự cố đơn giản như : nguyên liệu bị thô, máy thái cá bị tắc, máy bị lọt vật cứng, tụt áp quá tải, mất lửa máy sấy, lò đốt thiếu gió ...
3. Vệ sinh các máy móc, thiết bị được sử dụng : lưới máy xay, lưới máy sấy mẻ, máy thái cá, máy vít tải ...
4. Làm được công việc bảo dưỡng thường xuyên theo quy định cho các máy móc thiết bị được đảm nhận.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được qui trình của một số công đoạn trong công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá. Nắm vững yêu cầu kỹ thuật của công đoạn mình đang thực hiện : xay tinh nguyên liệu, cân định lượng theo phiếu công nghệ, phối trộn mẻ, sấy bổ sung, làm nguội, kiểm tra và đóng gói.
2. Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý làm việc của các loại máy đang đảm nhận về dạng chuyền động, yêu cầu an toàn, yêu cầu bảo dưỡng bôi trơn.
3. Tác dụng của nhiệt kế, điện kế, ẩm kế. ảnh hưởng của độ ẩm đối với nguyên liệu và thành phẩm.
4. Công suất phát động của máy móc, thiết bị thông qua đồng hồ chỉ thị an toàn của các bộ truyền động.
b) Làm được :
1. Vận hành được các máy thuộc công đoạn được đảm nhận như : máy xay tinh, máy trộn, máy sấy mẻ và quạt nguội, máy đóng gói.
2. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý được các sự cố như : bột thô, quá tải, kẹt máy, mất lửa, lệch cân và bao bì hở ...
3. Kiểm tra đánh giá được các loại nguyên liệu, sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định.
4. Hướng dẫn kỹ thuật công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững nội dung qui trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm, hoặc cho cá; hiểu biết sâu công đoạn được phân công đảm nhận, định lượng sản phẩm, trình tự phối chế nguyên liệu ...
2. Biết nguyên lý điều chỉnh các thông số vận hành theo yêu cầu công nghệ : kích cỡ sản phẩm, nhiệt độ, độ ẩm, mức độ cấp liệu, các thiết bị sấy và làm nguội.
3. Tính năng của thiết bị sử dụng, phạm vi điều chỉnh, qui trình điều chỉnh; các sự cố có thể xảy ra và những biện pháp khắc phục.
4. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, biện pháp phòng ngừa các dạng sản phẩm và nguyên liệu bị hư hỏng.
5. ý nghĩa, mục đích của việc bảo đảm an toàn và vệ sinh cho thức ăn nuôi tôm, cá.
b) Làm được :
1. Ðịnh lượng chính xác nguyên liệu và phối chế nguyên liệu theo đúng trình tự. Xử lý được một số hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình phối chế do các phản ứng về hoá học, nhiệt học, thuỷ phân gây ra.
2. Vận hành thành thạo các loại máy như : máy hấp, máy sấy, máy làm nguội sản phẩm.
3. Ðánh giá được bằng cảm quan các chỉ tiêu chất lượng về hình dáng, kích thước, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm ... của sản phẩm.
4. Ðiều chỉnh được các thiết bị tương đối phức tạp. Tháo lắp sửa chữa được những bộ phận thông thường của máy như : trục vít, khớp nối, truyền động đai, bánh răng, ru lô, khuôn tạo sản phẩm, hiệu chỉnh gối đỡ.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Sự biến đổi của nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình chế biến cơ học, nhiệt học, hoá học.
2. Nguyên lý hoạt động, tính năng, tác dụng của hệ thống máy móc thiết bị trong công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá. Các dạng năng lượng trong sản xuất như : điện năng, cơ năng, nhiệt năng.
3. Các thiết bị biến đổi năng lượng : động cơ, đốt lò, quạt gió; các cơ cấu truyền động vận chuyển.
4. Biết nguyên tắc sử dụng an toàn các loại máy theo đúng qui trình vận hành.
5. Tác dụng của việc xử lý các loại chất thải trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường trong và ngoài cơ sở sản xuất thức ăn.
