YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ MÁY BƠM
1. QUY ĐỊNHCHUNG1.1. Phạm vi áp dụngTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chung của thiết bị máy bơm dùng trong công trình thuỷ lợi; Các bước và các nội dung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị máy bơm dùng trong công trình thuỷ lợi.Ghi chú:Khi lập hồ sơ mời thầu chủ đầu tư phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế và nội dung yêu cầu cung cấp, lắp đặt cụ thể đối với từng công trình để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho từng nội dung.1.2. Tài liệu viện dẫnBơm – Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4207-86;Bơm cánh – Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 4208-1993;Bơm cánh – Phương pháp thử TCVN 5194-1993;Bơm ly tâm – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5634-1991;Sai lệch kích thước TCVN 2244-99 và 2245-99;Máy điện quay – Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 3181-79;Động cơ điện không đồng bộ TCVN 1987-1994; TCVN 4254-86; TCVN 1389-79;Máy điện quay - Dung sai kích thước lắp đặt và ghép nối TCVN 3621-81; TCVN3622-81;Động cơ điện không đồng bộ – Phương pháp thử TCVN 2280-70;Tiêu chuẩn an toàn điện TCVN 3256-1979; TCVN 5556-1991; TCVN 3748-1983; TCVN 4726-1989;Quản lý chất lượng công trình xây dựng – Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ;1.3. Thuật ngữ và định nghĩa 1.3.1. Tổ máy bơm: là một thiết bị động lực bao gồm phần đầu bơm và động cơ (động cơ điện hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu).1.3.2. Phần đầu bơm gọi tắt là đầu bơm: là phần cơ khí thuỷ lực của tổ máy bơm2. YÊU CẦU KỸ THUẬT2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ máy bơm và thiết bị điện2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật chung- Độ tin cậy cao;- Độ an toàn (cho người, thiết bị) cao;- Hiệu suất cao;- Hệ thống đơn giản, dễ vận hành; - Dễ bảo dưỡng và lắp lẫn;- Tính đồng bộ cao;- Tính kinh tế;- Chi phí vận hành thấp.2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ máy bơm2.1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật chunga) Yêu cầu đối với nhà chế tạoPhải đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế liên quan đến việc chế tạo, cung ứng máy bơm; có chứng chỉ đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (như ISO 9001, ISO 9002,...) về lĩnh vực: Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm.b) Yêu cầu đối với vật liệu đưa vào chế tạoVật liệu đưa vào chế tạo phải mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm phù hợp với những quy định hiện hành của Việt Nam hoặc Quốc tế.Vật liệu chế tạo phải đáp ứng yêu cầu về môi trường làm việc.c) Dung sai kích thước chế tạo và lắp ghépSai lệch kích thước phải tuân theo TCVN 2244-99, 2245-99 và kích thước trên bản vẽ thiết kế của nhà chế tạo.d) Thử nghiệmSản phẩm trước khi xuất xưởng phải được thử nghiệm 100% theo Tiêu chuẩn TCVN 5194-1993 hoặc theo tiêu chuẩn Quốc tế.2.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật chi tiết của sản phẩma) Thông tin khái quát về sản phẩm- Tên dự án.- Tên gọi và mã hiệu.- Xuất xứ (Nhà sản xuất, nước sản xuất)- Tiêu chuẩn đảm bảoquản lý chất lượng đã được công nhận (về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm).- Số lượng.- Kết cấu chính:+ Kiểu bơm (Trục đứng, trục ngang, xiên, chìm, hỗn lưu, hướng trục, ly tâm, cánh cố định hay điều khiển được, động cơ và bơm chính nối trực tiếp hay qua hộp số… phải phù hợp với hồ sơ mời thầu);+ Kiểu ống đẩy, vật liệu chế tạo ống đẩy;+ Kiểu kín nước cổ trục (Kim loại hay phi kim loại);+ Kiểu bôi trơn ổ trục (bằng dầu, mỡ hay nước).