QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG NGÔ
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu khảo nghiệm Quốc gia các giống ngô mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống ngô khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ, trong đó có 2 vụ cùng tên.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với những giống ngô có triển vọng và đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 14 m2 (5 m x 2,8 m) trồng 4 hàng.
Khoảng cách giữa các khối khoảng 0,5 m. Trên khối các giống được gieo liên tiếp nhau (không chứa rãnh) hoặc để rãnh 30 cm giữa các giống, tuỳ theo độ bằng phẳng và khả năng tưới tiêu của ruộng.
Xung quanh thí nghiệm phải có băng bảo vệ, chiều rộng băng tối thiểu trồng được 2 hàng ngô.
- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng như Bảng 1. Đối với các loại ngô đặc thù như ngô nếp, ngô đường, ngô rau (baby com)... được bố trí riêng.
- Giống đối chứng: Mỗi nhóm ngô khảo nghiệm cần bố trí ít nhất một giống đối chứng, đó là giống đã được công nhận hoặc giống tốt của địa phương đang gieo trồng phổ biến, có thời gian sinh trưởng tương đương với giống khảo nghiệm.
Bảng 1
Vùng | Các tỉnh phía Bắc (*) | Tây Nguyên (**) | Duyên hải miền Trung và Nam Bộ (**) |
Nhóm | |||
Chín sớm | Dưới 105 ngày | Dưới 95 ngày | Dưới 90 ngày |
Chín trung bình | 105-120 ngày | 95-105 ngày | 90-100 ngày |
Chín muộn | Trên 120 ngày | Trên 105 ngày | Trên 100 ngày |
(*) Tính theo TGST...
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
- Diện tích: Mỗi giống ngô tối thiểu là 1000m2, không nhắc lại
- Giống đối chứng như khảo nghiệm cơ bản.
- Quy trình kỹ thuật: Áp dụng kỹ thuật gieo trồng tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kỹ thuật ở mục 2.3.
2.2.3. Chất lượng giống khảo nghiệm
Bảng 2
Loại giống | Khảo nghiệm cơ bản | Khảo nghiệm sản xuất | ||
Giống K/N | Giống đ/c | Giống K/N | Giống đ/c | |
Giống thụ phấn tự do | Giống tác giả | Nguyên chủng | Giống tác giả | Nguyên chủng hoặc xác nhận (cấp I) |
Giống lai | Hạt lai | Hạt lai | Hạt lai | Hạt lai |
Giống địa phương | Đạt tiêu chuẩn tương đương với giống xác nhận (cấp I) |
2.3. Quy trình kỹ thuật:
2.3.1. Thời vụ: Gieo trong khung thời vụ tốt nhất của vùng khảo nghiệm
2.3.2. Đất khảo nghiệm, kỹ thuật làm đất và gieo hạt
- Đất phải đại diện cho vùng và cơ cấu luân canh chính của vùng khảo nghiệm
- Đất đồng đều, bằng phẳng, đủ kích thước. Phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, san phẳng mặt ruộng và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
2.3.3. Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ: (Bảng 3)
- Gieo sâu 4-5 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô 3-4 lá thì tỉa và để mỗi hốc 1 cây. Có thể làm ngô bầu (Phụ lục 2), để đảm bảo mật độ, khoảng cách và tiết kiệm hạt giống.
Bảng 3
Vùng
Nhóm | Các tỉnh phía Bắc | Duyên hải miền Trung Tây Nguyên và Nam Bộ | ||||
Khoảng cách (cm) | Mật độ (vạn cây/ha) | Số cây/hàng | Khoảng cách (cm) | Mật độ (vạn cây/ha) | Số cây/hàng | |
Chín sớm & trung bình | 70 x 30 | 4,7 | 18 | 70 x 25 | 5,7 | 21 |
Chín muộn | 70 x 33 | 4,3 | 16 | 70 x 30 | 4,7 | 18 |
2.3.4. Phân bón:
+ Lượng bón theo bảng 4:
Bảng 4
Loại đất | Nhóm đất | Lượng phân bón cho 1 ha | |||||||
Nhóm chín sớm & trung bình | Nhóm chín muộn | ||||||||
P.C (tấn) | N (kg) | P2O5 (kg) | K2O (kg) | P.C (tấn) | N (kg) | P2O5 (kg) | K2O (kg) | ||
| - Phù sa sông Hồng được bồi hàng năm | - | 140 | 60 | 30 | - | 160 | 60 | 60 |
Đất phù sa | - Phù sa các sông khác được bồi hàng năm | - | 140 | 60 | 60 | - | 160 | 60 | 60 |
| - Phù sa các hệ thống sông không được bồi hàng năm | 10 | 140 | 60 | 60 | 10 | 150 | 60 | 60 |
Đất nhẹ | Bạc mầu, xám bạc mầu, cát ven biển. | 10 | 140 | 60 | 90 | 10 | 150 | 90 | 90 |
Đất đỏ vàng | - Phát triển trên Bazan | - | 140 | 60 | 90 | - | 160 | 60 | 90 |
- Phát triển trên các đá mẹ khác | - | 140 | 60 | 60 | - | 160 | 60 | 60 |
+ Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/3 lượng đạm
- Bón thúc lần 1 khi ngô 3-5 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Bón thúc lần 2 khi ngô 7-9 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
2.3.5. Chăm sóc:
- Khi ngô 3-5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1.
- Khi ngô 7-9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.
+ Tưới nước: Nếu đất khô thì phải tưới nước cho ngô, đặc biệt phải giữ cho đất đủ ẩm (khoảng 70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ:
- Khi ngô 6-7 lá.
- Khi ngô xoáy nõn (trước khi trổ cờ từ 10-12 ngày)
- Khi ngô thụ phấn xong - chín sữa (sau khi ngô trổ cờ từ 10-15 ngày).
Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng
2.3.6. Phòng trừ sâu bệnh:
Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành BVTV. Riêng với thí nghiệm đánh giá tính chống chịu sâu bệnh thì không phun thuốc phòng trừ.
2.3.7. Thu hoạch: Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bị khô), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn. Các bước thu hoạch theo (Phụ lục 1, mục 1).
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.1.1. Chọn cây theo dõi
- Cây theo dõi được xác định khi ngô 6-7 lá.
- Mỗi lần nhắc lại 10 cây/1 giống, lấy 5 cây liên tiếp nhau ở giữa của hàng thứ 2 và thứ 3 của ô.
3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi:
1. Ngày gieo
2. Ngày mọc: Khoảng 50% số cây mọc.
3. Ngày tung phấn: Khoảng 50% số cây tung phấn
4. Ngày phun râu: Khoảng 50% số cây phun râu, tính những cây có râu dài từ 2-3 cm.
5. Ngày chín (TGST): Khi chân hạt có chấm đen hoặc khoảng 75% cây có lá bị khô.
6. Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên
7. Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (Bắp thứ nhất).
8. Độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp (tốt, trung bình, kém).
9. Độ che kín bắp (Phụ lục 2, mục 4)
10. Số bắp/cây (Tổng số bắp/tổng số cây trên ô)
11. Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp.
12. Chiều dài đoạn không có hạt (cm)
13. Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp.
14. Tỉ lệ khối lượng hạt/khối lượng bắp (%) (Phụ lục 1, mục 2.2)
15. Dạng hạt, mầu sắc hạt.
16. Khối lượng 1000 hạt (g). Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt. Nếu khối lượng 2 lần cân chênh lệch nhau không quá 2g thì chấp nhận được.
17. Năng suất hạt (tạ/ha) (Phụ lục 1, mục 2).
18. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính (Phụ lục 1, mục 3)
- Sâu đục thân.
