VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CATLA
LỜI NÓI ĐẦU :
28 TCN 120 : 1998 'Quy trình sản xuất giống cá catla' do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ để nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CATLA
The procedure for seed production of catla
1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống cá catla (catla catla Hamilton. 1822), áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống trong phạm vi cả nước.
2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất
Nuôi vỗ cá bố mẹ | đ | Cho đẻ nhân tạo | đ | Thu và ấp trứng nở thành cá bột | đ | Ương cá bột lên cá hương | đ | Ương cá hương lên cá giống |
2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ
2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ
- Ngoại hình : Cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, không dị hình.
- Tuổi : Từ 3 đến 8 tuổi.
- Khối lượng : Từ 2 đến 10 kg/cá thể
2.2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ
2.2.2.1 Thời gian nuôi vỗ.
Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau bao gồm 2 giai đoạn :
- Nuôi vỗ tích cực từ tháng 9 đến tháng 12
- Nuôi vỗ thành thục từ tháng 1 đến tháng 3
2.2.2.2 Ðiều kiện ao nuôi vỗ
Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi vỗ cá bố mẹ theo 28 TCN 55-79
2.2.2.3 Chuẩn bị ao nuôi vỗ.
a. Yêu cầu môi trường ao nuôi
Trong thời gian nuôi vỗ, nước ao phải đạt các chỉ tiêu sau đây :
- độ pH = 6,5 - 8,0
- Ðộ trong = 20 - 30 cm.
- Hàm lượng ôxy hoà tan không nhỏ hơn 3 mg/l
- Nước có màu xanh lá chuối non, mật độ động vật phù du đạt 200.000 - 300.000 thể/lít.
b. Nội dung chuẩn bị ao nuôi vỗ theo các Mục 5, 6, 7 và 8 của 28 TCN 62-79.
2.2.2.4 Mật độ, tỷ lệ đực/cái vá nuôi vỗ trong ao.
- Ao nuôi đơn cá catla : Mật độ thả là 10 kg/100m2
- Ao nuôi ghép : Có thể tăng mật độ lên 20 - 30% so với nuôi đơn bằng biện pháp nuôi ghép thêm các loài cá khác (trừ cá mè hoa).
- Cá bố mẹ nuôi vỗ trong cùng 1 ao với tỷ lệ đực/cái là 1,5/1,0
2.2.2.5 Chăm sóc và quản lý ao nuôi.
- Thời kỳ nuôi vỗ tích cực, cho cá ăn lượng thức ăn hỗ hợp (có hàm lượng đạm tổng số là 30%) bằng 1,5 - 3,0% khối lượng cá trong ao/ngày.
- Thời kỳ nuôi vỗ thành thục, cho cá ăn lượng thức ăn tinh bằng 0,5% khối lượng cá trong ao/ngày. Nếu kiểm tra thấy cá béo, có thể ngừng cho ăn thức ăn tinh.
- Hàng ngày cho cá ăn vào buổi sáng, hoặc chiều mát tại các vị trí cố định trong ao.
- Ðịnh kỳ bón phân xanh, hoặc phân chuồng để gây sinh vật phù du làm thức ăn cho cá. Lượng phân chuồng sử dụng khoảng 25 - 30 kg/100m2/tuần, lượng phân xanh sử dụng khoảng 40 - 50kg/100m2/tuần. Khi bón, phân chuồng rải đều xung quanh ao, phân xanh bón thành từng bó ngâm ở góc ao.
- Buổi sáng hàng ngày, phải kiểm tra quan sát màu nước ao, sự hoạt động của cá và căn cứ vào tình hình thời tiết để quyết định điều chỉnh lượng thứuc ăn, phân bón cho phù hợp. Nếu thấy cá nổi đầu, hoặc ao cạn nước thì phải kịp thời cấp nước mới cho ao, đồng thời giảm lượng thức ăn và phân bón.
- Ðịnh kỳ kiểm tra cá bố mẹ mỗi tháng 1 lần vào buổi sáng, hoặc chiều mát để tránh làm cá bị mệt và sây sát. Căn cứ vào mức độ gầy, hoặc béo của cá để tăng, hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu thấy cá bị bệnh, phải kịp thời xử lý để ngăn ngừa bệnh lây lan.
2.3 Cho cá đẻ
2.3.1 Công trình sinh sản nhân tạo giống cá catla theo 28 TCN 56-79
2.3.2 Mùa vụ cá đẻ
- Miền Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) : Từ tháng 4 đến tháng 9
- Miền Nam (từ Ðà Nẵng trở vào) : Từ tháng 3 đến tháng 11
2.3.3 Ðiều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ là 26 - 30oC
2.3.4 Yêu cầu chọn cá cho đẻ
2.3.4.1 Cá cái
- Cá khoẻ mạnh, bụng to và mềm, lỗ sinh dục nở có màu hồng nhạt.