- Độ bền:+Tuổi thọ của máy bơm (thường là ³ 70.000 giờ);+ Tuổi thọ của ổ trục (thường là ³ 50.000 giờ);+ Tuổi thọ gioăng cơ khí (thường là ³ 30.000 giờ).- Dịch vụ sau bán hàng:Thời gian bảo hành và phương thức bảo hành.b) Yêu cầu các điều kiện vận hành- Chế độ vận hànhMáy bơm phải đảm bảo an toàn khi vận hành liên tục trong phạm vi từ cột nước thấp nhất (Hmin) đến cột nước cao nhất (Hmax) theo hồ sơ thiết kế công trình trạm, tổ máy bơm làm việc ổn định không có hiện tượng xâm thực.- Những thông số kỹ thuật phải cung cấp trong các phạm vi vận hành+ Đường đặc tính của bơm (do nhà chế tạo cấp khi thử nghiệm tại xưởng sản xuất)- H – Q;- N – Q;- Q;- HCK – Q (đối với bơm khống chế chiều cao hút)- Đường đặc tính của bơm: Q = f(H,h, n, NPHS và đường cong hệ thống)+ Lưu lượng (Q) – (m3/h)- Thiết kế (QTK );- Lớn nhất (Qmax );- Nhỏ nhất (Qmin ).+ Cột áp (H) – (m)- Thiết kế (HTK );- Thấp nhất (Hmin );- Cao nhất (Hmax ).+ Công suất bơm (Nb) – (kW)- Thiết kế (NbTK);- Lớn nhất (Nbmax);- Nhỏ nhất (Nbmin).+ Tốc độ quay của bơm (nb) – (v/ph)+ Động cơ điện- Công suất (Nđc) (kW);- Tốc độ quay (nđc) (v/ph);- Dòng điện định mức (IA) (A);- Điện áp làm việc (U) (V).+ Chiều cao áp lực hút yêu cầu (NPSHR) (Nếu có).+ Chiều cao áp lực hút có thể (NPSHA) (Có thể được tính cho bất kỳ sơ đồ lắp đặt nào). Trị số NPSHA phải lớn hơn trị số NPSHR.+ Độ ồn của mỗi bơm (đo cách khung bệ đỡ 1 mét)+ Độ rung của mỗi bơm.2.1.2.3. Thử nghiệm và kiểm traa) Kiểm tra tại xưởng chế tạo (Nếu trong hợp đồng chủ đầu tư có yêu cầu)- Kiểm tra vật liệu đưa vào chế tạo+ Kiểm tra bằng hồ sơ theo mục b của điều 2.1.2.1. tiêu chuẩn này;+ Kiểm tra thực tế sản xuất thông qua các chi tiết đang chế tạo tại xưởng.Ghi chú:1. Nhà chế tạo phải cam kết và đảm bảo tính trung thực của hồ sơ;2. Đối với chi tiết quan trọng có thể chủ đầu tư yêu cầu nhà chế tạo cung cấp mẫu vật liệu để thuê giám định và kiểm tra lại;3. Toàn bộ hồ sơ và biên bản kiểm tra phải nộp cho chủ đầu tư.- Kiểm tra kích thước lắp ghép của một số chi tiết quan trọng.- Kiểm tra thử áp suất thuỷ tĩnh (đối với chi tiết chịu áp lực khi làm việc)Áp lực thử phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần áp lực lớn nhất của bơm và thời gian thử tối thiểu là 30 phút, chi tiết đảm bảo không rò rỉ.- Kiểm tra thử nghiệm xuất xưởngSau khi chế tạo và lắp tổ bơm xong (đã có các văn bản kiểm tra tại xưởng chế tạo và áp suất thuỷ tĩnh) sẽ tiến hành các bước tiếp theo:+ Thử nghiệm đặc tính thực (1:1) với động cơ thực sẽ được thực hiện tại nhà máy theo tiêu chuẩn TCVN 5194-1993;+ Phương pháp thử nghiệm sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hiện hành và phải có sự hiện diện của khách hàng;+ Những yêu cầu chung về kiểm tra đặc tính bơm như sau:- Tất cả các thiết bị đo được dùng để kiểm tra phải là thiết bị đo tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ hiện hành bởi một cơ quan độc lập có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp giấy phép;- Các kết quả như tổng cột áp H(m) lưu lượng Q(m3/s) công suất đầu vào, công suất ra, mômen (KGM), hiệu suất… sẽ được thống kê lại;- Mỗi bơm sẽ được kiểm tra không ít hơn 5 điểm để thiết lập đường cong đặc tính của nó;- Đường cong đặc tính của bơm phải có đầy đủ thông tin về cột áp, hiệu suất, vòng quay, chiều cao áp lực hút;- Kết quả đường cong sẽ dùng