MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN-KHỐI HỆ THỐNG - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ NGHIỆM
Desktop Personal Computer-System Unit - Part 3: Measurement and test methods
Tiêu chuẩn ngành số 16TCN-3-02 do Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam biên soạn và được ban hành kèm theo Quyết định số………/2002/QĐ-BCN ngày………tháng 11 năm 2002
MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN-KHỐI HỆ THỐNG - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ NGHIỆM
Desktop Personal Computer-System Unit - Part 3: Measurement and test methods
Tiêu chuẩn này áp dụng cho khối hệ thống của máy tính cá nhân để bàn.
Tiêu chuẩn này quy định thiết bị đo, dụng cụ đo, phần mềm đo và phương pháp đo, thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật của khối hệ thống.
Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này tuân thủ tiêu chuẩn 16-TCN-1-02: Máy tính cá nhân để bàn – Khối hệ thống – Thuật ngữ - Định nghĩa.
Các tài liệu kỹ thuật:
Hướng dẫn thiết kế máy tính của Hãng Intel và Microsoft – PC 1999-2002 System Design Guide.
- Phương pháp thử nghiệm bảng mạch chính của Hãng ITT (International Test Technologies) – The mMaster functional test and diagnostic system.
- Công cụ chẩn đoán phần cứng máy tính – Universal Diagnostics Toolkit.
- Phương pháp thử nghiệm máy tính bằng các phép đo Benchmark.
Tiêu chuẩn này gồm ba mục.
Mục 1: Phương pháp đo và thử nghiệm bảng mạch chính.
Mục 2: Phương pháp thử nghiệm khối hệ thống sử dụng công cụ chẩn đoán.
Mục 3: Phương pháp đo các chỉ số Benchmark
Mục 1: Phương pháp đo và thử nghiệm bảng mạch chính
1. Thiết bị, dụng cụ và phần mềm đo
Sử dụng hệ thống thử nghiệm có tính năng kỹ thuật tối thiểu phải tương tự như hệ thống thử nghiệm mMaster do Hãng ITT (International Test Technologies) của Mỹ sản xuất, thử nghiệm các bảng mạch chính và các giải pháp sửa lỗi kỹ thuật cho các bảng mạch chính
Dưới đây liệt kê các đặc tính kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm mMaster
- Thử nghiệm toàn bộ các đặc tính, xử lý sự cố, khắc phục lỗi cho các bảng mạch chính
- Thực hiện kiểm tra bus, bộ nhớ v.v… và tất cả các bộ phận trong cấu trúc của bảng mạch chính. Chẩn đoán các bảng mạch hỏng thực hiện tự động.
- Cung cấp các phương án tùy chọn và có thể mở rộng hệ thống để thử nghiệm các bảng mạch chính với các công nghệ vi xử lý khác nhau
- Hệ thống được điều khiển bằng một máy tính (Control PC)
- Hệ thống ghép nối với bảng mạch chính được thử nghiệm gọi là UUT (Unit-Under-Test) thông qua cổng gỡ lỗi (Debug) gắn liền CPU. Cổng Debug cho phép tiếp cận các đặc tính thử nghiệm bên trong của CPU, cho phép thử toàn bộ các đặc tính của bảng mạch chính.
1.1. Các thành phần của hệ thống thử nghiệm mMaster
Hình 1: Hệ thống thử nghiệm mMaster
Hệ thống mMaster gồm những thành phần sau đây:
1. Card điều khiển thử nghiệm chức năng (FTCC – Functional Test Controller Card) Card điều khiển được cắm trên khe cắm PCI của máy tính điều khiển
2. Bộ điều khiển CPU (POD – Processor Control)
3. Bộ mô phỏng tùy chọn vào/ra
4. Cáp kết nối tới cổng gỡ lỗi (depug port) của bảng mạch chính
5. Cáp kết nối tới các cổng vào/ra của bảng mạch chính
6. Bảng mạch chính và một CPU
7. Máy tính điều khiển.
Ngoài ra hệ thống còn được cung cấp các đầu nối vòng (loopback) dùng để chẩn đoán các vấn đề liên tiếp, song song và USB của bảng mạch chính
Sơ đồ trên trình bày yêu cầu cấu hình cơ bản để thử nghiệm và chẩn đoán hoàn toàn một bảng mạch chính, kể cả toàn bộ các cổng vào/ra. Card điều khiển FTCC cắm trên khe cắm PCI của máy tính điều khiển, FTCC kết nối tới cổng gỡ lỗi (Debug port) gắn liền CPU trên bảng mạch chính qua bộ điều khiển CPU là POD.