- Dùng que thăm trứng để kiểm tra, thấy trứng tròn căng, rời từng hạt và có màu trắng ngà.
2.3.4.2 Cá đực.
Cá khoẻ mạnh, vuốt nhẹ 2 bên sườn bụng về phía hậu môn, thấy sẹ có màu trắng tương đối đặc chảy a.
2.3.5 Tỷ lệ đưc/cái cho đẻ : 1/1 hoặc 1,5/1,0
2.3.6 Tiêm kích dục tố
2.3.6.1 Loại kích dục tố
- Não thuỳ thể (ký hiệu PG)
- Luteotropin Releasing Hormoned Analog (ký hiệu LRH-A)
- Human Chorionic Gonadotropin (ký hiệu HCG).
2.3.6.2 Liều lượng kích dục tố
a. Ðối với cá cái có thể dùng 1 trong 4 cách sau :
- 15 mg PG/1 kg cá cái (não thuỳ cá chép ngâm aceton để khô).
- 40 m LRH-A + 5 mg Motilium/1 kg cá cái.
- 12 mg PG + 500 UIHCG/1 kg cá cái.
- 3 mg PG + 30 m g LRH-A+5 mg Motilium/1 kg cá cái
b. Ðối với cá đực liều dùng bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.
2.3.6.3 Phương pháp tiêm
a. Số lần tiêm
- Ðầu vụ, có thể tiêm 2 lần cho cá cái; lần 1 liều tiêm bằng 1/5 - 1/4 tổng liều kích dục tố lần 2 liều tiêm bằng 4/5- 3/4 tổng liều kích dục tố. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 4 - 6 giờ.
- Giữa vụ hoặc cuối vụ, có thể chỉ cần tiêm 1 lần cho cá cái. Nên tiêm cho cá vào khoảng 4 - 5 giờ chiều để hôm sau cá đẻ vào sáng sớm khi thời tiết còn mát.
- Với cá đực, chỉ tiêm một lần cùng với lần tiêm thứ 2 cho cá cái.
b. Vị trí tiêm : Gốc vây ngực, hoặc cơ lưng (phần cơ dưới vây lưng và trên đường bên).
c. Cách tiêm theo các Mục 5.2 và 5.3 của 28 TCN 66 - 79.
2.3.7 Thời gian cá đẻ.
Trong điều kiện nhiệt độ 26 - 30oC, cá sẽ đẻ sau khi tiêm lần 2 khoảng 4 - 6 giờ.
2.4 Thu và ấp trứng.
2.4.1 Thu trứng
- Trứng cá mới đẻ có kích thước 2,1 - 2,2 mm. Sau 1 - 2 giờ trứng trương trong nước đạt kích thước 5,3 - 6,5 mm thì vớt trứng ra đưa vào bể ấp.
- Cách thu trứng theo Mục 10 của 28 TCN 66 - 79.
2.4.2 ấp trứng
Cách ấp trứng và thu cá bột theo Phần II (ấp trứng) của 28 TCN 66 - 79
2.5 Ương cá bột lên cá hương
2.5.1 Ao ương
2.5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao ương theo 28 TCN 55 - 89
2.5.1.2 Chuẩn bị ao ương theo các Mục 10 và 11 của 28 TCN 62 - 79
2.5.2 Mật độ, thời gian ương
2.5.2.1 Mật độ ương
- 150 - 200 cá thể/m2 (nếu ương thẳng lên cá hương).
- hoặc 300 - 400 cá thể/m2 (sau 15 ngày ương phải san cá ra diện tích ao gấp đôi diện tích ương ban đầu).
2.5.2.2 Thời gian ương : 30 ngày
2.5.3 Thả cá
- Thả cá vào buổi sáng, hoặc chiều tối thi trời mát. Không thả cá vào ao lúc trời đang mưa to, hoặc vừa mưa xong.
- Khi thả cá, cho từ từ nước ao vào dụng cụ đang chứa cá bột và giữ yên tĩnh trong khoảng 10 - 15 phứt, sau đó nhẹ nhàng để cá bơi ra đều khắp quanh ao.
2.5.4 Quản lý ao ương cá hương
2.5.4.1 Cho cá ăn
- Tuần đầu cứ 100 m2 ao ương mỗi ngày cho cá ăn 200 - 300 g bột đậu tương đã được nấu chín và hoà nước té đều quanh ao. Co thể thay bột đậu tương bằng cám gạo, bột ngô, bột sắn ..., nhưng phải bổ sung thêm 10% bột cá nhạt.
- Từ tuần thứ 2 trở đi, có thể dùng thức ăn không cần nấu chín để cho cá ăn. Lượng thức ăn tăng dần đến 600g/100m2 ao ương vào tuần cuối cúng.