khẳng định rằng máy bơm có thể vận hành trong điều kiện thực tế;- Kiểm tra độ rung động (Theo tiêu chuẩn ngành 10TCN491-2001);- Kiểm tra độ ồn (Không vượt quá 85 dB trong khi kiểm tra bơm đầy tải).Ghi chú:Quá trình kiểm tra phải được lập thành văn bản đảm bảo tính pháp lý theo quy định hiện hành và nộp cho chủ đầu tư.b) Kiểm tra tại hiện trường trạm bơmSau khi lắp đặt xong các thiết bị, nhà thầu lắp đặt phải xuất trình các văn bản kiểm tra, nhật ký công trình (lắp đặt) và chạy thử (không tải, có tải, từng máy và tổng hợp) theo quy định và quy phạm hiện hành của Nhà nước Việt Nam (chi tiết có chương riêng)2.1.2.4. Kết cấu của tổ bơm và một số chi tiết chínha) Kết cấu của tổ bơm- Kiểu bơm (Trục đứng, ngang, xiên, chìm… 1 sàn, 2 sàn);- Kiểu miệng hút;- Kiểu ống xả (Xi phông, clapê…);- Các ổ trục (ổ đỡ, chặn, hướng, chế độ bôi trơn);- Bọc trục (Nếu có bọc trục);- Bánh xe công tác (Cố định hay điều chỉnh);- Vành mòn (Kết cấu dễ thay thế);- Nối cút xả: có hình dáng theo cút ống tiêu chuẩn;- Trục và ống lót trục: Trục sẽ được bảo vệ chống mòn và ăn mòn bằng ống lót trục có thể tháo lắp thay thế (Nếu chủ đầu tư yêu cầu);- Đệm kín trục: Thiết kế theo tiêu chuẩn. Sự bôi trơn hộp túp được thực hiện trực tiếp bởi chất lỏng bơm hoặc theo quy định của nhà chế tạo;- Bôi trơn: Hệ thống bôi trơn ổ trục của tổ bơm theo tiêu chuẩn, phải có đủ các loại đồng hồ (áp lực, độ tiêu hao dầu, mỡ…).b) Vật liệu và kích thước cơ bản của một số cụm chi tiết (chi tiết) chính- Vật liệuVật liệu của một số chi tiết chính sau đây phải được công bố rõ ràng trong HSDT; Phải tuân theo HSMT và đáp ứng các yêu cầu trong mục b điều 2.1.2.1. của tiêu chuẩn này:+ Miệng loe hút;+ Cút cong (Buồng xoắn);+ Vành mòn;+ Bánh công tác;+ Buồng cánh hướng (Nếu có);+ Ống trụ (Nếu có);+ Trục bơm;+ Thân ổ đỡ;+ Ổ bi (Số hiệu và nước sản xuất);+ Ống lót trục (Nếu có);+ Khớp co giãn (Khớp lắp ráp);+ Bộ khớp nối trục (Nếu có);+ Ống lót ổ trục (Nếu có);+ Van clapê (Nếu có);+ Đường ống hút, ống xả.- Kích thước chính của một số cụm chi tiết (chi tiết) chính+ Miệng loe hút- Đường kính phía trong (mm);- Đường kính phía ngoài (mm);- Độ dầy (mm).+ Bánh công tác- Đường kính ngoài (mm);- Đường kính lỗ lắp với trục (mm);- Số lá cánh (Lá).+ Ống xả- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Chiều dài (mm);- Độ dầy (mm);- Số bulông của mặt bích (cái);- Mặt bích (Đường kính trong, ngoài, chiều dầy).+ Ống trụ bơm (Nếu có):- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Độ dầy (mm);- Số bulông của mặt bích (cái);- Mặt bích (Đường kính trong, ngoài, chiều dầy).+ Trục bơm- Đường kính trục bơm (mm);- Chiều dài trục (mm).+ Buồng hướng dòng (Nếu có)- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Độ dầy (mm);- Số bulông của mặt bích (cái).+ Khớp co giãn (Khớp nối ống, khớp lắp ráp) (Nếu có)- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Chiều dài (mm).+ Van clapê (Nếu có)- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Độ dầy của nắp van (mm);- Số bulông (cái).+ Van (hai chiều hoặc một chiều) (Nếu có)- Đường kính trong (mm);- Đường kính ngoài (mm);- Độ dầy (mm);- Chiều dài thân van (mm).+ Van hút (Crêpin) được cấp cùng tổ bơm (nếu có)- Đường kính bắt với đường ống hút (mm);- Đường kính ngoài lớn nhất (mm);- Chiều cao toàn bộ (mm).- Khối lượng và kích thước lớn nhất+ Đầu bơm- Tổng khối lượng (kg);- Kích thước lớn nhất (dài x rộng x cao) (mm).