1.2. Ghép nối hệ thống thử nghiệm với bảng mạch chính
Hình 2
1.3. Hoạt động của hệ thống thử nghiệm
- Card FTCC đưa ra các lệnh tới CPU của bảng mạch chính qua cổng gỡ lỗi, bước đầu tiên trong một chu trình thử nghiệm là dừng tất cả các hoạt động thông thường của CPU.
- Tất cả các UUT có thể được coi như phần chia thành một loạt các khối chức năng như USB, A/D, hoạt động của mỗi khối chức năng được kiểm soát bằng việc sử dụng các chu trình đọc/ghi. Bằng việc truy nhập liên tục tất cả các khối chức năng từ CPU xuống cổng gỡ lỗi có thể thực hiện thử nghiệm, giám sát toàn bộ các chức năng hoạt động của UUT.
- Kết nối đầu tiên tới bảng mạch chính là qua cổng gỡ lỗi (debug port) của CPU, bộ mô phỏng tùy chọn vào/ra giám sát và cung cấp thông tin phản hồi tới các cổng vào/ra.
- Hệ thống thử nghiệm được điều khiển bằng một phần mềm chạy trên nền Windows, cho phép chọn lựa và thực hiện các phép thử khác nhau trên bảng mạch chính, kết quả của phép thử được phân tích và thể hiện trên màn hình.
- Việc giám sát bus được cung cấp có thể tạo khả năng chẩn đoán tự động các sai sót của bus.
- Phần mềm của hệ thống cho phép truy nhập vào những phần phức tạp của công việc chẩn đoán bảng mạch chính.
- Lập trình cho hệ thống thử nghiệm mMaster bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình chuẩn ở mức cao như C; C++ hoặc Visual Basic
- Hệ thống thử nghiệm mMaster cung cấp một module phần mềm thử nghiệm BIOS, cho phép tìm hiểu BIOS của bảng mạch chính, nhận thấy hiện tượng xảy ra khi BIOS gặp lỗi POST.
2. Phương pháp đo, thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật của bảng mạch chính
2.1. Những phép thử nghiệm cho biết thông tin của bảng mạch chính
- Thử các tín hiệu của CPU.
- Thử bus: thực hiện thử tự động bus địa chỉ, bus dữ liệu, các lệnh mở, nghẽn, lệnh rút gọn, v.v. Thông báo lỗi đầy đủ, nêu các chỉ số chính xác là dòng nào gây lỗi.
- Thử ROM: dùng CRC để xác định nội dung của ROM khởi động.
- Thử RAM: thử tích hợp bus dữ liệu (bị nghẽn nhiều hoặc ít, lệnh mở, lệnh rút gọn), khả năng đọc/ghi của tất cả các vùng RAM.
- Thử ghi byte, từ đơn, từ kép vào cổng I/O.
- Thử bus I/O: Lệnh mở, nghẽn và lệnh rút gọn của bus I/O
- Các chức năng mô phỏng vòng lặp khi ghi vào bộ nhớ, vòng lặp khi đọc từ bộ nhớ, vòng lặp khi ghi vào cổng I/O, vòng lặp khi đọc từ cổng I/O.
2.2. Thử bảng mạch “chết”
- Đối với các bảng mạch “chết” hệ thống thử nghiệm mMaster phải đưa ra chế độ thử bus tự động, hạn chế nhu cầu thăm dò thủ công đối với bus 64 bit phức hợp.
2.3. Cung cấp một chương trình về cấu trúc của bảng mạch chính, hệ thống sẽ thử nghiệm những vấn đề sau:
- Các bộ điều khiển bus, bộ nhớ.
- Các bộ điều khiển ngắt
- Địa chỉ RAM.
- Đăng ký DMA.
- RAM CMOS.
- Cổng nối tiếp, cổng chuột, cổng bàn phím.
- Đồng hồ hệ thống.v.v.
