BỘ GIAOTHÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VẬN TẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Số : 61/KHKT. Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1993.
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Căn cứ Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 ban hành Điều lệ về công tác Tiêu chuẩn hóa. - Căn cứ nghị định số 35/CP ngày 9 tháng 2 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởngvà chức năng của Bộ Trong một số lĩnh vực quản lí nhà nước. - Theo đề nghị của các ông vụ trưởng Vụ Khoa học kĩ thuật và ông Viện trưởng Viện khoa học Kĩ thuật GTVT.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Tiêu chuẩn :Qui trình thi công bê tông dưới nước bằng phương pháp vữa dâng . Kí hiệu : 22 TCN 209 - 92. Điều 2 : Tiêu chuẩn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3 : Các ông thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi và kiểm tra quá trình áp dụng Tiêu chuẩn để có thể đề nghị Bộ bổ sung những điểm cần thiết cho nội dung Tiêu chuẩn ngày càng hoàn thiện hơn. KT/BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢINơi nhận : - Như điều 3. - Lưu : HC, KHKT. Thứ trưởng LÃ NGỌC KHUÊ.
| TIÊU CHUẨN NGÀNH
| 22 TCN - 209 - 92 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ GTVT | QUY TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG DƯỚI NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP VỮA DÂNG
| Có hiệu lực từ ngày 12-1-1993 |
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy trình này quy định cho trường hợp đổ bê tông dưới nước theo phương pháp vữa dâng. Cốt liệu lớn ( đá) được đổ xuống ván khuôn trước, sau đó vữa xi măng-cát được bơm hoặc rót xuống tận đáy ván khuôn. Vữa đảy nước ra chèn kín các khe rỗng của khối đá.Dưới áp lực nhất định ở đầu vòi vữa lan tỏa phủ kín diện tích ván khuôn và dâng cao dần. Vữa đông cứng dần và liên kết khối đá thành khối bê tông vững chắc. 1.2. Phạm vi áp dụng - Cho các công trình phụ tạm như : bịt đáy thùng chụp, cọc ván thép, giếng chìm. - Cho các công trình bê tông cọc khoan nhồi, bê tông độn ruột lòng cọc ống. - Cho các công trình mà các phương pháp khác khó hoặc không thể thi công bê tông được, hoặc quá đắt như các công trình ngầm, tuy nen đường hầm và các công trình che khuất không thể thi công đổ đầm bê tông từ trên xuống. - Có thể ứng dụng phương pháp này cho các công trình cần tăng cường ,gia cố sửa chữa,bao bọc tăng khả năng chống ăn mòn. - Có thể ứng dụng xây dựng mới các công trình chịu lực như móng, mố trụ cầu, tường chắn, kè, đê đập. -Ap dụng cho các công trình khối lượng lớn và nhỏ. 1.3. Ngoài các điều quy định trong quy trình này phải tuân theo các điều quy định chung trong quy trình quy phạm về thi công và nghiệm thu các công trình bê tông và bê tông cốt thép(TCVN 4453-87) và các quy phạm hiện hành khác. 1.4. Bất luận công trình có khối lượng lớn hoặc nhỏ, đối với từng công trình cụ thể ,phải lập đồ án thiết kế thi công. 1.5. Chất lượng vật liệu phải được thử nghiệm và đạt được những chỉ tiêu cơ lý, đạt được chất lượng thỏa mãn thiết kế . 1.6. Ngoài phạm vi ứng dụng phương pháp vữa dâng cho các công trình phụ tạm ,các công trình khác phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật và được cấp trên có thẩm quyền xét duyệt mới được ứng dụng .II. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN 2.1. Thiết kế ván khuôn cho bê tông dưới nước theo phương pháp vữa dâng ,phải tuân theo các quy trình thiết kế các công trình phụ trợ và thiết bị thi công cầu 22 TCN -200-86 nhằm đảm bảo : - Đủ cường độ chịu lực. - Không biến dạng. - Kín khít. - Tháo lắp dễ dàng. 2.2. Đối với thùng chụp, khối lượng bê tông nhỏ, chiều dày bê tông mỏng < 1m cần thiết phải có cấu tạo liên kết dính bám tốt với bê tông và chắn các va chạm vào thùng chụp trong suốt quá trình thi công và bê tông đông cứng. Mục đích tránh nước phụt lên qua mặt tiếp giáp giữa ván khuôn và bê tông. 2.3 Vật liệu làm ván khuôn : có thể dùng các loại vật liệu làm bằng : - Thép. - Gỗ. - Bê tông. - Hoặc liên hợp giữa các vật liệu thép, gỗ và bê tông. - Có thể sử dụng các loại vật liệu khác và phải đảm bảo các yêu cầu sử dụng như ở qui định 2.1. 