PHÂN VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH NI TƠ
YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, NHÃN, BAO BÌ ĐÓNG GÓI
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc xác định, kiểm tra phân vi sinh vật cố định ni tơ1. Định nghĩa:Phân vi sinh vật cố định ni tơ (Phân đạm vi sinh) là sản phẩm chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật cố định nitơ (VSVCĐN) tồn tại trên nền chất mang thanh trùng hay không thanh trùng.2. Tiêu chuẩn chất lượng:2.1. Yêu cầu chung:- Phân vi sinh vật cố định ni tơ phải có hiệu quả trên đồng ruộng như đã ghi trên nhãn giới thiệu, gồm cả mức tăng năng xuất nông phẩm hay tiết kiệm phân bón hữu cơ và vô cơ.- Phân vi sinh vật cố định ni tơ không gây độc hại cho người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái.2.2. Yêu cầu kỹ thuật (chỉ tiêu chất lượng)Các chỉ tiêu kỹ thuật của phân vi sinh vật cố định ni tơ phải phù hợp với các mức quy định trong các bảng quy định sau:Bảng 1: Phân vi sinh vật cố định ni tơ trên nền chất mang thanh trùng
Số TT | Chỉ tiêu | Đơn vị đo | Mức | |
Sau khi sản xuất 15 ngày | Cuối thời hạn bảo quản | |||
1 | Số lượng VSVCĐNDạng sinh dưỡng tiềm sinh | Tế bào/gr hoặc ml | Trên 1. 108 | Trên 1. 108 |
2 | Số lượng vi sinh vật tạp | Tế bào/gr hoặc ml | Dưới 1.106 | Dưới 1.106 |
3 | Độ ẩm (phân dạng rắn) | % | 40-55 | trên 35 |
4 | Thời hạn bảo quản trong điều kiện bình thường kể từ ngày sản xuất | Tháng | 6 |
|
Bảng 2: Phân vi sinh cố định ni tơ trên nền chất mang không thanh trùng
Số TT | Chỉ tiêu | Đơn vị đo | Mức | |
Sau khi sản xuất 15 ngày | Cuối thời hạn bảo quản | |||
1 | Số lượng VSVCĐN(dạng sinh dưỡng tiềm sinh) | Tế bào/gr hoặc ml | Trên 1. 107 | Trên 1. 106 |
2 | Thời hạn bảo quản trong điều kiện bình thường kể từ ngày sản xuất | Tháng |
| 6 |
Số lượng VSVCĐN được tính theo công thức sau:N: Số lượng VSVCĐN/g hay mla: Số lượng khuẩn lạc trung bình/ hộp lồngn: Số thứ tự ống nghiệm pha loãng* Đối với loại phân vi sinh vật cố định ni tơ dạng tiềm sinh trước tiên cần hoạt hoá tế bào trong môi trường Ashby lỏng chứa 2% rỉ đường trong thời gian 2 giờ, sau đó tiến hành kiểm tra bình thường như trên.3.2.3.2. Xác định số lượng VSVCĐN sống cộng sinh với cây họ đậu (Rhizobium)Đối với tất cả VSVCĐN sống cộng sinh có thể dùng phương pháp cấy pha loãng trên môi trường YMA. Phương pháp được tiến hành như phần 3.2.3.1. Riêng đối với phân VSVCĐN dùng cho cây đậu đen, đậu xanh, lạc và đậu tương có thể dùng phương pháp nhiễm lên cây chỉ thị, trong đó dùng hạt Sirato (Macroptiliumatropurpureus) cho cây đậu xanh, đậu đen, lạc và hạt đậu tương dại (Glycine ussurieusis) dùng cho đậu tương. Phương pháp được tiến hành như sau:Pha loãng phân như phần 3.2.3.1 Hạt Sirato ngâm trong H2SO4 đặc trong 4 phút sau đó rửa sạch nhanh bằng nước cất 4-5 lần. Hạt cây chỉ thị khác được thanh trùng 3-4 phút trong dung dịch HgCl2 1/1000 hay cồn etylic 90oC trong 2 phút và rửa sạch bằng nước cất vô trùng nhiều lần. Ngâm hạt trong nước cất vô trùng cho đến khi bắt đầu nẩy mầm (khoảng 24-36 giờ) rồi đặt vào ống thạch đã được chuẩn bị với môi trường Jensen như phần 3.2.3. Rót lml dịch kiểm tra có độ pha loãng 106, l07, l08, l09 vào mỗi ống thạch. Mỗi độ pha loãng làm 3 ống. Đậy kín nút bông và đặt vào phòng sinh trưởng có nhiệt độ 280C. Sau 10-15 ngày kiểm tra sự hình thành nốt sần và xác định mật độ tế bào có trong phân bằng cách kiểm tra như bảng 3 (trang bên). 3.2.3.3. Xác định vi sinh vật tạp: Số lượng vi sinh vật tạp được xác định bằng phương pháp nuôi cấy trên thạch đĩa với môi trường GP. Phương pháp được tiến hành như phần 3.2.3.1. 3.2.3.4. Xác định độ ẩm: Độ ẩm của phân được xác định bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ l050C tới khi trọng lượng mẫu không thay đổi (cân 3 lần). 4. Bao bì, ghi nhãn:Phân VSVCĐN phải được bảo quản trong các bao gói tốt chống được các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài.Nhãn hiệu phải có đầy đủ các nội dung sau:- Đối tượng sử dụng- Tên vi sinh vật hữu ích có chứa trong sản phẩm- Mật độ VSVCĐN- Khối lượng tịnh, khối lượng bao- Phương pháp, kỹ thuật sử dụng và bảo quản- Người và ngày kiểm tra chất lượng xuất xưởng- Ngày và địa điểm sản xuất- Thời hạn sử dụng
Bảng 3: Xác định mật độ vi khuẩn nốt sần bằng cây chỉ thị:
Số TT | Số lượng ống có nốt sần ở các độ pha loãng | Mật độ tế bào triệu tb/g) | |||
106 | 107 | 108 | 109 | ||
1. | 3 | 3 | 3 | 3 | 2300,0 |
2. | 3 | 3 | 3 | 2 | 919,0 |
3. | 3 | 3 | 3 | 1 | 424,0 |
4. | 3 | 3 | 3 | 0 | 230,0 |
5. | 3 | 3 | 2 | 1 | 147,0 |
6. | 3 | 3 | 2 | 0 | 91,8 |
7. | 3 | 3 | 1 | 0 | 42,8 |
8. | 3 | 3 | 0 | 0 | 23,0 |
9. | 3 | 2 | 1 | 0 | 14,7 |
10. | 3 | 2 | 0 | 0 | 9,2 |
11. | 3 | 1 | 0 | 0 | 4,2 |
12. | 3 | 0 | 0 | 0 | 2,3 |
13. | 2 | 1 | 0 | 0 | 1,5 |
14. | 2 | 0 | 0 | 0 | 0,9 |
15. | 1 | 0 | 0 | 0 | 0,4 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.