2.4. Phân tích lỗi
- Hệ thống thử nghiệm mMaster ghi nhớ lỗi và phân tích lỗi, các lỗi được lưu lại trong bản báo cáo thử nghiệm. Khi người thử phát hiện ra nguyên nhân gây lỗi, thì toàn bộ các thông tin về lỗi sẽ được chuyển vào cơ sở dữ liệu phân tích lỗi (triệu chứng và nguyên nhân gây lỗi).
2.5 Chẩn đoán
- Một loạt các chẩn đoán được lập trình trước có thể được chọn lựa, ví dụ thực hiện quá trình thử RAM để dò tìm các lỗi mở chương trình, tắc nghẽn, các cell bộ nhớ bị hỏng và dò tìm địa chỉ sai lệch, nếu một lỗi được phát hiện thì chương trình sẽ đưa ra dòng báo lỗi. Các phép chẩn đoán khác cũng được thực hiện tương tự và cũng kèm theo thông báo lỗi.
2.6. Thử nghiệm cấu trúc của bảng mạch chính
Hệ thống mMaster cung cấp kèm theo một chương trình thử cấu trúc của bảng mạch chính, gồm các phần sau:
- Đồng hồ hệ thống.
- Bộ điều khiển DMA.
- Bộ điều khiển ngắt.
- Bộ điều khiển video.
- CMOS RAM/RTC.
- Cổng nối tiếp.
- Cổng song song.
- Cổng cho ổ đĩa mềm.
- Cổng IDE
2.7. Theo dõi lỗi của từng thành phần
Khi dùng các phép thử, các lỗi được phát hiện và tách riêng, lúc này có thể dùng phương pháp điều tra phân tích logic của hệ thống mMaster hoặc máy hiện sóng để xác định sai sót của từng thành phần.
Để tách từng thành phần ra, có hai cách kiểm tra chủ yếu là:
Kiểm tra nhiều lần theo vòng lặp: Tác động vào quá trình bị lỗi để phát hiện ra sai sót bằng cách dùng máy phân tích logic hoặc máy hiện sóng.
Chế độ kích hoạt: Tạo ra một kiểu kích hoạt bus bằng cách dùng chế độ kích hoạt của mMaster (ví dụ đưa vào mối dương cụ thể của bus) và dò tìm lỗi thông qua quá trình bị lỗi có sử dụng máy phân tích logic hoặc máy hiện sóng.
2.8. Thử nghiệm theo phương pháp dò tìm lỗi – Faultfinding Method
Hệ thống thử nghiệm mMaster có thể tìm thấy các lỗi của bảng mạch chính ở mức thành phần (component level)
Một UUT có thể bị lỗi hoặc hỏng ở một số các khối như RAM, ROM, cổng video, cổng nối tiếp, cổng song song v.v. mỗi khối này có thể bị lỗi hoặc hỏng ở một số các khu vực nhỏ hơn.
Báo cáo thử nghiệm
Hệ thống mMaster được điều khiển bằng một phần mềm chạy trên nền Windows, cho phép chọn lựa và thực hiện các phép thử khác nhau trên UUT, kết quả của phép thử được phân tích và thể hiện trên màn hình, lập báo cáo và in ra ngoài thành hồ sơ.
Mục lục 2: Phương pháp thử nghiệm khối hệ thống sử dụng công cụ chẩn đoán
1. Thiết bị, dụng cụ và phần mềm đo, chẩn đoán
Sử dụng bộ công cụ chẩn đoán máy tính có tính năng kỹ thuật tối thiểu phải tương tự như bộ công cụ chẩn đoán máy tính (Universal Diagnostic Toolkit) của Hãng Micro 2000, đây là công cụ chẩn đoán phần cứng máy tính chuyên nghiệp
Bộ công cụ chẩn đoán máy tính gồm:
Một đĩa mềm lưu giữ phần mềm chẩn đoán Micro-Scope có bản quyền sử dụng.
Các bộ nối vòng, sử dụng để chẩn đoán các cổng nối tiếp, cổng song song, cổng USB.
Một card PostProbe.
1.1 Phần mềm chẩn đoán Micro-Scope
Micro-Scope chẩn đoán tất cả các máy PC chạy trên các hệ điều hành khác nhau như: DOS, Windows 95/98/NT/2000, OS/2, Unix, Novell v.v.
