VỀ THIẾT BỊ RADIOTELEX SỬ DỤNG
TRONG NGHIỆP VỤ MF/HF HÀNG HẢI
National technical regulation
on radiotelex equipment operating
in maritime MF/HF service
Lời nói đầu
QCVN 62:2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét cập nhật TCN 68-204:2001 “Thiết bị Radiotelex sử dụng trong các nghiệp vụ MF/HF hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật” ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001.QCVN 62:2011/BTTTT hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn ETS 300 067 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).QCVN 62:2011/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 29/TT-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
ETSI ETS 300 067 11/1990 “Radio Equipment and Systems Radiotelex equipment operating in the maritime MF/HF service - Technical characteristics and methods of measurement". 1.4. Thuật ngữ và chữ viết tắtITU-R | Liên minh Viễn thông Thế giới - Ban thông tin Vô tuyến |
IMO | Tổ chức hàng hải quốc tế |
NBDP | In trực tiếp băng hẹp |
GMDSS | Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu |
ARQ | Thừa nhận/ Yêu cầu |
RF | Tần số vô tuyến |
MF/HF | Tần số trung bình/ Tần số cao |
CS | Tín hiệu điều khiển |
ISS | Trạm phát thông tin |
IRS | Trạm thu thông tin |
2.1.1. Cấu trúc
Thiết kế cơ, điện và cấu trúc của thiết bị phải phù hợp với các tiêu chuẩn cho việc sử dụng trên tàu biển.Số lượng bộ điều khiển khai thác cũng như việc thiết kế, chức năng, vị trí, cách sắp xếp và kích cỡ của chúng phải được đảm bảo sao cho thiết bị vận hành đơn giản, nhanh và hiệu quả. Các bộ điều khiển phải được sắp xếp để hạn chế tối đa các hoạt động sai lệch. Tất cả các bộ điều khiển khai thác phải cho phép các điều chỉnh bình thường tiến hành dễ dàng và dễ nhận biết từ vị trí thiết bị thường được vận hành. Các bộ điều khiển không cần thiết cho sự vận hành bình thường không cần dễ dàng tiếp cận.Thiết bị phải được thiết kế sao cho những những bộ phận chính có thể được thay thế dễ dàng mà không cần phải chuẩn, chỉnh lại.Tất cả các bộ điều khiển, chỉ thị và thiết bị đầu cuối phải được dán nhãn rõ ràng. Nhãn chỉ rõ tên, loại mà thiết bị phải tuân thủ để đo kiểm và phải gắn với thiết bị sao cho có thể nhìn rõ ở vị trí vận hành bình thường.Số sêri phải được in trên mỗi bộ phận của thiết bị hoặc trên một bảng tên gắn cố định vào bộ phận đó.Nếu thiết bị có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận phải có nhận dạng rõ ràng.Chi tiết về nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị vận hành cũng phải được chỉ định rõ ràng.Thiết bị gắn trên tàu phải được chiếu sáng đầy đủ để có thể xác định được bộ điều khiển và dễ dàng đọc được các chỉ thị tại mọi thời điểm. Cần có các phương tiện để thực hiện làm mờ tới tắt hẳn nguồn sáng bất kì của thiết bị.Thiết bị được thiết kế sao cho việc sử dụng sai các bộ phận điều khiển không gây hỏng hóc cho thiết bị và không làm tổn thương cho người.Nếu thiết bị được kết nối với một hoặc nhiều thiết bị khác, chất lượng của từng thiết bị phải được đảm bảo.Khi sử dụng số từ “0” đến “9” trên bảng đầu vào thì các số phải được sắp xếp phù hợp với Khuyến nghị ITU-T 161/Q.11.Nếu các đầu cuối ngoài được dùng để vận hành thiết bị radiotelex, thiết bị phải có thêm ít nhất một giao diện chuẩn theo Khuyến nghị V.10 hoặc V.28 của ITU-T và/hoặc có thể vận hành máy in từ xa ở mức 60 V/30 mA.Khi sử dụng nhiều