2.5.4.2 Bón phân.
- Mỗi tuần bón phân cho ao ương 1 lần, mỗi lần bón 20 - 30 kg phân chuồng/100m2 ao, hoặc 40 - 50 kg phân xanh/100m2 ao. Có thể thay phân chuồng, hoặc phân xanh bằng phân vô cơ (đạm/lân = 2/1) với lượng 300 - 500 g/100m2 ao/tuần. Khi bón, phân chuồng rắc đều quanh ao, phân xanh bó thành từng bó và ngâm ở các góc ao.
- Ðiều chỉnh lượng phân bón để đảm bảo cho nước ao thường xuyên có màu xanh lá chuối non. Chất lượng nước ao thường xuyên phải đảm bảo các chỉ tiêu sau : thực vật phù du khoảng 3 - 4 triệu cá thể/lít, độ ôxy hoà tan không nhỏ hơn 3 mg/lít, độ trong đạt 20 - 30 cm, độ pH từ 7 đến 8.
2.5.4.3 Phòng trưd địch hại, dịch bệnh, quấy dẻo ao và kiểm tra cá theo các Mục 7 và 8 của 28 TCN 68 - 79
2.5.5 Thu hoạch và vận chuyển cá hương.
2.5.5.1 Yêu cầu cỡ cá khi thu hoạch
- Chiều dài đạt 2,5 - 3 cm/cá thể.
- Khối lượng đạt 0,4 - 0,5 g/cá thể.
2.5.5.2 Thao tác thu hoạch cá theo Mục 9 của 28 TCN 68 - 79
2.5.5.3 Vận chuyển cá hương
- Trước khi vận chuyển đi xa, cá phải được luyện ép ở trong bể có nước chảy liên tục với mật độ 1,5 - 2,0 vạn cá thể/m3, hoặc nhốt trong giai tại ao rộng với mật độ 5000 - 10000 cá thể/m3 từ 4 đến 6 giờ.
- Vận chuyển cá hương bằng thúng sơn, thùng nhựa, hoặc túi polyetylen đóng kín bơm ôxy tốt nhất vào lúc sáng sớm, hoặc buổi chiều khi thời tiết mát.
2.6 Ương cá hương lên cá giống.
2.6.1 Ao ương.
2.6.1.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao ương theo 28 TCN 55 - 79
2.6.1.2 Chuẩn bị ao ương theo các Mục 10 và 11 của 28 TCN 62-79
2.6.2 Mật độ và thời gian ương
2.6.2.1 Mật độ ương : 10 - 16 con/m2
2.6.2.2? Thời gian ương : 60 ngày
2.6.3 Thả cá theo Mục 2.5.3 của Tiêu chuẩn này
2.6.4 Quản lý ao ương cá giống
2.6.4.1 Cho cá ăn
- Dùng thức ăn hỗn hợp (gồm tinh bột, đậu tương, bột cá) có hàm lượng đạm thô tổng số là 20 - 25%.
- Lượng thức ăn cho cá ăn hằng ngày quy định trong bảng 1.
Bảng 1 : Lượng thức ăn hàng ngày cho ương cá giống
Thời gian ương (tuần) | Lượng thức ăn cho 1 vạn cá/ngày (kg) |
1 - 2 | 2 - 3 |
3 - 4 | 4 - 5 |
5 - 6 | 6 - 7 |
7 - 8 | 9 - 11 |
2.6.4.2 Bón phân theo Mục 2.5.4.2 của Tiêu chuẩn này
2.6.4.3 Theo dõi, kiểm tra
- Hàng ngày kiểm tra ao vào sáng sớm theo dõi sự hoạt động của cá, màu sắc nước và độ sâu ao, ... để điều tiết nước ao, điều chỉnh lượng phân bón cho hợp lý.
- Ðịnh kỳ kiểm tra cá 15 ngày/lần, theo dõi tình hình sinh trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu cá nhiễm bệnh, phải điều trị kịp thời để phòng tránh bệnh lây lan.
2.6.5 Thu hoạch và vận chuyển cá giống
2.6.5.1 Cỡ cá khi thu hoạch : Chiều dài cá thể đạt 6 - 10 cm.
2.6.5.2 Thao tác thu hoạch và vận chuyển cá giống theo quy định trong các Mục 2.5.5.2 và 2.5.5.3 của Tiêu chuẩn này.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống cá catla
3.1 Tỷ lệ thành thục nuôi vỗ cá bố mẹ : 80 - 90%
3.2 Tỷ lệ cá đẻ (so với cá đã thành thục) : 60 - 80%
3.3 Tỷ lệ trứng thụ tinh : 60 - 70%
3.4 Tỷ lệ trứng nở (so với trứng đã thụ tinh) : 80 - 90%
3.5 Năng suất cá bột: 4 - 6 vạn con/1kg cá cái
3.6 Tỷ lệ sống của cá hương : 40 - 60%
3.7 Tỷ lệ sống của cá giống: 70 - 80%
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.