TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Bản tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các văn bản sau đây:- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội (ban hành theo Lệnh của Chủ tich nước số 03/2004/L-CTN ngày 5 tháng 4 năm 2004).- Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (ban hành theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). - Tiều chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp (ban hành theo Quyết định số 188/2003/QĐ-BNN ngày 23 tháng 1 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). 1. QUY ĐỊNH CHUNG1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụngTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý các loại nguồn giống và giống cây trồng lâm nghiệp mới chọn tạo để cung cấp giống cho trồng rừng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2. Thuật ngữ và định nghĩa1)Giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp đồng nhất về hình thái, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định, phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau. Giống cây trồng lâm nghiệp là một bộ phận của Giống cây trồng. 2) Giống cây trồng lâm nghiệp mới là giống cây trồng lâm nghiệp mới được chọn tạo gồm giống mới tuyển chọn, giống lai, giống đột biến, giống đa bội và giống chuyển gen, cây ưu việt, cây đầu dòng hoặc mới nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố. Giống cây trồng lâm nghiệp mới phải có tính khác biệt với giống cũ ít nhất một tính trạng (hình thái, năng suất, chất lượng sản phẩm, tính chống chịu), có tính đồng nhất, tính ổn định khi sinh sản và chưa được công nhận. Giống cây trồng lâm nghiệp mới gồm có Giống tiến bộ kỹ thuật và Giống quốc gia. a. Giống tiến bộ kỹ thuật là các loại giống đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất tại một điều kiện lập địa, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. b. Giống quốc gia là giống tiến bộ kỹ thuật, đã qua khảo nghiệm mởrộng ở 2 hoặc một số điều kiện lập địa, đã được Bộ NN&PTNT công nhận. Giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật được khảo nghiệm ở những vùng sinh thái nào thì sử dụng ở vùng sinh thái đó hoặc ở nơi có điều kiện sinh thái tương tự, khi trồng ở vùng khác phải qua trồng sản xuất thử. 3) Vật liệu giống là hạt giống, cây giống hoàn chỉnh hay bộ phận của cây có thể sản xuất giống.4) Giống nhập nội là giống được nhập vào nơi mới trong hay ngoài khu phân bố tự nhiên của nó mà từ trước chưa có.5) Giống mới tuyển chọn là giống được chọn lọc từ rừng tự nhiên, rừng trồng, hoặc từ rừng giống, vườn giống. 6) Giống lai là giống được tạo ra bằng thụ phấn có kiểm soát các bố mẹ có kiểu gen khác nhau.7) Giống đa bội là giống có số lượng thể nhiễm sắc ở tế bào soma nhiều hơn giống nhị bội (2n) bình thường.8) Giống chuyển gen là giống đượctạo ra bằng cách thây đổi hoặc đưa thêm một hoặc một số gen. Giống chuyển gen chỉ được đưa vào sử dụng khi được Bộ NN&PTNT cho phép. 9) Cây ưu việt là cây trội đã được đánh giá qua khảo nghiệm hậu thế chứng tỏ di truyền được các tính trạng mong muốn cho đời sau. 10) Cây đầu dòng là cây mẹ có năng suất, chất lượng và tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể của một giống, đã qua bình tuyển và được công nhận để cung cấp vật liệu sinh dưỡng (hom, cành, v.v).11) Cây mẹ (cây trội) là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.12) Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp (khảo nghiệm DUS) là khảo nghiệm so sánh giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội với giống sản xuất đại trà về tính khác biệt (D) (hình thái, năng suất và tính chống chịu), tính đồng nhất (U), và tính ổn định (S) khi sinh sản.
13) Khảo nghiệm hậu thế là khảo nghiệm so sánh cây hạt đời sau của các cây giống đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây giống có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho đời sau.
14) Khảo nghiệm dòng vô tính là khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính mới chọn tạo so với giống đã có hoặc giống sản xuất đại trà.