+ Cụm chi tiết (chi tiết)- Khối lượng lớn nhất để cẩu trong quá trình lắp đặt bảo dưỡng (kg);- Kích thước lớn nhất (dài x rộng x cao) (mm) để vận chuyển và lắp đặt.2.1.2.5. Các bản vẽ thiết kế và hồ sơ kỹ thuậta) Bản vẽ tổng thể của nhà trạm:+ Mặt chiếu bằng;+ Mặt cắt ngang, dọc;+ Các vị trí.b) Bản vẽ lắp bơm và động cơ điện;c) Bản vẽ mặt cắt bơm, động cơ điện;d) Đường đặc tính bơm và động cơ điện;e) Các chỉ dẫn kỹ thuật (lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng);g) Bản vẽ của các chi tiết chính (Theo yêu cầu của HSMT).2.1.2.6. Sơn (Bảo vệ bề mặt)Toàn bộ phía ngoài tổ bơm và bệ bơm phải được bảo vệ bằng sơn phù hợp với bơm và điều kiện môi trường (Việc làm sạch và sơn bề mặt phải theo tiêu chuẩn Ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế) và theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.2.1.2.7. Các thiết bị bôi trơn (Nếu có)Thiết bị bôi trơn được cấp cùng tổ bơm;- Máy bơm cho hệ thống bôi trơn: chạy điện;- Số lượng (Theo tổ bơm);- Thông số:+ Công suất bơm;+ Áp suất.- Hệ thống đường ống: Đường kính, vật liệu…;- Lưu lượng tiêu thụ (dầu, mỡ) hợp lý (g/giờ);- Tần số, điện áp (50Hz, AC 220V/380V).2.1.2.8. Thiết bị đoThiết bị đo của tổ bơm gồm:- Đo nhiệt độ ổ trục (kiểu, loại, nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật);- Đo nhiệt độ cuộn dây động cơ (kiểu, loại, nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật);- Hệ thống đo mực nước bể xả, bể hút (kiểu, loại, nguồn gốc, sơ đồ nguyên lý lắp đặt).Ghi chú:1. Các thiết bị đo đều phải được kết nối với tủ điện điều khiển trung tâm.2. Các trị số cho phép đo đều được phản ánh liên tục lên tủ điện điều khiển trung tâm trong nhà máy.2.1.2.9. Các chi tiết dự phòng- Phải đáp ứng đúng số lượng của hồ sơ mời thầu.2.1.2.10. Dụng cụ phục vụ lắp đặt, sửa chữaTối thiểu phải cung cấp một bộ dụng cụ chuyên dùng cho lắp đặt và sửa chữa tổ bơm.2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với động cơ điện2.1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật chunga) Yêu cầu đối với nhà chế tạoTheo mục a điều 2.1.2.1. trong tiêu chuẩn này.b) Yêu cầu đối với vật liệu đưa vào chế tạoTheo mục b điều 2.1.2.1. trong tiêu chuẩn này.c) Dung sai kích thước lắp đặtDung sai các kích thước lắp đặt và ghép nối phải tuân theo TCVN 3621-81, TCVN 3622-81 và TCVN 2244-99, TCVN 2245-99 hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế hiện hành hoặc theo bản vẽ thiết kế của nhà chế tạo.d) Thử nghiệmSản phẩm trước khi xuất xưởng phải được thử nghiệm 100% theo tiêu chuẩn TCVN 2280-70 hoặc theo tiêu chuẩn Quốc tế.2.1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật chi tiết của động cơ điệna) Thông tin khái quát về động cơ điện- Tên dự án.- Tên gọi và mã hiệu.- Xuất xứ (Nhà sản xuất, nước sản xuất)- Tiêu chuẩn đảm bảo quản lý chất lượng đã được công nhận (về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm)- Số lượng;- Kết cấu chính+ Kiểu, loại (kín, hở, chống bụi, chống nước, chân đế, mặt bích, đặt đứng, nằm ngang);+ Làm mát (cưỡng bức, tự nhiên…);+ Chống ẩm (có thiết bị sấy chống ẩm hoặc không…).- Độ bềnTheo tiêu mục a điều 2.1.2.2. trong tiêu chuẩn này.