- Sâu đục bắp.
- Rệp cờ.
- Bệnh vàng lá
- Bệnh bạch tạng
- Bệnh phấn đen
- Bệnh đốm lá lớn
- Bệnh đốm lá nhỏ.
- Bệnh khô vằn
- Thối bắp.
19. Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận:
+ Chống đổ: Theo dõi số cây bị đổ sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch.
- Đổ rễ. Cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây.
- Đổ gẫy thân: Cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch.
+ Chịu hạn, chịu úng, chịu rét: Đánh giá sau các đợt hạn, úng, rét trong quá trình sinh trưởng của ngô (Phụ lục 1, mục 3).
3.2. Khảo nghiệm sản xuất: (Phụ lục 4)
1. Ngày gieo
2. Ngày chín (TGST): Khi chân hạt có chấm đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bị phía ngoài đã khô.
3. Năng suất hạt khô (tạ/ha)
4. Đánh giá chung về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
5. Khả năng mở rộng trong sản xuất.
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 1 tháng sau khi thu hoạch để làm báo cáo tổng kết (Theo phụ lục 3 và phụ lục 4).
4.2. Cơ quan khảo nghiệm có trách nhiệm tổng hợp kết quả khảo nghiệm và gửi báo cáo đến các điểm khảo nghiệm, tác giả và báo cáo kết quả trước Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
1. Các bước tiến hành
- Các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 15, 18 và 19 đánh giá bằng quan sát tổng thể toàn bộ cây/ô.
- Các chỉ tiêu 6, 7, 11, 12 và 13 đo đếm và tính trên 30 cây mẫu, trong đó chỉ tiêu 11, 12 và 13 chỉ đo trên các bắp thứ nhất của cây theo dõi.
2. Các bước thu hoạch, tính năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Sau khi theo dõi xong các chỉ tiêu từ 1-10 mới bắt đầu thu hoạch. Phải thu theo từng giống chứ không thu theo lô, giống nào chín trước thu trước.
- Trước tiên thu bắp của 10 cây mẫu đã đánh dấu trên mỗi ô. Cân khối lượng bắp tươi của chúng, để riêng vào một túi. Cần đánh dấu các bắp thứ 2 (dùng dây cao su hoặc bút mực không xoá) để tiện cho việc theo dõi các chỉ tiêu 11, 12, 13 và 14.
- Tiếp đó thu toàn bộ bắp còn lại trên ô, cân nhắc các bắp này, sau cộng thêm khối lượng bắp tươi của mẫu ở trên để có khối lượng bắp tươi/ô. Tiếp theo:
2.1. Những cơ sở có máy đo độ ẩm hạt: Phơi sơ bộ các bắp mẫu của từng lần nhắc lại, tách hạt, đo độ ẩm hạt và cân riêng khối lượng hạt khô (ở độ ẩm đã đo), rồi tính năng suất hạt khô quy ra ở độ ẩm hạt 14%, theo công thức:
P: Khối lượng bắp tươi/ô;
A0: Ẩm độ hạt lúc cân khối lượng hạt khô của mẫu;
S0: Diện tích ô thí nghiệm;
P hạt khô mẫu: Khối lượng hạt khô của mẫu;
p bắp khô mẫu: Khối lượng bắp khô của mẫu;
(100-14): Tính năng suất ở độ ẩm hạt 14%.
2.2. Những cơ sở chưa có máy đo độ ẩm hạt:
- Gộp chung số bắp mẫu của 3 lần nhắc lại của từng giống (30 cây) vào 1 túi và xác định khối lượng bắp tươi của 30 cây mẫu này.
- Toàn bộ bắp còn lại của mỗi giống (sau khi đã cân để xác định khối lượng bắp tươi/ô) được gộp chung lại để làm ngô ăn.
- Phơi riêng các bắp của 30 cây mẫu của từng giống, đo và tính các chỉ tiêu 11, 12, 13.