Sử dụng phiên bản mới nhất của Micro-Scope bổ sung nhiều tính năng mới các tính năng nâng cao cho các phép chẩn đoán, hỗ trợ các bộ vi xử lý mới nhất.
Khả năng tương thích chung của Micro-Scope: Micro-Scope chạy trên bất kỳ một PC nào với các CPU khác nhau.
1.2. Card chẩn đoán Post-Probe
Card chẩn đoán Post-Probe chẩn đoán nhanh chóng bất kỳ một máy PC nào, và không phải thực hiện quá trình khởi động.
Post-Probe là một card kiểu mạch in và được cắm vào bất kỳ một khe cắm rỗi nào (bus slot) trên bảng mạch chính của máy tính.
Card Post-Probe giám sát điện áp, các tín hiệu bus, và gửi thông báo của máy tính, hoặc kiểm tra POST, hiển thị kết quả với các đèn LED khác nhau và hiện thị 7 thanh.
Một máy tính khi được cấp điện sẽ đi qua một loạt các bước trong BIOS để kiểm tra các hệ thống phụ của máy tính, từng bước một sẽ sinh ra một mã cho từng bước này, được gọi là một mã POST (POST code), mã sẽ thay đổi theo từng nhà sản xuất và phiên bản của BIOS, Post Probe dọc các mã này, mã sẽ được hiển thị khi quá trình POST dừng.
- Đèn LED hiển thị, các bảng mã về kiểu BIOS, và các thủ tục chẩn đoán cho phép chẩn đoán những hỏng hóc, trong nhiều trường hợp chẩn đoán chính xác đến từng bộ phận cần phải thay thế.
- Card Post-Probe là công cụ thực hiện phép kiểm tra P.O.S.T (Power-On Self-Test), có thể tìm kiếm nhanh chóng những vấn đề liên quan đến phần cứng trong máy tính, kể cả PC “chết”, Post-Probe gồm 13 đèn LED thực hiện kiểm tra pre-POST (pre-POST test), 2 digit hiển thị mã POST.
2. Phương pháp chẩn đoán của Micro-Scope
2.1. Cấu hình hệ thống
Cấu hình hệ thống của Micro-Scope cho phép truy nhập đến những thông tin đầy đủ về những thiết lập hệ thống, CPU và NPU, ROM, IRQ, sự phân chia ổ đĩa cứng, CMOS, thanh ghi POS, và các hệ thống ngoại vi.
2.2. Hệ điều hành độc lập
Các chương trình ứng dụng cho máy tính đều được viết để chạy dưới một trong những hệ điều hành phổ biến như DOS hoặc một phiên bản của Microsoft Windows v.v. Hệ điều hành quản lý tất cả các giao tiếp với phần cứng, truyền dữ liệu vào hoặc ra ngoài bộ nhớ. Micro-Scope tạo ra một hệ điều hành riêng viết bằng ngôn ngữ assembly và được thiết kế đặc biệt cho công việc chẩn đoán phần cứng, cho phép truy nhập trực tiếp tới phần cứng đối với tất cả các phép chẩn đoán.
Với hệ điều hành độc lập, Micro-Scope chạy trên bất kỳ một máy tính nào với các hệ điều hành như Windows, DOS, Linux, Unix, OS/2, và bất kỳ một hệ điều hành nào khác.
2.3. So sánh các thiết lập
Truy vấn tự động và thể hiện cấu hình thực tế, đồng thời hiển thị các thông tin về CMOS và POST, tự động ra hiệu bằng cờ tất cả các thiết lập không đúng
2.4. Cung cấp thông tin hệ thống
Truy vấn trực tiếp phần cứng để nhận diện chính xác thiết bị như tên và phiên bản của BIOS, NPU, CPU, cung cấp thông tin chi tiết về đĩa cứng, video và thông tin về cổng. Các thông tin này chính xác đến cả tên nhà sản xuất ổ đĩa cứng và số hiệu model.
2.5. Cung cấp thông tin hệ thống DMI
Màn hình DMI (Desktop Management Information) thể hiện thông tin hệ thống mở rộng, như các kiểu bus được hỗ trợ trên bảng mạch chính, các thiết lập về tốc độ cực đại và điện áp cho CPU, kiểu và dung lượng của bộ nhớ cache.