- Dịch vụ sau bán hàngTheo tiêu mục a điều 2.1.2.2. trong tiêu chuẩn này.b) Yêu cầu các điều kiện vận hànhĐộng cơ điện phải đảm bảo an toàn khi vận hành liên tục trong phạm vi điện áp và tần số sai lệch cho phép so với điện áp và tần số danh định theo tiêu chuẩn IEC 60034 và trong môi trường làm việc theo hồ sơ mời thầu.c) Các thông số kỹ thuật- Công suất định mức (kW);- Điện áp định mức (V);- Dòng điện định mức (A);- Số vòng quay định mức (v/ph);- Tỷ số Mômen quá tải (Mmax/Mn);- Tần số định mức (Hz);- Cấp cách điện;- Hệ số công suất định mức;- Hiệu suất định mức;- Độ ồn: dB;- Độ rung;- Thời gian khởi động;- Đường đặc tính;- Khối lượng (Kg).2.1.3.3. Thí nghiệm và kiểm traa) Kiểm tra ngoại quan- Kết cấu (hợp lý);- Hình thức (đẹp);- Kích thước (nhỏ gọn).b) Kiểm tra kích thước lắp đặt (theo bản vẽ thiết kế)c) Kiểm tra điện trở cách điện trước khi thử cao áp (Pha – Pha, Pha - đất)d) Kiểm tra điện trở cách điện sau khi thử cao áp (Pha – Pha, Pha - đất)e) Độ bền điện thử bằng cao áp với các điện áp thử (Pha – Pha, Pha - đất). Kết quả được ghi vào bảng 1.Bảng 1. Độ bền điện thử bằng cao áp
Pha A – Pha B (Von/ph) | Pha A – Pha C (Von/ph) | Pha B – Pha C (Von/ph) | Pha A,B,C – đất (Von/ph) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Bảng 2. Điện trở thuần dây quấn các pha
Đơn vị tính: Ôm
Điện trở nguội | Pha A | Pha B | Pha C | Nhiệt độ môi trường (oC) | Ghi chú |
R | R1 | R2 | R3 |
|
|
Bảng 3. Đặc tính không tải của động cơ điện
Điện áp không tải UO (V) | Dòng điện không tải Io (A) | Hệ số a1 | Hệ số a2 | Công suất không tải Po (kW) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Đặc tính tải của động cơ điện
Mức tải | U1(V) | I1(A) | a1 | a2 | P1(kW) | n(v/ph) | Mk(KG.m) | cosj |
Bảng 5. Đặc tính khởi động của động cơ điện
UK(V) | IK(A) | IK380(A) | MK(KG.m) | MK38.(KG.m) |
Bảng 6. Độ tăng nhiệt
R1 (W) | t1 t(oC) | I1 (A) | R1 (W) | T2 t(oC) | I2 (A) |
Bảng 7. Mức quá tải
Chế độ vận hành (%) | Dòng điện làm việc I1(A) | Thời gian (phút) | Ghi chú |
100% 150% |
Bảng 8. Mức quá tốc độ
Chế độ vận hành (%) | Vòng/phút | Thời gian (phút) | Ghi chú |
100% 150% |
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ MÁY BƠM VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
A.1. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘA.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầuTT | Nội dung | Mức độ đáp ứng | |
Đạt | Không đạt | ||
(1) | (2) | (3) | (4) |
1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5
1.8
| Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT Số lượng hồ sơ (bản gốc và bản sao) Đơn dự thầu và Bảng chào giá; Bảo lãnh dự thầu; Thư uỷ quyền ký Hồ sơ dự thầu; Tài liệu chứng minh nhà thầu có đủ năng lực pháp luật dân sự; cam kết liên doanh hoặc liên danh; Tài liệu chứng minh các hàng hoá và dịch vụ kèm theo có nguồn gốc, xuất xứ hợp lệ, phù hợp với Hồ sơ mời thầu; Tài liệu chứng minh năng lực Nhà thầu để thực hiện hợp đồng; Các tài liệu khác: a) Catalog của nhà sản xuất giới thiệu về máy bơm, động cơ và tủ điện điều khiển và catalog về đặc tính kỹ thuật của hàng hoá; b) Giấy xác nhận của người sử dụng về chất lượng của các trạm bơm có tính năng tương tự với máy bơm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (Gồm máy bơm, động cơ và tủ điện điều khiển) do Nhà sản xuất cung cấp trong vòng 5 năm gần đây; c) Bản kê của Nhà sản xuất về số máy bơm đã bán; d) Các chứng chỉ chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương; e) Thư uỷ quyền của Nhà sản xuất (Nếu Nhà thầu không phải là Nhà sản xuất) g) Dữ liệu kỹ thuật; h) Dữ liệu tài chính; i) Các bản vẽ và các tài liệu kèm theo HSDT. |
| Nếu một trong các nội dung không đáp ứng thì Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại
Tuỳ theo yêu cầu nêu trong HSMT, nếu là điều kiện tiên quyết thì phải đáp ứng, nếu không HSDT sẽ bị loại |
