CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI - XÂY VÀ LÁT GẠCH - YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
(Ban hành theo quyết định số 46/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Qui định chung1.1. Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu vật liệu gạch, vữa, kỹ thuật thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu xây, lát, ốp gạch trong công trình thuỷ lợi.2. Các tiêu chuẩn trích dẫn- TCVN 1451-86: Gạch đặc đất sét nung; - TCVN 246-86: Gạch xây - Phương pháp xác định độ bền nén;- TCVN 247-86: Gạch xây - Phương pháp xác định độ bền uốn;- TCVN 248-86: Gạch xây - Phương pháp xác định độ hút nước;- TCVN 249-86: Gạch xây - Phương pháp xác định khối lượng riêng;- TCVN 250-86: Gạch xây - Phương pháp xác định khối lượng thể tích;- TCVN 1450-86: Gạch rỗng đất sét nung;- TCVN 6355-1998: Gạch xây - Phương pháp thử; - TCVN 6477-1999: Gạch blôc bê tông;- TCXD 90-82: Gạch lát đất sét nung;- 14 TCN 80-2001: Vữa thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;- 14 TCN 104-1999: Phụ gia hoá học cho bê tông và vữa - Phân loại và yêu cầu kỹ thuật; - 14 TCN 108-1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;- 14 TCN 114-2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng.3. yêu cầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát3.1. Gạch là vật liệu xây nhân tạo được sản xuất thành từng viên theo hình dạng và qui cách nhất định.3.2. Phân loại gạch- Theo nguồn gốc, công nghệ sản xuất: gạch đất nung và gạch không nung. Gạch không nung thường là gạch bê tông (gạch blôc) với chất kết dính là xi măng;- Theo mục đích sử dụng: gạch xây và gạch lát, ốp;- Theo khối lượng thể tích gạch g:+ Gạch đặc: g/ 1800 kg/m3;+ Gạch nhẹ: g nằm trong khoảng 1300 - 1800 kg/m3;+ Gạch rất nhẹ: g < 1300 kg/m3;(Gạch nhẹ và rất nhẹ có thể là gạch rỗng khi tạo hình).3.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát trong công trình thuỷ lợi 3.3.1. Gạch xây đặc đất sét nung3.3.1.1. Gạch xây đặc đất sét nung (gạch đặc đất sét nung) qui định theo tiêu chuẩn TCVN 1451 - 86.3.3.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch đặc đất sét nung:a) Gạch phải có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt phẳng; Kích thước cơ bản qui định trong bảng 3.1.Bảng 3.1. Kích thước gạch đặc đất sét nung
STT | Tên kiểu gạch | Chiều dài (mm) | Chiều rộng (mm) | Chiều dày (mm) |
1 | Gạch đặc 60 (GĐ 60) | 220 | 105 | 60 |
2 | Gạch đặc 45 (GĐ 45) | 190 | 90 | 45 |
Bảng 3.2. Các khuyết tật bên ngoài của gạch
STT | Loại khuyết tật | Giới hạn cho phép |
1 | Độ cong, tính bằng mm, không vượt quá: Trên mặt đáy: Trên mặt cạnh: |
4 5 |
2 | Số lượng vết nứt xuyên suốt chiều dày, kéo sang chiều rộng của viên gạch không quá: |
1 |
3 | Số lượng vết nứt góc có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm: |
2 |
4 | Số lượng vết nứt cạnh có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm: |
2 |
5 | Số lượng các vết tróc có kích thước trung bình từ 5 đến 10 mm xuất hiện trên bề mặt viên gạch do sự có mặt của tạp chất vôi: | 3 |