hơn một tổ hợp bàn phím/máy in, một trong chúng phải được ưu tiên hơn những cái kia.Tại mỗi vị trí hoạt động, cần có một chỉ thị để báo vị trí hoạt động khác đang hoạt động.Các cuộc gọi đến phải được ưu tiên hơn việc sử dụng máy in xa và/hoặc bộ phận hiển thị tại chỗ.Các máy in xa liên kết hoặc các bộ phận hiển thị phải hiển thị được 69 ký tự trên 1 dòng.Các dữ liệu tự nhận dạng của thiết bị radiotelex phải phù hợp với Khuyến nghị ITU-T 625 và phải được lưu trữ cố định trong thiết bị. Người dùng không thể thay đổi những dữ liệu này.2.1.2. Kiểm soát và chỉ thịCác chỉ thị nhìn phải chỉ thị được:+ Nguồn điện đã được nối (ON);+ Thiết bị đã sẵn sàng hoạt động (STAND-BY);+ Cuộc gọi đã được tìm ra (CALLED);+ Máy phát đã bị ngừng hoạt động khi tín hiệu B (SPACE) hoặc Y (MARK) được phát liên tục;+ Máy phát đang phát công suất đến ăng ten. Mạch ăng ten không bị ngắt nếu mạch chỉ thị hỏng.Với thiết bị tích hợp, phải có chỉ thị trong trường hợp hỏng hóc để kích hoạt máy phát liên quan.Thiết bị phải có nút bật/tắt.2.1.3. Lưu ý an toànViệc lắp đặt bộ điều khiển và điều chỉnh để sử dụng thiết bị phải được tiếp cận dễ dàng.Nhận dạng tàu và các thông tin liên quan đến thực hiện radiotelex phải được lưu trữ trong các thiết bị nhớ ổn định. Các thông tin ở các thiết bị bộ nhớ khả biến phải được bảo vệ chống lại sự ngắt nguồn trong ít nhất 10 giờ.Nếu sử dụng ắcquy sơ cấp và thứ cấp để bảo vệ thông tin đã lưu trong các thiết bị bộ nhớ thì chúng phải được chỉ rõ trên thiết bị hoặc trên các nhãn gắn vào thiết bị khi thay ắcquy.Dừng trong tất cả mọi điều kiện cho đến khi tần số máy phát ổn định trong giới hạn yêu cầu.2.1.4. Giai đoạn làm nóng trước khi đo kiểmThiết bị phải đáp ứng được những yêu cầu của bản qui chuẩn này trong vòng một phút sau khi bật, ngoại trừ những trường hợp nếu thiết bị chứa những bộ phận cần phải được làm nóng để vận hành chính xác thì phải có một giai đoạn làm nóng 30 phút từ lúc nối bộ phận đó với nguồn. Nguồn cấp cho bộ phận làm nóng được sắp xếp sao cho chúng được vận hành liên tục khi nguồn cấp các bộ phận khác bị tắt đi. Nếu sử dụng nút để làm nóng, nó phải được chỉ thị rõ ràng. Một chỉ thị nhìn phải được đặt trên mặt trước chỉ rõ nguồn được nối với mạch này.2.1.5. Các chức năng hoạt động Thiết bị phải sẵn có chức năng sau đây:a) Kích hoạt một cuộc gọi đến trạm radiotelex tương ứng (CALL).b) Đảo ngược hướng phát (OVER).c) Các chức năng để tạo lập và kiểm duyệt các bản tin sẽ phát. Thiết bị phải có khả năng tạo lập và kiểm duyệt các bản tin lớn hơn 4000 ký tự trước khi phát.d) Chức năng in.Đối với các hệ thống quét, những chức năng sau cũng phải sẵn có:e) Lựa chọn tần số quét.f) In ra hoặc hiển thị những tần số quét đã chọn.Tất cả các chức năng trên có thể điều khiển từ bàn phím.2.1.6. Điều kiện đo kiểm2.1.6.1. Tổng quan
Các đo kiểm hợp chuẩn loại thiết bị phải được tiến hành trong những điều kiện đo kiểm bình thường và dưới những điều kiện đo kiểm tới hạn khi được chỉ định.2.1.6.2. Nguồn điện
Nguồn điện có khả năng tạo điện áp tương ứng ở mức bình thường và mức tới hạn như trong mục 2.1.6.3.2 và 2.1.6.5.2. Điện áp của nguồn được đo ở đầu vào của thiết bị.Nếu dùng cáp để đưa điện từ nguồn đến thiết bị thì điện áp nguồn là điện áp đo được ở điểm dây cáp nối vào thiết bị.Trong quá trình đo kiểm, điện áp cung cấp được duy trì trong khoảng ± 3% so với điện áp tại thời điểm bắt đầu đo kiểm.2.1.6.3. Các điều kiện đo kiểm bình thường