2 | Chữ ký hợp lệ và tính hoàn chỉnh của Hồ sơ Dự thầu: Chữ ký trong đơn dự thầu, bảng chào giá và các tài liệu liên quan trong hồ sơ dự thầu có hợp lệ không |
| Nếu không đáp ứng thì Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
TT | Nội dung | Mức độ đáp ứng | |
Đạt | Không đạt | ||
(1) | (2) | (3) | (4) |
1 | Điều kiện pháp lý và thương mại |
|
|
1.1 | Tính hợp lệ: a. Nhà thầu có năng lực pháp luật dân sự b.Hàng hoá và dịch vụ |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.2 | Thời hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu: kể từ ngày đóng thầu |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.3 | Bảo lãnh dự thầu: a. Giá trị; b. Thời hạn và hiệu lực; c. Quy cách và điều kiện. |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.4 | Giá chào là cố định (Không được chào nhiều phương án giá) |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.5 | Kế hoạch giao hàng và hoàn thành |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.6 | Điều kiện thanh toán: Theo quy định trong HSMT (Thư tín dụng không huỷ ngang, ứng trước, sau khi nghiệm thu, sau thời hạn bảo hành…) |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
1.7 | Các điều khoản quy định về trách nhiệm thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu nếu được trao thầu (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành, bồi thường …) |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
2 | Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm |
|
|
2.1 | Năng lực tài chính trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây: a. Tổng tài sản; b. Vốn lưu động (tiền tín dụng phải có xác nhận của ngân hàng cấp tín dụng)c. Doanh thu trung bình hàng năm từ các hợp đồng đã hoàn thành hoặc đang thực hiện;d. Lợi nhuận trước thuế, sau thuế: có lãi. |
| Nếu không đáp ứng một trong các yêu cầu, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
2.2 | Kinh nghiệm: a. Số năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất và cung cấp thiết bị: gồm máy bơm, động cơ điện và các tủ điện điều khiển.Trong 5 năm gần đây đã sản xuất hoặc cung cấp các hàng hoá có đặc tính và độ phức tạp so với thiết bị yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu (Riêng máy bơm có công suất trong phạm vi từ 80% đến 120% công suất yêu cầu)(Nếu một Nhà thầu không phải là Nhà sản xuất thì phải cung cấp với Hồ sơ dự thầu một thư uỷ quyền từ Nhà sản xuất các thiết bị chính)b. Hợp đồng tương tự: - Số lượng hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự đã hoàn thành trong 5 năm gần đây;- Giá trị hợp đồng tương ứng. |
| Nếu không đáp ứng một trong các yêu cầu, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
2.3 | Năng lực sản xuất, cung cấp thiết bị và kinh doanh: - Số lượng, chủng loại thiết bị sản xuất, cung cấp lắp đặt;- Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn (quản lý, kỹ thuật) và công nhân kỹ thuật;- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà thầu. |
| Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
2.4 | Lich sử về tranh chấp, vi phạm hợp đồng: Kiểm tra thông tin Nhà thầu trong quá trình hoạt động về: tình hình tranh chấp, vi phạm hợp đồng và những vi phạm khác đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đang chờ hoặc đã phân xử hoặc đang trong thời hiệu áp dụng hình phạt. |
| Nếu có tranh chấp hoặc Nhà thầu có vi phạm, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại |
A.2. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
A.2.1.
Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuậtTT | Nội dung | Mức độ đáp ứng | |||
Điểm tối đa (nếu đánh giá theo điểm) | Đạt | Chấp nhận được | Không đạt | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
1 | Khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật của thiết bị cơ khí, điện | ||||
1.1 | Phần thiết bị cơ khí | ||||
1.1.1 | Máy bơm: loại máy bơm, Q, H, h | ||||
1.1.2 | Động cơ điện: N, U, F, cosj, h | ||||
1.1.3 | Khớp nối ống xả kiểu lắp tự động | ||||
1.1.4 | Đường ống đẩy (Khớp lắp ráp, van, clapê…) | ||||
1.1.5 | Thiết bị nâng và đường ray dẫn hướng | ||||
1.1.6 | Thiết bị đo lường | ||||
1.1.7 | Phụ tùng và các dụng cụ đặc biệt | ||||
1.1.8 | Công tác lắp đặt thiết bị cơ khí… | ||||
1.2 | Phần điện | ||||
1.2.1 | Thiết bị điện cao thế | ||||
1.2.1.1 | Máy biến áp | ||||
1.2.1.2 | Cầu dao: Uđm, Hz | ||||
1.2.1.3 | Cầu chì tự rơi: Uđm, Iđm | ||||
1.2.1.4 | Chống sét: Uđm, Iđm | ||||
1.2.1.5 | Cách điện trong trạm biến áp | ||||
1.2.1.6 | Xà thép và các phụ kiện bố trí ở trạm biến áp… | ||||
1.2.2 | Thiết bị điện hạ thế | ||||
1.2.2.1 | Tủ điện đầu vào và phân phối: Uđm, Inmđ | ||||
1.2.2.2 | Tủ khởi động động cơ bơm: Uđm, Inmđ | ||||
1.2.2.3 | Các hộp đấu dây và lắp đặt điện | ||||
1.2.3 | Xây lắp đường dây điện cao thế trên không | ||||
1.2.3.1 | Cột bê tông ly tâm, cột liền hoặc tương đương | ||||
1.2.3.2 | Dây cáp nhôm | ||||
1.2.3.3 | Vật liệu làm xà | ||||
1.2.3.4 | Móng cột | ||||
1.2.3.5 | Cách điện đường dây | ||||
1.2.3.6 | Sứ đứng | ||||
1.2.3.7 | Nối đất chân cột | ||||
1.2.3.8 | Lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng ở đoạn đường dây vào trạm biến áp | ||||
1.2.4 | Xây lắp trạm biến áp | ||||
1.2.4.1 | Cột đỡ đường dây đến và bắt thiết bị của trạm | ||||
1.2.4.2 | Móng cột bê tông ly tâm | ||||
1.2.4.3 | Móng máy biến áp | ||||
1.2.4.4 | Hàng rào trạm biến áp và cổng trạm | ||||
1.2.4.5 | Hệ thống nối đất an toàn | ||||
1.2.4.6 | Ghế cách điện | ||||
1.2.4.7 | Lắp đặt thiết bị của máy biến áp | ||||
2 | Tổ chức cung ứng, lắp đặt và các dịch vụ khác | ||||
2.1 | Tổ chức cung ứng và lắp đặt | ||||
2.1.1 | Kế hoạch cung ứng và lắp đặt | ||||
2.1.2 | Phương tiện vận chuyển và lắp đặt thiết bị | ||||
2.1.3 | Bảo quản thiết bị và lưu kho | ||||
2.1.4 | Bố trí lực lượng lắp đặt thiết bị cơ khí và điện | ||||
2.2 | Kiểm tra, chạy thử và nghiệm thu | ||||
2.2.1 | Kế hoạch kiểm tra thiết bị, vật tư | ||||
2.2.2 | Tổ chức nghiệm thu thiết bị, sản phẩm | ||||
2.2.3 | Thử nghiệm và chạy thử thiết bị | ||||