Bảng 3.3. Cường độ chịu nén và uốn của gạch
Mác gạch | Cường độ nén (daN/cm2) | Cường độ uốn (daN/cm2) | ||
Trung bình cho 5 mẫu | Nhỏ nhất cho 1 mẫu | Trung bình cho 5 mẫu | Nhỏ nhất cho 1 mẫu | |
150 125 100 75 50 | 150 125 100 75 50 | 125 100 75 50 35 | 28 25 22 18 16 | 14 12 11 9 8 |
Bảng 3.4. Kiểu, kích thước và độ rỗng của gạch rỗng đất sét nung
STT | Tên và kí hiệu gạch rỗng đất sét nung | Độ rỗng lớn nhất (%) | Kích thước (mm) | ||
Dài | Rộng | Dày | |||
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Gạch rỗng 2 lỗ tròn (GR 60 - 2T15)Gạch rỗng 2 lỗ chữ nhật (GR 60 - 2CN41)Gạch rỗng 11 lỗ tròn (GR 60 - 11T10)Gạch rỗng 17 lỗ tròn (GR 60 - 17T15)Gạch rỗng 4 lỗ tròn (GR 90 - 4T20)Gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật (GR 90 - 4CN40)Gạch rỗng 4 lỗ vuông (GR 90 - 4V38)Gạch rỗng 6 lỗ chữ nhật (GR 200 - 6CN52)Gạch rỗng 6 lỗ vuông (GR 130 - 6V43) | 15 41 10 15 20 40 38 52 43 | 220 220 220 220 220 220 190 220 220 | 105 105 105 105 105 105 90 105 105 | 60 60 60 60 90 90 90 200 130 |
Bảng 3.5. Các khuyết tật bên ngoài của gạch rỗng
STT | Loại khuyết tật | Giới hạn cho phép |
1
2
3
4 | Độ cong của viên gạch, tính bằng mm, không vượt quá trên mặt đáy và mặt cạnh:Số lượng vết nứt xuyên qua chiều dầy kéo sang chiều rộng đến hàng lỗ thứ nhất của viên gạch:Số lượng vết sứt góc sâu từ 10 ¸ 15 mm không kéo tới chỗ lỗ rỗng:Số lượng vết sứt mẻ cạnh sâu từ 5 ¸ 10 mm dài tới 15 mm theo dọc cạnh: | 5 - 6
2
2
2 |
Bảng 3.6. Cường độ chịu nén và chịu uốn của gạch rỗng
Mác gạch | Cường độ nén, daN/cm2 | Cường độ uốn, daN/cm2 | ||
Trung bình cho 5 mẫu | Nhỏ nhất cho 1 mẫu | Trung bình cho 5 mẫu | Nhỏ nhất cho 1 mẫu | |
125 100 75 50 | 125 100 75 50 | 100 75 50 35 | 18 16 14 12 | 9 8 7 6 |
Đối với gạch có độ rỗng / 38% với các lỗ rỗng nằm ngang | ||||
50 35 | 50 35 | 35 20 |
|
|
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của gạch đất sét nung
Chỉ tiêu gạch lát đất sét nung | Loại 1 | Loại 2 |
Độ hút nước , %: | Không lớn hơn 3 | Không lớn hơn 12 |
Độ mài mòn, g/cm2: | Không lớn hơn 0,2 | Không lớn hơn 0,4 |
Cường độ nén, daN/cm2: | Không nhỏ hơn 200 | Không nhỏ hơn 150 |
Bảng 4.1. Loại ximăng dùng cho vữa xây trát và lát gạch
STT | Loại ximăng | Có thể sử dụng | Không nên sử dụng |
1 | Ximăng pooclăng hỗn hợp (mác 30): | Cho các loại vữa xây mác từ 50 trở lên | Cho vữa mác nhỏ hơn 50 |
2 | Ximăng pooclăng bền sunphat: | Cho vữa tiếp xúc với môi trường sunphat | Cho vữa không tiếp xúc với môi trường sunphat |
3 | Ximăng pooclăng xỉ hạt lò cao: | Cho vữa tiếp xúc với môi trường nước mềm, hoặc nước khoáng | Cho vữa dùng ở nơi có mực nước thay đổi thường xuyên |
4 | Ximăng pooclăng puzơlan: | Cho vữa ở nơi ẩm ướt và trong nước | Cho vữa ở nơi có mực nước thay đổi thường xuyên hoặc thiếu bảo dưỡng ẩm trong điều kiện thời tiết nắng nóng |
Bảng 4.2. Mác ximăng dùng cho các mác vữa
Mác vữa | Mác ximăng |
5 7,5 10 15 20 | 20 ¸ 30 20 ¸ 30 20 ¸ 30 20 ¸ 30 30 ¸ 40 |
Bảng 4.3 Qui định đối với các chỉ tiêu của cát
Tên chỉ tiêu | Mác vữa 5 ¸ 7,5 | Mác vữa lớn hơn 7,5 |
