TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 383:1999
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DÂU LAI F1
( Yêu cầu kỹ thuật )
( Ban hành kèm theo quyết định số 114/ 1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999)
1. Phạm vi áp dụng:
Quy trình này đưa ra một số quy định chung cho việc tiến hành tổ chức sản xuất hạt giống dâu lai F1 ở các cơ sở nhân giống
2. Nội dung và các bước tiến hành :
2.1. Trồng và chăm sóc vườn dâu bố mẹ:
2.2.1. Đất để trồng dâu bố, mẹ phải là loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, đất cao, thoát nước.
2.1.2. Vườn dâu bố, mẹ phải cách xa các ruộng dâu sản xuất khác tối thiểu là 1500m .
2.1.3. Mật độ trồng là 2,0m x 0,5m. Sau khi định hình mỗi hố chỉ để một cây dâu.
2.1.4. Hàng dâu trồng theo hướng đông tây.
2.1.5. Trong ruộng dâu cứ cách một hàng thì trồng một hàng có xen cây dâu bố theo tỷ lệ giữa cây dâu bố và cây dâu mẹ 1:1
2.1.6. Giữa các hàng xen đảm bảo cho cây dâu bố phân bố so le
2.1.7. Đốn tạo hình theo kiểu trung bình. Độ cao thân chính của cây dâu bố và cây dâu mẹ tuỳ thuộc vào chiều cao của cây dâu ở thời kỳ cuối năm.
2.1.8. Sau khi đốn tỉa định cành để mỗi cây có từ 4-5 cành chính.
2.1.9. Hàng năm đốn ở cành cấp 1 cách thân chính 0,5 - 1cm vào sau khi thu quả.
2.1.10. Tháng 7-8 phớt ngọn cành 30cm để cành nhánh ra hoa quả.
2.1.11. Bón phân hữu cơ hàng năm , đảm bảo tối thiểu 25T/ha. Phân vô cơ bón theo tỷ lệ NPK : 5.3.4.
2.1.12. Phòng trừ sâu bệnh : Theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.
2.1.13. Khi thời gian ra hoa giữa giống bố và giống mẹ không tương đồng nhau thì có thể chỉnh bằng biện pháp :
- Bón phân và tưới nước
- Đốn, hái lá, gum cây
2.2. Thu hoạch quả và hạt:
2.2.1. Khi quả dâu đã chín có màu tím thì phải thu hoạch kịp thời .
2.2.2. Sau khi đã thu quả phải xát bỏ ngay phần thịt quả để lấy hạt.
2.2.3. Những quả chưa đủ độ chín sinh lý lẫn trong những quả đã thu thì cần bảo quản 1-2 ngày ở nơi mát sau đó mới xát lấy hạt .
2.2.4. Hạt dâu cần phải phơi ở chỗ mát và có gió, tuyệt đối không phơi ngoài nắng.
2.2.5. Hạt dâu đảm bảo đã khô khi trọng lượng trước khi phơi và sau khi phơi chênh lệch không quá 2-3% .
2.3. Kiểm tra chất lượng hạt .
2.3.1. Phương pháp cảm quan: Hạt tốt là hạt mẩy, màu vàng tươi mùi thơm đặc trưng của giống, tạp chất ít.
2.3.2. Xác định hàm lượng nước của hạt: Sấy khô hạt để xác định hàm lượng nước, quy định hàm lượng nước trong hạt từ 4-6% là đạt tiêu chuẩn.
2.3.3. Kiểm tra độ thuần cơ giới: Cân một lượng hạt đã khô, sau đó nhặt bỏ những phần thịt, vỏ quả, tạp chất khác rồi cân lại hạt.
Trọng lượng hạt thuần
Độ thuần % = ------------------------------------- x 100
Trọng lượng hạt điều tra
2.3.4. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: Lấy 100 hạt ngâm nước trong thời gian 2 giờ , sau đó để ở nơi có nhiệt độ 28-320C, đảm bảo đủ ẩm độ, sau 3 ngày điều tra tỷ lệ nẩy mầm.
2.3.5. Xác định trọng lượng 100 hạt: Tuỳ theo số lượng hạt dâu nhiều hay ít mà lấy mẫu để xác định trọng lượng bình quân 100 hạt
2.4. Bảo quản hạt dâu:
2.4.1. Hạt dâu sau khi đã khô, tốt nhất tiến hành gieo ngay, nếu chưa sử dụng thì bảo quản theo 2 phương pháp:
+ phương pháp bảo quản lạnh: Hạt dâu đựng trong túi kín, không thấm nước để trong kho lạnh 3-50C .
+ Phương pháp bảo quản khô: Hạt dâu bỏ trong túi vải và đặt trong bình kín, ở dưới có lớp vôi cục. Tỷ lệ lượng hạt dâu và vôi cục là: 2/1 hoặc 1/1.
2.4.2. Thời gian bảo quản không quá 1 năm.
2.5. Vận chuyển:
2.5.1. Khi vận chuyển hạt đi xa với khối lượng lớn thì cần phải đóng vào nhiều túi, mỗi túi chứa 4-5kg. các túi nhỏ này được để trong hộp cứng.
2.5.2. Vận chuyển hạt vào lúc thời tiết mát, không để hạt ướt.
2.5.3. Hạt dâu chuyển đến cơ sở chưa sử dụng thì phải cho vào bảo quản theo quy trình ở trên.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.