Nhận biết được có bao nhiêu chân cắm tự do, hoặc kiểu RAM trong hệ thống là gì, mà không cần phải mở vỏ máy.
2.6. Nhận biết chính xác những xung đột
Quét tất cả các cổng vào/ra để nhận biết cách sử dụng của tất cả các cổng vào/ra, ngay cả nếu có hai thiết bị hoặc nhiều hơn đang sử dụng chung nguồn tài nguyên.
Tệp thi hành cho các kiểu thiết bị cụ thể sẽ nhận dạng kiểu thiết bị, cách sử dụng IRO và DMA, đây là yếu tố cần thiết để nâng cấp phần cứng.
2.7. Xác minh IDE
Thể hiện thông tin chi tiết tất cả các thiết bị IDE, gồm cả kiểu model, số seri.
2.8. Xác minh SCSI
Thể hiện thông tin chi tiết như tên nhà sản xuất, tên sản phẩm;
2.9. Xác minh PLUG & PLAY
Cung cấp vị trí hiện tại tất cả những thiết bị cắm và chạy (Plug&Play) hoạt động và được cài đặt.
2.10. Xác minh PCI
Dò tìm tất cả các thiết bị PCI trên bus và cung cấp các thông số cơ bản đối với mỗi thiết bị được liệt kê bao gồm số thiết bị, chỉ danh ID kiểu, kiểu phụ thuộc … thiết bị
2.11. Thử và xác minh USB
Nhận biết mạch điều khiển USB trên bảng mạch chính kiểm tra chức năng của mạch điều khiển trên bảng mạch chính
2.12. So sánh các điểm đặc trưng
Cho phép các nhà sản xuất về các tổ chức dịch vụ thẩm tra cấu hình phần cứng của một hệ thống bằng việc so sánh tương phản với một hồ sơ cấu hình tổng thể được tạo ra bởi Micro-Scope
2.13. Thử theo khối/Lập báo cáo kết quả thử nghiệm
Cho phép chạy liên tục tất cả các phép thử hoặc nhảy qua một số phép thử, hay thử theo chuỗi. Tự động tạo ra một bản báo cáo chẩn đoán đầy đủ có thể lưu giữ vào đĩa hoặc in ra thành hồ sơ.
2.14. Thử bảng mạch chính
Thử chính xác CPU, NPU, 16 kênh IRQ, 8 kênh DMA, đồng hồ thời gian thực, mạch điều khiển bàn phím, chip đồng hồ bấm giờ, mạch điều khiển chuột PS/2 và loa
2.15. Thử bộ nhớ
Bộ nhớ cơ sở có thể được thử trước tiên để nạp toàn bộ chương trình chẩn đoán. Một loạt các phép thử được thiết kế để thử các vấn đề của bộ nhớ.
2.16. Thử Video
Thử chính xác card màn hình, bộ nhớ của card màn hình.
2.17. Thử bộ nhớ Cache
Thử chính xác tất cả những bộ nhớ cache ngoài và cache trong. Thử tất cả những hệ thống cache phụ để nhận biết lỗi
Micro-Scope xác định rõ nếu bộ điều khiển cache trong hệ thống là tích cực.
Tất cả các bộ nhớ và các hệ thống phụ cache được thử tách riêng để có thể nhận biết lỗi được chính xác.
2.18. Thử ổ đĩa cứng
Thử khả năng đọc, ghi trên bất kỳ ổ đĩa cứng nào cũng như thể hiện và diễn giải những tham số vật lý, những tham số CMOS trên bất kỳ ổ đĩa nào.
Tìm ra những sai sót mang tính chất vật lý hoặc điện từ trên ổ đĩa hoặc bộ điều khiển. Cho phép nạp lại rảnh ghi số 0 trên ổ đĩa IDE.
2.19. Thử đĩa mềm
Thử chính xác từng phần của đĩa mềm, bao gồm khả năng đọc/ghi, khuôn thức, kiểm tra tìm kiếm v.v.
2.20. Thử thiết bị ngoại vi
Thử hoàn toàn và chính xác chuột, cần điều khiển, bàn phím, máy in, nút bấm ngủ.
2.21. Thử cổng nối tiếp và cổng song song
Bất kỳ một lỗi nào tồn tại đều có thể được tìm ra và nhận dạng. Tất cả các cổng đều được thử, không chú ý tới việc chỉ định cổng IRQ hay cổng I/O.
