QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM
HIỆU LỰC CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI BỌ XÍT HẠI LÚA TRÊN ĐỒNG RUỘNG
1. Qui định chung:1.1. Qui định này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ bọ xít hại lúa (Lepiocorisa acuta, L.varicornis, Nezara viridula, Scotino pharalurida) của các loại thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của quy định số 150 về khảo nghiệm thuốc B.V.T.V mới.1.3. Những điều kiện khảo nghiệm.Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng lúa đang có bọ xít phá hại và vào thời điểm bọ xít phát triển mạnh.Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, mật độ trồng, các cách chăm sóc khác....) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái miền Bắc và miền Nam Việt Nam, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng. Việc khảo nghiệm thuốc trừ bọ xít trên diện rộng là yêu cầu bắt buộc để đánh giá hoàn chỉnh một loại thuốc.2. Phương pháp khảo nghiệm.2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bọ xít hại lúa.- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các ô không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bọ xít.Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được qui định trong thống kê toán học.2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:Tùy theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc bột, thuốc nước) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô là 50m2, số lần nhắc lại 3 - 4 lần. Các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng.- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô tối thiểu là 300m2 và không phải bố trí nhắc lại.Giữa các ô của khảo nghiệm phải có dải cách ly rộng 1m.2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay gram hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.Lượng nước dùng: Phải theo khuyến cáo cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc.Thông thường lượng nước thuốc phun: 600 lít/haVới các dạng thuốc thương phẩm cách sử dụng phải theo đúng qui định của cơ sở sản xuất.Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước dùng (l/ha) cần được ghi rõ.Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.2.3.3. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng sinhvật gây hại khác như: bệnh, cỏ dại.... phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Thời gian dùng thuốc để trừ các đối tượng đó phải cách thời gian xử lý thuốc khảo nghiệm ít nhất 7 ngày. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.2.3.4. Cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thông dụng ở địa phương, phải ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm nên dùng bình bơm tay đeo vai, tuy vậy trong khảo nghiệm diện rộng bơm động cơ có thể được dùng.2.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.Nếu trên nhãn không ghi cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tùy theo mục đích khảo nghiệm và đặc tính tác động của thuốc mà quy định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.Với loại thuốc phun để trừ bọ xít thuốc được xử lý vào sáng sớm.Thông thường để đánh giá hiệu lực của một loại thuốc trừ sâu đối với bọ xít hại lúa thường được tiến hành vào thời kỳ lúa đang làm sữa lúc đó quần thể bọ xít có số lượng cao. Số lần và ngày xử lý thuốc cần được ghi lại.2.5. Điều tra và thu thập số liệu2.5.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với bọ xít:2.5.1.1. Phương pháp điều tra:2.5.1.1.1. Phương pháp điều tra với bọ xít hại bông lúa (bọ xít dài, bọ xít xanh...) Số điểm điều tra :Với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc kích thước mỗi điểm 40 khóm với lúa cấy hay mỗi điểm 0,5m2 với lúa sạ. Các điểm này cách mép ô khảo nghiệm ít nhất 1m.Với khảo nghiệm diện rộng: Việc điều tra được tiến hành trên 10 điểm kích thước mỗi điểm 40 khóm với lúa cấy hay mỗi điểm 0,5m2 với lúa sạ. Các điểm này cách mép ô khảo nghiệm ít nhất 1m. Phương pháp điều tra: Đếm số bọ xít ở các điểm điều tra, có thể đếm bằng mắt. Việc điều tra nên tiến hành vào sáng sớm khi bọ xít ít di chuyển. Lưu ý : Khi đếm số bọ xít hại bông lúa, các khóm lúa được chọn để đếm bọ xít có trên đó nên cách nhau khoảng 5 khóm một.2.5.1.1.2.Phương pháp điều tra với bọ xít hại thân cây hay lá lúa (bọ xít đen....)Số điểm và phương pháp như đối với bọ xít hại bông lúa nhưng đếm số bọ xít trên các khóm liền nhau.2.5.1.2. Thời điểm và số lần điều tra:Lần điều tra thứ nhất vào 1 ngày trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 1, 3, 7 sau khi xử lý thuốc.Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tùy theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc.2.5.1.3. Tính hiệu lực của thuốc: Hiệu lực phòng trừ của thuốc với bọ xít được tính bằng công thức Henderson - Tilton dựa trên các số liệu mật độ bọ xít tại các lần điều tra.2.5.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây lúa.Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: Lá úa vàng và rụng, trọng lượng, số hạt.... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng của cây trồng.Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá..... thì phải đánh giá theo bảng phân cấp ở phụ lục 1.Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây cần được mô tả một cách đầy đủ và tỷ mỷ.Tính năng suất lúa: Phương pháp tính năng suất như được trình bày trong các qui phạm khảo sát hiệu lực trừ rầy nâu và trừ sâu đục thân cây lúa.* Với khảo nghiệm trừ bọ xít hại bông lúa tỷ lệ hạt chắc và lép cần được theo dõi.2.5.3. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã…).2.5.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa cho suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất. (xem phụ lục 2).Nếu khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như : nắng hạn, mưa, lụt, bão...3. Xử lý số liệu, báo cáo và công bố kết quả.3.1. Xử lý số liệu:Những số liệu thu thập được qua khảo nghiệm cần được xử lý bằng những phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.3.2. Nội dung báo cáo: Tên khảo nghiệm Yêu cầu của khảo nghiệm Điều kiện khảo nghiệm- Nội dung khảo nghiệm- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống…- Đặc điểm thời tiết (xem phụ lục 2)- Tình hình sinh trưởng và phát triển của bọ xít hại lúa trong khu vực khảo nghiệm. Phương pháp khảo nghiệm- Công thức khảo nghiệm- Phương pháp bố trí khảo nghiệm- Số lần nhắc lại- Kích thước ô khảo nghiệm- Dụng cụ phun rải- Lượng thuốc dùng gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha.- Ngày xử lý thuốc- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm. Kết quả khảo nghiệm.- Các bảng số liệu- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác. Kết luận và đề nghị3.3. Công bố kết quả.Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa raĐối với các khảo nghiệm thuốc trừ bọ xít hại lúa chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV có trách nhiệm tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY LÚA
Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây lúa1 : Cây bình thường2 : Ngộ độc nhẹ. Sinh trưởng của cây giảm nhẹ3 : Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt4 : Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.5 : Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng tới năng suất6 : Thuốc làm giảm năng suất ít.7 : Thuốc gây ảnh hưởng nhiều tới năng suất8 : Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây9 : Cây bị chết hoàn toànNếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồiPHỤ LỤC 2
Ghichép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa cho suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.Nếu khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỷ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như : nắng hạn, mưa, lụt, bão...Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.