QUI TRÌNH KỸ THUẬT TỈA THƯA RỪNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI
1. QUI ĐỊNH CHUNG1.1. Nội dung, mục tiêuQui trình này quy định những nguyên tắc, nội dung, yêu cầu và kỹ thuật tỉa thưa các lâm phần quế (Cinnamomum cassia Blume) trồng thuần loài đều tuổi từ giai đoạn khép tán đến trước tuổi thành thục công nghệ một cấp tuổi nhằm đạt sản lượng và chất lượng vỏ khô cao nhất khi khai thác chính theo từng cấp đất với chu kỳ kinh doanh từ 15 năm đến 20 năm. 1.2. Phạm vi áp dụngQui trình này áp dụng cho những tỉnh trồng quế trọng điểm tại Trung tâm Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ (Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi) theo phương thức trồng được qui định trong Qui phạm kỹ thuật trồng quế (Tiêu chuẩn Ngành: 04 TCN 23-2000).
Những nơi rừng quế không trồng theo qui phạm trên, nếu áp dụng qui trình này cần có những điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương và điều kiện cụ thể.
1.3. Giải thích một số thuật ngữ, định nghĩa- Cấp đất: Cấp đất hay cấp năng suất của một loại rừng xác định nào đó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sự phù hợp của điều kiện lập địa, của nguồn giống và của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh... đối với loại rừng đó. Phân chia cấp đất nhằm đánh giá năng suất của lập địa đối với sản phẩm mục đích. Cấp đất được sử dụng để phân chia đơn vị dự đoán sản lượng và xác định hệ thống biện pháp tác động cho đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi. (Đối với các rừng quế trồng thuần loài, đều tuổi, sản lượng vỏ quế có quan hệ chặt chẽ với các đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính ngang ngực và thể tích thân cây) - Cường độ tỉa thưa: Là một chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng cho biết mức độ tác động của một lần chặt tỉa thưa và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần bị chặt so với toàn bộ lâm phần trước khi chặt, trong qui trình này, cường độ tỉa thưa tính theo số cây.- Cấp tuổi: Là một số năm nhất định tuỳ thuộc vào đặc tính sinh trưởng của mỗi loài cây trong một lâm phần có đặc trưng sinh vật học như nhau nên đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật lâm sinh giống nhau.Đối với những lâm phần quế trồng thuần loài đều tuổi trong qui trình này, cấp tuổi được xác định là 3 năm.- Kỳ giãn cách: Là một chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng để chỉ số năm cách nhau giữa hai lần chặt tỉa thưa kế tiếp nhau trên cùng một lâm phần.- Mật độ thích hợp: Mật độ thích hợp hay mật độ tối ưu của lâm phần là mật độ tại đó cây có khoảng sống thích hợp và môi trường phát triển thuận lợi nhất, cho năng suất và sản lượng cao nhất. Xác định mật độ thích hợp là tìm ra không gian dinh dưỡng thích hợp nhất cho sự phát triển tự nhiên của cây đứng.- Phân cấp cây rừng: Phân loại cây rừng thành các cấp căn cứ vào tình hình sinh trưởng, phát triển để làm cơ sở tiến hành chọn lọc nhân tạo, giữ lại những cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt và đào thải những cây rừng sinh trưởng và phát triển kém.- Tỉa thưa tầng dưới: Là một phương pháp chặt tỉa thưa trong đó đối tượng chặt tỉa là những cây sinh trưởng kém do kết quả của quá trình phân hoá cây rừng, những cây bị chặt tỉa là những cây sống hoàn toàn phía dưới tầng rừng chính. 1.4. Tiêu chuẩn trích dẫnQui phạm kỹ thuật trồng quế (Cinnamomum cassia BL.); Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 23-2000; ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN/KHCN ngày 25 tháng 01 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.2. ĐỐI TƯỢNG RỪNG QUẾ ĐƯA VÀO TỈA THƯA2.1. Điều kiện tỉa thưa lần đầuRừng quế được đưa vào tỉa thưa lần đầu phải có đầy đủ một số đặc trưng lâm học sau:a. Đã khép tán, độ tàn che bình quân từ 0,7 trở lên, ở trạng thái rừng sào, sinh trưởng mạnh về chiều cao, một số cây quế (thông thường có từ 5- 10%) đã có hiện tượng ra hoa, quả.b. Hiện tượng phân hoá cây rừng đã diễn ra; theo phân cấp KRAFT (1884), tỷ lệ cây cấp IV và cấp V chiếm từ 10-15%.c. Có 50% số cây trở lên có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.d. Mật độ lớn hơn 2500 cây/ha, không có biểu hiện của sâu, bệnh hại phát dịch. Rừng quế đưa vào tỉa thưa lần đầu được xác định theo vùng, cấp đất theo qui định ở Bảng 1 và tham khảo Biểu cấp đất ở Phụ lục 1; phương pháp xác định cấp đất ở Phụ lục 2.Bảng 1.