Các phép thử dựa trên việc thử ngoài kết hợp với các bộ đầu nối vòng.
2.22. Thử MODEM
Thử modem ở chế độ đang được kết nối hoặc không kết nối, truy vấn thông tin của modem trực tiếp từ chipset của modem.
2.23. Thử hệ thống đa phương tiện
Thực hiện thử khả năng đọc và tìm kiếm của ổ CD-ROM, ổ đĩa DVD, và ổ CD-Rm, thử tần số cũng như âm lượng và các kênh âm thanh nổi.v.v.
2.24. Thử SCSI
Thử SCSI gồm thử khả năng đọc/ghi, tìm kiếm của ổ đĩa SCSI.
2.25. Thử ổ đĩa IDE
Thử chức năng đọc, tìm kiếm của các ổ đĩa có thể di chuyển được, bao gồm LS-120, Iomega ZIP, và các ổ đĩa IDE CD-ROM. Các ổ đĩa IDE CD-ROM có thể được thử ngay khi không có trình điều khiển.
2.26. Chương trình gỡ lỗi cao cấp
Cho phép người thử làm việc trực tiếp với dữ liệu về BIOS
2.27. Thử dựa trên điểm chuẩn Benchmarks
Điểm chuẩn Benchmarks trong Micro-Scope dựa trên đồng hồ thời gian thực.
2.28.Chạy các thiết lập CMOS
Hiển thị và diễn giải những thiết lập CMOS.
3. Các phép thử nghiệm, chẩn đoán của Micro-Scope
3.1. Thử bảng mạch chính – Motherboard tests
3.2. Thử CPU – Microprocessor tests
3.3. Thử bộ đồng xử lý – Coprocessor tests
3.4. Thử RTC/CMOS – RTC/CMOS Tests
3.5. Thử bộ điều khiển CTC – CTC Controller tests
3.6. Thử các bộ điều khiển DMA – DMA Controllers Tests
3.7. Thử các bộ điều khiển ngắt – Interrupt Controllers Tests
3.8. Thử Loa – Speaker Tests
3.9. Thử bộ điều khiển chuột PS/2 – PS/2 Mouse Controller Tests
3.10. Thử bàn phím – Keyboard Tests
3.11. Thử quạt của CPU – CPU Fan Cycle
3.12. Thử bộ nhớ - Memory tests
3.13. Thử ổ đĩa mềm – Floppy tests
3.14. Thử ổ đĩa cứng – Fixed disk tests
3.15. Thử các thiết bị SCSI/IDE – SCSI/IDE device tests
3.16. Thử các thiết bị đa phương tiện – Multimedia tests
3.17. Thử cổng nối tiếp – Senal port tests
3.18. Thử Modem – Modem connect tests
3.19. Thử cổng song song – Parallet port tests
3.20. Thử bộ điều khiển USB – USB Controller tests
3.21. Thử video – Video tests
3.22. Thử các thiết bị khác – Other device tests
4. Phương pháp thử, chẩn đoán các đặc tính kỹ thuật sử dụng Card PostProbe
4.1. Đèn hiển thị - LED DISPLAYS
Bốn đèn LED giám sát điện áp bộ nguồn cung cấp +5vdc, -5vdc, +12vdc, -12vdc, và giám sát điện 3,3V trên bus PCI) để kiểm tra công suất thực tế khi có tải với việc sử dụng một vôn kế.
4.2. PRE-P.O.S.T (PRE-P.O.S.T TESTS)
- Bốn đèn LED khác giám sát các tín hiệu đồng hồ mức thấp và mức cao, và các tín hiệu của bộ… dao động mức thấp cho phép xác định những hoạt động đồng bộ.
- Các đèn LED trên các mạch riêng biệt giúp dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa những hỏng hóc của đồng hồ thạch anh và đồng hồ chip.
- Một đèn giám sát tín hiệu Reset cho phép nhìn thấy một thiết lặp lại trong lúc POST.
- Hai đèn LED giám sát đọc I/O và ghi I/O, khu biết các lỗi đọc và ghi, giám sát việc đọc ghi của …để khu biết giữa những lỗi của đường địa chỉ và những lỗi của chip nhớ.