15) Xuất xứ là nguồn gốc địa lý của giống hoặc vật liệu giống, là tên địa phương nơi lấy giống ban đầu.16) Vườn cây đầu dòng (gồm cả Vườn giống lấy hom và Vườn lấy cành ghép) là vườn trồng tập hợp cây được nhân vô tính từ vật liệu của cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sinh dưỡng (hom, cành ghép). 17) Vườn giống là vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt cây mẹ (vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.18) Rừng giống trồng là rừng giống được trồng không theo sơ đồ bằng cây hạt lấy từ các cây mẹ (cây trội) . 19) Rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên là những lâm phần tốt nhất được chọn từ rừng tự nhiên, đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định. 20) Rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng là khu rừng trồng (từ 5-7 tuổi cho cây mọc nhanh, 10-15 tuổi cho cây mọc chậm) có sinh trưởng tốt và đồng đều, đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định. 21) Lâm phần tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được tuyển chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc chưa đủ diện tích, hay chưa qua đánh giá để công nhận rừng giống chuyển hoá. 2. CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚIGiống cây trồng lâm nghiệp mới chọn tạo muốn được công nhận là giống mới phải qua khảo nghiệm. Sau khi qua khảo nghiệm và đạt các tiêu chuẩn dưới đây mới được công nhận là giống mới (Giống tiến bộ kỹ thuật hoặc Giống quốc gia). .2.1.Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp mới
Khảo nghiệm giống được chia thành khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm mở rộng.
Tất cả các khảo nghiệm giống phải có đối chứng là giống sử dụng trong sản xuất đại trà hay giống đã được công nhận và có cùng mục tiêu sử dụng. 2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản Khảo nghiệm cơ bản ít nhất phải tiến hành ở một lập địa, được thực hiện theo các loại sau đây: - Khảo nghiệm xuất xứ hay khảo nghiệm giống mới nhập nội ít nhất phải lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp ít nhất 25 cây.- Khảo nghiệm hậu thế ít nhất phải có 8 lần lặp với tổng số ít nhất 32 cây cho mỗi gia đình.- Khảo nghiệm giống lai ít nhất phải 4 lần lặp với tổng số ít nhất 32 cây cho mỗi tổ hợp hoặc cho mỗi dòng cây lai.- Khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm giống đa bội, giống chuyển gen ít nhất phải có 4 lần lặp với tổng số ít nhất 28 cây cho mỗi dòng. - Khảo nghiệm tính chống chịu sâu bệnh hoặc điều kiện bất lợi phải tiến hành ở nơi có sâu bệnh nặng hoặc có điều kiện bật lợi điển hình, ít nhất phải 4 lần lặp, mỗi lần lặp 25 cây.2.1.2. Khảo nghiệm mở rộng Các loại giống muốn được công nhận là Giống quốc gia phải qua khảo nghiệm mở rộng. Khảo nghiệm mở rộng được tiến hành vào giai đoạn cuối của khảo nghiệm cơ bản ở các lập địa khác, hoặc tiến hành đồng thời với khảo nghiệm cơ bản trên 2 hoặc một số điều kiện lập địa đại diện. Khảo nghiệm mở rộng có diện tích và số lần lặp như khảo nghiệm cơ bản. 2.1.3.Trồng sản xuất thửa. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia trước khi trồng trên diện rộng ở vùng khác phải qua trồng sản xuất thử ở những lập địa có điều kiện sinh thái đại diện cho vùng trồng rừng. Diện tích trồng sản xuất thử ở mỗi lập địa ít nhất 1 ha và phải có giống đối chứng. Giống được trồng sản xuất thử ở khu vực nào thì đượcđánh giá và trồng mở rộng cho khu vực ấy và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.b. Giống trồng sản xuất thử do cơ sở tự đánh giá, tự công nhận và tự chịu trách nhiệm. 2.2. Thời gian đánh giá giống cây trồng lâm nghiệp mới Đánh giá giống mới chọn tạođược tiến hành sau khi các khảo nghiệm giống được xây dựng một số năm tuỳ theo tốc độ sinh trưởng của giống hoặc theo yêu cầu sản phẩm cuối cùng. Thời gian đánh giá khảo nghiệm giống được quy định như sau:2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiêm mở rộng
