Bảng 1. Phân loại trạng thái rừng tràm theo đặc điểm vật liệu và nguy cơ cháy
TT | Loại rừng | Tuổi rừng | Nhóm | Đặc điểm vật liệu cháy | Dạng cháy có thể xuất hiện | Nguy cơ cháy | ||
Tình trạng than bùn | Khối lượng vật liệu cháy khô (tấn/ha) | Khối lượng vật liệu cháy tươi (tấn/ha) | ||||||
1 | Rừng tràm tự nhiên nhiều tuổi trên than bùn | >5 | I | Có | > 10 | >10 | Cháy mặt đất, cháy tán và cháy ngầm | Cực kỳ nguy hiểm |
2 | Rừng tràm tái sinh trên than bùn | ≤5 | I | Có | <10 | <10 | Cháy mặt đất và cháy ngầm | Nguy hiểm |
3 | Rừng tràm tự nhiên nhiều tuổi trên đất không có than bùn | >5 | II | Không | >10 | >10 | Cháy mặt đất và cháy tán | Rất nguy hiểm |
4 | Rừng tràm tái sinh tự nhiên trên đất không có than bùn | ≤5 | II | Không | <10 | <10 | Cháy mặt đất | Tương đối nguy hiểm |
5 | Rừng trồng tràm trên đất không có than bùn |
| II | Không | <10 | <10 | Cháy mặt đất | Tương đối nguy hiểm |
Bảng 2. Trạng thái thời tiết và nguy cơ cháy rừng tràm
TT | Cấp nguy cơ cháy theo dự báo chung | Mức nguy hiểm với cháy rừng | Đặc điểm đám cháy có thể xảy ra | Cấp nguy cơ cháy rừng tràm |
1 | Cấp I và II | Không nguy hiểm | Không cháy | 0 |
2 | Cấp III | Tương đối nguy hiểm | Cháy yếu, lan chậm, chủ yếu cháy mặt đất | I |
3 | Cấp IV | Nguy hiểm | Cháy mạnh, lan tương đối nhanh, cháy mặt đất và một phần tán | II |
4 | Cấp V | Rất nguy hiểm | Cháy rất mạnh, lan nhanh, xuất hiện đồng thời cháy mặt đất, cháy tán và cháy ngầm | III |
Bảng 3. Mực nước ngầm và nguy cơ cháy rừng tràm
TT | Độ sâu mực nước ngầm | Độ ẩm vật liệu cháy | Mức nguy hiểm của cháy rừng |
1 | <50cm | Ẩm | Ít nguy hiểm |
2 | 50-90cm | Khô | Nguy hiểm |
3 | <90cm | Rất khô | Rất nguy hiểm |
Bảng 4. Các dạng cháy và cấp nguy cơ cháy tương ứng ở rừng tràm
TT | Dạng cháy | Cấp nguy cơ cháy rừng |
1 | Ít có khả năng cháy | I |
2 | Cháy mặt đất chậm | II |
3 | Cháy mặt đất trung bình | II |
4 | Cháy mặt đất nhanh | III |
5 | Cháy mặt đất và than bùn nhanh | III |
6 | Cháy mặt đất và tán trung bình | IV |
7 | Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán trung bình | IV |
8 | Cháy mặt đất và cháy tán nhanh | V |
9 | Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán nhanh | V |
Bảng 7. Khả năng sử dụng các thiết bị chữa cháy trực tiếp đối với các loại cháy khác nhau khi có trang phục bảo hộ lao động và mũ chữa cháy
Thiết bị chữa cháy | Chiều cao ngọn lửa (m) | Xẻng | Bàn dập | Cành cây tươi | Bình bơm tay chữa cháy | Máy thổi gió | Máy bơm nước | ô tô chữa cháy |
Cháy mặt đất chậm | 0.2 | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö |
Cháy mặt đất trung bình | 0.3 | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö |
Cháy mặt đất nhanh | 0.4 | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö | Ö |
Cháy mặt đất và cháy than bùn nhanh | 0.4 | Ö | Ö | Ö | Ö |
| Ö | Ö |
Cháy mặt đất và cháy tán trung bình | 0.8 |
|
|
|
|
| Ö | Ö |
Cháy mặt đất và cháy tán nhanh | 1.2 |
|
|
|
|
| Ö | Ö |
Cháy mặt đất, cháy tán và cháy than bùn trung bình | 0.8 |
|
|
|
|
| Ö | Ö |
Cháy mặt đất, cháy than bùn và cháy tán nhanh | 2.0 |
|
|
|
|
| Ö | Ö |
Bảng 6. Lịch hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
TT | Nội dung hoạt động | Thời gian (tháng) | |||||||||||
10 | 11 | 12 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | ||
1 | Kiện toàn các lực lượng PCCCR | ||||||||||||
2 | Tuyên truyền giáo dục PCCCR | ||||||||||||
3 | Chuẩn bị phương tiện PCCCR | ||||||||||||
4 | Tập huấn PCCCR | ||||||||||||
5 | Tu sửa các công trình PCCCR | ||||||||||||
6 | Trực cảnh báo lửa rừng | ||||||||||||
7 | Trực PCCCR | ||||||||||||
8 | Kiểm tra | ||||||||||||
9 | Tổng kết rút kinh nghiệm |
5.1.3. Tại những địa bàn có rừng tràm, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương phải tham mưu cho Chính quyền cơ sở thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động các tổ đội quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mỗi tổ đội có từ 10 đến 15 người, được trang bị các dụng cụ chữa cháy thủ công hoặc cơ giới, hàng năm vào đầu mùa khô được huấn luyện các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo thành thạo trong phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.5.1.4. Tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm:Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động các đơn vị phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng đối với lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các tổ, đội chuyên ngành phòng cháy chữa cháy rừng được thành lập tại các Trung tâm Kỹ thuật Bảo vệ rừng, Chi cục kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, trạm, đội kiểm lâm; mỗi tổ gồm từ 7 đến 10 người mỗi đội có từ 3 đến 5 tổ; mỗi tổ đội ở cấp hạt, trạm, đội Kiểm lâm phụ trách trực tiếp các địa bàn có rừng tràm, có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, tuyên truyền pháp luật về Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức kiểm tra, phát hiện và tham gia chữa cháy rừng.Những đám cháy rừng có quy mô nhỏ dưới 1 ha do chủ rừng và các tổ phòng cháy chữa cháy rừng đảm nhận dập cháy, những đám cháy có quy mô từ trên 1ha đến 50 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy chữa cháy kết hợp với đội cơ động đảm nhận dập cháy. Những đám cháy có quy mô lớn hơn 50 ha do chủ rừng, các tổ phòng cháy, chữa cháy, các đội cơ động kết hợp với lực lượng công an và bộ đội đảm nhận dập cháy.Các đám cháy nhỏ do chủ rừng kết hợp với tổ trưởng tổ phòng cháy chữa cháy trực tiếp chỉ huy dập cháy, các đám cháy trung bình do đội trưởng đội cơ động trực tiếp chỉ huy dập cháy, các đám cháy lớn do lực lượng công an trực tiếp chỉ duy dập cháy.5.2. Trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành5.2.1. Hộ gia đình và cá nhân sinh sống ở ven rừng và gần rừng có trách nhiệma) Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;b) Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;c) Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng;d) Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng lân cận;e) Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.5.2.2. Trách nhiệm của chủ rừng tràma) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các qui định, nội quy và biện pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng;b) Tổ chức thực hiện các qui định, nội, quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo qui định của pháp luật;c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi lập dự án trồng rừng tràm phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy, chữa cháy rừng.d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng phòng trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội, quần chúng phòng cháy và chữa cháy rừng;đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm qui định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;e) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;h) Định kỳ theo tuÇn báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý; trong các tháng cao điểm mùa cháyi) Phối hợp với các chủ rừng, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.3. Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp3.1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:a) Ban hành các quy định, nội quy và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng;b) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo, giám sát các cấp ngành ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện quy phạm này;c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.3.2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm:a) Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng;b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn bản;c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra;d) Bảo đảm chi kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định.4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Khi phê duyệt các dự án trồng rừng, khai thác rừng tràm, nhất thiết phải bố trí một hạng mục kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh, sử dụng rừng.- Hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng rừng, phát triển rừng, quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Chỉ đạo các chủ rừng thuộc thẩm quyền xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án và triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Tham gia kiểm tra thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.5. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm- Tham mưu xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tràm; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng tràm cho chủ rừng khi có yêu cầu.- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng tràm; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.- Tham mưu cho các cấp chính quyền tổ chức phòng cháy, chữa cháy các khu rừng tràm là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.- Tham mưu, thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng tràm.6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH6.1. Tổ chức thực hiệnChi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy trình này.6.2. Hiệu lực thi hànhBản quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.