Chỉ tiêu Vùng | Cấp đất I | Cấp đất II | Cấp đất III | |||
Tuổi | Độ tàn che | Tuổi | Độ tàn che | Tuổi | Độ tàn che | |
Trung tâm Bắc Bộ | 6 | 0,7 | 7 | 0,7 | 8 | 0,8 |
Đông Bắc Bắc Bộ | 7 | 0,8 | 8 | 0,8 | 9 | 0.8 |
Trung Bộ | 6 | 0,8 | 7 | 0,8 | 8 | 0,7 |
Không đưa vào tỉa thưa lần đầu cho những rừng quế không bảo đảm các chỉ tiêu trên.
2.2. Điều kiện tỉa thưa các lần saua. Đã khép tán trở lại được ít nhất từ hai năm trở lênb. Có độ tàn che từ 0,7 trở lên3. KỸ THUẬT TỈA THƯA3.1. Cường độ và phương pháp xác định mật độ để lại thích hợpTrong đó: - Nth là mật độ để lại thích hợp cho mỗi lần tỉa thưa (cây/ha)- 7850 là tổng diện tích hình chiếu tán lá (m2), khi các cây giao tán; tương đương với độ tàn che trung bình bằng 0,7-0,8.- là diện tích tán lá (m2) bình quân của cây để lại nuôi dưỡng sau mỗi lần tỉa thưa.3.2. Nguyên tắc bài cây3.2.1.Cây bài chặtCây bài chặt là những cây lệch tán, cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh hay nhiều ngọn; những cây bị chèn ép, sinh trưởng kém (cấp IV và cấp V theo phân cấp KRAFT). Những nơi mật độ quá dày, có thể xem xét bài chặt cả một số cây cấp III để điều chỉnh không gian sống cho những cây để lại nuôi dưỡng.3.2.2.Cây chừa lại nuôi dưỡngCây chừa lại nuôi dưỡng là những cây có hình thái thân và tán cân đối, tỉa cành tự nhiên tốt, phân bố đồng đều trên diện tích lâm phần. 3.3. Kỳ giãn cách giữa các lần tỉa thưaCó thể xác định kỳ giãn cách bằng một trong ba phương pháp sau:a. Dựa vào tổng diện tích hình chiếu tán lá khi có giá trị lớn hơn 7850 m2/ha.b. Dựa vào độ tàn che trung bình khi đạt giá trị lớn hơn 0,7.c. Kỳ giãn cách hai năm tính từ lần chặt tỉa đầuSố lần tỉa thưa và cường độ chặt theo qui định ở Bảng 2.Bảng 2.