- Cây lấy gỗ sinh trưởng nhanh: 3 năm.- Cây lấy gỗ sinh trưởng chậm: 6 năm.- Cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ: khi hậu thế hoặc dòng vô tính đã có sản phẩm được thu hoạch trong 2 năm.- Cây có tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi: 3 năm.2.2.2. Trồng sản xuất thử- Cây lấy gỗ sinh trưởng nhanh: 2 năm.- Cây lấy gỗ sinh trưởng chậm: 4 năm.- Cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ: khi hậu thế hoặc dòng vô tính đã có sản phẩm được thu hoạch trong 2 năm. - Cây có tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi: 2 năm.TRÍCH QUY CHẾ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 8. Thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới 1. Hồ sơ xin công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới gồm: đơn theo mẫu biểu số 02, kết quả khảo nghiệm hoặc sản xuất thử và xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm. Hồ sơ xin công nhận giống mới được gửi về Vụ Khoa học công nghệ của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu công nhận giống mới, trong thời hạn 30 ngày, Vụ Khoa học công nghệ xác định tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành theo đề nghị của Vụ Khoa học công nghệ. Hội đồng tiến hành đánh giá kết quả khảo nghiệm hoặc sản xuất thử và đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới.4. Vụ Khoa học công nghệ căn cứ biên bản thẩm định của Hội đồng lập báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới. Căn cứ quyết định công nhận này, Vụ Khoa học công nghệ cấp chứng chỉ công nhận giống mới (theo mẫu biểu số 03) cho chủ sở hữu giống. 5. Mã số công nhận giống mới được lập theo qui định tại phần B - Phụ lục 3 của bản quy chế này.Điều 13. Thủ tục công nhận nguồn giống
1. Đăng ký nguồn giống:- Chủ nguồn giống làm đơn đăng ký theo mẫu biểu số 04 kèm theo báo cáo kỹ thuật về nguồn giống gửi tới Cục Lâm nghiệp để xin cấp chứng chỉ công nhận cho vườn giống hữu tính, vườn giống vô tính.- Chủ nguồn giống làm đơn đăng ký theo mẫu biểu số 05 kèm theo báo cáo kỹ thuật về nguồn giống gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại để xin cấp chứng chỉ công nhận cho lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hoá, rừng giống trồng, cây mẹ, vờn cây đầu dòng (cung cấp hom hoặc canhg ghép).2. Thẩm định nguồn giống. a/. Nội dung thẩm định: - Sự phù hợp của nguồn giống xin công nhận với quy hoạch phát triển nguồn giống và nhu cầu giống cây trồng lâm nghiệp của quốc gia hoặc tỉnh;- Sự phù hợp của nguồn giống với các quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại nguồn giống đó ban hành. b/. Trình tự thẩm định: - Cơ quan nhận đơn xem xột hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo cá nội dung thẩm định nêu tại điểm a khoản 2 của điều này;- Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, thông báo cho chủ đơn biết lý do bác đơn hoặc cần bổ sung các số liệu cần thiết vào hồ sơ;- Cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định nguồn giống để công nhận các loại vườn giống trong phạm vi cả nước. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định nguồn giống để công nhận cho các lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hoá, rừng giống trồng, cây mẹ, vờn cây đầu dòng trong phạm vi tỉnh. - Thành phần Hội đồng gồm một số nhà quản lý và nhà khoa học chuyên ngành được mời theo yêu cầu. Hội đồng thẩm định nguồn giống có trách nhiệm t vấn cho lãnh đạo Cục Lâm nghiệp hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quyết định công nhận hoặc huỷ bỏ công nhận các loại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.- Hội đồng thẩm định khảo sát hiện trờng nguồn giống, kiểm tra chủ nguồn giống về các nội dung kỹ thuật liên quan và lập biên bản kết quả đánh giá, thẩm định.3. Cấp Chứng chỉ công nhận nguồn giống:Căn cứ vào biên bản của Hội đồng thẩm định nguồn giống, Cục Lâm nghiệ cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống theo mẫu biểu số 06 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp theo mẫu biểu số 07. Trong chứng chỉ công nhận nguồn giống ghi rõ các tác nghiệp kỹ thuật cần thiết do Hội đồng thẩm định đề xuất mà chủ nguồn giống phải thực hiện.CÁC MẪU BIỂU ĐỀ NGHỊ CÔNG NGHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG
MẪU BIỂU 02 (QUY CHẾ CÔNG NHẬN GIỐNG)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
Kính gửi:Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ Khoa học công nghệ Căn cứ vào kết quả lai tạo, tuyển chọn và khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công nhận giống cây lâm nghiệp mới dới đây để đưa vào sản xuất giống phục vụ trồng rừngA. Phần dành cho người làm đơn | |