2.3 | Đào tạo, chuyển giao công nghệ | ||||
2.3.1 | Kế hoạch đào tạo (thời gian, số lượng, địa điểm...) | ||||
2.3.2 | Nội dung đào tạo (Quản lý, vận hành…) | ||||
2.4 | Tiến độ thực hiện | ||||
2.4.1 | Thời gian giao hàng | ||||
2.4.2 | Thời gian lắp đặt thiết bị cơ khí | ||||
2.4.3 | Thời gian lắp đặt thiết bị điện | ||||
2.4.4 | Tổng tiến độ hoàn thành toàn bộ gói thầu | ||||
2.4.5 | Thời gian nộp hồ sơ hoàn công, nghiệm thu | ||||
2.5 | Điều kiện hợp đồng | ||||
2.5.1 | Điều kiện và phương thức thanh toán |
|
|
|
|
2.5.2 | Tiến độ thanh toán |
|
|
|
|
2.6 | Khả năng cung cấp tài chính (Nếu có) |
|
|
|
|
2.6.1 | Khả năng ứng trước để thực hiện hợp đồng |
|
|
|
|
2.6.2 | Khả năng cho vay |
|
|
|
|
2.6.3 | Điều kiện cho vay |
|
|
|
|
2.7 | Điều kiện hậu mãi sau bán hàng |
|
|
|
|
2.7.1 | Cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế |
|
|
|
|
2.7.2 | Ưu đãi trong bảo hành, bảo trì thiết bị và đào tạo chuyển giao công nghệ |
|
|
|
|
2.7.3 | Các cam kết khác (Nếu có) |
|
|
|
|
TT | Nội dung yêu cầu | Căn cứ xác định |
(1) | (2) | (3) |
1 | Giá dự thầu |
|
2 | Sửa lỗi số học |
|
3 | Hiệu chỉnh sai lệch (danh mục, khối lượng, số lượng, giá trị…) |
|
4 | Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (đã quy đổi về một đồng tiền chung, nếu có) |
|
5 | Đưa về một mặt bằng (bao gồm các sai lệch về kỹ thuật, tài chính, thương mại so với yêu cầu của HSMT) để xác định giá đánh giá:- Sai lệch về tiến độ cung cấp và lắp đặt thiết bị;- Sai lệch về lịch biểu thanh toán;- Sai lệch về công suất thiết kế của máy, thiết bị;- Thời gian sử dụng (tuổi thọ, thời gian khấu hao)- Sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng tới chi phí vận hành của máy móc thiết bị như: + Chênh lệch tổn thất khi vận hành so với yêu cầu của HSMT;+ Chênh lệch về tiêu hao điện năng, nguyên nhiên liệu hoặc các yếu tố đầu vào khác so với yêu cầu của HSMT tạo nên chi phí phụ trội khi vận hành, khai thác. - Sai lệch về chi phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy, thiết bị; - Điều kiện thương mại: Điều kiện thanh toán, bảo hành, thanh toán…; - Điều kiện tài chính: Lãi suất vay, các loại phí… - Ưu đãi thiết bị sản xuất trong nước (nếu có) - Nguồn gốc xuất xứ đối với thiết bị chính: sản xuất từ các nước tiên tiến, các nước phát triển, các nước đang phát triển (Căn cứ vào thông báo giá của thiết bị chính đại diện cho mỗi khu vực để xác định hệ số điều chỉnh) - Các yếu tố khác. |
|
6 | Giá đánh giá | Giá trị nội dung mục (4) + (5) |
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.