- Hàm lượng sét, á sét, các tạp chất ở dạng cục: - Hàm lượng hạt lớn hơn 5 mm: - Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn: - Hàm lượng sunphat, sunphit tính theo khối lượng SO3 không lớn hơn: - Hàm lượng hạt nhỏ 0,14 mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn: - Hàm lượng bùn, bụi, sét, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn: - Hàm lượng tạp chất hữu cơ được thử theo phương pháp so mầu, mầu của dung dịch trên cát: | Không có Không có 1150 2
| Không có Không có 1250 1
|
Bảng 4.4. Một số tính chất của hỗn hợp vữa
Tên chỉ tiêu | Loại hỗn hợp | ||
Vữa xây, lát | Vữa trát lớp | ||
Thô (lót) | Mịn (ngoài) | ||
- Độ lưu động, tính bằng cm: - Độ phân tầng, tính bằng cm3, đối với hỗn hợp vữa dẻo không lớn hơn: - Khả năng giữ nước, tính bằng % đối với vữa ximăng - cát: - Thời gian bắt đầu đông kết, tính bằng phút, kể từ sau khi trộn, không sớm hơn: | 4 ¸ 10 30
| 6 ¸ 10 -
| 7 ¸ 12 -
|
Bảng 4.5. Thời gian bắt đầu đông kết của xi măng
Loại ximăng Nhiệt độ, oC | Pooclăng và Pooclăng hỗn hợp | Pooclăng puzơlan |
20 - 30 10 - 20 | 1 giờ 30 phút 2 giờ 15 phút | 2 giờ 3 giờ |
Hình 5.1: Xây gạch nghiêng qua khoảng trống
5.2.3. Phương pháp xây gạch nằm: áp dụng cho khoảng trống khẩu độ dưới 2 m.Phía dưới phải đặt ván khuôn. Đầu tiên rải một lớp vữa dày 2cm (cùng loại và cùng mác với vữa xây), sau đó đặt một số thanh cốt thép, rồi mới xây gạch lên trên. Cách đặt cốt thép theo qui định của thiết kế, nếu không có qui định thì có thể áp dụng: Dùng thép có đường kính 4 - 6 mm, khoảng cách giữa các thanh cốt thép bằng chiều dài viên gạch và cốt thép cắm vào tường khoảng 25 cm (hình 5.2).5.2.4. Phương pháp xây gạch trên dầm bê tông: khi khẩu độ lớn hơn 2 m. Dầm bê tông có thể được đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn; Nếu đổ dầm tại chỗ, thì bê tông đông cứng mới xây gạch lên trên, thời gian đông cứng bê tông quy định là 7 ngày đối với bê tông chế tạo bằng ximăng pooclăng hoặc ximăng pooclăng hỗn hợp.Sơ đồ xây gạch trên dầm bê tông theo hình 5.3.
Hình 5.2 Xây gạch nằm qua khoảng trống
1. Thanh thép; 2. Vữa ; 3. Ván khuôn nằm ngang; 4. Thanh chống.
Hình 5.3. Xây gạch trên dầm bê tông
1. Dầm bê tông cốt thép ; 2. Gạch xây.
5.3. Xây vòm5.3.1. Xây vòm qua khoảng trống: phải dựng ván khuôn và chống trước, rồi xây từng lớp từ hai bên vào giữa cho đến khi đủ chiều dày thiết kế của vòm.5.3.2. Phải đặt gạch nghiêng dọc theo chiều dài của thân vòm. Các lớp trên, dưới, trong, ngoài phải cân đối với nhau; Chỉ xây hàng trên khi hàng dưới đã xây xong.5.3.3. Mạch vữa phải hướng về tâm vòm theo đường bán kính. Nếu dùng gạch thường để xây thì mạch vữa hình nêm, bề rộng mạch nhỏ nhất ở bụng vòm bằng 5 mm, lớn nhất ở lưng vòm bằng 15 mm; Khi độ dày của vòm tương đối lớn thì mạch vữa có thể dày từ 15 đến 20 mm. Nếu xây gạch bằng hình nêm thì mạch vữa sẽ đều nhau và dễ thích ứng với độ cong cần thiết của vòm.Sơ đồ mạch vữa theo hình 5.4.
Hình 5.4 Xây vòm
a. Viên gạch hình nêm ; b. Mạch hình nêm với gạch thường;
c. Mạch đều nhau với gạch hình nêm.