Tên chủ sở hữu giống mới(đơn vị, cá nhân) | |
Địa chỉ (kèm theo số Điện thoại, Fax, -mail) | |
Tên giống cây trồng lâm nghiệp mới | 1. Tên khoa học 4. Tổ hợp lai2. Tên Việt Nam 5. Xuất xứ3. Mã số thí nghiệm 6. Giống đột biến , giống đa bội và giống chuyển gen |
Lý lịch giống mới | o Giống mới nhập nộio Giống mới tuyển chọno Giống mới lai tạo và công thức laio Giống đột biến, giống đa bội và giống chuyển geno Cây ưu việto Cây đầu dòng: - Rừng tự nhiên - Rừng trồng - Cây trồng phân tán - Cây từ giống lai |
Tóm tắt quá trình chọn tạo, khảo nghiêm (trong phòng, ngoài thực địa, v.v.) | - Địa điểm- Thời gian- Điều kiện lập địa- Quy mô điện tích- Số lần lặp |
Những đặc điểm của giống mới so với giống hiện hành ở thời điểm đề nghị công nhận | - Sinh trưởng- Năng suất- Chất lượng - Khả năng chống chịu Ngày tháng năm Chữ ký người làm đơn (Dấu của đơn vị nếu có) |
Phần dành cho Vụ Khoa học công nghệ | |
Nhận đơn ngày tháng năm | |
Ngày kiểm tra hiện trường | |
Ngày họp Hội đồng thẩm định | |
Ngày tháng năm Đại diện vụ KHCN Ký tên
|
MẪU BIỂU SỐ 03
MẪU CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày … tháng … năm 200… |
CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN
GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
Căn cứ Quyết định số................... ngày ........tháng ........năm..........của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới,
Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp chứng chỉ công nhận giống cây sau đây là giống cây trồng lâm nghiệp mới được phép sử dụng tại những vùng theo quy định trong giấy công nhận này.
Mã số công nhận giống mới |
|
Tên giống mới | 1. Tên khoa học 4. Tổ hợp lai 2. Tên Việt Nam 5. Xuất xứ 3. Mã số thí nghiệm 6. Giống đột biến , giống đa bội và giống chuyển gen |
Tên và địa chỉ chủ sở hữu giống mới (cá nhân, đơn vị) |
|
Loại hình giống mới:
| o Giống mới nhập nội o Giống mới chọn tuyển o Giống lai mới o Giống đột biến, giống đa bội và giống chuyển gen o Cây ưu việt o Cây đầu dòng: - Rừng tự nhiên - Rừng trồng - Cây trồng phân tán - Cây từ giống lai |
Đặc điểm cơ bản của giống mới |
|
Vùng và điều kiện được sử dụng để trồng rừng |
|
| Ngày … tháng … năm 200… TL. Bộ trưởng Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Ký tên, đóng dấu) |
MẪU BIỂU SỐ 04
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi: Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cõy trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Cục Lâm nghiệp thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:
A - Phần dành cho người làm đơn | |||
Tên chủ nguồn giống (Đơn vị hoặc cá nhân)
|
| ||
Địa chỉ (Kèm số điện thoại/Fax/E-mail nếu có)
|
| ||
Loài cây | 1. Tên khoa học 2. Tên Việt Nam | ||
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống | Tỉnh: … Huyện: … Xã: … Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường: Vĩ độ: Kinh độ: Độ cao trên mặt biển:
| ||
Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận: 1. Năm trồng: 2. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 3. Sơ đồ bố trí cây trồng: | |||
4. Diện tích: 5. Chiều cao trung bình (m): 6. Đường kính trung bình ở 1.3 m (cm): 7. Đường kính tán cây trung bình (m): 8. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha): 9. Tình hình ra hoa, kết hạt: 10. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có): | |||
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): | |||
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận: o Vườn giống hữu tính o Vườn giống vô tính
| |||
| Ngày … tháng … năm 200… Chữ ký của người làm đơn (Con dấu của đơn vị nếu có)
| ||
B - Phần dành cho Cục Lâm nghiệp | |||
Nhận đơn ngày … tháng … năm 200… | |||
Ngày kiểm tra hiện trường nguồn giống: Ngày họp hội đồng thẩm định: | |||
| Ngày … tháng …năm 200… Cục Lâm nghiệp Ký tên
| ||
MẪU BIỂU SỐ 05
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÍ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP Ỏ TỈNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG LÂM NGHIỆP Ở TỈNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh . . …………….