Vùng | Lần tỉa | Cường độ chặt tỉa (%) | ||
Cấp đất I | Cấp đất II | Cấp đất III | ||
Trung tâm Bắc Bộ | 1 | 30-35 | 35-40 | 30-35 |
2 | 30-35 | 25-30 | 20-25 | |
3 | 20-25 | 15-20 | - | |
Đông Bắc Bắc Bộ | 1 | 20-25 | 25-30 | 15-20 |
2 | 20-25 | 25-30 | 20-25 | |
3 | 20-25 | - | - | |
Trung Bộ | 1 | 30-35 | 35-40 | 20-25 |
2 | 25-30 | 35-40 | 30-35 | |
3 | 20-25 | - | - |
(Nguồn: Bộ môn Lâm sinh, Đại học Lâm nghiệp)
I. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ
A (Tuổi) | Cấp đất I (H,m) | Cấp đất II (H,m) | Cấp đất III (H,m) | ||||||
RG | G | RG | G | RG | G | RG | |||
3 | 2.7 | 2.4 | 2.1 | 1.9 | 1.6 | 1.3 | 1 | ||
4 | 4.1 | 3.7 | 3.3 | 2.9 | 2.5 | 2.1 | 1.7 | ||
5 | 5.5 | 5 | 4.5 | 4 | 3.4 | 2.9 | 2.3 | ||
6 | 6.8 | 6.2 | 5.5 | 4.9 | 4.3 | 3.6 | 3 | ||
7 | 8 | 7.3 | 6.6 | 5.8 | 5.1 | 4.3 | 3.6 | ||
8 | 9.1 | 8.3 | 7.5 | 6.7 | 5.9 | 5 | 4.2 | ||
9 | 10.2 | 9.3 | 8.4 | 7.5 | 6.6 | 5.7 | 4.8 | ||
10 | 11.2 | 10.2 | 9.2 | 8.3 | 7.3 | 6.3 | 5.3 | ||
11 | 12.1 | 11.1 | 10 | 9 | 7.9 | 6.9 | 5.8 | ||
12 | 13 | 11.9 | 10.8 | 9.7 | 8.5 | 7.4 | 6.3 | ||
13 | 13.8 | 12.6 | 11.5 | 10.3 | 9.1 | 7.9 | 6.8 | ||
14 | 14.6 | 13.4 | 12.1 | 10.9 | 9.7 | 8.4 | 7.2 | ||
15 | 15.3 | 14 | 12.8 | 11.5 | 10.2 | 8.9 | 7.6 | ||
16 | 16 | 14.7 | 13.4 | 12 | 10.7 | 9.4 | 8 | ||
17 | 16.7 | 15.3 | 13.9 | 12.6 | 11.2 | 9.8 | 8.4 | ||
18 | 17.3 | 15.9 | 14.5 | 13.1 | 11.6 | 10.2 | 8.8 | ||
19 | 17.9 | 16.5 | 15 | 13.5 | 12.1 | 10.6 | 9.2 | ||
20 | 18.5 | 17 | 15.5 | 14 | 12.5 | 11 | 9.5 | ||
21 | 19.1 | 17.5 | 16 | 14.4 | 12.9 | 11.4 | 9.8 | ||
22 | 19.6 | 18 | 16.4 | 14.9 | 13.3 | 11.7 | 10.2 | ||
23 | 20.1 | 18.5 | 16.9 | 15.3 | 13.7 | 12.1 | 10.5 | ||
24 | 20.6 | 19 | 17.3 | 15.7 | 14 | 12.4 | 10.8 | ||
25 | 21.1 | 19.4 | 17.7 | 16 | 14.4 | 12.7 | 11.1 | ||
II. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG TRUNG BỘ
A (Tuổi) | Cấp đất I (H, m) | Cấp đất II (H, m) | Cấp đất III (H, m) | ||||||
RG | G | RG | G | RG | G | RG | |||
1 | 0.9 | 0.7 | 0.6 | 0.4 | 0.3 | 0.1 | 0 | ||
2 | 1.7 | 1.5 | 1.3 | 1.1 | 1 | 0.9 | 0.8 | ||
3 | 2.5 | 2.3 | 2.1 | 1.9 | 1.8 | 1.7 | 1.6 | ||
4 | 3.4 | 3.2 | 2.9 | 2.7 | 2.6 | 2.5 | 2.4 | ||
5 | 4.3 | 4.1 | 3.8 | 3.5 | 3.3 | 3.2 | 3.1 | ||
6 | 5.3 | 5 | 4.6 | 4.3 | 4.1 | 3.9 | 3.7 | ||
7 | 6.3 | 5.9 | 5.5 | 5.1 | 4.8 | 4.6 | 4.3 | ||
8 | 7.3 | 6.8 | 6.3 | 5.9 | 5.5 | 5.2 | 4.8 | ||
9 | 8.4 | 7.8 | 7.2 | 6.6 | 6.2 | 5.8 | 5.3 | ||
10 | 9.5 | 8.8 | 8.1 | 7.4 | 6.9 | 6.3 | 5.8 | ||