5.3.4. Đào khuôn vòm bằng đất: đầu tiên phải đào điểm đỉnh vòm, rồi đào lan sang hai bên và luôn luôn phải đào đối xứng.5.4. Các trường hợp xây khác5.4.1. Xây gạch theo mái nghiêng: thường trong trường hợp xây tường chắn, tường cánh v.v… Khi xây gạch trên mái nghiêng, ngoài tuân theo những qui định chung, còn phải đảm bảo kích thước, độ dốc của mái.Nếu mái nghiêng phô ra ngoài thì sau khi xây phải sửa đẽo các góc cạnh của viên gạch hoặc đắp vữa để tạo cho mái được phẳng. Nếu mái nghiêng sau này được che khuất chỉ cần xây giật cấp, bậc thang và độ dốc của mái theo yêu cầu của thiết kế.5.4.2. Xây móng gạch, đảm bảo các yêu cầu sau:a) Hai móng thẳng góc với nhau, xây theo trình tự: móng sâu hơn xây trước, móng nông xây sau; Chỗ liên kết giữa hai móng không được để mỏ nanh;b) Khi xây móng tiếp giáp với móng của công trình đã có: trước khi xây phải rửa sạch chỗ tiếp giáp, rồi chừa khe lún giữa hai công trình, sau đó mới xây.Nếu công trình mới xây chỉ là một bộ phận mở rộng của công trình cũ thì cũng phải làm khe lún giữa hai phần móng cũ và mới;c) Chỗ tiếp giáp của móng gạch và móng bê tông: nên xây bằng vữa mác cao hơn vữa xây móng gạch một cấp, đồng thời đặt các neo thép vào mạch vữa để có liên kết tốt giữa hai móng.5.5. Xây gạch có cốt thép5.5.1. Trong khối xây gạch có các lưới cốt thép ngang: chiều dày của mạch vữa phải lớn hơn tổng đường kính của các thanh thép đan nhau ít nhất 4 mm, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ dày trung bình qui định cho khối xây.5.5.2. Cốt thép dùng trong kết cấu gạch cốt thép theo quy định của thiết kế, thông thường thuộc các loại sau:- Thép thanh nhóm CI, CII hoặc AI, AII theo tiêu chuẩn Nga;- Sợi thép cacbon thấp loại thông thường.Cần tuân theo các quy định sau:a) Không đặt các thanh thép rời thay thế lưới cốt thép buộc hoặc hàn trong khối xây; Đầu thanh cốt thép nhô ra khỏi mặt ngoài khối xây khoảng 2 - 3 mm, để tiện kiểm tra;b) Lưới cốt thép ngang chữ nhật hoặc chữ chi đặt vào khối xây theo chỉ dẫn của thiết kế và không thưa quá 5 hàng gạch. Lưới chữ chi đặt sao cho các thanh thép của hai lưới trong hai hàng khối xây kế tiếp nhau có hướng thẳng góc với nhau;c) Đường kính của các thanh cốt dọc không nhỏ hơn 8 mm, cốt đai từ 3 đến 6 mm; Khoảng cách lớn nhất giữa các cốt đai không lớn hơn 5 mm. Cốt dọc phải nối với nhau bằng liên kết hàn; Nếu không hàn, các thanh phải uốn móc và nối buộc bằng đây thép với đoạn nối dài 20d (d là đường kính của thanh thép). Đầu thanh cốt thép chịu kéo phải uốn móc và hàn vào các thanh để neo vào lớp bê tông hoặc vữa;d) Chiều dày lớp bảo vệ (tính từ mặt ngoài lớp trát vữa ximăng đến cạnh ngoài của cốt thép chịu lực) trong kết cấu gạch cốt thép không được nhỏ hơn các trị số trong bảng 5.1.Bảng 5.1. Chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép
Các loại kết cấu gạch cốt thép | Chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép đặt ở, mm | ||
Trong các phòng có độ ẩm không khí bình thường | Trong các cấu kiện xây ngoài trời | Trong móng ở nơi ẩm ướt | |
Dầm và cột: Tường: | 20 10 | 25 15 | 30 20 |
Bảng 6.1. Các sai số cho phép của khối xây gạch
STT | Các hạng mục | Sai số cho phép, mm |
1
3
5
6
8 | Độ lệch so với phương thẳng đứng trên 1m chiều cao của:- Khe van, khe phai, bộ phận lắp máy móc:- Tường, mố trụ pin:- Độ lệch trên toàn bộ chiều cao của cả hai trường hợp trên không được quá:Khoảng cách giữa tim công trình và:- Mép móng:- Khe van, khe phai:- Tường, mố trụ pin:Khe van, khe phai:- Khoảng cách giữa hai mép song song với nhau không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, có thể lớn hơn, nhưng không vượt quá:- Sai lệch về phía thượng và hạ lưu giữa khe van và khe phai trong cùng một cửa cống:Cao độ đỉnh:- Đáy cống, sân trước, sân sau, bể tiêu năng, tường tiêu năng:- Tường cánh gà, tường đầu, mố, trụ pin:Kích thước của tường, không quá:- Bề dầy:- Bề rộng của tường nhà giữa hai cửa:- Bề rộng của cửa:Độ bằng phẳng của mặt khối xây khi kiểm tra bằng thước dài 2m, không vượt quá:- Khối xây có trát vữa:- Khối xây không trát vữa:Kích thước khi xây cột, không vượt quá:- Bề dầy:- Độ lệch của tâm cột so với trục tim cột:Khi xây vòm, không kể bản thân vòm hay công trình xây trên vòm:- Cao độ đáy vòm và cao độ đỉnh vòm: | ±3 ±5 ±15
±3 ±5
±20
±10 -10; +0 +8; -0
±10
±5 ±10
±20 |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
Hình A.1. Sơ đồ xây tường 22
1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.
