HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ HẠI NGÔ TRÊN ĐỒNG RUỘNG
1. Quy định 1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ cỏ của các loại thuốc trừ cỏ hại ngô.1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo sát của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, của các cơ sở nghiên cứu Trung ương và địa phương, các Chi cục Bảo vệ thực vật.1.3. Những điều kiện khảo
Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng ngô thường xuất hiện cỏ dại có thành phần cỏ dại đại diện cho vùng gồm những loài cỏ nằm trong phổ tác động của thuốc định khảo nghiệm (cỏ hoà thảo, cỏ lác, cỏ lá rộng...)Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, cách làm đất ...) phải đồng đều trên mỗi ô thí nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác ở địa phương.
1.4 Các thí nghiệm trên ô nhỏ và ô lớn có thể được tiến hành ở các vùng sinh thái khác nhau, trong các thời vụ khác nhau, thiết phải tiến hành trên ô nhỏ trước.Thời điểm và số lần xử lý thuốc có quan hệ chặt chẽ đến sự nảy mầm của ngô và cỏ. Thuốc trừ cỏ có thể được xử lý vào các thời điểm:
- Trước khi gieo hạt- Trước khi hạt nảy mầm- Sau khi hạt nảy mầm.Giai đoạn sinh trưởng của ngô và cỏ dại tại thời điểm xử lý thuốc cần được ghi lại.
Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm.
Nếu trên nhãn không ghi cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tùy mục đích khảo nghiệm và đặc tính tác động của thuốc mà qui định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp. 2.5. Quan sát và thập số liệu:2.5.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với cỏ:2.5.1.1. Điều tra thành phần cỏ dại Trên mỗi ô chọn 5 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm là một khung vuông có kích thước 0,5m x 0,5m.Rất phổ biến : +++ Loài cỏ đó chiếm 70%Phổ biến : ++ Loài cỏ đó chiếm 10%-70%ít (hiếm) : + Loài cỏ đó chiếm 10%Ngoài ra cần quan sát trên cả ô thí nghiệm, nếu có thêm loài cỏ nào mới, cần bổ sung vào thành phần cho đủ.2.5.1.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với cỏ.Mỗi ô thí nghiệm cũng lấy 5 điểm ngẫu nhiên 2 đường chéo. Dùng khung vuông có kích thước 0,5m x 0,5m đặt xuống điểm định điều tra, lấy dao vạch cho đứt những cỏ mọc từ ngoài bò vào trong khung hoặc ngược lại. Cắt toàn bộ số cỏ mọc trong khung điều tra. Phân từng loại cỏ phổ biến trên ruộng thí nghiệm và phân từng nhóm: cỏ lá rộng, cỏ lá hẹp, cỏ lác đối với những loài cỏ ít phổ biến, rồi cân trọng lượng riêng.Đánh giá trọng lượng cỏ có 2 cách:- Cân trọng lượng cỏ tươi: Các mẫu cỏ gộp lại của 5 điểm điều tra trong 1 lần nhắc lại được để riêng, ngâm vào trong nước 1 giờ, vớt ra, vẩy cho hết nước rồi cân ngay.- Cân trọng lượng cỏ khô: Các mẫu cỏ gộp lại của 5 điểm điều tra trong 1 lần nhắc lại được để riêng, cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 105-110oC cho tới khi có trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và cân.Cần ghi rõ phương pháp đánh giá trọng lượng cỏ (tươi hay khô). Những triệu chứng cỏ dại chết, tốc độ cỏ chết, diễn biến cỏ chết, khả năng phục hồi của cỏ dại cần được quan sát tỉ mỉ và ghi lại.2.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây ngô:Cần quan sát mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến cây ngô. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: chiều cao cây vv... được biểu thị bằng những số liệu cụ thể.Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng ngô.Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như: sự thay đổi màu sắc của lá, sự cháy lá, vv... phải đánh giá theo bảng phân cấp ở phụ lục 1.Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây ngô cần được mô tả một cách đầy đủ và chi tiết.Tính năng suất ngô:- Đối với các ô có diện hẹp: Trừ mỗi chiều của ô 0,5 m rồi thu hoạch trên toàn bộ diện tích còn lại.- Đối với các ô thí nghiệm diện rộng (trên 500m2) cần đánh giá năng suất theo phương pháp thống kê: Mỗi ô chọn 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo góc, mỗi điểm có diện tích 9m2 (3m x 3m).Năng suất ngô được tính bằng kg bắp ngô không bẹ hoặc ngô hạt khô/ha.
2.5.3. ảnh hưởng của thuốc đến sinh vật khác:
Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện của các loài sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã .Cần dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng ở vụ tiếp theo.3. 4. Công bố kết quả:
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tập hợp các kết quả của các thí nghiệm, kết luận về hiệu qủa của từng loại thuốc đệ trình lên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Bộ căn cứ vào các kết quả này sẽ quyết định loại thuốc mới nào được bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam.4. Phụ lục4.1 Phụ lục 1: Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiễm thuốc của cây ngô
Cấp Triệu chứng của cây ngô
0 Không có triệu chứng cây nhiễm, sinh trưởng tốt1 Có triệu chứng nhẹ.3 Có triệu chứng: Lá vàng, cây biến dạng nhưng không ảnh hưởng đến năng suất.
5 Có triệu chứng rõ rệt, cây trồng yếu đi, lá vàng. Có thể giảm năng suất.
7 Thiệt hại nặng, một số cây trồng chết, năng suất giảm nghiêm trọng.9 Thiệt hại hoàn toàn.4.2. Phụ lục 2: Đặc điểm thời tiếtLấy các số liệu về nhiệt độ, (tối đa, tối thiểu, trung bình) tính bằng độ bách phân (oC), độ ẩm tương đối, tuyệt đối, lượng mưa trung bình (tính bằng mm), số giờ nắng trong suốt thời gian thí nghiệm... ở trạm khí tượng gần nhất.Nếu nơi khảo nghiệm không gần các trạm khí tượng thì cần ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và ghi các điều kiện thời tiết đặc biệt xảy ra trong thời gian khảo nghiệm (nắng hạn, mưa lụt, bão gió...) có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo nghiệm.Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.