11 | 10.6 | 9.8 | 9 | 8.2 | 7.5 | 6.8 | 6.2 | ||
12 | 11.8 | 10.8 | 9.9 | 8.9 | 8.1 | 7.3 | 6.5 | ||
13 | 13 | 11.9 | 10.8 | 9.7 | 8.7 | 7.8 | 6.9 | ||
III. BIỂU CẤP ĐẤT CHO RỪNG QUẾ TRỒNG THUẦN LOÀI VÙNG ĐÔNG BẮC
A (Tuổi) | Cấp đất I (H,m) | Cấp đất II (H,m) | Cấp đất III (H,m) | ||||||
RG | G | RG | G | RG | G | RG | |||
3 | 2.6 | 2.5 | 2.3 | 2.2 | 2.1 | 2 | 1.9 | ||
4 | 3.7 | 3.5 | 3.2 | 3 | 2.8 | 2.7 | 2.5 | ||
5 | 4.7 | 4.4 | 4.1 | 3.8 | 3.5 | 3.3 | 3.1 | ||
6 | 5.5 | 5.2 | 4.8 | 4.5 | 4.2 | 3.9 | 3.7 | ||
7 | 6.4 | 6 | 5.6 | 5.2 | 4.8 | 4.5 | 4.2 | ||
8 | 7.1 | 6.7 | 6.2 | 5.8 | 5.4 | 5 | 4.6 | ||
9 | 7.8 | 7.4 | 6.9 | 6.4 | 6 | 5.5 | 5.1 | ||
10 | 8.5 | 8 | 7.5 | 7 | 6.5 | 6 | 5.5 | ||
11 | 9.1 | 8.6 | 8.1 | 7.6 | 7 | 6.4 | 5.9 | ||
12 | 9.7 | 9.2 | 8.6 | 8.1 | 7.5 | 6.9 | 6.3 | ||
13 | 10.3 | 9.7 | 9.2 | 8.6 | 7.9 | 7.3 | 6.6 | ||
14 | 10.8 | 10.2 | 9.7 | 9.1 | 8.4 | 7.7 | 6.9 | ||
HƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤP ĐẤT NGOÀI THỰC ĐỊA
Để có thể sử dụng biểu cấp đất cho việc xác định những nội dung kỹ thuật tỉa thưa ở mỗi vùng cần được tiến hành qua các bước sau:1. Bước 1: Xác định tuổi của rừng quế cần tỉa thưaTuổi rừng quế cần tỉa thưa là tuổi tuyệt đối. Tuổi tuyệt đối được tính từ tháng, năm trồng rừng cộng với số tháng cây con ở giai đoạn gieo ươm. Những số liệu này được lấy từ hồ sơ, lý lịch rừng trồng.Trong trường hợp không biết chắc chắn tuổi tuyệt đối của rừng quế trồng, phải tiến hành giải tích thân cây bằng cách cắt thớt tại vị trí gốc, gần sát mặt đất (thớt 0,0 mét); sau đó đếm số vòng năm (cây quế sinh trưởng đường kính tạo vòng năm khá rõ, mỗi năm tạo một vòng sinh trưởng đường kính) và cộng với thời gian ở giai đoạn gieo ươm.2. Bước 2: Xác định chiều cao của rừng quế đưa vào tỉa thưaSau khi xác định chính xác tuổi của rừng quế, bước tiếp theo là xác định chiều cao. Để đơn giản hoá công việc này ngoài thực địa, cần tiến hành đo chiều cao ít nhất 30 cây bất kỳ và tính chiều cao bình quân bằng phương pháp bình quân cộng.Phương pháp đo chiều cao cây tốt nhất là dùng sào có vạch đến đơn vị đề xi mét (10 centimét), đo từ đỉnh sinh trưởng đến mặt đất. Có thể sử dụng thước đo cao Blumleisse để xác định chiều cao cây quế. Sai số đo cao cho phép là ± 10 centimét.Bước 3: Xác định cấp đấtTừ cặp giá trị tuổi và chiều cao bình quân đã được xác định, tra vào Biểu cấp đất (theo từng vùng), sẽ biết được cấp đất của lâm phần cần tỉa thưa.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.