- Một đèn LEDALE đảm bảo những thao tác CPU/DMA là chính xác.
Mục 3: Phương pháp đo các chỉ số Benchmark của khối hệ thống
Sử dụng các chương trình do Benchmark ghi trong các đĩa CD được cấp bản quyền sử dụng, hệ đĩa này bao gồm
Winstone CD
Gồm các phép đo Winstone.
Winstone đo toàn bộ các đặc tính của một PC chạy các ứng dụng 32-bit trên môi trường Windows WinBench CD
Gồm các phép đo 3D WinBench và Audio WinBench
WinBench đo các đặc tính đồ họa, các ổ đĩa, bộ vi xử lý, và hệ thống video
3D WinBench đo đặc tính đồ họa 3D
Audio WinBench đo các đặc tính của hệ thống Audio
CD WinBench
CD WinBench đo các đặc tính của ổ đĩa CD-ROM.
Server Benchmarks
i-Bench Server
MacBench
BatteryMark và thiết bị Zdigit
2.1. Phép đo Winstone
- Winstone thực hiện phép đo benchmark, đo toàn bộ các đặc tính của một máy tính khi quá trình thực hiện một chương trình kết thúc, phép đo thực hiện trên môi trường Windows 32 bits Winstone áp dụng cho các môi trường Windows 98, Windows NT 4.0 (SP6 hoặc phiên bản gần đây nhất), Windows 2000, hoặc Windows Me.
- Winstone thử đầy đủ các đặc tính, chạy trên các ứng dụng thông qua một loạt các chỉ lệnh và đưa ra kết quả là số điểm đạt được khi phép thử kết thúc. Người kiểm tra có thể so sánh số điểm của một PC này với số điểm của các PC khác, nếu máy nào có số điểm cao hơn thì điều đó có nghĩa là toàn bộ các đặc tính của máy này sẽ mạnh hơn
- Winstone báo cáo kết quả của phép thử bằng việc đưa ra số điểm của phép thử. Các kết quả thể hiện những đặc tính liên quan trong hệ thống như là việc so sánh với kết quả Winstone của máy cơ sở (base machine). Máy cơ sở đưa ra số điểm là 10,0, nếu hệ thống được kiểm tra đưa ra số điểm là 20,0, thì hiệu suất của máy này nhanh gấp đôi máy cơ sở.
2.2. Phép đo WinBench
- WinBench thực hiện phép đo benchmark, thử các đặc tính của một PC như đồ họa, các ổ đĩa, hệ thống video chạy trên môi trường Windows.
- WinBench báo cáo kết quả thử theo một số các đơn vị khác nhau như số byte trên giây.
2.3. Phép đo Audio WinBench
- Audio WinBench đo đặc tính âm thanh của một máy PC, bao gồm card âm thanh, trình điều khiển của card âm thanh, bộ xử lý, phần mềm DirectSound và DirectSound 3D, và loa. Audio WinBench chạy trên các hệ điều hành Windows.
- Audio WinBench thực hiện phép đo benchmark tập trung vào hệ thống âm thanh của một PC, Audio WinBench thực hiện thử tự động, so sánh và xem xét sự tương tác giữa các bộ phận. Các phép thử thực hiện tự động với việc sử dụng Direct Sound và Direct Sound 3D. Tất cả các phép thử đo tổng số sự hoạt động của CPU mà hệ thống âm thanh sử dụng cho sự hoạt động chung, như tại các dải tần số âm thanh 22 kHz và 44,1 kHz, 8 bit và 16 bit.
2.4. Phép đo CD WinBench
- CD WinBench đo các đặc tính của hệ thống CD-ROM của một PC, bao gồm ổ CD-ROM, bộ phận điều khiển, trình điều khiển hệ thống vi xử lý.
2.5. Phép đo 3D WinBench
- 3D WinBench đo, thử đặc tính 3D của một máy PC, gồm phần mềm Direct3D, màn hình, card màn hình, trình điều khiển đồ họa, bus sử dụng để truyền thông tin giữa card màn hình và vi xử lý, và các sản phẩm tăng tốc đồ họa 3D.
- 3D WinBench đo, cung cấp toàn bộ đặc tính 3D và các phép đo lường chất lượng, phản ánh những yêu cầu về các ứng dụng 3D.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.