Hình A.2. Sơ đồ xây tường 33
1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.
Hình A.3. Sơ đồ xây tường 45
1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.
Hình A.4. Sơ đồ xây tường 56
1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.
PHƯƠNG PHÁP XÂY (TẠO MẠCH) VỮA
Phương pháp xây (tạo mạch) vữa phải theo yêu cầu của thiết kế; Nếu không có yêu cầu cụ thể, thì có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:B.1. Phương pháp gạt vữa: theo sơ đồ hình B.1, thích hợp khi xây mép ngoài của khối xây với vữa kém dẻo.Hình B.1. Sơ đồ phương pháp gạt vữa
1, 2, 3 - Xây gạch dọc; 4, 5, 6 - Xây gạch ngang.
Theo trình tự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay xúc vữa, rải lên chỗ định xây đủ để đặt ba viên gạch dọc hoặc năm viên gạch ngang; Dùng dao xây gạt bằng lớp vữa, rối dồn ép vữa lên mép viên gạch cuối cùng vừa xây xong để tạo thành mạch đứng; Dùng tay kia lấy một viên gạch, đặt lên chỗ vữa đã san cho sát thân dao, ấn gạch và rút dao lên; Dùng cán dao gõ nhẹ vào mặt gạch để mặt dưới viên gạch áp chặt vào vữa. Tiếp tục thao tác với viên gạch tiếp theo. Mỗi lần xây xong bốn viên gạch ngang hoặc hai viên gạch dọc, lại lấy dao gạt sạch vữa ở phía ngoài và tiếp tục xây. B.2. Phương pháp chèn và cào vữa: theo sơ đồ hình B.2, thích hợp khi xây gạch mép ngoài với vữa xây dẻo.Hình B.2. Sơ đồ phương pháp chèn và cào vữa
1, 2 - Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.
Theo trình tự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay rải vữa như phương pháp gạt vữa, bắt đầu từ chỗ cách viên gạch vừa xây xong 5-6 cm, rồi dùng viên gạch đẩy vữa hướng về phía viên gạch vừa xây để tạo thành mạch đứng; Lấy tay ấn viên gạch xuống cho dính chặt với vữa; Sau khi đặt xong một viên gạch ngang hoặc hai viên gạch dọc như vậy, dùng dao xây cạo sạch vữa bám hai phía bên ngoài tường.B.3. Phương pháp chèn vữa: theo sơ đồ hình B.3, thích hợp khi xây ruột tường với vữa xây dẻo. Theo trình tự: sau khi xây gạch mép bằng một trong hai phương pháp trên, dùng dao xây hoặc bay xúc vữa rải vào khu vực ruột tường định xây; Hai tay cầm hai viên gạch, đặt vào giữa hai hàng gạch mép trên lớp vữa đã san bằng, đồng thời dùng viên gạch đẩy vữa để tạo thành mạch dọc tường. Khi đặt gạch cần ấn viên gạch xuống mặt vữa cho chặt và cho ngang bằng với hàng gạch mép tường đã xây trước.
| |||||||||
Hình B.3. Sơ đồ phương pháp chèn vữa
1, 2 - Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.