2.1.6.3.1. Độ ẩm tương đối và nhiệt độ
+ Độ ẩm tương đối: 20 % đến 75 %;+ Nhiệt độ: +15°C đến +35°C.Nếu không thể tiến hành đo kiểm dưới những điều kiện như trên thì một ghi chú nêu rõ nhiệt độ và độ ẩm tương đối thực tế trong quá trình đo kiểm phải được đưa vào báo cáo đo kiểm.2.1.6.3.2. Nguồn đo kiểm
- Điện áp và tần số lướiĐiện áp điện lưới phải là điện áp lưới danh định tức là điện áp theo thiết kế của thiết bị.Tần số của nguồn đo kiểm tương ứng với điện lưới là: 50 ± 1 Hz.- Nguồn ắcquy thứ cấpVới nguồn ắcquy, điện áp đo kiểm bình thường là điện áp danh định của ắcquy (ví dụ: 12 V, 24 V).2.1.6.4. Điều kiện đo kiểm tới hạn
+ Đối với thiết bị dưới boong tàu: 00C và 400C; + Trên boong tàu: -25°C và +55°C.Phép đo được thực hiện tuỳ thuộc vào thủ tục đo trong mục 2.1.6.5.2.1.6.5. Thủ tục đo kiểm ở nhiệt độ tới hạn
2.1.6.5.1. Trước khi đo
Trước khi đo, nhiệt độ thiết bị phải đạt bằng nhiệt độ trong buồng đo. Thiết bị được tắt đi trong giai đoạn bình ổn nhiệt độ, ngoại trừ trường hợp nói đến ở đoạn cuối của mục 2.1.4. Phải lựa chọn trình tự đo và đảm bảo độ ẩm trong buồng đo được kiểm soát sao cho hiện tượng quá ngưng tụ không xảy ra.2.1.6.5.2. Các giá trị tới hạn của nguồn đo kiểm
Điện lưới
+ Điện áp: điện áp danh định ± 10%;+ Tần số: 50 Hz ± 1 Hz.Nguồn ắcquy thứ cấpKhi thiết bị được thiết kế vận hành bằng nguồn ắcquy thứ cấp thì điện áp đo kiểm tới hạn có giá trị bằng 1,3 và 0,9 lần điện áp danh định của ắcquy (ví dụ 12 V, 24 V).2.1.6.6. Thử nghiệm môi trường
Thử nghiệm môi trường phải được tiến hành trước khi thực hiện đo kiểm trên thiết bị. Khi cần thực hiện cùng những đo kiểm điện, thì những thử nghiệm này phải được tiến hành với điện áp đo kiểm bình thường.2.1.6.7. Các tín hiệu đo kiểm chuẩn
Dưới đây là các tín hiệu đo kiểm chuẩn được sử dụng. 2.1.6.7.1. Tín hiệu đo chuẩn 1Bao gồm những thông tin dưới đây, các tín hiệu được gửi theo thứ tự sau:+ “ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ1234567890-?().,’=/+”;+ “ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVX”;+ Carriage Return, Line feed;+ ABC,...(69 ký tự in trong 1 dòng)2.1.6.7.2. Tín hiệu đo chuẩn 2
Gồm Tín hiệu phát xạ liên tục trong điều kiện “Y” (MARK) hoặc “B” (SPACE), trong đó Y ở tần số thấp hơn và B ở tần số cao hơn.2.1.6.7.3. Tín hiệu đo chuẩn 3
Gồm tín hiệu “no information” (tổ hợp 32) theo Khuyến nghị 625 của ITU-R , Bảng 1. Nếu không thể phát tín hiệu này thì nó có thể thay thế bởi tín hiệu ký tự “R” phát liên tục (tổ hợp 18).2.1.6.7.4. Tín hiệu đo chuẩn 4
Gồm Tín hiệu hình sin với tần số 1700 Hz, được khoá biên độ nhờ Tín hiệu xung vuông có chu kì làm việc là 50% để tạo tín hiệu điều chế với thời gian bật và tắt là 210 ms (dùng để mô phỏng một khối thông tin ARQ).Độ ổn định của biên độ của tín hiệu đo kiểm nằm trong khoảng: ± 0,5 dB.2.1.6.7.5. Tín hiệu đo chuẩn 5
Gồm tín hiệu hình sin với tần số 1700 Hz.2.1.6.7.6. Tín hiệu đo chuẩn 6
Gồm Tín hiệu FSK có tần số trung tâm là 1700 Hz với độ lệch là ±85 Hz, được điều chế với Tín hiệu sóng vuông tần số 50 Hz (giống tín hiệu FEC), sử dụng chuyển pha liên kết giữa MARK và SPACE. Phổ của tín hiệu đo kiểm được cho trên Hình 1.2.1.6.7.7. Tín hiệu đo chuẩn 7
Gồm các tần số tương ứng 1615 Hz và 1785 Hz ± 0,1 Hz (giống tín hiệu B và Y).Tín hiệu đo kiểm phải đủ độ dài, nếu không phải được lặp lại để tiến hành phép đo.
|