2.4 Lỗ kiểm tra vữa dâng : Để kiểm tra chiều cao dâng và bán kính tỏa tại các khu vực sát ván khuôn, cần thiết phải bố trí các lỗ kiểm tra sát chân ván khuôn và ở những vị trí vữa khó đến. Lỗ kiểm tra đồng thời cũng là ống lồng (Nếu cần thiết tăng độ cứng cho ván khuôn thì liên kết hàn cứng ống lồng này với ván khuôn). 2.5 Trường hợp đổ bê tông bịt đáy, mặt nền là một bộ phận của ván khuôn, vì vậy phải xử lýlớp nền.Tùy tính chất địa chất mà có biện pháp xử lí nền thích hợp. Bất luận là loại nền gì cũng phải đảm bảo : - On định không bị lún với tải trọng của chiều dày lớp bê tông và tải trọng khác (nếu có) tác dụng lên nền. - Phải kín, chặt vữa không phụt ra ngoài qua lớp nền. - Mặt trên cùng của lớp đáy ván khuôn hay mặt trên của nền phải dùng vật liệu mịn như cát hay đá mạt, không để vữa chui qua lớp mặt xuống dưới. - Nếu nền là đá hộc thì phải xếp đá rộng hơn 1m ra phía ngoài chân ván khuôn. - Khi chiều cao bê tông vữa dâng > 2m thì cứ 50 cm chiều cao, chân ván khuôn phải ngập sâu thêm dưới lớp nền 20 cm. 2.6 Đáy ván khuôn hay lớp nền phải bằng phẳng, và phải đúng cao độ thiết kế , cho phép sai số ± 20 cm. Kiểm tra bằng thước đo sâu hoặc người lặn. 2.7 Ván khuôn và nền phải sạch sẽ, không được để rong rêu, bùn đất bao phủ trên mặt, làm giảm lực dính bám của bê tông và chất lượng bê tông. 2.8 Phương pháp bê tông vữa dâng phù hợp điều kiện thi công cho các công trình khối lượng rất lớn hoặc rất nhỏ, có thể thi công liên tục hoặc ngắt quãng và cấu trúc của bê tông hoàn toàn khác cấu trúc của các loại bê tông khác. Vì vậy ván khuôn không cần thiết phải phân ô, phân đoạn và cũng không nhất thiết phải thi công một lần cho tới cao độ. Có thể đổ bê tông cho những lớp có chiều dày 50 cm, 100 cm đến 200 cm tùy theo khả năng chịu lực của ván khuôn do người thiết kế quyết định. 2.9 Kiểm tra ván khuôn : Trong suốt quá trình thi công phải kiểm tra ván khuôn từ khi : - Chế tạo. - Lắp đặt. - Thả đá. - Đổ bê tông. - Đổ bê tông xong cho đến khi bê tông đông cứng, bơm nước, nghiêm cấm gây va chạm chấn động vào ván khuôn làm tách ván khuôn ra khỏi bê tông. - Quá trình thi công ván khuôn có sự cố như biến dạng, rò rỉ hoặc bơm vữa đến khối lượng tính toán mà vữa chưa lan tỏa đến hoặc không dâng cao tới điểm thăm dò phải lập tức ngừng thi công để nghiên cứu giải pháp cứu chữa. 2.10 Đặt lỗ thông thủy : - Để không gây nên dòng chảy cuốn trôi lớp nền và vữa xi măng trong quá trình thi công, cho đến ngày bơm nước ra, phải luôn luôn giữ cho mực nước bên trong và bên ngoài ván khuôn bằng nhau bằng cách mở các lỗ thông thủy ở thành ván khuôn, phía thượng và hạ lưu. - Lỗ thông thủy phải nằm dưới mực nước thi công 0,5m, và diện tích lỗ thông thủy phải tính toán sao cho vận tốc nước qua lỗ thông thủy nhỏ hơn hoặc bằng vận tốc dòng chảy ngoài sông. 2.11 Nếu đáy ván khuôn là lớp địa chất cứng, chân ván khuôn không ngập sâu vào lớp nền được, hoặc chân ván khuôn đặt trên nền đá hộc, thì quá trình xử lí lớp nền phía trong đồng thời tiến hành xử lí cả phía ngoài chân ván khuôn. - Nhất thiết phải xếp bao tải có chứa 2/3 cát chung quanh khít kín phía ngoài chân ván khuôn.III. ỐNG LỒNG ỐNG DẪN VỮA VÀ XẾP ĐÁ: 3.1 Ong lồng : - Ong lồng là ống dẫn vòi bơm vữa từ trên đến đáy ván khuôn. - Ong lồng được đặt vào trong hố móng hay trong kết cấu để ép vữa trước lúc thả đá và phải cao hơ mặt khối đá xếp ³ 5 cm. -3.2 Vị trí đặt các ống lồng phải được xác định, người thiết kế thể hiện trên bản vẽ mặt bằng. Sai số đặt trên vị trí ống lồng không quá 10% so với khoảng cách giữa các ống lồng theo thiết kế tính toán. Nếu tại vị trí đặt ống lồng vướng mắc mà khoảng cách sai quá 10% phải đặt ống lồng bổ sung sao cho khoảng cách giữa các ống lồng không nhỏ hơn khoảng cách đã tính toán. Khoảng cách giữa các ống lồng tính toán theo phụ lục I và nên làm thí nghiệm trước. - Các ống lồng có thể bố trí thành ô vuông hay hoa mai và khoảng cách không vượt quá các số sau đây : +) 2 m đối với cỡ đá 4x8 và chiều dày bê tông < 1 m. +) 3 m đối với cỡ đá 6x8 và chiều dày bê tông ³ 1 m. 3.3 Định vị ống lồng : Ong lồng phải thẳng đứng và không chuyển vị. - Để ống lồng định vị được tốt đầu dưới của nó được cắm vào khối bê tông 15x15x15 cm trước khi đặt vào vị trí. Còn đầu trên buộc chặt với hệ khung chống hay sàn công tác. 3.4 Đầu trên ống lồng phải được đậy kín không được để đá hoặc các vật khác rơi vào làm tắc ống lồng. 3.5 Ơ những vị trí ngóc ngách, hoặc ở những góc cạnh của ván khuôn vữa khó hoặc không tràn tới được, có thể đặt ống lồng ngoài ván khuôn, hoặc tăng thêm ống lồng, không nhất thiết phải tuân theo khoảng cách qui định. 3.6 Vật liệu và cấu tạo ống lồng : Ong lồng có thể bằng vật liệu sau : +) Thép ống có đường kính 100 ¸ 150 mm được khoét lỗ có đường kính 3 - 4 cm và khoảng cách giữa các lỗ 20 - 30 cm theo chiều dài của ống. +) 4 thanh thép góc 30x30 hay 50x50 được liên kết hàng với nhau bằng thép bản hoặc thép tròn, khoảng cách giữa các liên kết này phải nhỏ hơn cỡ đá nhỏ nhất. +) Thép tròn Þ10 - Þ16 được hàn với thép Þ5 -Þ6 quấn thành lò xo, bước lò xo này phải nhỏ hơn kích thước của cở đá nhỏ nhất. +) Để tháo lắp thu hồi thép ống lồng và lắp đặt được nhẹnhàng cũng như sử dụng ống lồng được nhiều lần, có thể chia ống lồng thành 2 - 3 đoạn, các đoạn được nối với nhau bằng mặt bích. Đoạn ống lồng chôn vào khối bê tông nên nối với đoạn trên bằng mặt bích, phần trên sử dụng lại nhiều lần và không phải cắt bằng hàn. 3.7 Vòi bơm vữa : Vòi bơm vữa làm bằng ống cao su, thép ống hoặc cao su với thép ống và được nối lại vời nhau bằng cút nồi. 3.8 Nối vữa vòi bơm vữa với nhau bằng mặt bích hay cút nồi Chiều dài vòi bơm vữa bằng cao su không nên nhỏ hơn 5m và cũng không nên lớn hơn 20m Chiều dài vòi bơm vữa là ống thép nên từ 2-:-5m.đầu vòi bơm vữa nhất thiết dùng ống có chiều dài > 2 cm để di chuyển trong ống lồng được dễ dàng. Đường kính lớn nhất vòi bơm vữa kể cả cút nối phải nhỏ hơn đường kính ống lồng 5-3 cm 3.9 Chiều dày và đường kính trong của vòi bơm vữa: Chiều dày của vòi bơm vữa phải sao cho đủ chịu được áp lực tương ứng với áp lực của máy bơm(thông thường từ 5-10 kg/cm2). Đường kính trong của vòi bơm vữa phải đảm bảo đều tư đầu đến cuối (không bị thu hẹp cục bộ dễ gây tắc vữa). Tùy công suất của máy bơm, khả năng thông qua của ống mà chọn đường kính trong của ống cho phù hợp . Có thể tham khảo biểu dưới đây :Công suất và khả năng vữa | f trong (mm) | |||
thông qua ống | 37 | 50 | 75 | 100 |
m3/h | 1 | 1,5 | 2,5 | 4 |
Lượng nước (lít) | Độ linh động (sec) | |||||
Mn | 40 | 36 | 32 | 28 | 24 | 20 |
1,5 | 345 | 360 | 370 | 375 | 380 | 390 |
2 | 325 | 335 | 345 | 354 | 355 | 364 |
2,5 | 305 | 315 | 325 | 330 | 335 | 345 |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TIÊU CHUẨN NGÀNH
QUY TRÌNH
THI CÔNG BÊ TÔNG DƯỚI NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP VỮA DÂNG
22 TCN - 209 - 92
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ NỘI - 1993
Cơ quan biên soạn :
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT GTVT
Cơ quan đề nghị ban hành :
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT GTVT
Cơ quan xét duyệt và ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Quyết định số 61/KHKT ngày 12 tháng 1 năm 1993
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.