6. Nội dung tổ chức quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận hành được các loại mày phức tạp trong toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị như : máy tạo hình sản phẩm, máy hoàn tất sản phẩm, panen điều khiển hệ thống (trừ hệ thống hơi, cơ điện ...).
2. Sửa chữa được các loại máy từ đơn giản đến tương đối phức tạp; sửa chữa, thay thế được tất cả các bộ phận máy, chi tiết máy khi có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
3. Có thể xử lý bán thành phẩm, hoặc thành phẩm kém chất lượng để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thức ăn.
4. Phát hiện được những bất hợp lý trong khâu tổ chức sản xuất, hoặc những vi phạm trong qui trình công nghệ và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.
5. Có năng lực quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công viềc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Phân biệt và đánh giá sơ bộ được hiệu quả của các qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá hiện có ở trong nước.
2. Tác hại của độ ẩm và nhiệt độ; phương pháp phòng tránh đối với sự phát triển của vi sinh vật có liên quan đến việc bảo quản nguyên liệu và thành phẩm.
3. Nắm được phương pháp bảo quản nguyên liệu, qui trình nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí và yếm khí để có thể sản xuất được bột vi sinh làm thứuc ăn nuôi tôm, cá.
4. Nắm vững cấu tạo, tính năng tác dụng và nguyên lý hoạt động của từng loại máy và của cả hệ thống trang thiết bị trong một cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá.
5. Những kiến thức để có thể nghiên cứu, phân tích, ứng dụng cho việc hợp lý hoá sản xuất, tính năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
6. Nội dung tổ chứuc và quản lý sản xuất của một phân xưởng, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận hành thành thạo tất cả các loại máy trong hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất (trừ đối với vận hành nồi hơi, hệ thống điện cơ và cơ điện).
2. Tổ chức sửa chưũa từng cụm máy, hiệu chỉnh được hoạt động của dây chuyền sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Kiểm tra, đánh giá chính xác được chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
4. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sự cố, sai sót trong quá trình sản xuát, đề xuất đước các biện pháp xử lý có hiệu quả.
5. Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế sản xuất; đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả.
6. Có năng lực tổ chức, quản lý sản xuất đối với một ca sản xuất, hoặc làm đốc công trong phân xưởng, hoặc đơn vị tương đương.
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.5 Công nhân sản xuất thuốc kích dục tố HCG
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Tác dụng của thuốc kích dục tố Hormone chrionic gonadotropin (kích dục tố HCG) trong kỹ thuật sanr xuất nhân tạo cá giống.
2. Cách thức thu gom nguyên liệu, bảo quản đơn giản nguyên liệu, đảm bảo được yêu cầu về chất lượngd của nguyên liệu cho sản xuất kích dục tố HCG.
3. Sự cần thiết phải làm công tác vệ sinh trong quá trình sản xuất kích dục tố HCG.
b) Làm được :
1. Làm tốt công tác vận động sản phụ ở các nhà hộ sinh, trạm y tế, bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi để lấy được nguyên liệu đúng theo yêu cầu.
2. Thu gom, bảo quản nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật và đạt được định mức khoán quy định theo từng mùa, vụ của cơ sở sản xuất.
3. Vận chuyển nguyên liệu bằng các phương tiện thô sơ đến nơi quy định, đúng giờ và đảm bảo chất lượng nguyên liệu.
4. Làm tốt công tác vệ sinh dụng cụ thu nguyên liệu, các dụng cụ khác và nơi sản xuất. Làm tốt các công việc như : lọc tạp chất trong nguyên liệu, dán nhãn, đóng gói sản phẩm ...
5. Biết cách đo pH của nguyên liệu bằng giấy đo.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được sơ bộ các công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất kích dục tố HCG, đặc biệt công đoạn thô chế và các yếu tố có liên quan đến kích dục tố có trong nước tiểu của phụ nữ có thai như : nhiệt độ, tạp chất.
2. Tác dụng và tầm quan trọng của nguyên liệu trong công nghệ sản xuất kích dục tố HCG. Mối liên quan, ảnh hưởng của chất lượng nguyên liệu đối với chất lượng của sản phẩm. Những nguyên nhân cơ bản làm hỏng nguyên liệu.