Cân bắp, tách và cân hạt của 30 cây mẫu để tính chỉ tiêu 14. Phơi khô tiếp đến độ ẩm hạt khoảng 14%, cân để theo dõi các chỉ tiêu 15, 16.
Cuối cùng cân để xác định khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu (kg) và tính năng suất hạt khô/ô, theo công thức:
- Tính năng suất hạt khô (tạ/ha):
3. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu
+ Sâu đục thân, đục bắp: Tính tỉ lệ % số cây, số bắp bị sâu (điểm):
- Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu
- Điểm 2: 5- < 15% số cây, số bắp bị sâu
- Điểm 3: 15 - < 25% số cây, số bắp bị sâu
- Điểm 4: 25 - < 35% số cây, số bắp bị sâu
- Điểm 5: 35- < 50% số cây, số bắp bị sâu
+ Rệp cờ, bệnh vàng lá, bệnh phấn đen bạch tạng bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ (Điểm):
- Điểm 1: Không nhiễm (Không có lá bị bệnh)
- Điểm 2: Nhiễm nhẹ (> 5 - 15% diện tích lá bị bệnh)
- Điểm 3: Nhiễm vừa (> 15 - 30% diện tích lá bị bệnh)
- Điểm 4: Nhiễm nặng (> 30 - 50% diện tích lá bị bệnh)
- Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 50% diện tích lá bị bệnh)
+ Bệnh khô vằn:
- Tỉ lệ bệnh (TLB %): Tính % số cây bị bệnh trong ô.
- Chỉ số bệnh (CSB %):
CSB (%) = | 4n1 + 3n2 + 2n3 + n4 |
N x 4 |
n1: Số cây có bẹ lá bắp bị bệnh
n2: Số cây có bẹ lá thứ nhất dưới lá bắp bị bệnh
n3: Số cây có bẹ lá thứ hai dưới lá bắp bị bệnh
n4: Số cây có bẹ lá thứ ba dưới lá bắp bị bệnh
N: Tổng số cây theo dõi
+ Thối bắp:
- Điểm 1: Không có bắp bị thối
- Điểm 2: 10% số bắp có hạt bị thối
- Điểm 3: 20% số bắp có hạt bị thối
- Điểm 4: 30% số bắp có hạt bị thối
- Điểm 5: ³ 40% số bắp có hạt bị thối
+ Khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu rét
- Điểm 1: Tốt
- Điểm 2: Khá
- Điểm 3: Trung bình
- Điểm 4: Kém
- Điểm 5: Rất kém
1. Nguyên liệu
- Đất bùn loại tốt
- Phân chuồng hoai (đã ủ với khoảng 3 kg supelân/1 tạ phân chuồng).
2. Cách làm
- Trộn đều nguyên liệu trên theo tỉ lệ khối lượng đất/phân 5:1
- Dàn đều hỗn hợp trên nền đất cứng, bờ ruộng đã dẫy sạch cỏ và san phẳng mặt hoặc sân gạch đã được dải một lớp mỏng trấu hoặc đất bột hay cát ở nơi quang đãng.
3. Kích thước bầu
- Nếu để ngô bầu 8-10 ngày thì kích thước bầu theo các chiều dài x chiều rộng x chiều cao là: 5cm x 5cm x 5cm.
- Nếu để ngô bầu 11-14 ngày thì kích thước bầu là: 6cm x 6cm x 6cm.
Chú ý: Cắt rời thành từng bầu khi hỗn hợp đã se mặt, không để các bầu dính vào nhau.
4. Gieo hạt và chăm sóc bầu
- Ngâm hạt giống vào nước sạch 4-5 giờ cho trương hạt, rửa sạch nước chua, ủ cho nứt nanh rồi gieo mỗi bầu 1 hạt vào giữa bầu, sâu 1 cm.