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đó ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ….......................thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:
A - Phần dành cho người làm đơn | |||
Tên chủ nguồn giống (Đơn vị hoặc cá nhân) |
| ||
Địa chỉ (Kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có) |
| ||
Loài cây | 1. Tên khoa học 2. Tên Việt Nam | ||
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận | Tỉnh: … Huyện: … Xã: … Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường: Vĩ độ: Kinh độ: Độ cao trên mặt biển: | ||
Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận: | |||
1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng): 2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng: 3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 4. Sơ đồ bố trí cây trồng: 5. Diện tích: 6. Chiều cao trung bình (m): 7. Đường kính trung bình ở 1.3 m (cm): 8. Đường kính tán cây trung bình (m): 9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha) 10. Tình hình ra hoa, kết hạt 11. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm và trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có) | |||
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): | |||
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận: o Lâm phần tuyển chọn o Rừng giống chuyển hoá o Rừng giống trồng o Vườn cây đầu dòng (cung cấp hom, cành ghép) o Cây mẹ (cây trội) | |||
| Ngày … tháng … năm 200… Chữ ký của người làm đơn (Con dấu của đơn vị nếu có) | ||
B - Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT | |||
Nhận đơn ngày … tháng … năm 200… | |||
Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống: Ngày họp Hội đồng thẩm định: | |||
| Ngày … tháng … năm 200… Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Ký tên) | ||
MẪU BIỂU SỐ 06
MẪU CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP QUỐC GIA
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày … tháng … năm 200… |
CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN
NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định nguồn giống, Cục Lâm nghiệp công nhận diện tích rừng dưới đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn giống có thể đưa vào sản xuất vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp.
Mã số nguồn giống: |
|
Loài cây | 1. Tên khoa học: 2. Tên Việt Nam: 3. Tên xuất xứ (nếu cú): |
Địa điểm | Lô: Khoảnh: Tiểu khu: Lâm trường: Xã: Huyện: Tỉnh: |
Diện tích: |
|
Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có) |
|
Loại hình nguồn giống được công nhận: | o Vườn giống hữu tính o Vườn giống vô tính |
Phạm vi sử dụng nguồn giống làm vật liệu trồng rừng (vùng sinh thái cho phép sử dụng và các điều kiện lập địa không được sử dụng nếu xét thấy cần thiết). |
|
Các tác nghiệp kỹ thuật cần thực hiện trong thời gian quản lý, khai thác nguồn giống. |
|
Giấy công nhận này có giá trị đến ngày: | Ngày … tháng … năm 200… Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU BIỂU SỐ 07
MẪU CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP Ở TỈNH
UBND TỈNH . . . . . . . . . . . . . . | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| . . . . . ., ngày … tháng … năm 200… |
CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN
NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh …….. ................công nhận diện tích rừng dưới đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn giống có thể đưa vào sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp.
Mã số nguồn giống: |
|
Loài cây (và xuất xứ nếu có) | 1. Tên khoa học: 2. Tên Việt Nam: 3. Tên xuất xứ (nếu có): |
Địa điểm | Lô: Khoảnh: Tiểu khu: Lâm trường: Xã: Huyện: Tỉnh: |
Diện tích: |
|
Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có |
|
Loại hình nguồn giống được công nhận: | o Lâm phần tuyển chọn o Rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên o Rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng o Rừng giống trồng o Cây mẹ (cây trội) o Vườn cây đầu dòng |
Phạm vi sử dụng nguồn giống (điều kiện sinh thái cho phép sử dụng; điều kiện lập địa hạn chế hoặc không được phép sử dụng nếu xét thấy cần thiết). |
|
Các tác nghiệp kỹ thuật cần thực hiện trong thời gian quản lý, khai thác nguồn giống. |
|
Giấy công nhận này có giá trị đến ngày: | Ngày … tháng … năm 200… GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh … (Ký tên, đóng dấu) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.