3. Mục đích của viềc thu gom nguyên liệu của sản phụ từ tháng 1 đến tháng thứ 6 và sự cần thiết phaỉ đo pH của nguyên liệu.
b) Làm được :
1. Thành thạo trong công tác thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đúng theo yêu cầu kỹ thuật quy định.
2. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, thực hiện được công việc đong chia nguyên liệu vả xử lý hoá chất ở công đoạn thô chế.
3. Phân loại, đánh giá sơ bộ được chất lượng của nguyên liệu bằng mắt thường.
4. Sử dụng được các loại nhiệt kế, cồn kế ...
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu khái quát quy trình công nghệ sản xuất kích dục tố HCG, đặc biệt đối với công đoạn thô chế nguyên liệu (vệ sinh dụng cụ, thu gom và xử lý nguyên liệu giai đoạn ban đầu ...)
2.Nguyên lý vận hành các máy móc, thiết bị được phân công sử dụng như ; máy khuấy, máy ép, máy ly tâm ...
3. Nắm được các đơn vị đo lường : khối lượng (kg), dung tích (lít)...
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật, có thể xử lý hoá chất ở những phần việc đơn giản trong công đoạn thô chế nguyên liệu.
2. Sử dụng được các máy móc, thiết bị được phân công như : máy sấy, máy ép, máy khuấy, máy ly tâm, máy đo pH.
3. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm việc bậc dưới, thêm ;
a) Hiểu biết :
1. Nguyên nhân làm giảm hàm lượng HCG trong nguyên liệu như ; nhiệt độ, độ pH, tuổi thai ... làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm; các biện pháp khắc phục.
2. Nguyên tắc chung của công đoạn chưng cất, thu hồi hoá chất.
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật pha chế được hoá chất để xử lý nguyên liệu trong công đoạn thô chế.
2. Sử dụng được máy móc, thiết bị trong công đoạn thô chế nguyên liệu (máy sấy, máy ép, máy khuấy, máy ly tâm, máy hút chân không, tủ lạnh sâu).
3. Tháo lắp, sửa chữa được những bộ phận thông thường như : lắp ốc vít, que khuấy ...
4. Ghép thành thạo mí lọ thuốc HCG.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Tác dụng của một số loại hoá chất, trong khâu xử lý, tách chiết HCG.
2. Hiểu nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của một số thiết bị như : máy li tâm, máy khuấy, máy ép ...
3. Nội dung tổ chức và quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật có thể tham gia thu hồi axit Benzoic, cồn từ sản phẩm phế thải của quá trình sản xuất kích dục tố HCG.
2. Phát hiện những bất hợp lý trong tổ chức và quản lý sản xuất, đề xuất được các biện pháp khắc phục.
3. Có năng lực quản lý công việc của một tổ, hoặc đơn vị tương đương trong công đoạn thu gom nguyên liệu.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được tác dụng và phương pháp bảo quản thành phẩm kích dục tố HCG.
2. Tác dụng của nhiệt độ, độ pH, độ ẩm, ánh sáng đối với hoạt tính của kích dục tố HCG.
3. Mục đích và nội dung quy trình kiểm tra chất lượng của nguyên liệu.
4. Nội dung tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Phát hiện được những sai sót về tiêu chuẩn chất lượng và đề xuất biện pháp khắc phục trong công ddoạn thu gom và thô chế nguyên liệu.
2. Sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất kích dục tố HCG (trừ máy đông khô).
3. Tổng hợp đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; ứng dụng các tiến bộ vào thực tiễn sản xuất của cơ sở (đặc biệt trong công đoạn thu gom và thô chế nguyên liệu).
4. Có năng lực làm tốt công tác quản lý một phân xưởng sản xuất, hoặc đơn vị tương đương trong công đoạn thu gom và thô chế nguyên liệu.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Ðiều 83, Bộ Luật lao động (ban hành theo sắc lệnh số 35 SL/CTN ngày 5/7/1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) :
1. Nội qui lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây :
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
2. Nội qui lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.