- Thường xuyên tưới nhẹ bằng ô doa hoặc vẩy nhẹ nước để giữ độ ẩm bầu khoảng 70-80%.
5. Trồng bầu
Lên luống, đánh rãnh, bón lót rồi đặt bầu với khoảng cách hàng x hàng, cây x cây như quy phạm và vun đất lấp kín bầu một lớp dày 1-2 cm.
Sau đó chăm sóc giống như ngô gieo theo đúng quy phạm.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG NGÔ
Vụ: năm:
1. Địa điểm:
2. Tổng số giống khảo nghiệm
Trong đó:
- Nhóm chín sớm
- Nhóm chín trung bình
- Nhóm chín muộn
3. Diện tích ô thí nghiệm (m2)
4. Số lần nhắc lại:
5. Ngày gieo (hoặc ngày làm bầu và đặt bầu)
- Nhóm chín sớm
- Nhóm chín trung bình
- Nhóm chín muộn
6. Mật độ khoảng cách
- Nhóm chín sớm
- Nhóm chín trung bình
- Nhóm chín muộn
7. Đất thí nghiệm:
+ Loại đất
+ Cơ cấu cây trồng và cây trồng trước:
+ Thuộc hạng đất:
8. Lượng phân thực bón:
Nhóm giống | Phân chuồng (tấn/ha) | N (kg/ha) | P2O5 (kg/ha) | K2O (kg/ha) |
Chín sớm |
|
|
|
|
Chín trung bình |
|
|
|
|
Chín muộn |
|
|
|
|
9. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với ngô thí nghiệm và số liệu khí tượng của trạm khí tượng gần nhất:
10. Tóm tắt tình hình sâu bệnh hại chính: Tên thuốc và lượng thuốc đã dùng (nếu có):
11. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào các bảng 1, 2 và 3 đã in sẵn kèm theo).
12. Nhận xét tóm tắt ưu khuyết điểm chính của các giống khảo nghiệm. Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm. Kết luận và đề nghị:
| Ngày tháng năm |
Cơ quan khảo nghiệm | Cán bộ khảo nghiệm |
Bảng 1: Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Tên giống | Số ngày từ gieo đến | Chiều cao (cm) | Chiều cao đóng bắp (cm) | Độ đồng đều | Độ che kín bắp (điểm) | |
50% cây phun râu | Chín (TGST) | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2: Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận
Sâu bệnh | Khả năng chống chịu (điểm) | |||||||||||
Đục thân (điểm) | Đục bắp (điểm) | Rệp cờ (điểm) | Bạch tạng (điểm) | Phấn đen (điểm) | Đốm lá (điểm) | Khô vằn (%) | Thối đầu bắp (điểm) | Bệnh vàng lá (điểm) | Đổ | Hạn | Úng | Rét |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô
Tên giống | Số bắp/cây | Chiều dài bắp (cm) | Đường kính bắp (cm) | Tỷ lệ hạt/bắp (cm) | P 1000 hạt (g) | Dạng hạt | Mầu sắc hạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4: Năng suất của các giống ngô
Tên giống | Số cây thu hoạch/ô | Số bắp/ô | P bắp tươi ô (kg/ô) | P hạt khô ô (kg/ô) | Năng suất trung bình (tạ/ha) | ||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NGÔ
Vụ: năm :
1. Địa điểm khảo nghiệm:
2. Tên người sản xuất:
3. Tên giống khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
4. Ngày trồng: Ngày thu hoạch:
5. Diện tích khảo nghiệm (m2):
6. Đặc điểm đất đai:
7. Mật độ trồng:
8. Phân bón:
Phân chuồng: Tấn/ha
N-P-K: Kg/ha
9. Đánh giá chung
Giống | TGST (ngày) | Năng suất (tạ/ha) | Nhận xét chung (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10. Kết luận và đề nghị
| Ngày tháng năm |
Cán bộ chỉ đạo | Người sản xuất |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.